I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, trèo, chạy, ném
- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật
- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khoẻ con người.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh ản, vận động) của các con vật.
- Có một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật sống gần gũi.
- Biết đếm số con vật, so sánh to- nhỏ; xác định vị trí.
- Phân biệt màu sắc các loại chim, sắp xếp chim từ nhỏ đến to.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật (thời gian thực hiện: 6 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đóng chủ đề: “ thế giới thực vật”.
- Cho trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh”.
- Hỏi bài hát nói về gì?
- Các con vừa học chủ đề gì?
- Trong chủ đề con thích nhất chủ đề nhánh nào?
- Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề : “ Thế giới thực vật”.
- Con có thể hiện điều đó qua các tiết mục văn nghệ... về chủ đề không?
- Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề “Thế giới thực vật ”.
- Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới.
II. chuẩn bị cho chủ đề mới: “thế giới động vật”.
- Bài hát : “Thương con mèo” , “ Gà Trống,Mèo con và Cún con”, “ Một con vịt,
“ Ngày vui 8/3”, “ Dán hoa tặng mẹ”, “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ”, “ Chú voi con ở Bản Đôn’, “ Cá vàng bơi’. “ Chị ong nâu và em bé”; “ Cái bống”;
“ Hoa thơm bướm lượn”; “ Con chim non”; “ Chim chích bông”; “ Chim bay”...
- Truyện : “ Chú chim sâu”, “ Khỉ mũi dài”, “ Ngựa đỏ và lạc đà”, “ Tiếng hát của vẹt”.
- Thơ: “ Mèo con”, “ Gà mẹ đếm con’, “ Đàn gà con”, “ Bó hao tặng cô”, “Kể cho bé nghe”, “ Chim chích bông,”,
- Các tranh ảnh về Thế Giới Động Vật và ngày 8/3.
- Các nguyên vật liệu: Vỏ hộp,tranh,ảnh hoạ báo,lá cây,xốp,bìa cát tông,rơm,rạ,hột,hạt...
III. Tổ chức thực hiện.
1. Mở chủ đề : “ thế giới động vật”
- Cho trẻ hát: “Gà Trống,Mèo con và Cún con”
- Bài hát nói về điều gì?
- Các con nhìn xem hôm nay lớp mình có gì mới?( Tranh,ảnh về Thế giới Động vật - Ngày 8/3).
- Các con thấy có những hình ảnh gì?
- Nhà các con,bố mẹ nuôi những con vật gì?Con thường tặng gì cho bà,mẹ,cô giáo...nhân ngày 8/3?
- Chúng mình cùng tìm hiểu,khám phá chủ đề: “Thế giới động vật - Ngày 8/3”nhé.
2. Khám phá chủ đề:
Chủ đề: Thế giới động vật
Thời gian thực hiện: 6 tuần, từ ngày 01/ 03/ 2010 đến 09/ 04/ 2010.
I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, trèo, chạy, ném
- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật
- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khoẻ con người.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh ản, vận động) của các con vật.
- Có một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật sống gần gũi.
- Biết đếm số con vật, so sánh to- nhỏ; xác định vị trí.
- Phân biệt màu sắc các loại chim, sắp xếp chim từ nhỏ đến to.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi.
- Biết nói lên những điều trả quan sát, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn.
- Kể được chuyện về một số con vật gần gũi (qua tranh, ảnh, quan sát con vật)
- Biết xem sách, tranh, ảnh về các con vật.
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Yêu thích các con vật nuôi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của các con vật quý hiếm.
- Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình.
- Quý trọng người chăn nuôi.
- Tập cho trẻ có phẩm chất và kỹ năng sống phù hợp: Mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao (chăm sóc con vật nuôi).
- Biết ngày 8/3 là ngày QTPN ,ngày hội của bà,mẹ,cô giáo,các chị và các bạn gái.
5. Phát triển thẩm mĩ:
- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật.
- Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà qua vẽ, nặn, cắt , xé dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.
