Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề 2: Giao thông - Trường Mầm non Thị trấn Đức Phổ

I.MỤC TIÊU:

1.Phát triển thể chất:

a. Phát triển vận động :

-Phát triển các nhóm cơ:

Trẻ thực hiện các động tác tay, chân, bụng, bật nhịp nhàng dể tập theo lời bài hát.

Trẻ biết phối hợp các vận động các cơ của cơ thể để chơi các trò chơi vận động.

-Kỹ năng vận động cơ bản:

Trẻ thực hiện các vận động như: bật liên tục vào vòng,Bật qua vật cản 15-20cm,

Bò theo đường dích dắc qua 7 điểm

-Phát triển vận động tinh:

Trẻ biết phối hợp các vận động của ngón tay,ngón chân,mắt một cách nhanh nhẹn

Trong các vận động .cầm ,nắm,bò,nặn,vẽ,xé,dán Chơi các trò chơi

b. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe:

Trẻ biết mô phỏng các thao tác và tập chế biến một số món ăn,đồ uống:

+Trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng rửa tay bằng xà phòng kỹ năng vệ sinh cá nhân.

+Kể chuyện thảo luận về một số hành động có thể gây nguy hiểm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề 2: Giao thông - Trường Mầm non Thị trấn Đức Phổ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: GIAO THÔNG Thời gian thực hiện : 2 tuần (từ ngày 10/9 đến ngày 20/9/2012) I.MỤC TIÊU: 1.Phát triển thể chất: a. Phát triển vận động : -Phát triển các nhóm cơ: Trẻ thực hiện các động tác tay, chân, bụng, bật nhịp nhàng dể tập theo lời bài hát. Trẻ biết phối hợp các vận động các cơ của cơ thể để chơi các trò chơi vận động. -Kỹ năng vận động cơ bản: Trẻ thực hiện các vận động như: bật liên tục vào vòng,Bật qua vật cản 15-20cm, Bò theo đường dích dắc qua 7 điểm… -Phát triển vận động tinh: Trẻ biết phối hợp các vận động của ngón tay,ngón chân,mắt một cách nhanh nhẹn Trong các vận động….cầm ,nắm,bò,nặn,vẽ,xé,dán…Chơi các trò chơi … b. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe: Trẻ biết mô phỏng các thao tác và tập chế biến một số món ăn,đồ uống: +Trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng rửa tay bằng xà phòng…kỹ năng vệ sinh cá nhân. +Kể chuyện thảo luận về một số hành động có thể gây nguy hiểm. 2.Phát triển nhận thức : * Làm quen với toán: -Thực hành nhận biết số lượng,chữ số trong phạm vi 6. -Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau. * KPKH: -So sánh phân loại những điểm giống nhau,khác nhau của một số phương tiện giao thông(PTGT) qua tên gọi ,đặc điểm,lợi ích ,nơi hoạt động. -Phân biệt một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản . -Trò chuyện tìm hiểu về một số dịch vụ giao thông.Thực hành một số quy định đơn giản về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và những qui định cho người đi bộ . 3.Phát triển ngôn ngữ: -Kỹ năng nghe :trẻ nghe và phân biệt tiếng động cơ (to,nhỏ) của các loại phương tiện giao thông. -Kỹ năng nói: -Đọc được một số bài thơ câu chuyện và thảo luận về sự kiện có liên quan đến các loại PTGT,luật giao thông. -Giải được một số câu đố và phát âm được các chữ cái trong tiếng chỉ tên PTGT -Kỹ năng đọc –viết: trẻ nhận biết phân biệt phát âm đúng,biết tô viết đúng ,đẹp các chữ cái a,ă,â. 4.Phát triển tình cảm xã hội : -Trẻ biết nói được điều trẻ thích,không thích,việc làm trẻ lam được và việc trẻ không làm được. -Biết được một số các hành vi văn minh khi đi trên các PTGT . -Biết giúp người khác cùng thực hiện văn minh nơi công cọng như bến tàu,bến xe… -Biết chơi đóng vai người phục vụ trên các PTGT. -Biết