Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bác Hồ

I. THỂ DỤC SÁNG

 1. Mục đích yêu cầu

 - Trẻ xếp hàng nhanh nhẹn,dãn cách đều.

 - Trẻ biết tập các động tác theo lời bài hát.

 - Trẻ biết đơc tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.

 - Trẻ hứng thú trong khi tập.

2. Chuẩn bị.

 - Quần áo ,dầy dép cho trẻ gọn gàng.

 - Sân tập sạch sẽ khô ráo.

3. Tổ chức hoạt động.

a. khởi động.

 - Trẻ đi ,chạy chậm xếp theo hàng ngang.

 - Khởi động nhẹ nhàng các khớp toàn thân.

b. Trọng động.

 - Btptc: Tập theo bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

 - Động tác: Vươn thở ,tay,chân,bụng, lườn,toàn thân,điều hoà.

 - Trò chơi: Chim bay cò bay.

c. Hồi tĩnh

 - Thả lỏng người đi nhẹ nhàng về lớp .

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9942 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: bác hồ. I. Thể dục sáng 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ xếp hàng nhanh nhẹn,dãn cách đều. - Trẻ biết tập các động tác theo lời bài hát. - Trẻ biết đơc tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. - Trẻ hứng thú trong khi tập. 2. Chuẩn bị. - Quần áo ,dầy dép cho trẻ gọn gàng. - Sân tập sạch sẽ khô ráo. 3. Tổ chức hoạt động. a. khởi động. - Trẻ đi ,chạy chậm xếp theo hàng ngang. - Khởi động nhẹ nhàng các khớp toàn thân. b. Trọng động. - Btptc: Tập theo bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” - Động tác: Vươn thở ,tay,chân,bụng, lườn,toàn thân,điều hoà. - Trò chơi: Chim bay cò bay. c. Hồi tĩnh - Thả lỏng người đi nhẹ nhàng về lớp . II. Hoạt động góc 1. Dự kiến nội dung chơi. - Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ lưu niệm. - Góc xây dựng : Xây nhà sàn, vờn cây, ao cá của Bác Hồ. - Góc học tập +sách: Xem các tranh ảnh về đất nước. - Góc nghệ thuật : Vẽ ao cá bác hồ. - Góc âm nhạc: Biểu diễn những bài hát về chủ đề. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tới cây. 2. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết một số hành động phù hợp với vai đã nhận. Biết tái tạo một số công việc của ngời bán hàng . - Biết sử dụng các khối, sỏi, hoa ,cây xanh , sỏi …để xây nhà sàn, vườn hoa, ao cá. Bố cục hợp lý. - Nhận ra được một số hình ảnh về Bác Hồ. Tập kể chuyện theo tranh về Bác Hồ. - Biết cắt dán những hình hoa đơn giản để trang trí ảnh Bác Hồ. - Biết một số bài hát về chủ đề. Hát đúng giai điệu, gõ đệm đúng nhịp phách, vận động thể hiện được tình cảm vui tươi của bài hát đó . - Lau lá và tới cây một cách thành thạo. 3. Chuẩn bị : - Một số đồ dùng của nghề bán hàng , …. - Bộ lắp ghép ,các khối, sỏi, hoa ,cây xanh , sỏi ,một số con vật sống dưới nước , cá... - Tranh ảnh về Bác Hồ, các công trình lớn,... - Kéo, giấy màu, hồ dán. - Dụng cụ âm nhạc, các bài hát có nội dung về chủ đề . - Giẻ lau ,dụng cụ chăm sóc cây. 4. Tiến hành: a. Thoả thuận chơi: - Cho trẻ tự nhận vai mình thích sau đó bầu nhóm trưởng (có sự giúp đỡ của cô) thảo luận về công việc cần làm của mình: Hôm nay góc xây dựng chúng mình sẽ đóng vai các bác xây dựng để xây nhà sàn, vườn cây, ao cá của Bác Hồ. Ao cá thì có gì nhỉ? Chúng mình sẽ xây gì trước