- Biết vẽ,xé dán,cắt hoa tặng bà,mẹ,cô giáo....
II. Mạng nội dung:
- Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật (cấu tạo, thức ăn, vận động)
- Sự giống nhau và khác nhau của một số con vật
- ích lợi
- Nơi sống
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài vật quý hiếm cần bảo vệ
- Tên gọi
- Một số bộ phận chính
- Màu sắc kích thước
- Các món ăn từ cá
- Thức ăn của cá
- ích lợi
- Nơi sống
- Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống
- Tên gọi
- Các bộ phận chính
- Màu sắc
- Kích thước
- Thức ăn
- ích lợi
- Nơi sống
- Cách chăm sóc, bảo vệ
Một số con vật sống trong rừng
Chim
Động vật sống dưới nước
Thế giới
động vật
Ngày hội 8/3
Một số con vật nuôi trong nhà
Côn trùng
- Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật
- ích lợi
- Sự giống nhau và khác nhau
- Cách chăm sóc, bảo vệ
- Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống
- Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật
+ Cấu tạo
+ Hình dạng
+ Màu sắc
+ Vận động
+ ích lợi (tác hại)
+ Bảo vệ hay diệt trừ
- Sự giống nhau và khác nhau giữa một số con côn trùng
- Tên gọi, ý nghĩa ngày hội
- Trang trí ngày hội, ngày lễ
- Các hoạt động của bé trong ngày hội .
III. Mạng hoạt động
* DD- SK:
- Giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
- Quan sát các món ăn được chế biến bằng thực phẩm có nguồn gốc từ động vậ.t
- Vệ sinh trong ăn uống.
- Trò chuyện về mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật, cách đề phòng và tránh.
* Vận động:
- Bò thấp chui qua cổng; ném xa bằng 1 tay; đi chạy leo chèo; bắt chước dáng đi của một số con vật; ném trung đích; trườn sấp; trèo qua ghế; nhảy qua vật cản.
- Trò chơi về đúng nhà.
- Tạo dáng.
Phát triển thể chất
- Trò chuyện những con vật mà bé yêu thích
- Trò chuyện với người chăn nuôi
- Chơi phòng khám thú y, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng thú nhồi bông.
- Trò chơi đóng vai “Trại chăn nuôi”.
- Tham quan sở thú, vườn bách thú, trại chăn nuôi.
Phát triển ngôn ngữ
* Tạo hình:
- Vẽ, nặn, cắt dán , xếp hình các con vật theo ý thích.
- Làm đồ chơi các con vật từ các nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
* Âm nhạc:
- Hát và vận động phù hợp theo nhạc các bài hát có nội dung về các con vậ.t
- Nghe các bài hát dân ca về bà, mẹ...
- Trò chơi âm nhạc.
Phát triển thẩm mĩ
- Hát bài hát về bà, mẹ...
Thế giới động vật
Phát triển TC-XH
Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học:( MTXQ)
- Trò chuyện, so sánh, phân biệt một số con vật gần gũi, ích lợi, tác hại của nó đối với đời sống con người
- Tìm hiểu, so sánh, phân loại các con vật theo môi trường sống, thức ăn, sinh sản
- Thực hành chăm sóc các con vật nuôi
- Tham quan trại chăn nuôi
* Toán:
- Đếm số con vật, so sánh thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Tập đếm số lượng con vật, số chân con vật; so sánh to nhỏ- xác định vị trí
- Đếm các con cá- tìm đúng số lượng cá trong phạm vi 4, so sánh cá to, nhỏ
- Đếm chim, sắp xếp chim to- nhỏ
- Trò chuyện, mô tả các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi
- Thảo luận kể lại những điều đã quan sát được từ con vật
- Kể về một số con vật qua tranh
- Làm trách tranh về các con vật
- Kể chuyện “Chú chim sâu” “Giọng hót chim sơn ca”; “ ...
- Đọc thơ: Mèo con; Chim chích bông,Cá ngủ ở đâu;Bó hoa tặng cô;Gà mẹ đếm con...
- Đọc thơ về bà, mẹ ...
Chủ đề: thế giới động vật (6 tuần)
Tuần 23: Chủ đề nhánh 1: Một số con vật nuôi trong gia đình
Thời gian thực hiện từ ngày 01/03/2010 đến ngày 05/03/2010.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa hai con vật theo những dấu hiẹu rõ nét.
- Biết phân biệt nhóm các con vật theo các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, nơi sống và tìm dấu hiệu chung.
- Biết mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động hoặc cách kiếm sống của chúng.
- Biết kể chuyện về các con vật.
- Phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết.
- Yêu quý con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kỹ năng, thói quan chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
2. Kế hoạch hoạt động tuần:
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện cùng trẻ về kì nghỉ Tết nguyên đán,giáo dục đưa trẻ vào nề nếp sau nghỉ Tết.
- Cho trẻ quan sát về góc nổi bật của chủ đề “Một số con vật nuôi trong gia đình”. Trò chuyện về chủ đề.
- Chơi theo ý thích.
- TD sáng:
+ Hô hấp 2 : Thổi bóng bay
+ Tay 2 : 2 tay đưa ngang lên cao
+ Chân 3 : Đứng đưa một chân ra trước
+ Bụng lườn 5 : Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90o
+ Bật nhảy 3 : Bật luân phiên chân trước chân sau.
- Điểm danh trẻ tới lớp.
Hoạt động học
Thứ 2
01/3/2010
* Vận động :
- VĐCB: “ Đi chạy đổi hướng theo vật chuẩn.Chuyền bắt bóng qua đầu”.
Thứ 3
02/3/2010
* Văn học:
- Thơ: “ Mèo con”.
Hoạt động học
Thứ 4
03/3/2010
* Khám phá khoa học:
- Quan sát, nhận xét về đặc điểm tên gọi một số con vật nuôi trong gia đình.
Thứ 5
04/3/2010
* Âm nhạc:
- Hát và VĐ bài “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Nghe hát: “Gà gáy”.
- Trò chơi : “Nghe tiếng hát tìm động vật”.
Thứ 6
05/3/2010
*Toán:
- “ Củng cố phân thành 2 nhóm theo 1 dấu hiệu”.
* Tạo hình:
- “Nặn một số con vật nuôi trong gia đình”.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát con vật nuôi ở trường .
- Trò chơi: Cáo và thỏ, Mèo và chim sẻ; Mèo đuổi chuột
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động góc
- Góc tạo hình:
+ Tô màu, xé dán các con vật nuôi.
+ Vẽ các con vật nuôi theo ý thích.
+ Gấp con mèo, con chó.
- Góc thư viện: ( sách,truyện)
+ Xem tranh về các con vật nuôi, làm sách tranh.
+ Kể chuyện các con vật nuôi.
- Góc xây dựng: Xây chuồng cho các con vật nuôi, xếp hình con vật.
- Góc phân vai:
+ Đóng người bán con vật nuôi, thức ăn cho vật nuôi.
+ Chơi nấu món ăn từ động vật, đóng vai bác sĩ thú y.
Hoạt động chiều
- Chơi vận động nhẹ : “Mèo và chim sẻ”
- Ôn bài hát “Gà trống, mèo con, cún con” ôn bài thơ ; “ Mèo con”.
- Vệ sinh,ăn chiều.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét, nêu gương cuối ngày,phát phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ...
Chủ đề: thế giới động vật (6 tuần)
Tuần 24: Chủ đề nhánh 2: Ngày hội 8/3
Thời gian thực hiện từ ngày 08/3/2010 đến ngày 12/3/2010.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày 8/3 là ngày hội của bà. mẹ, của cô, của chi và của các bạn gái.
- Biết trang trí, làm bưu thiếp, làm hoa tặng bà, mẹ, cô…
- Biết làm nhiều mọi tốt để mừng ngày hội 8/3.