chơi một số trò chơi dân ian.. 5.Phát triển thẫm mỹ: -Nhận ra vẻ đẹp của các loại PTGT. -Thể hiện tình cảm của mình khi trình bày trên sản phẩm tạo hình. -Biết tô,vẽ,xé,nặn các loại phương tiện giao thông. -Biết hát múa về các loại phương tiện giao thông.Thể hiện được tình cảm của mình vào bài hát. -Biết sáng tạo làm ra các sản phẩm theo gợi ý của cô. -Biết nhận xét sản phẩm của mình ,của bạn. II.Mạng hoạt động: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG *Các loại phương tiện giao thông quen thuộc: đường bộ, đường sắt, đường thủy..,phương tiện giao thông địa phương. *Đặc điểm :cấu tạo, màu sắc,âm thanh,kích thước, nhiên liệu… *Người điều khiển các phương tiện giao thông:tài xế, phi công.. *Công dụng : chở người,chở hàng.. *Các dịch vụ giao thông: bán vé,cửa hàng sửa chữa xe,ga ra xe,nhà xưởng rửa,rửa xe.. LUẬT GIAO THÔNG *Một số quy định đơn giản của luật giao thông đường bộ. *Hành vi văn minh kh i đi trên xe trên tàu. *Chấp hành luật lệ giao thông,giữ an toàn khi tham gia giao thông. GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG( 2 Tuần) Từ ngày: 10/9 đến 20/9/2012. TUẦN 4: Chủ đề nhánh 1: Bé tham gia giao thông. Thời gian thực hiện : từ ngày 10/9 đến ngày 14/9/2012. KẾ HOẠCH TUẦN Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ -Đón trẻ vào lớp ,trao đổi với PH,cho trẻ chơi theo ý thích . -Trẻ ăn sáng. -Thể dục sáng: tập theo lời bài hát chủ đề giao thông. +Hô hấp : hai tay đưa ra trước gập trước ngực. +Tay : hai tay đưa lên cao gập vào vai +Lườn : hai tay chống hông xoay người 90 độ . +Chân: hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. +Bật: chụm tách chân. -Ổn định lớp học ,thảo luận với trẻ về chủ đề sẽ học về việc tham gia giao thông ,biết một số PTGT. Chơi và hoạt động ngoài trời -Quan sát một số loại PTGTngoài sân trường.TCVĐ: Thi ai nhanh TCDG:”Rồng rắn lên mây”. -Xếp ô tô ,thuyền bằng hột hạt ,que.TCVĐ: Về bến. -Nghe kể chuyện “Qua đường” .Gấp máy bay giấy và chơi mấy bay giấy. -Vẽ bằng phấn,xếp hình bằng que về PTGT mà trẻ thích. -Nhặt hoa lá về làm đồ chơi.TCVĐ: “Ai biến mất”.chơi tự do. Hoạt động học Vận động : Bật liên tục vào vòng . Trò chơi: Chuyền bóng KPKH: Phương tiện giao thông đường bộ Tạo hình: Nặn ngã tư đường phố Thơ: Tiếng động quanh em Âm nhạc: -Dạy hát :“ Em đi chơi thuyền” -Nghe hát:” Anh phi công ơi.” -TC ÂN: Tai ai tinh. Vệsinh,ăn trưa,ngủ trưa -3 tổ rửa tay dưới vòi nước sạch,bằng xà phòng. -Tổ trực kê bàn,cô chia cơm cho trẻ. -Cô lau sàn chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa. Trả trẻ -Vệ sinh ,trẻ chơi tự do và chuẩn bị ra về. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY I.Họp mặt đón trẻ: -Đón trẻ tại lớp học,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng ,lấy sửa để vào rổ. -Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết và luật giao thông. II.Thể dục sáng: Tập theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố “. +Hô hấp: Thổi nơ bay. +Tay : hai tay đưa lên cao gập vào vai +Lườn : hai tay chống hông xoay người 90 độ . +Chân: hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. +Bật: chụm tách chân. III.Tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học chuyên cần ,đến lớp không khóc nhè. -Biết nhường đồ chơi cho bạn . -Biết giơ tay phát biểu khi cô giáo gọi. IV.Hoạt động chung: Thứ 2/10/9/2012. THỂ DỤC: BẬT LIÊN TỤC VÀO VÒNG. I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết bật chụm chân liên tục vào vòng ,không chạm vòng.Tiếp đất bằng mũi bàn chân nhẹ nhàng từ từ đến cả bàn chân . -Biết cầm bóng bằng 2 tay chuyền bóng qua đầu cho bạn phía sau nhanh đún luật không làm rơi bóng. -Rèn luyện khả năng khéo léo ,nhanh nhẹn cho trẻ. -Trẻ hứng thú tham gia vận động . -Có tinh thần kỉ luật cao trong quá trình vận động. II.Chuẩn bị: -10 vòng thể dục -2 quả bóng. -Sân tập bằng phẳng. III.Nội dung tích hợp: -Âm nhạc “ Em đi qua ngã tư đường phố”. -Thơ : Tiếng động quanh em. IV.Tiến trình tổ chức: Hoạt động của cô: Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” cho trẻ đi ,chạy các kiểu chân khác nhau .Cho trẻ dừng lại và tập bài tập phát triển chung. Hoạt động 2: Trọng động. A.Bài tập phát triển chung: -Hô hấp:hai tay đưa ra trước gập trước ngực. -Động tác tay: hai tay đưa trước ,đưa cao(2l X 8n) -Động tác bụng : khom người về trước đứng lên (2l X 8n) -Động tác chân: ngồi khuỵu gối (4l X 8n) -Động tác bật: chụm tách chân (2l X 8 n) -Đọc thơ chuyển đội hình. B.Vận động cơ bản: Bật liên tục vào vòng. -Cô cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau 2m xem cô làm mẫu. X X X X X X X X -Giới thiệu vòng -Cô cho 6 trẻ làm thử,cô nhận xét . -Cô làm mẫu kết hợp giải thích : TTCB: dứng chụm hai chân hai tay chống hông.Khi có hiệu lệnh “bật”,trẻ bật chụm chân liên tục vào vòng không chạm vào cạnh vòng.Rơi xuống đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân rồi đến cả bàn chân thực hiện xong về đứng cuối hàng. -Cho cả lớp thực hiện 1 lần . -Lần 2 chia nhóm cho từng đội thi đua . -Cô nhận xét chung. C.Trò chơi vận động: “ Chuyền bóng” -Cách chơi: cô chia trẻ thành 2 đội bằng nhau .Bạn đầu hàng cầm bóng đưa lên cao qua đầu về phía sau ,bạn đứng sau đỡ bóng đưa qua qua đầu chuyền cho bạn kế tiếp .Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đua cho bạn đứng đầu . Bạn đầu hàng nhận dược bóng cúi xuống chuyền bóng qua chân ,bạn đứng sau đỡ bóng đưa qua chân cho bạn kế tiếp ,cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đưa cho cô.Đội nào mang bóng về trước không làm rơi bóng là thắng cuộc.Đội nào làm rơi bóng phải chuyền lại từ đầu. -Luật chơi: không chuyền bỏ cách ,không làm rơi bóng. -Sau mỗi lần chơi cô nhận xét rút kinh nghiệm. Hoạt động 3: Hồi tỉnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng .nghĩ. V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Đề tài: Quan sát một số loại PTGT ngoài sân trường. I.Mục đích –yêu cầu : -Trẻ biết quan sát một số loại PTGT khác nhau ở sân trường . -Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật. -Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -Rèn cho trẻ khả năng giao tiếp . -Giáo dục trẻ nề nếp khi ra ngoài trời. II.Chuẩn bị : -Đồ dùng cho cô: trống lắc ,một số tranh về PTGT. III.Nội dung tích hợp: -Âm nhạc : em đi qua ngã tư đường phố.” Khúc hát dạo chơi” IV.Tiến trình tổ chức : Hoạt động của cô: Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước khi ra sân. Cô cho trẻ hát bài hát “ Khúc hát dạo chơi” và cho trẻ ra ngoài trời. Giới thiệu bài và dặn dò trẻ phải biết vân lời cô. Hoạt động 2: Quan sát một số loại PTGT. Đàm thoại : con nhìn xem hôm nay thời tiết như thế nào? Bầu trời hôm nay như thế nào? Sân trường hôm nay có gì khác không? Các con hãy tìm hiểu một số loại PTGT cùng cô nhé . Giáo dục: khi đi qua đường các con cần có người