Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh 4: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12

Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Hướng dẫn trẻ có sự thay đổi trong lớp, có bức tranh vẽ về doanh trại bộ đội.

- Hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi. ổn định lớp và chuẩn bị hoạt động trong ngày.

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16006 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh 4: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh 4: ngày thành lập quân đội nhân dân việ nam “ Ngày 22 tháng 12” ( Thực hiện từ ngày 19 đến 23 tháng 12 năm 2011) Ngày HĐ 19/12/2011 20/12/2011 21/12/2011 22/12/2011 23/12/2011 Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Hướng dẫn trẻ có sự thay đổi trong lớp, có bức tranh vẽ về doanh trại bộ đội. - Hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi. ổn định lớp và chuẩn bị hoạt động trong ngày. Hoạt động học *Âm nhạc - DH: Chú bộ đội ( Hoàng Hà) *Toán: Dạy trẻ so sánh phân biệt sự giống và khác nhau về chiều dài của 3 đối tượng. KPMTXQ – Trò chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam. * Thể dục: - Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân. * Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa. * Tạo hình: - Nặn chùm quả tặng chú bộ đội. Hoạt động ngoài trời - HĐCĐ: Quan sát trò chuyện về ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam - HĐKH: Chơi trò chơi dân gian - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời Hoạt động góc * Góc đóng vai: Chơi đóng vai bác sĩ quân y, đơn vị bộ đội. * Góc xây dựng: Xây dựng doanh trại bộ đội. * Góc nghệ thuật: - TH làm quà tặng chú bộ đội - - Múa hát các bài hát nói về chú bộ đội . * Góc học tập : Xem tranh ảnh về các chú bộ đội. * Góc thư viện: Xem sách, tranh ảnh về doanh trại bộ đội. Hoạt động chiều - Vệ sinh cá nhân, ăn bữa chiều. - Ôn bài sáng. - Đọc ca dao về ông dẳng, ông dăng. - Chơi hoạt động các góc. - Nhận xét, tuyên dương cắm cờ, Phát phiếu bé ngoan dán vào sổ. - Thứ sáu: “ Chung vui cuối tuần”. Trả trẻ. I. Thể dục sáng : 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức : - Trẻ biết tập động tác nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát : ‘Chú bộ đội). b. Kỹ năng : - Trẻ biết tập động tác nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát : ‘Chú bộ đội). c. Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia vận động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát. 2. Chuẩn bị: - Sân tập rộng sạch sẽ, quần áo trẻ gọn gàng. Đài, băng cát sét có bài hát: ‘Bé tập thể dục ). 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Khởi động: - Xếp hàng ,dàn hàng theo nhạc và tập các động tác xoay cổ tay ,cánh tay, bả vai ,đầu gối. - Chuyển đội hình hàng theo tổ. b. Trọng động: * Bài tập : - Hô hấp: Trẻ giả làm động tác thổi bóng bay - Tập động tác : tay , chân , bụng, bật theo bài hát : Chú bộ đội. Thực hiện 2- 4 lần. - Động tác điều hoà : Tập theo bài con công hay múa. - Thả lỏng người tập các động tác điều hoà nhẹ nhàng - Trò chơi : Con thỏ, gieo hạt. c. Hồi tĩnh: - Đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng làm chim bay. . - Xoay cổ tay.... - Tập đều các động tác thể dục cùng cô. - Điều hoà nhẹ nhàng. - Đi nhẹ nhàng 2-3 vòng. Ii. Hoạt động ngoài trời: - HĐCĐ : Quan sát doanh trại bộ đội. - HĐKH :Trò chơi dân gian : kéo co. - TRò chơi : Chơi với đồ chơi sẵn có ngoài trời. 1. Tổ chức hoạt động : a. HĐCĐ : Trò chuyện quan sát doanh trại bộ đội : - Giới thiệu cho trẻ biết trong tuần là chủ đề hướng về ngày 22/12. - Cả lớp hát bài cháu yêu chú bộ đội - trò chuyện cùng trẻ về ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam. + Quan sát mô hình doanh trại bộ đội ... + Hát một số bài tặng chú bộ đội. b. HĐKH: Trò chơi kéo co. * .Mục đích : Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khoẻ. - Chuẩn bị : 1 sợi dây thừng dài 6m vẽ 1 vạch thẳnglàm danh giới 2 đội. - Luật chơi :Bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc . - Cách chơi : chia trẻ làm 2 đội bằng nhau tương đương sức. Khi có hiệu lệnh của cô tất cả kéo mạnh dây về phía của mình bạn đầu hàng của nhóm nào dẫm vào vạch trước là thua cuộc. c. Chơi tự do: - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi cô theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Cô tập chung trẻ lại, cho trẻ rửa tay và về lớp. iii. Hoạt động góc: 1. Yêu cầu : * Góc đóng vai : Bác sĩ quân y, đơn vị bộ đội. - Trẻ biết đóng vai bác sĩ quân y chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội, biết xưng hô theo quân đội : Tôi, đồng chí . * Góc xây dựng: Xây doanh trại bộ đội. - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây doanh trại bộ đội. * Góc nghệ thuật: Tạo hình : Làm qùa tặng chú bộ đội. - Ôn các bài hát trong chủ đề. - Trẻ biết tạo ra sản phẩm đẹp sáng tạo tặng các chú bộ đội . - Â,N: Mạnh dạn hát các bài hát , bài thơ nói về chú bộ đội . + Hát đúng nhạc mạnh dạn biểu diễn. * Góc học tập:Xem tranh phân loại binh chủng. - Trẻ biết phân loại gọi đúng tên một số binh chủng,vũ khí * Góc thư viện: Xem sách tranh ảnh - Không làm sách vở nhăn rách... 2. Chuẩn bị: - Một số đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bác sĩ . - Khối xây dựng các loại, mô hình doanh trại bộ đội. - Giấy màu, bút vẽ, giá vẽ, giấy vẽ, đất nặn, bảng kéo, khăn lau. - Tranh ,dụng cụ biểu diễn âm nhạc. - Tranh về các loại binh chủng vũ khí. b. Tiến hành: 1. Thỏa thuận trước khi chơi: - Hát “ Làm chú bộ đội ”. - Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? - Các cô chú bộ đội làm những công việc gì ? - Trò chuyện với trẻ về công việc của các chú bộ đội . - Hôm nay ở góc xây dựng cô sẽ cho các con xây dựng doanh trại bộ đội bạn nào sẽ chơi ở góc xây dựng . - ở góc phân vai chúng mình sẽ chơi đóng vai bác sĩ quân y chăm sóc sức khoẻ cho các chú bộ đội bạn nào chơi ở góc này ? Làm bác sĩ làm những công việc gì? bác sĩ gọi bệnh nhân bằng những từ như đồng hí bị sao ? đồng chí đau ở đâu? - Tưong tự các góc khác cô gợi ý để trẻ nhận vai chơi cô chú ý để trẻ đổi vai chơi thường xuyên. 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ về góc và tự thỏa thuận, nếu trẻ cha thỏa thuận đợc vai chơi cô giúp trẻ thỏa thuận vai chơi. - Cô quan sát và dàn xếp góc chơi, góc nào còn lúng túng cô có thể chơi cùng trẻ, trong giờ chơi cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi. 3. Nhận xét sau khi chơi: - Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi. - Cho trẻ tham quan góc xây dựng. - Cho trẻ đi tham quan góc thư viện - Khen động viên trẻ, hỏi ý kiến chơi lần sau. - Cuối giờ cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi. IV. Hoạt động chiều: - Vệ sinh cá nhân. - Ăn quà chiều. - Ôn bài buổi sáng - Dạy trẻ đọc đồng dao: “ông giẳng ông giăng” * Trò chơi: Nhảy bao - Cách chơi; 2 đội thi nhau đội nào được nhiều lượt hơn là thắng cuộc. - cho trẻ chơi 3- 4 lần thay nhau từng nhóm. - Tuyên dương bé ngoan - Chiều thứ sáu vui chung cuối tuần. - Trả trẻ.