- Trẻ yêu quý kính trọng và biết giúp đỡ bà, mẹ, cô..
2. Kế hoạch hoạt động tuần:
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Gợi ý trẻ tham gia các trò chơi và các hoạt động góc
- Trò chuyện với trẻ về ngày 8/3
- TD sáng:
+ Hô hấp 2: Thổi nơ bay.
+ Tay 3 : 2 tay đưa ngang gập sau gáy.
+ Chân 4 : Đứng co 1 chân.
+ Bụng 6 : Ngồi duỗi chân, 2 tay chống ra sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
+ Bật : Bật nhảy tại chỗ.
- Điểm danh trẻ tới lớp.
Hoạt động học
Thứ 2
8/3/2010
* Vận động :
- VĐCB: Đập bóng xuống sàn.Nhảy lò cò.
Thứ 3
9/3/2010
* Văn học:
- Thơ: “Bó hoa tặng cô”.
Thứ 4
10/3/2010
* Khám phá khoa học:
- Các HĐ trong ngày hội.ý nghĩa của ngày 8/3.
Hoạt động học
Thứ 5
11/3/2010
* Âm nhạc:
- Hát vận động bài : “Ngày vui mồng 8/3”.
- Nghe hát : “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”.
- Trò chơi : “Hát theo hình vẽ”.
Thứ 6
12/3/2010
* Toán: “Phân thành 3 nhóm theo một dấu hiệu”.
* Tạo hình: “Làm bưu thiếp tặng mẹ, tặng cô, tặng bà và bạn gái..”
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết, nghe tiếng động xung quanh sân trường
- Trò chuyện về tình cảm của trẻ đối với bà, mẹ, cô giáo...
- Nhặt lá rụng về chơi bán hàng.
- Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” “Đi cầu đi quán”...
- Chơi tự do .
Hoạt động góc
- Góc phân vai:
+ Chơi trò chơi mẹ con
+ Đóng vai cô giáo
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa, công viên
- Góc thư viện: Xem sách, tranh về ngày hội của bà, mẹ.. kể chuyện theo tranh.
- Góc nghệ thuật: Múa hát tặng bà, tặng mẹ, làm bưu thiếp…
- Góc thiên nhiên: Cùng cô giáo tưới cây, chăm sóc vườn hoa
Hoạt động chiều
- Hoạt động chung: Ôn các hoạt động sáng.
- Hoạt động góc : Chơi ở các góc theo chủ đề.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét, nêu gương cuối ngày, phát phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ...
Chủ đề: thế giới động vật (6 tuần)
Tuần 25: Chủ đề nhánh 3: “một số con vật sống trong rừng”
Thời gian thực hiện từ ngày 15/3 đến 19/3/2010.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên và một số đặc điểm nổi bật về cấu tạo, vận động, thức ăn của một số loài vật sống trong rừng.
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét những đặc điểm rõ nét của 2 con vật.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ các loài vật quý hiếm, chống nạn phá rừng, săn bắt thú.
2. Kế hoạch hoạt động tuần:
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cho trẻ quan sát góc nổi bật của chủ đề.
- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng.
- Thể dục sáng:
+ Hô hấp 2 : Thổi bóng bay.
+ Tay 2 : 2 tay đưa ngang lên cao.
+ Chân 3 : Đứng đưa một chân ra trước.
+ Bụng lườn 5 : Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90o
+ Bật nhảy 3 : Bật luân phiên chân trước chân sau.
- Điểm danh trẻ tới lớp.
Hoạt động học
Thứ 2
15/3/2010
* Vận động :
- VĐCB: “ Bật chụm tách chân”.
- TCVĐ: “ Phi ngựa”
Thứ 3
16/3/2010
* Văn học:
- Kể chuyện: “Giọng hát chim Sơn ca”.
