Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề các hiện tượng tự nhiên

1. Phát triển thể chất:

 - Biết sử dụng đúng trang phục phù hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe.

 - Thực hiện các vận động 1 cách tự tin và khéo léo.

 - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

 - Trẻ khéo léo khi vận động bật liên tục qua chướng ngại vật.

 - Biết phối hợp chân tay khi chạy, nếm xa và nhảy xa.

 - Phát triển của cơ nhỏ của đôi bàn tay, thông qua các hoạt động xé dán.

2 .Phát triển nhận thức:

 - Trẻ hiểu đặc điểm của mùa hè cũng như đặc điểm mùa mưa ở địa phương: Cây ccối xanh tươi có hoa phượng nở, tiếng ve kêu.

 - Trẻ biết miêu tả thời tiết trong mùa hè (Mùa mưa).

 - Biết quan sát so sánh phán đoán sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh.

 - Nhận biết một số hiện tượng thời tiết, sinh hoạt của con người thay đổi trong mùa hè (Mùa mưa).

 - Biết phân loại quần áo theo mùa, có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh

 - Biết được ích lợi của nước , sự cần thiết của ánh sáng, không khí đối với con người và động vật.

 - Nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn bảo vệ các nguồn nước.

 - Nhận biết hôm qua , hôm nay và ngày mai

 - Biết khám phá về các hiện tượng tự nhiên.

 