lớn đi cùng nhé. Hoạt động 3: *Trò chơi vận động “Thi ai nhanh” Cô giới thiệu cách chơi : trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh “trời mưa” các con sẽ chạy thật nhanh vào vòng bạn nào chạy chậm sẽ hát 1 bài. Cô cho cả lớp chơi 2-3 lần. *Trò chơi dân gian :”Rồng rắn lên mây” Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần *Chơi tự do: trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân.Cô bao quát lớp.nghĩ VI.Vệ sinh,ăn trưa,ngủ trưa: -3 tổ rửa tay dưới vòi nước sạch,bằng xà phòng. -Tổ trực kê bàn,cô chia cơm cho trẻ. -Cô lau sàn chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa. VII. Trả trẻ: -Cô cho trẻ chơi tự do chuẩn bị ra về. -Trả trẻ cho phụ huynh,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở trường cho phụ huynh nắm. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ ngoan đi học đều. Trạng thái cảm xúc của trẻ : trẻ vui vẻ và thích thú tham gia các hoạt động cùng cô. Kiến thức kỹ năng của trẻ: trẻ luyện tập thể dục tốt,còn 2 trẻ chưa chú ý tập trung. Thứ 3/11/9/2012 I.Họp mặt đón trẻ: -Đón trẻ tại lớp học,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng ,lấy sửa để vào rổ. -Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết và luật giao thông. II.Thể dục sáng: Tập theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố “. +Hô hấp : Thổi nơ bay. +Tay : hai tay đưa lên cao gập vào vai +Lườn : hai tay chống hông xoay người 90 độ . +Chân: hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. +Bật: chụm tách chân. III.Tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học chuyên cần ,đến lớp không khóc nhè. -Biết nhường đồ chơi cho bạn .Biết giơ tay phát biểu khi cô giáo gọi. IV.Hoạt động chung: KPKH: Phương tiện giao thông đường bộ 1.Mục đích –yêu cầu: -Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm đặc trưng của một số PTGT đường bộ . -Biết được công dụng của từng loại phương tiện giao thông đường bộ . -Phân biệt và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông. -Biết phân loại phương tiện giao thông theo từng nhóm . -Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi ngồi trên phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông . 2.Chuẩn bị : -Đồ dùng cho cô: +4 tranh vẽ về phương tiện giao thông đường bộ :xe đạp ,xe máy ,xe ô tô,xích lô.Đĩa nhạc.. -Đồ dùng cho trẻ: + Tranh lô tô các loại PTGT. 3.Nội dung tích hợp: -Âm nhạc :” em đi qua ngã tư đường phố”.Thơ” tiếng động quanh em”. 4.Tiến trình tổ chức : Hoạt động của cô : Hoạt động 1: Cô cho trẻ đọc bài thơ”tiếng động quanh em” trò chuyện với trẻ và giới thiệu vào bài. Cho trẻ chia nhóm cùng quan sát và nhận xét về bức tranh. Hoạt động 2:*Quan sát tranh và đàm thoại : *Nhóm 1: tranh “xe đạp”. Trẻ lên nhận xét ,nhóm khác bổ sung ý kiến . Cô gợi hỏi trẻ Cô nhận xét chung,giáo dục trẻ. *Nhóm 2: tranh “xe máy ”. *Nhóm 3: tranh “xe ô tô”. *Nhóm 4: tranh “xích lô” Tương tự như nhóm tranh “xe đạp” Giáo dục: *So sánh:sự giống nhau và khác nhau. +Xe đạp và xích lô: Giống: đều là phương tiện giao thông đường bộ,cần người đạp. Khác : xe xích lô có 3 bánh ,còn xe đạp thì 2 bánh. +Xe máy và xe ô tô: giống : đều là phương tiện giao thông đường bộ,đều chạy bằng nhiên liệu xăng, Chở người và hàng hóa. Khác :xe máy 2 bánh,xe ô tô 4 bánh. Mở rộng:cô cho trẻ xem một số lọai phương tiện giao thông đường bộ như:xe buýt,xe ô tô tải,xe cứu thương, xe bên,xe khách … Cô giáo dục an toàn giao thông . Cho trẻ hát bài “Đường em đi” chuyển đội hình. Hoạt động 3: *Trò chơi 1: chọn tranh lô tô. *Trò chơi 2: “Nhà phân nhóm tài ba”( trẻ phân loai phương tiện giao thông). *Trò chơi 3: Ghép đúng tranh. Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.cho trẻ chơi. Hoạt động 4: Cho trẻ hát múa bài:”Anh phi công ơi”.Kết thúc. V .HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Xếp ô tô ,thuyền bằng hột hạt ,que TCVĐ: Về bến. Chuẩn bị: Hạt bắp,đậu đen..que tre.Tranh các bến xe. Yêu cầu: trẻ biết xếp ô tô,thuyền bằng hột,hạt,que.Trẻ chơi đúng luật. VI.Vệ sinh,ăn trưa,ngủ trưa: -3 tổ rửa tay dưới vòi nước sạch,bằng xà phòng. -Tổ trực kê bàn,cô chia cơm cho trẻ. -Cô lau sàn chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa. VII. Trả trẻ: -Cô cho trẻ chơi tự do chuẩn bị ra về. -Trả trẻ cho phụ huynh,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở trường cho phụ huynh nắm. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ ngoan đi học đều,sức khỏe bình thường. Trạng thái cảm xúc của trẻ : trẻ vui vẻ và thích thú tham gia các hoạt động Kiến thức kỹ năng của trẻ: trẻ tham gia học tốt,còn 2 trẻ chưa chú ý tập trung. Thứ 4/12/9/2012 I.Họp mặt đón trẻ: -Đón trẻ tại lớp học,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng ,lấy sửa để vào rổ. -Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết và luật giao thông. II.Thể dục sáng: Tập theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố “. +Hô hấp : Thổi nơ bay. +Tay : hai tay đưa lên cao gập vào vai +Lườn : hai tay chống hông xoay người 90 độ . +Chân: hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. +Bật: chụm tách chân. III.Tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học chuyên cần ,đến lớp không khóc nhè. -Biết nhường đồ chơi cho bạn . -Biết giơ tay phát biểu khi cô giáo gọi. IV.Hoạt động chung: Tạo hình: Nặn ngã tư đường phố. 1.Mục đích yêu cầu: -Trẻ hiểu về luật an toàn giao thông. -Trẻ xếp các sản phẩm như một ngã tư thật.biết sử dụng các kĩ năng đã học để nặn như: ấn dẹt,lăn dài ,xoay tròn… -Hào hứng tham gia tiết học. -Có ý thức về luật lệ an toàn giao thông. 2.Chuẩn bị: -Đồ dùng cho cô: Sa bàn ngã tư đường phố -Đồ dùng cho trẻ:Mỗi cháu 1 hợp đất nặn,1 khăn lau tay,1 bản đen. 3.Nội dung tích hợp: -Câu đố ,bài thơ” đèn đỏ ,đèn xanh”,bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố” 4.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức ,gây hứng thú. -Cô đọc câu đố về chú công an giao thông.Đàm thoại giới thiệu vào bài. Hoạt động 2: Bài mới. * Quan sát sa bàn ngã tư đường phố. -Cô giới thiệu: Đây là ngã tư đường phố nơi các chú công an làm việc,các con nhìn xem ở các góc của ngã tư có gì đây? (cột đèn tín hiệu). +Đèn màu gì trên cùng? (màu đỏ),đèn màu gì ở giữa?(đèn vàng),đèn màu gì cuối cùng?(đèn xanh) +Đèn màu đỏ (vàng,xanh) báo hiệu gì?.cô tóm lại. -Khi mất điện hay đèn giao thông bị hỏng thì chú cảnh sát giao thông sẽ là người chỉ đường cho các xe qua lại đấy các con. * Nặn ngã tư đường phố: Các con vừa được quan sát ngã tư đường phố và biết được một số điều của luật giao thông đường bộ .Giờ học hôm nay ,cô sẽ cho các con nặn ngã tư đường phố để tặng cho các chú công an các con có thích không? Cho trẻ đọc bài thơ “Đèn tín hiệu” vào chỗ ngồi. Các con ơi, sau khi quan sát ngã tư đường phố có rất nhiều phương tiện giao thông thì các con thích nặn gì nào? *Nặn xe máy: Muốn nặn xe máy các con sẽ làm như thế nào? ( nhào đất cho mềm ,hải xoay tròn đất rồi ấn dẹt làm bánh xe,yên xe,còn khung xe,tay lái thì các con lăn dài rồi uốn cong.Sau đó, ghép các phần lại với nhau)cô cho trẻ xem chiếc xe máy con đã nặn mẫu .