Hoạt động học
Thứ 4
17/3/2010
* KPKH: ( MTXQ)
- Quan sát,trò chuyện về một số con vật sống trong rừng (nhận xét đặc điểm, cấu tạo của các con vật)
Thứ 5
18/3/2010
* Âm nhạc:
- Hát VĐ gõ đệm theo nhịp bài: “Chú voi con ở Bản Đôn”
- Nghe hát : “ Dân ca”
- Trò chơi âm nhạc : “Về đúng chuồng’.
Thứ 6
19/3/2010
* Toán:
- “Củng cố phân thành 2 nhóm theo 2 dấu hiệu”.
* Tạo hình:
- “Vẽ một số con vật sống trong rừng”.( Thỏ,Nhím,Sóc ...)
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát con vật trong rừng và nhận xét, thăm quan vườn bách thú.
- Xem xiếc thú.
- Vẽ tự do.
- Bắt chước tạo dáng một con vật sống trong rừng.
- Trò chơi : Cáo và thỏ.
Hoạt động góc
Góc xây dựng:
- Xây dựng lắp ghép vườn bách thú.
- Xếp chuồng thú quí hiếm.
Góc phân vai: Đóng kịch cáo- thỏ- gà trống “Bác Gấu đen và 2 chú thỏ”.
Góc học tập:
- Xem tranh truyện về các con vật sống trong rừng.
- Cắt hình các con vật ở sách báo, xem và kể về các con vật đó.
Góc nghệ thuật:
- In hình các con vật và tô màu.
- Vẽ, nặn, xé dán các con vật ưa thích.
Góc khoa học:( Thiên nhiên)
- Tưới cây, chăm sóc cây.
- Chơi với cát sỏi.
Hoạt động chiều
- Chơi theo nhóm, tập thể, hát, múa.
- Ôn các hoạt động của buổi sáng.
- Bé làm quen luật lệ ATGT.
- Hoạt động theo nhóm ở các góc.
- Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ.
- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ...
Chủ đề: thế giới động vật (6 tuần)
Tuần 26: Chủ đề nhánh 4: “Động vật sống dưới nước” (Cá)
Thời gian thực hiện từ ngày 22/3/2010 đến ngày 26/3/2010.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết có nhiều loại cá và cá sống ở dưới nước.
- Gọi đúng tên một số loài cá và một số bộ phận chính bên ngoài của cá.
- Biết ích lợi của cá đối với đời sống, sức khoẻ con người.
- Cách chăm sóc cá.
- Biết giữ ao, hồ, sông, biển không bị ô nhiễm để đàn cá phát triển.
2. Kế hoạch hoạt động tuần
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về bể cá của gia đình, chậu cá của lớp.
- TD sáng:
+ Hô hấp 2: Thổi nơ bay.
+ Tay 3 : 2 tay đưa ngang gập sau gáy.
+ Chân 4 : Đứng co 1 chân.
+ Bụng 6 : Ngồi duỗi chân, 2 tay chống ra sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
+ Bật : Bật nhảy tại chỗ.
- Điểm danh trẻ tới lớp.
Hoạt động học
Thứ 2
22/3/2010
* Vận động :
- VĐCB: “ Trườn theo hướng thẳng kết hợp trèo qua ghế TD”.
- TCVĐ: “ Nhảy nhanh tới đích”.
Thứ 3
23/3/2010
* Văn học:
- Thơ : “ Cá ngủ ở đâu?”.
Thứ 4
24/3/2010
* Khám phá khoa học:
- “Nhận biết một số bộ phận chính của cá, nơi sống, ích lợi, các món ăn từ cá”.
Hoạt động học
Thứ 5
25/3/2010
* Âm nhạc:
- Hát vận động bài “Cá vàng bơi”
- Nghe bài: Cái bống
- Trò chơi : Nghe âm thanh tìm con vật
Thứ 6
26/3/2010
* Toán: - “ Phân thành 3 nhóm theo 2 dấu hiệu”.
* Tạo hình:
- “ Xé dán đàn cá bơi”.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát, nhận xét bể cá (chậu cá) của trường, lớp.