sau đó các con chia thành nhiều khu khác nhau, các con sẽ xây ao cá bằng gì? xung quanh ao cá còn có gì nữa? + Góc phân vai . Ngời bán hàng phải biết làm gì? ngời mua hàng phải hỏi mua hàng như thế nào? trả giá ra sao? b. Quá trình chơi: Cô bao quát và chơi cùng trẻ,vừa chơi cô vừa hớng dẫn trẻ làm bằng các câu hỏi như: Con đang làm gì? cách làm như thế nào? tại sao phải làm như vậy?... VD: Góc phân vai: Hỏi trẻ con thấy các cô bán hàng mời khách như thế nào? đưa hàng cho khách như thế nào? - Góc học tập : Đây là ai? Bác Hồ đang làm gì? con thử kể về nội dung bức tranh con đang xem nào... c. Nhận xét: Cô cho các bạn đi thăm quan 1 số nhóm có sản phẩm cho nhóm trưởng giới thiệu về sản phẩm của mình. Cô nhận xét các nhóm chơi và nhận xét chung. III. Hoạt động ngoài trời. Hoạt động có chủ đích: Quan sát nhà sàn, ao cá của Bác qua tranh. - Trò chơi: + Vận động: Cửa hàng quần áo. + Dân gian: Ném còn. + Chơi tự do: Nhặt lá ,sâu lá cây, chơi với đu quay ,cầu trượt. 1. Mục đích yêu cầu: - Phát triển khả năng quan sát nhận biết và ghi nhớ có chủ định. - Chơi tự do một cách thoải mái vui tươi rèn kỹ năng phản xạ nhanh với tín hiệu ,phát triển ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị: - Quần áo dầy dép cho trẻ gọn gàng . 3 Tiến hành: a. Quan sát nhà sàn, ao cá của Bác - Cô cho trẻ ngồi xung quanh và cho trẻ xem tranh có cảnh nhà sàn, ao cá của Bác Hồ - Cho trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình. - Cô nói cho trẻ hiểu nhà sàn là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, qua đó cho trẻ thấy sựu giản dị trong cuộc sống của Bác. b. Trò chơi vận động: cửa hàng quần áo. a. Mục đích. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. b. Chuẩn bị: - Búp bê, quần áo búp bê các loại ( áo bông, áo khoác, áo sơ mi dài tay, ngắn tay, quần cộc, quần dài, váy mũ len khăn len...) - Bàn để bày quần áo, những tờ giấy nhỏ giả làm tiền. c. Cách chơi: - Cho một nhóm trẻ đóng vai gia đình búp bê. Trẻ đóng vai búp bê mẹ đi mua quần áo cho các ( Thành viên của gia đình). Trẻ tới cửa hàng để mua quần áo phải nói đúng tên thứ quần áo mình cần mua. Ví dụ: “ Bác bán cho tôi cái mũ lên màu đỏ, cái áo dạ màu trắng. “ Người bán chỉ được bán hàng khi người mua mô tả được đồ dùng mùnh cần mua, Người mua trả tiền, người bán nhận tiền và nói cảm ơn./. -Trò chơi dân gian : Ném còn. A. Chuẩn bị: - Một cột bằng tre cao 150 cm, ở trên đỉnh cột buộc 1 vòng tròn có đường kính 30 - 40cm. 6 quả còn làm bằng vải. B. Cách chơi: - Trẻ chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 200 - 250 cm. Lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở trên cột ( mỗi lần ném 3 quả). Ai ném được nhiều quả lọt vào vòng tròn là thắng cuộc. c. Chơi tự do: Trẻ chơi ở ngoài sân quan sát thời tiết, nhặt lá rụng,... IV- Hoạt động chiều: - Vệ sinh cá nhân trẻ - Ôn bài buổi sáng. - Trò chuỵện về Bác Hồ, quê hương, đất nước,. - Hát các bài về chủ đề - Đọc các bài đồng dao, ca dao. - Chơi tự chọn ở các góc. - Hoạt động tự chọn. - Tổ chức chung vui cuối tuần. - Tuyên dương, phát phiếu bé ngoan vào ngày cuối tuần. - Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trong ngày. V. Hoạt động học; Thứ 2 ngày 18 / 04 / 2011. Môn học: Văn học. Đề tài: Thơ.bác hồ của em. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức. - Trẻ cảm nhận và thể hiện được sắc thái trang trọng của bai thơ. - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết ngắt giọng khi đọc thơ. - Trẻ đọc thuộc bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu kính Bác Hồ. - Thông qua nội dung bài thơ trẻ biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về Bác Hồ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô. 1. Hoạt động 1. * ổn định tổ chức. - Cho trẻ hát bài “ Nhớ ơn Bác” 2 lần. - Các con vừa hát xong bài gì? - Bác Hồ là ai? + Bác Hồ là vị chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Bác là lãnh tụ của cả đất nước việt nam ta.. 2. Hoạt động 2. * Vào bài: - Hôm nay chúng mình cùng học bài thơ “ Bác Hồ của em” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. + Cô đọc lần 1 diễn cảm, chậm rái thể hiện tình cảm với Bác Hồ kính yêu. - Cho trẻ đọc tên bài thơ 2 - 3 lần. - Giảng nội dung: Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước Việt Nam ta, khi Bác còn sống Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên và nhi đồng, Vào dịp tết trung thu, tết thiếu nhi, Bác thường gửi thư gửi quà cho các cháu, mọi người rất yêu kình bác Hồ và có rất nhiều bài thơ bài hát câu chuyện ca ngợi về Bác Hồ đó. + Cô đọc lần 2 kết hợp theo tranh minh hoạ. * Đàm thoại và trích dẫn. - Cô vừa đọc xong bài thơ gì? - Bác Hồ là người như thế nào? - Khi các con sinh ra Bác Hồ còn sống không? ( Trích dẫn từ câu đầu đến câu ... Chỉ còn bài thơ). - Các con thấy bác Hồ là người như thế nào? - Bác Hồ có yêu mến các cháu nhi đồng không? - Các con có yêu kính Bác Hồ không? ( Trích dẫn từ câu Mà em vẫn thấy....đến hết bài). * Dạy trẻ đọc thơ: - Cho cả lớp đọc 2 - 3 lần. - Từng tổ đọc thơ. - Cá nhân đọc. - Nhóm đọc. - Cả lớp đọc lại 1 lần. 3.Hoạt động 3. * Củng cố - giáo dục. - Hôm nay chúng ta học bài thơ gì? - Chúng mình phải luôn yêu kính Bác Hồ vì Bác rất yêu thương mọi người. Các con phải nhớ lời bác dặn là phải ngoan, lễ phép với người lớn và chăm chỉ học bài ... * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động của trẻ. - Cả lớp hát 2 lần. - Nhớ ơn Bác. - Trẻ trả lời tự do. - Lắng nghe cô đọc. - Cả lớp đọc tên bài thơ. - Lắng nghe cô giảng nội dung. - Lắng nghe cô đọc và xem tranh minh hoạ. - Bác Hồ của em. - Là lãnh tụ của nước Việt Nam. - Bác không còn sống. - Bác sao rất gần. - Có ạ. - Có ạ. - Cả lớp đọc thơ. - Đọc theo nhiều hình thức. - Bác Hồ của em. - Lắng nghe . hoạt động vui chơi theo chủ đề đã chuẩn bị. Đánh giá trẻ cuối ngày: ......................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 19 / 04 / 2011. Môn học: KPKH. MTXQ. Đề tài: : bác hồ và các cháu thiếu nhi. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức. - Cho trẻ biết lăng bác Hồ ở Quảng trường ba đình, Thủ đô Hà Nội. 2. Kỹ năng. - Trẻ thấy được tình cảm của Bác Hồ đối với trẻ và đối với mọi người. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ và biết về ngày sinh nhật Bác Hồ 19 / 5. II.Chuẩn bị: - Các tranh ảnh về bác Hồ và các cháu thiếu nhi với mọi người ( Bộ đội, nhân công, công nhân, đồng bào dân tộc ít người). - Trang trí ảnh bác hồ treo ở lớp và tạo không khí chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật Bác. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô. 1.Hoạt động 1. * ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “ Nhớ ơn Bác” 1 - 2 lần. - Các con vừa hát xong bài gì? - Bài hát nói về ai? 2.Hoạt động 2. * Vào bài: Cho trẻ quan sát tranh. - Bức ảnh này là của ai? + Đúng rồi, đây là bức ảnh chân dung của bác Hồ đấy, ở nhà, ở lớp ở trong các hội trường ở dâu cũng treo ảnh bác Hồ đấy. * Lần lượt cho trẻ xem ảnh Bác Hồ. - Bác Hồ đang làm gì đây? + Đúng rồi Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu nhỏ trong dịp tết trung thu, tết 1 - 6 và các ngày lễ khác nữa và ai ngoan, học giỏi sẽ được Bác Hồ thưởng cho rất nhiều kẹo. - Bác còn xúc cơm cho các em bé nữa và bác Hồ ôm hôn các em bé . + Các con thấy Bác Hồ như thế nào? - Các con ạ Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước Việt Nam ta, khi còn sống tuy Bác còn bận rất nhiều việc nhưng bác luôn chăm lo cho các cháu, luôn yêu quí các cháu. * Cô lần lượt chỉ vào các tranh còn lại: ( Bác Hồ đến thăm các chú bộ đội, Bác Hồ nói chuyện với các cô chú công nhân, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập). + Khi còn sống Bác Hồ không chỉ chăm lo cho các cháu thương yêu các cháu mà con luôn luôn quan tâm đến tất cả mọi người được ấm no được học hành. Giờ đây Bác Hồ không còn nữa ai ai cũng rất thương tiếc Bác Hồ và rất nhớ công ơn của Bác Hồ. - Các con biết lăng Bác Hồ ở đâu không? + Lăng Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội hàng ngày có rất nhiều người vào lăng viếng Bác đấy. ( Cho trẻ xem tranh Lăng Bác Hồ). 3. Hoạt động 3. * Củng cố - giáo dục. - Giờ học hôm nay chúng mình nói chuyện về ai? - Chúng mình luôn tưởng nhớ đến Bác Hồ và luôn yêu kính Bác Hồ vì Bác Hồ đã khai sinh ra nước Việt Nam và Bác Hồ là vị chủ tịch nước Việt Nam là lãnh tụ của đất nước Việt Nam ta vì thế có rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác nhiều bài hát , bài thơ ca ngợi về Bác Hồ đấy. Chúng mình cùng hát bài “ Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” nhé hát 2 lần. - Các con luôn giúp đỡ lẫn nhau như lời của Bác Hồ đã dặn nhé. ( Cô đọc cho trẻ nghe Năm điều Bác Hồ dạy: Yêu tổ quốc.......). * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động của trẻ. - Cả lớp hát. - Nhớ ơn Bác . - Nói về Bác Hồ ạ. - ảnh Bác Hồ - Quan sát tranh. - Chia kẹo cho các cháu, - Làm rất nhiều việc. - Quan sát các tranh còn lại. - Trẻ trả lời. - Lắng nghe và quan sát tranh. - Nói về Bác Hồ. - Lắng nghe. - Cả lớp cùng cô hát. - Nghe cô đọc năm điều Bác Hồ dạy. hoạt động ngoài trời: trò chơi “ cửa hàng quần áo”. Tiết 2: Môn học: Âm nhạc. Đề tài: Dạy hát: em mơ gặp bác hồ. Nghe hát bài: Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn chúng em nhi đồng. Trò chơi: Giọng hát to giọng hát nhỏ. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài hát và nhận biết được tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi và các cháu đối với Bác Hồ. - Trẻ nắm cách chơi, luật chơi trò chơi. - Trẻ nhận ra giai điệu bài hát nghe. 2. Kĩ năng: - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát, bước đầu biết thể hiện tình cảm của bài hát. - Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phản ứng linh hoạt với âm nhạc. - Trẻ chăm chú nghe, nhận ra giai điệu của bài hát, biết hưởng ứng âm nạhc cùng cô. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu và kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Bài hát “ Em mơ gặp Bác Hồ”. “ Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn chúng em nhi đồng”. - Các động tác múa. - Trò chơi: Giọng hát to giọng hát nhỏ. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô. 1. Hoạt động 1. * ổn định tổ chức. - Cho trẻ xem tranh “ Bác Hồ đang múa hát cùng các cháu thiếu niên nhi đồng”. + Đây là ai? + Bác Hồ đang làm gì? + Các bạn nhỏ có yêu quí Bác Hồ không? = Cô biết một bài hát nói về bạn nhỏ rất yêu quí Bác Hồ và đêm ngủ cúng nằm mơ thấy Bác Hồ đấy, cả lớp cùng nghe cô hát trước nhé. 2. Hoạt động 2. a. Vào bài: - Cô hát mẫu lần 1. thể hiện sự âu yếm của em bé với Bác Hồ. + Đó là bài hát “ Em mơ gặp Bác Hồ” do nhạc sĩ Bảo Trọng sáng tác đấy. - Cho trẻ đọc tên bài hát, tên tác giả. + Nội dung: Bạn nhỏ rất nhớ Bác Hồ và nằm mơ thấy được vui, múa, hát bên Bác Hồ và được Bác Hồ khen là bé ngoan đấy. - Cô hát lần 2.kết hợp điệu bộ minh hoạ các động tác múa. b. Dạy trẻ hát: - Cô đánh nhịp và cho trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần. - Từng tổ hát. - Từng nhóm hát. - Cá nhân hát. - Cả lớp cùng hát và múa cùng cô 2 - 3 lần. = Cô thấy các con biết hát và múa rất đẹp rồi cô thưởng cho một baì hát nhé. 3. Hoạt động 3. * Nghe hát: - Cô hát cho trẻ nghe bài: “ Ai yêu BH chí minh hơn chúng em nhi đồng”. + Cô hát lần 1. + Giảng nội dung bài hát: Các cháu thiếu niên nhi đồng rất yêu BH chí minh và BH cũng rất yêu mến các cháu. Bác bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn dành thời gian vui múa hát với các cháu. Bác không còn nữa nhưng các cháu vẫn luôn kính yêu BH chí minh trọn một đời. + Cô hát lần 2, 3 ( Có thể cho trẻ hát cùng cô). 4. Hoạt động 4: - Trò chơi: “ Giọng hát to, giọng hát nhỏ”. - Cách chơi: Khi cô giơ tay lên cao thì trẻ hát to đều, khi cô hạ tay xuống thấp thì trẻ hát nhỏ trong mồm. ( hát bất kì bài nào theo chủ đề). - Luật chơi: Bạn nào hát không đúng theo cách giơ tay của cô sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng. + Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. 5. Hoạt động 5. * Củng cố - giáo dục. - Hôm nay chúng mình học hát bài gì? - Nghe hát bài gì? + Qua bài hát này chúng mình phải học giỏi mới xứng đáng là cháu ngoan BH và luôn kính yêu BH vì BH là vị lãnh tụ, là chủ tịch của nước Việt Nam. chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương của BH. * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động của trẻ. - Trò chuyện về bức tranh cùng cô. - Trẻ trả lời. - Lắng nghe cô hát. - Đọc tên bài hát tên tác giả. - Cả lớp hát cùng cô. hát theo nhiều hình thức. - Đứng thành vòng tròn trong lớp múa cùng cô. - Lắng nghe cô hát. - Có thể hát cùng cô. - Chơi trò chơi phản ứng nhanh, linh hoạt. - Chơi 3 - 4 lần. - Em mơ gặp Bác Hồ. - Ai yêu BH chí minh... hoạt động góc theo chủ đề đã chuẩn bị. Đánh giá trẻ cuối ngày: ......................