doc88 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ :CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU 1. Phát triển thể chất: - Biết sử dụng đúng trang phục phù hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Thực hiện các vận động 1 cách tự tin và khéo léo. - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. - Trẻ khéo léo khi vận động bật liên tục qua chướng ngại vật. - Biết phối hợp chân tay khi chạy, nếm xa và nhảy xa. - Phát triển của cơ nhỏ của đôi bàn tay, thông qua các hoạt động xé dán. 2 .Phát triển nhận thức: - Trẻ hiểu đặc điểm của mùa hè cũng như đặc điểm mùa mưa ở địa phương: Cây ccối xanh tươi có hoa phượng nở, tiếng ve kêu. - Trẻ biết miêu tả thời tiết trong mùa hè (Mùa mưa). - Biết quan sát so sánh phán đoán sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh. - Nhận biết một số hiện tượng thời tiết, sinh hoạt của con người thay đổi trong mùa hè (Mùa mưa). - Biết phân loại quần áo theo mùa, có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh - Biết được ích lợi của nước , sự cần thiết của ánh sáng, không khí đối với con người và động vật. - Nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn bảo vệ các nguồn nước. - Nhận biết hôm qua , hôm nay và ngày mai - Biết khám phá về các hiện tượng tự nhiên. 3 .Phát triển ngôn ngữ: - Chủ động trong trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về những gì quan sát, nhận xét phỏng đoán. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Trẻ thích đọc thơ và nghe kể chuyện về các hiện tượng tự nhiên - Trẻ có khả năng diễn đạt những hiểu biết của mình về các hiện tượng tự nhiên 1 cách rõ ràng 4 . Phát triển tình cảm xã hội: - Trẻ có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống. - Có thói quen tự phục vụ bản thân. - Tham gia vào các hoạt động giáo dục 1 cách tích cực 5 . Phát triển thẩm mĩ: - Biết vẽ , xé dán 1 số đề tài liên quan đến chủ đề. - Biết làm 1 số thí nghiệm nhỏ với nước. Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện bài thơ… về các hiện tượng tự nhiên, thể hiện cảm xúc sáng tạo trước cái đẹp của 1 số hiện tượng tự nhiên. MẠNG CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Mùa hè 1.Mục đích yêu cầu - Trẻ biết thời tiết của mùa hè. - Biết những loại quần áo trong mùa hè. - Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người như cây cối, con vật trong mùa hè. 2. Các hoạt động *Hoạt động 1: Thơ: Trưa hè Truyện: Sơn tinh , thủy tinh *Hoạt động 2: - Mặt trời mặt trăng và các vì sao - Đồ dùng và quần áo mùa hè - *Hoạt động 3: - Hát vận động bài “Nắng sớm” - “ Bé và trăng” *Hoạt động 4: - Vẽ quần áo mùa hè - Vẽ về biển. *Hoạt động 5: -Đếm đến 10-NB nhóm có10ĐT- CS 10. - NBMQH hơn kém trong phạm vi 10. * Hoạt động 6 : - Bật xa 45 cm, ném xa bằng 1 tay. - Bật liên tục 5-6 vòng, lăn bóng 5m. *Hoạt động 7 : -Những trò chơi chữ p, q. - Tập tô chữ p, q. *Hoạt động 8 : TCVĐ: - Mưa to , mưa nhỏ - Nhảy qua suối nhỏ. TCHT: - Làm nổi 1 vật chìm - Nam châm sẽ hút gì. Nước 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm của nước, ánh sáng , không khí. - Biết được lợi ích của nước. - Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 2. Các hoạt động. * Hoạt động 1: Truyện : Giọt nước tí xíu. Hoạt động 2: Sự kì diệu của nước. *Hoạt động 3: - Hát vận động bài “Sau mưa” *Hoạt động 4: - Vẽ mưa . *Hoạt động 5: Xác định phải trái so với đối tượng khác. *Hoạt động 6 : -Ném đích thẳng đứng. * Hoạt động 7 : -Làm quen chữ : p,q. *Hoạt động 8 : TCVĐ: Trời mưa TCHT: Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn. KẾ HOẠCH TUẦN NHÁNH 1: NƯỚC Thực hiện từ ngày 15/3 - 19/3 Thờigian Hoạt động Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứsáu Đón trẻ. TDBS HMTCĐG Cùng trò chuyện với trẻ về các nguồn nước. -ĐT hô hấp 4- Tay 4- Chân 4- Bụng 4- Bật 4. -Họp mặt trò chuyện về chủ điểm. Hoạt động có chủ đích Văn học MTXQ LQCViết Tạo hình LQV T T.Dục  Nhạc Truyện: Giọt nước tí xíu. Sự kì diệu của nước -Làm quen chữ : p,q. Vẽ mưa ( ĐT) Xác định phải trái so với đối tượng khác -Ném đích thẳng đứng - Hát vận động bài “Sau mưa” Hoạt động ngoài trời -HĐCC: Nước đá biến đi đâu -TCVĐ: Trời nắng , trời mưa. Hoạt động góc. 1.Góc phân vai: - Gia đình - Bán nước giải khát. 2.Góc XD: -Xây dựng hồ nước , bể bơi. 3. Góc sách: Xem sách tranh ảnh về các nguồn nước. 4 .Góc nghệ thuật: Vẽ các nguồn nước - Hát các bài hát có trong chủ đề. 5. Góc thiên nhiên: Cho trẻ làm thí nghiệm với nước về sự hòa tan. Hoạt động chiều -TCVĐ: Trời mưa ( Thứ 2,3) -TCHT: Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn.(Thứ4 5,6) -HĐBS: LQCV: bài 49 - 50 -Văn nghệ nêu gương cuối ngày (cuối tuần vào thứ 6) SOẠN HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 1 : Nước Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành 1 . Góc phân vai. -Gia đình . - Bán nước giải khát. 2. Góc xây dựng. -xây dựng hồ nước bể bơi. 3.Góc nghệ thuật. Vẽ các nguồn nước. 4.Góc sách -Xem sách tranh ảnh về 1 số nguồn nước. 5 . góc khám phá khoa học Cho trẻ làm thí nghiệm với nước về sự hòa tan. -Trẻ biết cùng nhau bàn bạc , thỏa thuận về chủ đề chơi , phân vai chơi, nội dung chơi, biết liên kết với các nhóm trong khi chơi, thể hiện vai chơi 1 cách tuần tự…. Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây 1 cách phong phú Xây được hồ nước to , nhỏ , bể bơi có dạng vuông , chữ nhật , tròn khác nhau. -Trẻ biết vẽ các nguồn nước từ các nét cơ bản đã học để tạo thành bức tranh sinh động và đẹp mắt. -Biết lật sách cùng nhau xem sách tranh chuyện về các nguồn nước và cùng thảo luận về nguồn nước sạch , nước bị ô nhiễm… -Trẻ biết cách làm thí nghiệm với nước về sự hòa tan trong nước. Các loại nước như nước ngọt, nước lọc , nước mía, ống hút, cốc. Búp bê, làn, đồ dùng trong gia đình như tủ lạnh , quạt, đồ nấu ăn… Các chữ số từ 1-10. Các viên gạch , các khối gỗ, bộ lắp ghép , thảm cỏ…. -Giấy trắng , bút màu . Những cuốn sách có hình ảnh các nguồn nước Nước lọc , cốc, đường , muối, chiếc đũa. -Cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi như sinh hoạt trong gia đình cần đến nước nấu ăn, tắm rửa, mẹ đưa con đi quán uống nước… -Trẻ chia theo nhóm, nhóm thì xây bể bơi, nhóm thì xây hồ nước, có thể tròng thêm cỏ xung quanh tạo môi trường xanh , đẹp. Trẻ vẽ theo sự tưởng tượng của trẻ về nguồn nước mà trẻ định và như nước mưa, nước giếng, nước ao , nước hồ , nước sông, nước biển. -Trẻ tập dở sách đúng kỹ năng nói đúng các nguồn nước, và thảo luận sôi nổi các nguồn nước. -Trẻ biết cách lấy số lượng bao nhiêu thìa muối, bao nhiêu thìa đường bỏ vào cốc rồi dùng đữa khuấy đều cho đến khi tan trong nước. Soạn hoạt động thể dục buổi sáng: Thực hiện cả tuần : ĐT HÔ HẤP 4– TAY 4– CHÂN 4 – BỤNG 4 - BẬT 4 I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ tập các động tác trong BT phát triển chung, đi theo các kiểu kiễng gót khom người ,đi bằng mũi chân , nghiêng bàn chân.… 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tập đúng các động tác và đi theo các kiểu chính xác. 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ thường xuyên tập TDBS cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô : - GV tham khảo kỹ ĐT để dạy trẻ, đĩa nhạc theo trường. 