- Quan sát cô nuôi chế biến món ăn từ cá.
- Nhặt lá rụng xé hình con cá.
- Vẽ tự do trên sân.
- Trò chơi: Đuổi bắt; Câu cá; Rồng rắn lên mây.
Hoạt động góc
- Góc đóng vai:
+ Đóng vai cô cấp dưỡng chế biến các món ăn từ cá.
+ Đóng vai người bán cá.
- Góc xây dựng:
+ Xây ao thả cá.
+ Xếp hình cá từ hạt, hột, que.
- Góc thư viện:
+ Xem tranh truyện về các loài cá.
+ Làm sách tranh về cá.
+ Kể chuyện theo tranh.
- Góc tạo hình:
+ In, xếp hình con cá.
+ Xé dán đàn cá bơi.
+ Nặn, vẽ con cá mà trẻ thích…
- Góc thiên nhiên:
+ Chăm sóc bể cá, cây cảnh ở góc thiên nhiên.
Hoạt động chiều
- Múa hát, đọc thơ về con cá.
- Sử dụng cuốn ATGT, thực hành về sinh trường lớp.
- Trang trí bức tranh to về một số con vật sống dưới nước cùng cô.
- Hoạt động góc: Trẻ chơi theo ý thích của trẻ.
- Nêu gương- trả trẻ.
- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ...
Chủ đề: thế giới động vật (6 tuần)
Tuần 27: Chủ đề nhánh 5: “Côn trùng”
Thời gian thực hiện từ ngày 29/3 đến 02/04/2010.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi một số loài côn trùng quen thuộc (Ong, bướm, muỗi,ruồi....)
- Nhận xét, so sánh điểm khác nhau và giống nhau rõ nét giữa 2 loại côn trùng.
- Biết ích lợi, tác hại của côn trùng đối với đời sống con người.
2. Kế hoạch hoạt động tuần:
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về các loại côn trùng.
- TD sáng:
+ Hô hấp : Còi tàu hu hu..
+ Tay : 2 tay thay nhau đưa thẳng lên cao
+ Chân : Bước 1 chân ra phía trước khuỵ gối (chân sau thẳng)
+ Bụng : Ngồi duỗi chân cúi gập người về phía trước.
+ Bật : Bật tiến về phía trước.
- Điểm danh trẻ tới lớp.
Hoạt động học
Thứ 2
29/3/2010
* Vận động:
- VĐCB: “ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”.
- TCVĐ: “ Ném bóng qua lưới”.
Thứ 3
30/3/2010
* Văn học:
- Đọc thơ: “Kể cho bé nghe”.
Thứ 4
31/3/2010
* Khám phá khoa học:
- “Một số côn trùng” ( Đặc điểm bên ngoài,ích lợi,tác hại,sự giống và khác nhau..).
Hoạt động học
Thứ 5
01/4/2010
* Âm nhạc:
- Hát và VĐ bài : “ Chị ong nâu và em bé”.
- Nghe hát : “ Hoa thơm bướm lượn”.
- Trò chơi: “ Đoán tên bạn hát”.
Thứ 6
02/4/2010
* Làm quen với toán:
- “ Xác định phía trước,phía sau,phía trên,phía dưới của bạn khác” .
* Tạo hình:
- “Vẽ một số con côn trùng”.
Hoạt động ngoài trời
- Dạo chơi quan sát ong và bướm.. Chơi tự do.
- Xem tranh ảnh về các loại côn trùng, nêu đặc điểm của chúng .
- Trò chuyện về thời tiết.Đọc đồng dao: “Con chuồn chuồn”
- Chơi vận động : Đàn ong, bắt bướm, chim bay cò bay..
- Giải câu đố về các loại côn trùng.
Hoạt động góc
- Góc đóng vai:
+ Chơi cửa hàng bán các loại con vật.
+ Bác sĩ thú y.
- Góc xây dựng:
+ Lắp ráp, ghép hình côn trùng, xếp chuồng trại chăn nuôi.