(Trao đổi với phụ huynh về các cháu suy dinh dưỡng cần có chế độ chăm sóc riêng, cần cho các cháu uống sữa bổ xung mỗi ngày. Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011 Âm nhạc: Dạy Vận động : chú bộ đội NGHE HáT: MàU áO CHú Bộ ĐộI TRO CHƠI : THI XEM AI NHANH I. Mục đích- Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ hát vui tươi hùng mạnh kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát chú bộ độ - Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết thể hiện động tác minh hoạ nhịp nhàng. 3. Thái độ: - Trẻ hiểu được công việc của các chú bộ đội, biết yêu thương và kính trọng cô chú bộ đội. II. Chuẩn bị: Cô Thuộc bài hát, múa minh hoạ theo lời bài hát . Đàn oóc gan, phách tre . III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ôn định. - Cho trẻ đọc bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”. - Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì ? - Bài thơ nói về ai ? Nhiệm vụ các chú làm gì ? - Các con có biết ngày 22 tháng 12 là ngày gì không? - Ngày 22 thág 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam là ngày lễ lớn của các chú bộ đội. - Chúng mình cùng hát ,múa tặng các chú bộ đội nhé . 2 . Vào bài : - Giới thiệu bài : Bài hát “chú bộ đội”của nhạc sĩ “Hoàng Hà”sáng tác rất hay để tặng các chú bộ đội đấy . - Cô hát lần 1 : Giới tên bài hát , tên tác giả . - Giảng nội dung : Bài hát nói lên tình cảm của các bạn nhỏ đối với các chú bộ đội và tình cảm của các chú bộ đội đối với các bạn nhỏ. - Hát lần 2 kết hợp múa. *. Dạy trẻ vận động : - Cô múa mẫu lần 1. - Múa lần 2 phân tích từng động tác. - ĐT 1 : (Vai chú mang súng...đẹp xinh ). Hai tay giả cầm súng dậm chân mạnh theo lời bài hát . - ĐT 2:( Đi trong hàng ngũ ..thật nhanh). Hai tay vung tự nhiên dậm chân đều theo nhịp bài hát . ĐT 3 : (Chú bộ đội ...yêu chú lắm).đứng tại chỗ 2 tay vắt chéo trước ngực . ĐT 4 :(Súng chắc trong tay ...hoà bình ) tay giả cầm súng chân dậm nhịp nhàng . * Cả lớp múa teo cô 2-3 lần . - Múa theo tổ , theo nhóm ,cá nhân. - cô chú ý sửa sai cho trẻ . Khuyến khích trẻ biểu diễn . 2. Nghe hát: Màu áo chú bộ đội. - Cô hát lần 1 : - Giới thiệu tên bài hát , tên tác giả . - Giảng nội dung: Bài hát nói lên màu áo xanh thân thương của các chú bộ đội dù trải qua bao tháng ngày vất vả vẫn giữ được màu xanh quê hương. - Cô hát lần 2 thể hiện động tác minh hoạ . 3. Chơi trò chơi "Nghe hát thỏ nhảy vào chuồng ". * Cách chơi: - Cô có 5 vòng tượng trưng cho 5 chuồng thỏ có 6 bạn lên chơi khi nghe tiếng sắc xô nhanh phải nhảy vào chuồng . - Luật chơi :ai chậm phaỉ nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 4- 5 lần. * Kết thúc : cho trẻ về góc vẽ quà tặngchú bộ đội. Đọc thơ. - Ngày thành lập quân đội nhân dõn việt nam. -Nghe cô hát và giảng nội dung. - Chú ý nghe và quan sát cô múa mẫu . - Múa hát theo yêu cầu của cô . - Chú ý lắng nghe cô hát. - Minh hoạ động tác cùng cô . - Nghe cô phổ biến luật chơi , cách chơi sau đó chơi trò chơi. - Vẽ quà tặng chú bộ đội. Nhận xét các hoạt động trong ngày của trẻ: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011 Toán : dạy trẻ So sánh chiều dài của ba đối tượng I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ so sánh nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của hai đối tượng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng so sánh chiều dài. 3.Thái độ: Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 3 băng giấy, độ chênh lệch không rõ nét. - Mỗi trẻ 3 que tính - Đồ dùng của cô tương tự, kích thước hợp lý. - Một số dồ dung, đồ chơi không dài bằng nhau để xung quanh lớp. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ôn tập nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng: - Cho trẻ chơi trốn cô, cô đâu? Trên bảng cô có gì? - Hai dây nơ, dây nào dài hơn? dây nào ngắn hơn? - Cho trẻ so sánh hai băng giấy, băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn? 2. So sánh chiều dài 3 đối tượng: - Cho trẻ lấy đồ chơi. - Tìm cho cô băng giấy màu dỏ và băng giấy màu xanh - Chúng mình cùng thử lại xem hai băng giấy này như thế nào có dài bằng nhau không? - Đặt hai băng giấy chồng lên nhau một đầu trùng nhau. - Xem đầu kia có trùng nhau không? - Hai băng giấy này có dài bằng nhau không? vì sao con biết? - Chúng mình so thêm băng giấy còn lại - Trẻ tự so sánh, cô theo dõi và hướng dẫn những trẻ làm chưa đúng. - Ba băng giấy này có dài bằng nhau không? vì sao? +Cô nhấn mạnh lại một lần ( dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất) + Cho trẻ nhắc lại, cá nhân nhắc lại... - Cho trẻ so sánh que tính màu đỏ với que tính màu vàng. - Trong 3 que tính que tính nào dài hơn, que tính nào ngắn hơn? - Kiểm tra xem que tính nào dài? Que tính nào ngắn hơn, ngắn nhất ? 3. Luyện tập : - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tìm đúng bạn thân “ * Luật chơi: Ai sai ra ngoài 1 lần chơi. * Cách chơi: Cho cả lớp chơi, cô phát cho mỗi trẻ 1 băng giấy bất kỳ bất kỳ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh: “ Tìm bạn trẻ phải tìm đúng bạn có băng giấy giống như trên tay trẻ. - Trẻ chơi 1-2 lần đổi băng giấy cho bạn. - Cho trẻ chơi 4- 5 lần. * Kết thúc: Cô giáo dục trẻ yêu môn học và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Trẻ chơi trốn cô - Dây màu đỏ dài , dây nơ màu xanh ngắn hơn. - Băng giấy đỏ dài, xanh ngắn - Trẻ lên lấy đồ dùng. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu. - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ. - Trẻ so sánh ba băng giấy. - Nghe cô - Nhắc lại theo cô - Que đỏ dài hơn que xanh - Que đỏ dài hơn que vàng. - Chọn que tính theo yêu cầu của cô . - Lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Trẻ hứng thú chơi. - Trẻ lắng nghe. Nhận xét các hoạt động trong ngày của trẻ: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2011 KP MTXQ: Trò chuyện về NGàY 22-12 NGàY THàNH LậP QUÂN đội nhân việt nam I .Mục đích yêu cầu: 1.kiến thức : - Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của quân đội nhân dân việt nam , qua đó hiểu ý nghĩa của ngày 22-12. 2 .Kỹ năng: - Biết có những binh chủng bộ đội khác nhau biết công việc và sinh hoạt của các chú bộ đội . 3. Thái độ : - Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng và tôn trọng, biết yêu mến và kính trọng các chú bộ đội. II. Chuẩn bị : -Tranh ảnh về các chú bộ đội. - Mô hình về doanh trại chú bộ đội. III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ôn định : trò chuyện cùng trẻ về ngày 22-12. - Ngày 22-12 là ngày gì các con có biết không. - Lớp mình có bạn nào có bố làm bộ đội không. - Các con có thích làm chú bộ đội không? - Cô cháu mình cùng hát múa làm chú bộ đội nhé ( hát, múa 1 lần) 2. Vào bài : * Kể