2. Đồ dùng của trẻ - Dày thể dục. III. Cách tiến hành : Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ *.Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “Trời nắng trời mưa” đi theo các kiểu đi. Cô đi ngược chiều quan sát trẻ . *. Hoạt động 2: Trọng động. + . Tập BT phát triển chung: Cho trẻ tập đúng động tác theo nhạc. -ĐT tay vai Tay gập trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang. CB . TH - ĐT chân : Bước khuỵu 1 chân ra trước chân sau thẳng. CB.4 1 . 3 2 - ĐT bụng lườn: Đứng đan tay sau lưng gập người về phía trước. CB.4 1.3 2 - ĐT bật: Bật lân phiên chân trước chân sau. CB .4 TH .1.2.3 *Hoạt động 3 : Hồi tĩnh. Trẻ đi kiễng gót nghiêng bàn chân, khom người Đội hình 3 hàng ngang. Trẻ tập 2 lần* 8 nhịp Tập 2l * 8 nhịp Tập 2l *8 nhịp Tập 2l * 8 nhịp Cả lớp đi nhẹ nhàng. *-HỌP MẶT – TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐIỂM- * I .Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết kể lại những công việc đã làm qua 2 ngày nghỉ - Được nghe cô kể câu chuyện “Chị Hằng Nga” - Trẻ biết lắng nghe cô kể công việc của cô.. - Trò chuyện cùng cô về các nguồn nước và ích lợi của nước. - Giáo dục trẻ làm những công việc vừa sức giúp đỡ cô và gđ, biết tiết kiệm nước và sử dụng nước sạch. II .Chuẩn bị : Tranh ảnh các nguồn nước, hình ảnh ông trăng. III .Cách tiến hành : Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1.Ổn định tổ chức ,gây hứng thú : -Cho trẻ hát 2. Nội dung : * Họp mặt : + Gọi trẻ lên kể những công việc đã làm qua ngày nghỉ . - Vậy các con có giúp gì cho gia đình nhân ngày nghỉ học không? Cho trẻ lên kể. Tuyên dương những cháu biết giúp đỡ mẹ, động viên nhắc nhở những cháu chưa có tinh thần giúp đỡ cần cố gắng hơn nữa làm những công việc vừa sức để mẹ đỡ đi sự vất vả vì mẹ cũng nhiều việc lắm.. Cô kể câu chuyện : - Để thưởng các con chăm chỉ làm những công việc nhỏ cô kể cho các con nghe câu chuyện“Chị hằng Nga”.Kết hợp tranh ông trăng. Ông trăng thường xuất hiện vào ban đêm , đầu tháng chị hằng Nga còn phải học nên ít làm việc giúp mẹ nên trăng thường nhô lên chỉ bằng cái lưỡi liềm, đến khi giữa tháng chị Hằng Nga đi học về sớm lại chăm chỉ làm nhiều việc giúp mẹ nên mặt trăng vui sướng lắm và tròn trịa như cái đĩa, cuối tháng chị Hằng Nga lại bận rộn không giúp được mẹ nhiều nên mẹ phải thức khuya làm việc vì thế mà mẹ xuất hiện rất muộn, đó chính là chuyện của chị Hằng Nga. Giáo dục trẻ học tập chị luôn giúp đỡ mẹ, vì mẹ cũng nhiều việc vất vả nếu chúng ta phụ giúp mẹ những công việc nhỏ thì mẹ có thời gian nghỉ ngơi. + Cô kể lại những công việc của cô GV kể lần lượt từng công việc như đi chợ ,giặt đồ lau nhà , nấu cơm , cho con ăn , dạy con học, cho gà ăn trồng rau…Qua đó giáo dục trẻ biết giúp đỡ cha mẹ cô giáo và mọi người những việc vừa sức. + Cô đề ra các tiêu chuẩn bé ngoan : - Bé ngoan: Cháu ngoan ngoãn lễ phép ,kính trên nhường dưới đoàn kết bạn bè. - Bé sạch: Cháu sạch sẽ gọn gàng, giữ gìn VS. - Bé chăm : Đi học đều hăng say phát biểu XD bài đạt 4-5 lần cờ / tuần . * Trò chuyện về chủ điểm : - Các con biết nước có ở những đâu? - Nguồn nước nào thuộc nước sạch? - Nước có những lợi ích gì đối với đời sống con người cũng như cỏ cây hoa lá? - Nếu thiếu nước con người sẽ ra sao? Cô tóm lại nước rất cần cho sinh hoạt của con người cũng như con vật và cây cối, con người thường sử dụng những nguồn nước sạch như nước giếng , nước khoan, còn nước sông , suối, biển là nguồn nước bị ô nhiễm, nước biển là nhóm