Đây là chiếc xe máy cô đã nặn mẫu,bạn nào nặn xe máy thì nhớ làm giống cô nhé. -Còn các bạn khác các con thích nặn gì nào? *Nặn cột đèn tín hiệu. *Nặn xe đạp . *Nặn ô tô. (tương tự như nặn xe máy). Ngoài ra, các con còn có thể nặn thêm người đi xe đạp ,xe máy ,nhà cửa, cây cối… ** Trẻ thực hiện :Mở nhạc không lời. Cô đến từng bàn quan sát trẻ nặn ,gợi mở cho những cháu nặn khá nặn được nhiều sản phẩm, hướng dẫn cho những trẻ nặn yếu. Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. -Nhắc trẻ sắp hết giờ ,cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm và trưng bày. -Cô cho trẻ làm động tác chống mỏi. Cô mời từng nhóm lên trưng bày sản phẩm.Cô mời trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn : + các con thấy các bạn nặn được nhiều sản phẩm không? +trong các sản phẩm này con thích sản phẩm nào? +vì sao con thích?cả lớp có thích sản phẩm đó không? Sau đó,cô nêu nhận xét của cô. -Giáo dục. *Kết thúc: hát” Em đi qua ngã tư đường phố”. V.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: -Nghe kể chuyện “Qua đường” .Gấp máy bay giấy và chơi máy bay giấy Chuẩn bị : chuyện “Qua đường”,giấy A4. Yêu cầu: Trẻ chú ý lắng nghe câu chuyện,hiểu nội dung câu chuyện Biết cách gấp máy bay giấy và chơi với mấy bay giấy. VI.Vệ sinh,ăn trưa,ngủ trưa: -3 tổ rửa tay dưới vòi nước sạch,bằng xà phòng. -Tổ trực kê bàn,cô chia cơm cho trẻ. -Cô lau sàn chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa. VII. Trả trẻ: -Cô cho trẻ chơi tự do chuẩn bị ra về. -Trả trẻ cho phụ huynh,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở trường cho phụ huynh nắm. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: -Tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ ngoan đi học đều,sức khỏe bình thường. -Trạng thái cảm xúc của trẻ : trẻ vui vẻ và thích thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn ,đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn. -Kiến thức kỹ năng của trẻ: trẻ tham gia học tốt nặn được nhiều sản phẩm đẹp,giống thật,còn 2 trẻ chưa chú ý tập trung(Lương,Kỳ). Thứ 5/13/9/2012 I.Họp mặt đón trẻ: -Đón trẻ tại lớp học,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng ,lấy sửa để vào rổ. -Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết và luật giao thông. II.Thể dục sáng: Tập theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố “. +Hô hấp : Thổi nơ bay. +Tay : hai tay đưa lên cao gập vào vai +Lườn : hai tay chống hông xoay người 90 độ . +Chân: hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. +Bật: chụm tách chân. III.Tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học chuyên cần ,đến lớp không khóc nhè. -Biết nhường đồ chơi cho bạn . -Biết giơ tay phát biểu khi cô giáo gọi. IV.Hoạt động chung: LÀM QUEN VĂN HỌC Thơ: Tiếng động quanh em I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả. -Trẻ hiểu nội dung bài thơ,đọc thuộc và diễn cảm bài thơ. -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. -Giáo dục trẻ luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông. II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ nội dung bài thơ. -Tranh bài