về sự ra đời của ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam. - Ra đời và thành lập từ 34 chiến sĩ đó những chiến sĩ đầu tiên của quân đội nhân dân việt nam . Sau này phát triển vững mạnh thành lập quân đội nhân dân việt nam. Đội được thành lập vào ngày 22-12 nên từ đó lấy ngày này làm ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam và ngày quốc phòmg toàn dân. - Từ 1 đội quân đã lớn mạnh và phát triển có nhiều chiến sĩ có mặt ở khắp mọi nơi và làm nhiệm vụ khác nhau. *Cho trẻ quan sát tranh bộ đội biên phòng: - Bộ đội gồm có bộ dội biên phòng, ngoài ra còn có các chú bộ đội không quân , hải quân, là những lượng chính của quân đội nhân dân việt nam .Ngoài ra còn có các binh chủng , pháo binh thông tin. *Cho trẻ quan sát các chú đang chiến đấu . - Các chú đang làm gì ? - Đúng rồi khi có chiến tranh các chú phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc rất anh dũng , còn bây giờ là thời hoà bình các chú tập luyện để sẵn sàng chiến đấu ngoài ra các chú còn tăang gia sản xuất như chăn nuôi trổng rau. *Cho trẻ quan sát tranh doanh trại bộ đội . - Các con có biết đây là nơi làm việc của các chú bộ đội gọi là gì không ? - Đó chính là doanh trại bộ đội đấy , là nơi các chú luyện tập để sẵn sàng chiến đấu khi có kẻ thù . - Ngày 22-12 mọi người làm gì để chúc mừng các chú bộ đội không. - Cho trẻ xem tranh ảnh về các chú bộ đội đang luyện tập , tăng gia sản xuất . 3 . Trò chơi: Gắn đúng vị trí làm việc của các chú bộ đội . - Cô có tranh vẽ vị trí công việc của các chú bộ đội - Cách chơi : - Cho trẻ gắn lô tô các chú bộ đội hải quân , không quân , biên phòng vào các vị trí của các chú làm nhiệm vụ . - Cho lớp chia thành 2 đội thi xem đội nào chuyển nhanh được nhiều là thắng cuộc. *Chơi chúng tôi là chiến sĩ chia lớp thành 2 đội cô đặt các câu hỏi : Ngày 22-12 là ngày gì ? - Kể tên các bài hát về chú bộ đội. - Hát 1 bài hát nói về chú bộ đội . - Đội nào có câu trả lời trước và đúng là chiến thắng . * Kết thúc : cho trẻ hát bài hát : “cháu thương chú bộ đội”. - Trả lời theo ý hiểu - Múa hát bài : làm chú bộ đội. - Nghe cô nói . Quan sát và nhận xét . Trẻ trả lời theo ý hiểu . Doanh trại bộ đội. - Nghe cô phổ biến luật chơi ,cách chơi. Chơi trò chơi. Chơi theo yêu cầu của cô. - Hát 1 lần. Nhận xét các hoạt động trong ngày của trẻ: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 22 tháng 12năm 2011 Thể dục : CHUYềN BắT BóNG QUA ĐầU, QUA CHÂN I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ phối hợp vận động khi với bạn khi chuền bóng không làm rơi bóng . 2. Kỹ năng : -Rèn kỹ năng cho rẻ chuyền bóng bằng 2 tay. 3. Thái độ : - Trẻ hứng thú thích tham gia vận động. - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát, II. Chuẩn bị: - Sàn nhà sạch sẽ, rộng. Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng. - 4- 8 Túi cát. III. Tổ chức họat động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Khởi động: - Trẻ nối đuôi nhau làm một đoàn tàu. Kết hợp các kiểu đi chạy: Đi chậm, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần, đi chậm sau đó xếp thành vòng tròn. 2.Trọng động: Bài tập phát triển chung: + Động tác tay . - Nhịp 1: Bước chân trái sang 1 bước đồng thời 2 tay đưa ngang,lòng bàn tay ngửa. - Nhịp 2 : gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy - Nhịp 3 :nh nhịp 1 : - Nhịp 4 : về tư thế chuẩn bị , sau đổi chân. Thực hiện 2 lần 4 nhịp . + Động tác Chân 1 : Ngồi xổm đứng lên liên tục - nhịp 1; Đưa chân trái ra trước,các ngón chân chạm đất - Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị. - Nhịp 3:Đưa chân phải ra trước như nhịp 1 . - Nhịp 4: Về thế chuẩn bị. (Tập 4 lần x 4 nhịp) + Động tác bụng : - Nhịp 1: 2tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau. - Nhịp 2 :Cúi gập người tay chạm chân. - Nhịp 3: Nh nhịp 1 : - Nhịp 4: Về t thế chuẩn bị. (Tập 2 lần x 4 nhịp) Sau đó đổi chân. + Động tác bật 1: Bật chụm chân và tách chân.