nước mặn, làm được muối ăn, nươca ngọt là nước sông , suối, giếng…GD trẻ biết bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm trong khi sử dụng nước. 3 . Kết thúc : Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” -Nghe cô giới thiệu -Lần lượt từng trẻ lên kể 3 – 4 trẻ kể -Nghe cô kể câu chuyện -Nghe cô kể những công việc của cô đã làm qua ngày nghỉ Trẻ đọc các tiêu chuẩn bé ngoan . Cùng trò chuyện về những loài hoa. -Cả lớp chơi trò chơi Soạn ngày 14 tháng 3 năm 2010 Giảng thứ 2 ngày 15 tháng 3năm 2010 HĐCCĐ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC: Đề tài : TRUYỆN : “GIỌT NƯỚC TÍ XÍU” (nguyễn Linh) I. Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức : - Trẻ nhớ tên truyện “Giọt nước tý xíu”. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết được 1 số hiện tượng tự nhiên như mưa, sấm. - Kể được chuyện.. 2.Kĩ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Phát triển khả năng sáng tạo phán đoán tưởng tượng của trẻ. 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước và sinh hoạt hàng ngày tiết kiệm nước… II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng của cô : - Tranh về các nguồn nước, ông mặt trời, tranh mưa rơi. - Các từ giọt, nước , tý,xíu. 2.Chuẩn bị của trẻ: - Sáp màu. - Hình ảnh mưa rơi vàcâu hoàn chỉnh, từ rời giọt, nước, tý, xíu, hồ dán. 3.Nội dung tích hợp: - Tạo hình, chữ viết.MTXQ IV. Cách tiến hành : Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1. Ổn định tổ chức-gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “ Sau mưa”. - Đàm thoại về nội dung bài hát. 2 .Nội dung : *Cô kể chuyện lần 1 cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa. - Các con vừa nghe câu chuyện gì , do ai sáng tác - Tí xíu là gì? - Tí xíu biến thành gì bay lên bầu trời? - Khi bầu trời có gió thổi lạnh tí xíu và các bạn trở thành những gì tuôn xuống mặt đất. - Hiện tượng gì đã xảy ra? * Cô tóm lại nội dung câu chuyện. + Cô kể kết hợp tranh minh họa trích dẫn, đàm thoại và làm rõ ý. -“Tí xíu……sẽ trở về” - Tí xíu là 1 giọt nước ở những đâu? - Họ hàng anh em nhà tý xíu ở những đâu? - Ông mặt trời gọi tý xíu đi đâu? - Tí xíu hỏi ông mặt trời như thế nào? - Ông mặt trời nói với tí xíu ra sao? - Ông mặt trời đã làm gì để tí xíu có thể bay được lên trời. Cô tóm tắt lại những ý của trẻ và giải thích từ khe khẽ là hỏi rất nhỏ nhẹ cho trẻ đọc từ khó. + Cô kể tiếp: “Mẹ ơi con……Hết” - Tí xíu nói với mẹ điều gì? - Hơi nước bay lại tạo thành gì? - Lúc đầu ông mặt trời dọi những tia nắng như thế nào? - Không khí lúc này trở lên như thế nào? - Sau cơn nóng bức thì cơn gì thổi đến? - Một tia sáng vạch ngang bầu trời các con đoán xem đó là hiện tượng gì khi trời sắp mưa? - Sau tia sáng đó tiếng gì vang lên? - Những giọt nước thi nhau ào ào chảy xuống đó là hiện tượng gì trong thiên nhiên? - Mưa là nguồn nước sạch hay nước bẩn? Cô tóm tắt những ý của trẻ và giải thích hiện tượng thiên nhiên. Cô giải thích từ “xế chiều” “ Chói chang” Nước có tác dụng gì đối với con người cũng như loài động vật và cỏ cây hoa lá. *Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước và sinh hoạt hàng ngày tiết kiệm nước, không chơi ngoài mưa …. * Gọi trẻ lên kể chuyện. *Trò chơi : Cô có hình ảnh trời mưa và câu hoàn chỉnh “Giọt nước tý xíu” Phát cho mỗi trẻ tham gia chơi 1 tiếng cho trẻ chơi “trời nắng , trời mưa”Khi đến mưa to rồi mau về thôi trẻ chạy nhanh về gắn tạo thành câu “ Giọt nước tý xíu”. Cho trẻ đọc câu vừa tạo * Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ vào góc vẽ những hiện tượng tự