thơ chữ to. III.Nội dung kết hợp : Âm nhạc :“Em đi qua ngã tư đường phố” IV.Tiến trình tổ chức: Hoạt động của cô: Hoạt động 1:Ổn định tổ chức. -Hát “Em đi qua ngã tư đường phố”,đàm thoại,qua đó giới thiệu vào bài. -Hoạt động 2: Bài mới *Cô đọc thơ lần 1: thể hiện cử chỉ ,điệu bộ. +Giới thiệu tên bài thơ ,tên tác giả. Cô đọc thơ lần 2: kết hợp tranh minh họa. + Giảng giải nội dung bài thơ. *Cô đọc thơ lần 3: tranh chữ to. + Giới thiệu tên bài thơ chữ to,hướng dẫn trẻ cách đọc bài thơ. * Dạy trẻ đọc thơ: -Cô chỉ vào bài thơ và đọc từng câu để trẻ đọc theo cô từ đầu đến hết bài (2 lần). -Đọc luân phiên từng tổ;tổ ,nhóm ,cá nhân đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau. *Đàm thoại : -Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? -Kính coong kính coong là tiếng xe gì? Pin pin là tiếng xe gì? -Còn píp píp nhỏ hơn là tiếng xe gì ? Tàu hỏa thì đi như thế nào ? -Tiếng vang ù ù là gì ? Tu tu đầu sóng là phương tiện giao thông nào ? -Tiếng khua trong nước là gì ? Khi em vui thì như thế nào ? -Giáo dục trẻ. Hoạt động 3 : Trò chơi :  Tập làm bác tài. Cách chơi : cô cho trẻ đi vòng tròn đọc bài thơ ‘ tiếng động quanh em’và làm tập làm bác tài lái các phương tiện giao thông có trong bài thơ. Luật chơi : bạn nào không làm được sẽ ra ngoài 1 lần chơi. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Kết thúc : hát :“Em đi qua ngã tư đường phố ’’. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Vẽ bằng phấn,xếp hình bằng que về PTGT mà trẻ thích. -Chuẩn bị :phấn,que, tranh về PTGT. -Yêu cầu: trẻ biết vẽ phấn,xếp hình que về PTGT mà trẻ biết như ô tô, xe khách... VI.Vệ sinh,ăn trưa,ngủ trưa: -3 tổ rửa tay dưới vòi nước sạch,bằng xà phòng. -Tổ trực kê bàn,cô chia cơm cho trẻ.Cô lau sàn chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa. VII. Trả trẻ: -Cô cho trẻ chơi tự do chuẩn bị ra về. -Trả trẻ cho phụ huynh,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở trường cho phụ huynh nắm. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: -Tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ ngoan đi học đều,sức khỏe bình thường. -Trạng thái cảm xúc của trẻ : trẻ vui vẻ và thích thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn ,đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn. -Kiến thức kỹ năng:trẻ đọc thuộc bài thơ,nhớ tên bài thơ,ten tác giả ,trẻ chưa chú ý tập trung học (Lương,Kỳ,Tài,Đức). Thứ 6/15/8/2012 I.Họp mặt đón trẻ: -Đón trẻ tại lớp học,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng ,lấy sửa để vào rổ. -Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết và luật giao thông. II.Thể dục sáng: Tập theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố “. +Hô hấp : Thổi nơ bay. +Tay : hai tay đưa lên cao gập vào vai +Lườn : hai tay chống hông xoay người 90 độ . +Chân: hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. +Bật: chụm tách chân. III.Tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học chuyên cần ,đến lớp không khóc nhè. -Biết nhường đồ chơi cho bạn . -Biết giơ tay phát biểu khi cô giáo gọi. IV.Hoạt động chung: Âm nhạc: Dạy hát :Em đi chơi thuyền. TCAN : Tai ai tinh. Nghe hát: Anh phi công ơi. I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ nhớ tên bài hát “Em đi chơi thuyền” của nhạc sĩ : Trần Kiết Tường ,biết thẻ hiện cảm xúc khi hát . -Trẻ biết chơi trò chơi “ Tai ai