(Tập 4 l x 4N) b. VĐCB: Chuyền bóng qua đầu. - Cô tập mẫu lần 1 không phân tích động tác. - Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích kỹ động tác: + Tư thế chuẩn bị : Cô đứng thẳng người đầu không cúi 2 tay cô cầm bóng đưa cao trên đầu chuyền cho bạn đứng phía sau , bạn đứng sau sau đón bóng bằng 2 taykhông làm rơi bóng .Cứ chuyền như vậy cho đến hết bạn đứng cuối hàng cầm báng chạy lên đưa cho bạn đứng đầu hàng,tổ nào chuyền xong trước là thắng cuộc . - Gọi 2 trẻ khá lên tập mẫu. - Cô cho cả lớp lần lượt tập mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần . - Cô quan sát trẻ tập khen ngợi và sửa sai cho trẻ kịp thời. - Cho 1 trẻ tập khá lên tạp lại 1 lần . *. Chuyền bóng qua chân: - Chúng mình vừa chuyền bóng qua đầu rất giỏi bây giờ vhúng mình cùng cô chuyền bóng qua chân. - Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác . - 2 chân dạng 2 tay cầm bóng đưa qua chân cho bạn đứng sau , bạn đứng sau đón bóng bằng cưa chuyền như vậy cho đến hết hàng bạn đứng cuối hàng cầm bóng chạy lên đưa cho bạn đứng đầu hàng. - Cho trẻ thực hiện 2- 4 lần . - Trong khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ. d. Hồi tĩnh; Cho trẻ đi nhẹ nhàng làm đoàn tàu 1-2 vòng sân. tập. - Nối đuôi thành vòng tròn đi theo hiệu lệnh của cô. - Tập đều các động tác thể dục cùng cô. - Tập 4 lần x 4 nhịp - Tập 4 lần x 4 nhịp - Quan sát cô tập mẫu và phân tích mẫu. - quan sát bạn tập . - Trẻ thực hiện. - Quan sát bạn tập - Quan sát cô làm mẫu . - Trẻ thực hiện . THƠ: Chú bộ đội hành quân trong mưa Mục đích- Yêu cầu : 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung của bài thơ, biết tên bài thơ , tên tác giả . - Hiểu được trên đường hành quân ra mặt trận các chú bộ đội đã vượt lên trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên như :mưa to, đêm tối . 2. Kỹ năng : - Trẻ cảm nhận được âm điệu của bài thơ, thể hiện tình cảm với các chú bộ đội , ngôn ngữ mạch lạc, ngắt giọng khi đọc thơ . 3. Thái độ : - Thông qua bài thơ trẻ biết yêu quí kính trọng các cô chú bộ đội . II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài thơ . III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. ổn định: Cho trẻ hát bài : (cháu thương chú bộ đội ). - Chúng mình vừa hát xong bài hát gì ? - Bài hát nói về ai ? - Nhiệm vụ của các chú bộ đội là gì ? * Có một bài thơ rất hay nói về các chú bộ đội muốn biết nhiệm vụ các chú làm những công việc gì thì chúng mình nghe cô đọc bài thơ nhé. 2. Cô đọc diễn cảm thơ: * Cô đọc thơ diễn cảm lần 1. + Giới thiệu tên bài thơ: Bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của nhà thơ “Vũ Thuỳ Dương”. - Giảng nội dung bài thơ: - Bài thơ nói về các chú bộ đội hành quân rất vất vả , các cú đi rất xa.”