nhiên có tròng câu chuyện. Cô quan sát nhận xét. 3 . Kết thúc Nhận xét tiết học. -Trẻ cả lớp hát. - Đàm thoại. - Nghe cô kể chuyện - 2 trẻ trả lời - Là giọt nước. - Biến thành hơi. - Những hạt mưa. - Sấm chớp đã xảy ra. -Nghe cô tóm lại nội dung câu chuyện. -Nghe cô kể tiếp. - Ở khắp nơi - Sông ngòi , ao hồ, trên trời , biển cả… - Vào đất liền - Đi làm gì ạ - Ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi để đi cho dễ. - Vén mây cho tí xíu bay đi -Nghe cô tóm lại và giải thích từ khó đọc từ khó. - Nghe cô kể tiếp. - Mẹ ơi con đi đây , rồi con sẽ trở về. - Tạo thành mưa - Tia nắng chói chang - Rất nóng nực - Cơn gió thổi đến - Trẻ tự đoán. - Tiếng sấm vang lên - Trẻ trả lời theo sự hiểu biết. - trẻ trả lời -Nghe cô tóm lại và giải thích từ khó. - Đọc từ khó -Trẻ trả lời. -Nghe cô giáo dục. -1 trẻ kể chuyện theo tranh cả câu chuyện, 2-3 cá nhân kể theo đoạn không tranh. Nghe cô giải thích và hướng dẫn trò chơi. Đọc từ vừa gắn. -Trẻ vào góc hoạt động theo 3 nhóm. Soạn ngày 14 tháng 3 năm 2010 Thực hiện cả tuần HĐCCĐ: NƯỚC ĐÁ BIẾN ĐI ĐÂU TCVĐ: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA I.Mục đích yêu cầu : 1. kiến thức: - Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của đá khi nhiệt độ ấm lên( Quá trình đá tan thành nước) - Trẻ được vui chơi thoải mái, đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi chơi. 2. Kỹ năng : - Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh. 3. Thái độ : -GD trẻ không uống nước đá và không ra ngoài trời mưa . II . Chuẩn bị : 1.Đồ dùng của cô: - Địa điểm: sân bằng phẳng sạch sẽ an toàn - 1 cục nước đá, 2 cốc nước ấm, xắc xô , 1 số ghế hình vòng cung cái nọ cách cái kia 30-40cm III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1 . Ổn định –gây hứng thú: Nhìn xem , nhìn xem Cho trẻ xem cục đá các con xem điều gì xảy ra nếu cô thả cục đá này vào cốc nước ấm. 2.Nội dung : a. Nước đá biến đi đâu. - Cho trẻ quan sát cục nước đá để trong khay đá. - Đưa 2 cốc nước ấm cho trẻ sờ và nhận xét số lượng nước cũng như độ ấm của nước? - Gọi 1 trẻ lên thả 1 cục đá vào cốc nước cho trẻ nhận xét có gì khác. - Cho trẻ sờ tay vào 2 cốc nước nhận xét cốc nào lạnh hơn , cốc nào nhiều nước hơn, vì sao? - Cho trẻ kết luận nước đá biến đi đâu? - Tại sao có 1 cốc đầy hơn 1 cốc vơi hơn? - Tại sao sờ vào 2 cốc 1 cốc lại lạnh hơn, 1 cốc nóng hơn? b. Trò chơi VĐ: “Trời nắng , trời mưa”. Mỗi cái ghế là 1gốc cây, trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát” Trời nắng…..Khi cô giáo ra lệnh trời mưa thì trẻ phải nhanh về tìm cho mình 1 gốc cây(Ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây thì phải ra ngoài 1 lần chơi. -Cho trẻ thực hiện chơi Cô QS nhận xét trò chơi. 3 .kết thúc : Trẻ QS cục đá - Cả lớp quan sát - Trẻ nhận xét - 1 trẻ thả cục đá vào cốc cho cả lớp nhận xét sự thay đổi ở cốc nước. - 5-7 trẻ sờ tay vào cốc nước nhận xét. - Trẻ kết luận nước đá tan dần trong nước. - Trẻ nhận xét theo sự hiểu biết. - Trẻ nhận xét -Nghe cô hướng dẫn cách chơi. -Thực hiện chơi Trẻ hát ************************* Soạn ngày 14 tháng 3 năm 2010 Thực hiện thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010 Hoạt động vui chơi: Trò chơi vận động : TRỜI MƯA I.Mục đích yêu cầu : 1.kiến thức: -Trẻ hiểu và biết cách chơi. -Chơi đúng theo hướng dẫn của cô. 2. Kỹ năng : - Rèn phản xạ nhanh. 3. Thái độ : -GD trẻ ham thích hoạt động vui chơi. II . Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của cô: - Tham khảo kỹ cách chơi . - 1 cái xắc xô, 1 cái ghế xếp hình vòng cung. 2.