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 4 ngày 20 / 04 / 2011. Môn học: Thể dục. Đề tài: : bật sâu 20 - 25 cm. chuyền bóng. I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết chụm chân bật sâu và chạm đất bằng mũi chân. - Phát triển thể lực. * Kỹ năng: - Bước đầu trẻ biết nhún và dùng sức của đôi chân bậtẵuống sâu, tiếp đất bằng 2 chân nhẹ nhàng. - Rèn tính mạnh dạn cho trẻ khi tập. * Thái độ: - Trẻ có ý thức tập theo tập thể, hứng thú thực hiện theo yêu cầu của cô. - Chơi đúng luật. II. Chuẩn bị: - Sân tập rộng bằng phẳng. - Ghế cao 20 - 25 cm. ( 2 - 4 cái). - Bóng nhỏ cao su 3 - 4 cái. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô. 1. Hoạt động 1. * Khởi động: - Cho trẻ vận động chạy chậm vỗ tay theo nhịp nhạc của bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”. hết bài chuyển đi bằng gót chân 2 m, đi thờng 2 m, đi mũi chân 2 m, đi thường 3 m tàu chạy chậm vào ga. 2.Hoạt động 2. * Trọng động: a. Bài tập phát triển chung. - Động tác tay: “Giấu tay”. đa 2 tay ra sau lng “ Tay đâu” đa 2 tay ra phía trớc lòng bàn tay ngửa và nói “ Tay đây”. Làm 3 - 4 lần. - Động tác chân: “ Cây cao”. Đứng thẳng dậy , “ Cỏ thấp” ngồi xổm tay thả xuôi. ( 6 - 8 lần). - Động tác lờn: “ Gió thổi cây nghiêng” Đứng đa 2 tay lên cao nghiêng ngời sang phải sang trái 4 lần. - Động tác bật: Bật tại chỗ, nhún nhảy bật bằng 2 chân, khi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân. Bật 4 b. Vận động cơ bản: Bật sâu 20 - 25 cm.. * Cô làm mẫu. - Lần 1: Không giải thích. - Lần 2 Vừa làm vừa giải thích động tác. + Chuẩn bị: Cô đứng trên ghế 2 chân chụm , 2 tay chống hông, mắt nhìn xuống đất. + Nhún đồng thời 2 chân, Bật sâu xuống đất chân chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi chân. - Cô làm mẫu lần 3. * Trẻ thực hiện. - Cô động viên khuyến khích trẻ bật. - Khen trẻ kịp thời. - Cô sửa sai cho trẻ. + Các con vừa tâp thể dục với bài gì? 3. Hoạt động 3. * Trò chơi: + Bây giờ cô cho các con chơi trò chơi vận động “ Chuyền bóng” nhé. - Cô nói cách chơi: Mỗi đội có 1 trẻ cầm bóng đứng đầu hàng. - Khi cô hô bắt đầu thì trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay chuyền bóng cho bạn bên cạnh cứ nh vậy hết hàng. Lúc đầu chuyền sang tay phải, sau chuyền sang tay trái, làm theo hiệu lệnh của cô. - Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài 1 lần chơi. - Trẻ thực hiện: Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 4. Hoạt động 4. *. Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1phút. - Giáo dục - củng cố. * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động của trẻ. - Đi theo cô vừa hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” - Tập các động tác theo cô, - Quan sát cô làm mẫu. - Cả lớp lần lượt thực hiện. - Bật sâu 20 - 25 cm. - Lắng nghe cô phổ biến cách chơi. - Chơi có hứng thú. hoạt động ngoài trời: “ ném còn”. Tiết 2: Môn học: Làm quen với toán. Đề tài: tương ứng 1 - 1. I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết cách ghép đôi tương ứng 1 - 1 từng đối tượng của 2 nhóm đồ vật. * Kỹ năng: - Biết cách ghép vật này với vật kia và biết cách so sánh ít nhiều bằng nhau. - Biết nhận xét so sánh thêm bớt để bằng nhau. * Thái độ. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Cô và mỗi trẻ 3 hình tam giác, 3 hình vuông, - 1 hình mẫu ngôi nhà xếp bằng hình vuông và hình tam giác. ( Thân nhà là hình vuông mái nhà là hình tam giác). III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô. 1. Hoạt động 1. * ổn định tổ chức. - Cho trẻ hát bài “ Yêu Hà Nội” 1 - 2 lần. - Con vừa hát xong bài gì? + Đúng rồi, ở Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, vì thế khi các con đi xe các con nhớ ngồi đẹp và đi đúng luật, đi theo đèn báo hiệu của đèn hiệu giao thông nhé,... 2. Hoạt động 2. * Vào bài: a. Phần 1. Ôn luyện hình vuông và hình tam giác. - Cô phát rổ cho trẻ có hình vuông và hình tam giác. Trong rổ có hình gì? - Khi cô nói hình nào thì trẻ giơ hình đó lên và gọi tên hình đó nhé. + Cô nói “ Hình vuông”, “ hình tam giác” 2 - 3 lần. b. Phần 2: Dạy trẻ ghép đôi các đối tượng. - Cô làm mẫu, xếp hình vuông, hình tam giác để làm nhà tưởng niệm Bác Hồ nhé. - Cho trẻ thực hiện. - sửa sai và động viên trẻ xếp ngay ngắn. - Xếp hình vuông trước rồi đến hình tam giác. - Cô cùng làm với trẻ. c. Phần 3: Luyện kỹ năng ghép đôi. - Cho trẻ chơi trò chơi “ Thỏ tìm chuồng” với luật chơi mỗi chú thỏ tìm 1 chuồng để vào. - Cho trẻ chơi 1 - 3 lần. 3. Hoạt động 3. * Củng cố - giáo dục. - Hôm nay chúng ta học ghép như thế nào? - Qua bài học này các con về nhà khi cho mèo ăn chó ăn các con phải chia đều cho cả con mèo và con chó nhé và nhất là khi chia bát đũa cho bố mẹ ăn cơm thì chia mỗi bát 1 đôi đũa nhé... * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động của trẻ. - Cả lớp hát 2 lần. - Bài Yêu Hà Nội. - Nhận rổ đồ dùng. - Có hình tam giác và hình vuông. - Giơ hình và gọi tên hình theo yêu cầu của cô. - Xem cô làm mẫu. - Cả lớp cùng xếp ngôi nhà tưởng niệm nhé. - Chơi trò chơi 2 - 3 lần. - Xếp tương ứng 1 - 1 . hoạt động góc theo chủ đề đã chuẩn bị. Đánh giá trẻ cuối ngày: ....................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 5 ngày 21 / 04 / 2011. Môn học: Tạo hình. Đề tài: vẽ theo ý thích. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thể hiện theo ý thích của mình. 2. Kĩ năng: - Trẻ biết bố cục bức tranh cân đối. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quê hương làng xóm. - Trẻ biết giữ gìn và yêu quí sản phẩm của mình tạo ra. II. Chuẩn bị: - Bút, vở đủ cho trẻ. - Tranh vẽ làng quê. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô. 1. Hoạt động 1. * ổn định tổ chức: - Cô cùng trẻ hát bài “ Quê hương tươi đẹp” 1 - 2 lần. - Trò chuyện về bài hát. 2. Hoạt động 2. a. Vào bài: - Cho trẻ xem tranh “ Làng quê” . - Tranh vẽ gì? - Trong tranh có những gì nhiều? + Cho trẻ đọc từ Làng quê 2 - 3 lần. - ở trong ao nước có những con vật gì? - ở xung quanh ngôi nhà có những gì? + Đúng rồi, bức tranh này vẽ cảnh làng quê đấy ở làng quê có nhà, có con đường nhỏ, có ao cá, giếng nước, có cây xanh,.... * Vậy hôm nay chúng mình cùng vẽ theo ý thích. Các con muốn gì thì vẽ theo ý thích của các con nhé. b. Tham khảo ý định. - Con muốn vẽ gì? - Ngôi nhà vẽ như thế nào? - Cạnh nhà có gì? - Con đường vẽ thế nào? * Cô tóm tắt và nêu cách vẽ. - Ngôi nhà được vẽ bằng nhiều hình chữ nhật, hình vuông, ...cạnh nhà còn có bể nước, có cây xanh, có con đường nhỏ dẫn vào nhà... c. Cho trẻ thực hiện. - Cô động viên khuyến khích trẻ vẽ. - Giúp trẻ tạo thành bức tranh đẹp. d. Nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ tự nhận xét bài lẫn nhau, cô gợi ý. - Cô nhận xét - thu bài: 3. Hoạt động 3. * Củng cố - giáo dục. - Giờ tạo hình hôm nay các con được vẽ gì? - Qua giờ học này các con phải biết giữ gìn vệ sinh nhà, lớp học, .... và cá nhân cho sạch sẽ vì bây giờ là mùa hè rồi, nên khi dùng nước các con cũng phải biết tiết điện, nước,..... * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động của trẻ. - Cả lớp hát cùng cô. - Trò chuyện cùng cô. - Xem tranh và trò chuyện về bức tranh. - Đọc từ Làng quê. - Trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ trả lời tự do. - Cả lớp thực hiện. - Nhận xét bài lẫn nhau. - Trẻ trả lời. hoạt động vui chơi theo chủ đề đã chuẩn bị. Đánh giá trẻ cuối ngày: .......................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 6 ngày 22 / 04 / 2011. Môn học: Âm nhạc. Đề tài: Dạy vận động: em mơ gặp bác hồ. Bài hát kết hợp: Nhớ ơn Bác. Hoà bình cho bé. Nghe hát bài: Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn chúng em nhi đồng. Trò chơi: Giọng hát to giọng hát nhỏ. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài hát và nhận biết được tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi và các cháu đối với Bác Hồ. - Trẻ nắm cách chơi, luật chơi trò chơi. - Trẻ nhận ra giai điệu bài hát nghe. 2. Kĩ năng: - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát, bước đầu biết thể hiện tình cảm của bài hát. - Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phản ứng linh hoạt với âm nhạc. - Trẻ chăm chú nghe, nhận ra giai điệu của bài hát, biết hưởng ứng âm nhạc cùng cô. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu và kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Bài hát “ Em mơ gặp Bác Hồ”. “ Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn chúng em nhi đồng”. - Các động tác múa. - Bài Nhớ ơn Bác. Hoà bình cho bé. - Trò chơi: Giọng hát to giọng hát nhỏ. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô. 1. Hoạt động 1. * ổn định tổ chức. - Cho trẻ xem tranh “ Bác Hồ đang múa hát cùng các cháu thiếu niên nhi đồng”. + Đây là ai? + Bác Hồ đang làm gì? + Các bạn nhỏ có yêu quí Bác Hồ không? = Cô biết một bài hát nói về bạn nhỏ rất yêu quí Bác Hồ và đêm ngủ cúng nằm mơ thấy Bác Hồ đấy, cả lớp cùng nghe cô hát và múa nhé. 2. Hoạt động 2. a. Vào bài: - Cô múa mẫu 1 - 2 lần. - Cô cho trẻ hát kết hợp múa cùng cô 2 - 3 lần. - Từng tổ hát kết hợp múa. - T

File đính kèm:

  • docgiao an 4 tuoi(3).doc