Đường ra mặt trận còn dài ,còn dài”, các chú phải đi trong mưa gió , áo ướt làm cho các chú lạnh và có khi bị ốm đau, nhiều khi các chú phải hành quân trong đêm tối, đường trơn , tất cả những khó khăng ấy . Tất cả những khó khăn ấy không làm các chú dừng bước .Các chú vẫn vượt lên ” Vẫn đi , vẫn đi, chân dồn dập bước ”. - Đọc diễn cảm làn 2 theo tranh. - Cho trẻ đọc tên bài thơ . 1-2 lần. 3 .Đàm thoại và trích dẫn : - Cô vừa đọc cho chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì ? - Bài thơ:” Chú bộ đội hành quân trong mưa ”? Của tác giả nào? - Chú bộ đội hành quân đi đâu? - Aó dù có ướt chú vẫn như thế nào ? - Đường ra mặt trận còn gì ? - Chú bộ đội hành quân khi trời đang như thế nào? * Trích dẫn “Mưa rơi , mưa rơi …chú vẫn đi tới “ =>Chú bộ đội có nhiệm vụ bảo vệ hoà bình cho đất nước .Nơi nào có giặc là chú hành quân đến , chú hành quân trong mưa giội , gió rét đêm tối . - Ngôi sao trên mũ chú bộ đội giống cái gì ? - Để soi đường cho chú làm công việc gì ? - Aó ướt chú vẫn đi chân chú như thế nào ? - Các con có yêu chú bộ đôi không ?Vì sao ? - Các con có muốn trở thành cô chú bộ đội không? - Muốn các con phải làm gì ? =>Tác giả Vũ Thuỳ Dương đã sáng tác bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” để ca ngợi tinh thần vượt khó khăn của các chú bộ đội . 4. Dạy trẻ đọc thơ: - Dạy trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức. - Dạy trẻ học thuộc thơ: Cả lớp đọc: 2-3 lần - Theo từng tổ, theo nhóm. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cá nhân đọc. * Củng cố: Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần. * Giáo dục : trẻ biết yêu quí kính trọng cô chú bộ đội 5. Kết thúc: Cho trẻ hát bài .” Làm chú bộ đội” - Cháu thương chú bộ đội ... - Nói về chú bộ đội. - Bảo vệ tổ quốc .... Nghe cô đọc diễn cảm bài thơ và giảng nội dung - Quan sát tranh. - Đọc tên bài thơ. - Chú bộ đội hành quân trong mưa - Vũ Thuỳ Dương - Ra mặt trận - Vẫn đi , vẫn đi. - Còn dài, còn dài . - Trời đang mưa Đèn nhỏ nghe cô Hành quân Chân dồn dập bước. Có ạ , vì các chú vất vả. - Chăm ngoan học giỏi . - Đọc thơ theo lớp, tổ, nhóm ,cá nhân. - Hát 1 lần . Nhận xét các hoạt động trong ngày của trẻ: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 6ngày 23 tháng12 năm2011 Tạo hình : Nặn chùm quả tặng chú bộ đội I. Mục đích- yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ biết sử dụng kỹ năng đã học để nặn chùm quả tặng chú bộ đội. 2. Kỹ năng : - Luyện các kỹ năng đã được học để nặn chùm quả. 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ biết yêu thích môn học, biết thể hiện tình cảm với chú bộ đội. II. Chuẩn bị: - Bảng con ,đất nặn ,bàn ghế. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. ổn định: - Cho trẻ đọc bài thơ: Chú giải phóng quân . - Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì ? - Bài thơ nói về ai ? Chú giải phóng quân làm nhiệm vụ gì ? - Các con có biết ngày 22 tháng 12 là ngày gì ? - Ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập quân đội hân dân việt nam , mọi người thường tặng quà cho các chú bộ đội để tỏ lòng biết ơn , các con có ý định tặng cho chú bộ đội gì nào ? 2 . Vào bài : - Hôm nay chúng mình cùng cô nặn chùm quả thật đẹp để tặng các cô chú bộ đội nhân dịp ngày 22 / 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam sắp đến các con có đồng ý? *. Cho trẻ quan sát chùm quả và nhận xét . - Trên bàn cô có gì ? Chùm quả gì ?Có màu gì ? - Qủa chưa chín có gì ? Qủa chín rồi có màu gì ? - Muốn nặn được chùm quả đẹp chúng mình cầmlàmgì trước - Nhào đất xong l

File đính kèm:

  • docgiao an mam non(1).doc
Giáo án liên quan