Đồ dùng của trẻ: 3.Nội dung tích hợp: - HĐ toán. III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1 . Ổn định –gây hứng thú: Cho trẻ hát bài “Nắng sớm” Cho trẻ đàm thoại về bầu trời khi mưa khi nắng như thế nào? Khi tròi mưa chúng ta phải làm gì? Vì sao chúng ta phải trú mưa? Giáo dục trẻ không chơi ngoài mưa rất dễ cảm lạnh. Giới thiệu bài. 2 . Nội dung : * Cô phổ biến luật chơi: Khi nghe cô giáo ra lệnh trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải nhanh để tìm cho mình 1 gốc cây trú mưa, ai chạy chậm không có gốc cây thì phải ra ngoài 1 lần chơi. * Cô hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ đếm số ghế Mỗi cái ghế là 1 gốc cây, các con vừa đi vừa hát bài “Trời nắng trời mưa” Khi cô giáo ra lệnh trời mưa và đánh trống dồn dập hoặc đến đoạn cuối của bài hát thì trẻ chạy nhanh để tìm cho mình 1 gốc cây - Gọi vài trẻ lên chơi mẫu cho bạn QS. - Cho trẻ thực hiện chơi cô quan sát nhận xét , sau mỗi lần chơi cho trẻ nhận xét theo nhiều cách khác nhau như khen ngợi , đếm số bạn không có gốc cây… Gọi trẻ lên thực hiện chơi. Trò chơi tiếp tục với nhóm chơi khác. 3 .kết thúc : Cả lớp hát Trẻ cùng nhau đàm thoại Vì nếu mắc phải mưa dễ bị cảm và ốm. Nghe cô giáo dục Nghe cô giới thiệu - Nghe cô phổ biến luật chơi - Nghe cô hướng dẫn cách chơi. - 7 trẻ chơi mẫu - Trẻ đi tự do -Chơi theo tổ , nhóm, lớp. Cả lớp hát. *********************** Soạn thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010. Giảng thứ 3 ngày 16 tháng 3 năm 2010. TDBS: ( Như thứ 2) HĐCCĐ LÀM QUEN MTXQ: Đề tài : SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC I.Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức: - Trẻ nắm được đặc điểm, tính chất trạng thái của nước. - Biết các nguồn nước ích lợi của nước. 2. Kỹ năng : - Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi. - Phát triển khả năng suy luận quan sát, phán đoán ở trẻ. - Phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ : - Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch. II . Chuẩn bị : 1.Đồ dùng của cô: - 2 cốc thủy tinh, 3 cái thìa nhỏ, 1 cái thìa to, 3 cái cốc nhựa, 2 túi đựng đá, 2 tấm kính, 1 hộp sữa tươi , 1 chai nước lọc, 1 phích nước đựng nước đun sôi .2 . Chuẩn bị của trẻ : - Trẻ thuộc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”…Chậu nước trong góc thiên nhiên, chai , ca đong nước. 3 .Nội dung tích hợp : - Toán , âm nhạc . III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1 . Ổn định –gây hứng thú: Cho trẻ hát xem tranh trời mưa, gợi hỏi bài hát có liên quan . Cho tôi đi làm mưa với . Các con vùa hát bài hát nói về gì? Vì sao bạn nhỏ lại thích làm mưa? Thế hạt nước có ích như thế nào? À ngoài ra nhưng giọt nước tí xíu có những ích lợi gì nữa hôm nay chúng ta cùng khám phá về sự kỳ diệu của nước. 2 . Nội dung : * Giới thiệu các nguồn nước , ích lợi của nước. - Hỏi trẻ nước có ở những đâu? +Cho trẻ quan sát nước ở biển. - Cho trẻ đọc tên nguồn nước biển. - Nước ở biển có vị gì? Nước biển có ích lợi gì? - Các con rửa tay bằng nước ở đâu? - Nước ở vòi là nguồn nước ở đâu? Cho trẻ quan sát nguồn nước giếng qua tranh, cho trẻ đọc tên. - Nước giếng là nguồn nước sạch hay nước bẩn, nước giếng có uống được ngay không? - Nước giếng có những ích lợi gì? -Ngoài ra nguồn nước có những ở nơi đâu? + Tiếp tục cho trẻ tìm hiểu nguồn nước ao , hồ, giọt , mưa tương tự. Cô tóm lại nước có khắp mọi nơi, nước còn mang lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu, mời các con cùng khám phá. * Khám phá tính chất đặc điểm của nước: - Cô đưa cốc cho