- Góc tạo hình:
+ Tô màu, cắt, xé, nặn gấp hình các con côn trùng.
- Góc học tập:
+ Xem sách tranh, làm sách về các con côn trùng, kể chuyện sáng tạo theo tranh.
+ Chơi lô tô, xếp hình, xếp số lượng côn trùng , phân loại theo 2,3 dấu hiệu.
- Góc thiên nhiên:
+ Chơi với nước, cát.
Hoạt động chiều
- Ôn các hoạt động buổi sáng.
- Chơi ở các góc theo ý thích.
- Biểu diễn văn nghệ đúng chủ đề.
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ...
Chủ đề: thế giới động vật (6 tuần)
Tuần 28: Chủ đề nhánh 6: “Chim”
Thời gian thực hiện từ ngày 05/4 đến 09/4/2010.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết nhiều loài chim, nhận biết gọi tên và phân biệt được một vài loài chim quen thuộc.
- Gọi đúng tên một số bộ phận chính của chim (lông, cánh, mỏ…)
- Biết một vài đặc điểm nổi bật (hót, mổ, bay, chuyền cành…)
- Biết ích lợi của một số loài chim (ăn côn trùng, sâu bọ, chữa bệnh cho cây, làm cảnh).
- Biết cần phải bảo vệ các loài chim, chăm sóc (cho ăn, uống nước) .
2. Kế hoạch hoạt động tuần
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động vui chơi.
- Trò chuyện,xem tranh ảnh về một số loài chim.
- TD sáng:
+ Hô hấp 2: Thổi nơ bay
+ Tay 3 : 2 tay đưa ngang gập sau gáy
+ Chân 4 : Đứng co 1 chân
+ Bụng 6 : Ngồi duỗi chân, 2 tay chống ra sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
+ Bật : Bật nhảy tại chỗ.
- Điểm danh trẻ tới lớp.
Hoạt động học
Thứ 2
05/4/2010
* Vận động :
-VĐCB: “ Chạy theo đường díc dắc; Ném xa bằng 2 tay”.
Thứ 3
06/4/2010
* Văn học:
- Thơ: “Chim chích bông”.
Thứ 4
07/4/2010
* Khám phá khoa học:
- “Quan sát,nhận xét gọi tên một số đặc điểm, cấu tạo của chim.”
Hoạt động học
Thứ 5
08/4/2010
* Âm nhạc:
- Hát múa minh hoạ bài : “ Con chim non”.
- Nghe hát bài: “ Chim bay”.
- Trò chơi: “Ai đoán giỏi”
Thứ 6
09/4/2010
* Làm quen với toán:
- “ Đếm đến 5, nhận biết số 5”.
* Tạo hình:
- “ Vẽ theo ý thích”.
Hoạt động ngoài trời
- Xem tranh kể tên các con chim và nêu đặc điểm của chúng.
- Chơi vận động: “Cò bắt ếch”.
- Đọc đồng dao: “Tu hú là chú bồ các”.
- Chơi vận động “Chim bay, cò bay”.
- Giải câu đố về các loài chim.
Hoạt động góc
- Góc đóng vai: Cửa hàng bán chim, bác sĩ thú y, gia đình
- Góc tạo hình: Tô màu, vẽ, nặn, xé dán các loài chim
- Góc nghệ thuật: Chơi nhạc cụ, nghe âm thanh, đọc ca dao, đồng dao, đóng kịch.
- Góc xây dựng: Lắp ráp chuồng trại chăn nuôi, ghép hình con chim
- Góc sách: Xem sách tranh, làm sách về các loài chim
Hoạt động chiều
- Vẽ theo ý thích, ôn các bài đã học buổi sáng.
- Chơi ở các góc theo chủ đề.
- Biểu diễn văn nghệ, đóng kịch.
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập,sức khoẻ của trẻ...
File đính kèm:
- Ke hoach Tuan CD TGDV 45 Tuoi.doc