tinh”. - Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. -Rèn cho trẻ khả năng tư duy. -Giáo dục trẻ hiểu và tuân theo luật giao thông,chăm ngoan học giỏi. II.Chuẩn bị : -Đĩa nhạc bài hát “Em đi chơi thuỳên”, “Anh phi công ơi “. -Đĩa bài hát “Anh phi công ơi”. -Trống lắc ,thanh gõ. III.Nội dung tích hợp: -Thơ : Đèn giao thông. IV.Tiến hành hoạt động : Hoạt động của cô: Hoạt động 1: Cô đọc câu đố về các phương tiện giao thông: xe đạp ,xe máy,thuền buồm,tàu thủy.Kết hợp cho trẻ xem tranh các phương tiện giao thông.qua đó dẫn dắt vào bài. Hoạt động 2: Bài mới. a.Dạy hát “Em đi chơi thuyền”. -Cô hát lần 1: nhạc đệm. + Hỏi trẻ : Tên tác giả? Bài hát nói về điều gì? -Cô hát lần 2: nhạc đệm . *Dạy trẻ hát : -Trẻ hát cùng cô(2 lần). - Cho trẻ luyện tập theo tổ,nhóm ,các nhân. b. TCAN “Tai ai tinh” -Cô giới thiệu trò chơi. -Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. -Cô cho trẻ chơi. -Nhận xét trẻ chơi. c. NN-NH”Anh phi côn g ơi”. *Nghe hát: -Cô giới thiệu tên bài hát “Anh phi công ơi”. -Cô hát lần 1: nhạc đệm. -Cô hỏi tên bài hát ,tên tác giả. -Bài hát nói về ai? -Cô hát lần 2: nhạc đệm +làm động tác minh họa bài hát. *Nge nhạc: -Lần 3: cô mở đĩa cho trẻ nghe và đung đưa theo nhạc. -Nhận xét hoạt động của trẻ. -Giáo dục. Hoạt động 3: hát “Em đi chơi thuyền” ra ngoài.Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: ĐỀ TÀI: Nhặt hoa lá về làm đồ chơi.TCVĐ: “Ai biến mất”.chơi tự do. *Chuẩn bị: lá mít,lá dừa.. *Yêu cầu: trẻ biết chơi trò chơi,biết làm đồ chơi bằng hoa,lá… VI.Vệ sinh,ăn trưa,ngủ trưa: -3 tổ rửa tay dưới vòi nước sạch,bằng xà phòng. -Tổ trực kê bàn,cô chia cơm cho trẻ. -Cô lau sàn chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa. VII. Trả trẻ: -Cô cho trẻ chơi tự do chuẩn bị ra về. -Trả trẻ cho phụ huynh,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở trường cho phụ huynh nắm. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: -Tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ ngoan đi học đều,sức khỏe bình thường. -Trạng thái cảm xúc của trẻ : trẻ vui vẻ và thích thú tham gia các hoạt động -Kiến thức kỹ năng của trẻ: trẻ tham gia học tốt,thuộc bài hát. CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG. Tuần 5: Chủ đề nhánh 2:MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG. Thời gian thực hiện : từ ngày 17/9 đến ngày 21/9/2012. Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Hoạt động góc -Góc phân vai:bán hàng các thiết bị của phương tiện giao thông,cửa hàng xe máy, Bác sĩ,Chú công an. -Góc nghệ thuật: Tô màu ,cắt xé vẽ một số phương tiện giao thông. -Góc học tập:Xem tranh ảnh bến xe ,xe buýt ,xe ô tô,xe khách… -Góc xây dựng: Xây dựng bến xe Đức Phổ. -Góc khoa học thiên nhiên:chăm sóc cây xanh. -Góc âm nhạc:hát múa về chủ đề giao thông. Hoạt động chiều - Kể cho trẻ nghe câu chuỵên “ Qua đường”.Trò chơi “Tai ai tinh”. -Tập cho trẻ bài hát “ Cô giáo dạy bài học giao thông”.Trò chơi : “Kéo co”. -Cho trẻ xem một số biển báo về luật giao thông.Trò chơi: về đúng bến. - Kể cho trẻ nghe câu chuỵên “Chiếc xe buýt cũ”.Trò chơi: “Đèn tín hiệu”. -Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề,nêu gương,phát phiếu bé ngoan. CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: Một số luật giao thông. Thực hiện : từ ngày 17/9 đến ngày 21/9/2012. Thứ 2/17/9/2012. HOẠT ĐỘNG GÓC : Xây dựng bến xe Đức Phổ.

File đính kèm:

  • docchu de GIAO THONG56 TUOI.doc