trẻ quan sát nhận xét trong cốc có gì? - Cô rót nước hỏi trẻ nước trong cốc có màu gì? - Cô rót sữa vào cốc khác cho trẻ nhận xét xem 2 cốc nước này có gì khác - Nước có màu không? Nếu cô cho cái thìa này vào trong cốc các con thấy thế nào? Vì sao con vẫn nhìn thấy thìa? - Vậy bây giờ cô cho thìa vào cốc sữa con có nhìn thấy thì không ? Vì sao? - Đưa cục đá cho trẻ nhận xét vì sao có đá? - Đá có tác dụng gì? - Nước có mùi gì và vị gì? Cho trẻ ngửi cốc nước và uống 1 ngụm để nhận xét. Cô tóm lại nước không mùi không màu không vị nếu ta pha vào nước 1 loại nước dâu thì nó sẽ có màu có mùi có vị. Như vậy dù nước không màu không mùi không vị nhưng nước vô cùng có ích đối với đời sống con người , động vật , cỏ cây…GD trẻ biết bảo vệ nguồn nước không vứt bẩn vào nước và tiết kiệm nước, không uống nước lạnh, không uống nhiều nước đá ... * Trò chơi trí tuệ vòng quay của nước: -Con có biết nước hình thành như thế nào không? Hãy tìm hiểu cùng cô nhé - Cô rót nước sôi từ phích ra hỏi trẻ cô rót nước từ đâu ra? - Nước rót ra từ phích gọi là nước gì? - Tại sao con biết là nước sôi? - Cô đưa tấm kính để lên cốc nước các con phán đoán xem điều gì xảy ra trên miếng kính này? - Cho trẻ nhận xét những gì có trên tấm kính. - Tại sao lại có những hạt li ti trên tấm kính? - Trẻ làm động tác kết hợp đọc thơ: Thêm ít đỏ. Thêm ít xanh. Li nước nhỏ. Li nước thơm. Li nước mát Li nước bổ. Đưa lên miệng. Uống 1 ngụm. Ái chà chà. Ngon tuyệt * Hoạt động nối tiếp: -Làm thí nghiệm với nước. Cô QS nhận xét các nhóm hoạt động. 3 .Kết thúc : Đọc thơ: Mưa rơi Trẻ hát và trả lời những câu hỏi của cô. -Nghe cô giới thiệu. Trẻ trả lời theo sự hiểu biết. - Quan sát tranh về nguồn nước biển. - Cả lớp đọc tên nước biển. - Trẻ trả lời theo sự hiểu biết. - Nước ở vòi - Nguồn nước giếng. - Trẻ quan sát tranh và đọc nguồn nước giếng. - Nguồn nước sạch - Nước phải nấu chín. - Nước giếng có ích lợi như nấu ăn , tắm rửa , giặt giũ… Nghe cô tóm. -Không có gì? - Màu trắng. - Cốc sữa có màu trắng đục còn cốc nước lọc có màu trắng trong. - Trẻ phán đoán theo sự hiểu biết của mình. - Không nhìn thấy vì nước sữa có màu trắng đục nên không nhìn thấy. - Vì nước bỏ vào tủ lạnh thành đá. - Đá cho vào nước uống rất mát - Trẻ ngửi và uống rồi nhận xét. Nghe cô tóm lại Nghe cô giáo dục. - Từ phích. - Nước sôi. - Vì nó bốc hơi. - Trẻ tự phán đoán. - Những hạt li ti. - Nước nóng bốc thành hơi. - Trẻ quan sát nhận xét. Trẻ thực hiện chơi. -1nhóm pha nước đường, muối, 1 nhóm QS nước đã được thí nghiệm. Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức. Hoạt động: Tìm hiểu về nước. I/Yêu cầu: - Cháu biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật , thực vật. - Cháu biết được tác hại của việc không giữ gìn nguồn nước. - Giáo dục cháu tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. II/ Chuẩn bị: Tranh ảnh về các nguồn nước,tranh ảnh về các hành động đúng sai khi sử dụng nước. Chậu nước để thí nghiệm. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Hoạt động 1: * Ổn định:Cho cháu chơi “ thi bật qua suối” * Giới thiệu: Các con đã vượt qua được thử thách, cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi nhé! 2/ Hoạt động 2: Cô đưa 2 tranh gương mặt vui buồn ra hỏi cháu có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mặt này! Cháu hãy đoán xem vì sao bạn vui, vì sao bạn buồn? (bạn vui vì làm việc tốt, bạn buồn vì làm việc xấu). - Cô cho cháu thi đua lên gắn tranh hành động đúng gắn vào mặt vui và hành động s

File đính kèm:

  • docchu de hien tuong thien nhien.doc