Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật

I/ Mục đích yêu cầu:

- Cháu biết tên và biết lựa chọn đồ chơi phù hợp cho các góc. Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc.

- Kỹ năng:

 + Rèn kỹ năng giao tiếp, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp hành động chơi, khả năng sáng tạo khi cắm hoa, bày bàn tiệc.

 + Rèn kỹ năng sắp xếp, phối hợp giữa các đồ dùng đồ chơi tạo bố cục cân đối cho mô hình. Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi phối hợp cùng với bạn. Kỹ năng vận động thô: đi lại, lấy và cất dọn đồ chơi sau khi chơi. Rèn khả năng sáng tạo khi xây mô hình.

 + Rèn khả năng quan sát, tư duy khi chơi với các hình học, kidsmart. Rèn kỹ năng thao tác sử dụng chuột trên máy tính.

 + Rèn kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tạo hình: cắt, dán lá cây, nặn quả. Khả năng sáng tạo nghệ thuật.

 + Rèn kỹ năng vận động tinh: sự khéo léo của đôi tay để tạo ra được một số sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên như: xúc đất, gieo hạt, làm nón, dây chuyền, .từ lá cây. Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi với bạn.

- Giáo dục trẻ: Khi chơi các con phải biết đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, không la hét và biết giữ gìn đồ chơi. Chơi xong biết cất dọn đồ chơi gọn gàng.

II/ Chuẩn bị: Máy tính, đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho các góc chơi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé (Góc trọng tâm) - Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình - Góc học tập: Chơi ghép đôi tương ứng, đồ chơi lắp ráp từ các hình học, chơi Kidsmart (Ngôi nhà toán học của Milli) - Góc nghệ thuật: Cắt dán lá cây, nặn quả - Góc thiên nhiên: Gieo hạt, chơi với lá cây. I/ Mục đích yêu cầu: Cháu biết tên và biết lựa chọn đồ chơi phù hợp cho các góc. Cháu thể hiện được vai chơi ở các góc. Kỹ năng: + Rèn kỹ năng giao tiếp, biết chơi theo nhóm, biết phối hợp hành động chơi, khả năng sáng tạo khi cắm hoa, bày bàn tiệc. + Rèn kỹ năng sắp xếp, phối hợp giữa các đồ dùng đồ chơi tạo bố cục cân đối cho mô hình. Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi phối hợp cùng với bạn. Kỹ năng vận động thô: đi lại, lấy và cất dọn đồ chơi sau khi chơi. Rèn khả năng sáng tạo khi xây mô hình. + Rèn khả năng quan sát, tư duy khi chơi với các hình học, kidsmart. Rèn kỹ năng thao tác sử dụng chuột trên máy tính. + Rèn kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tạo hình: cắt, dán lá cây, nặn quả. Khả năng sáng tạo nghệ thuật. + Rèn kỹ năng vận động tinh: sự khéo léo của đôi tay để tạo ra được một số sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên như: xúc đất, gieo hạt, làm nón, dây chuyền,….từ lá cây. Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi với bạn. Giáo dục trẻ: Khi chơi các con phải biết đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, không la hét và biết giữ gìn đồ chơi. Chơi xong biết cất dọn đồ chơi gọn gàng. II/ Chuẩn bị: Máy tính, đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho các góc chơi. III/ Tiến hành: 1/ Ổn định và thảo luận góc chơi: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi vận động: “Gieo hạt” Cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính. Giáo dục dinh dưỡng, giáo dục bảo vệ môi trường. Hôm nay giờ hoạt động vui chơi cô sẽ tổ chức cho các con chơi với chủ đề “Thế giới thực vật”. + Bạn nào cho cô và cả lớp biết, lớp mình có những góc chơi gì? + Các con thấy góc nào hôm nay có nhiều đồ chơi? Góc xây dựng: Xây khu vườn nhà bé (Góc trọng tâm) + Với những đồ chơi này con sẽ làm gì? + Xây khu vườn thì con xây những gì? + Con thích trồng những loại cây nào trong khu vườn của mình? + Con sắp xếp trồng như thế nào cho khu vườn thêm đẹp? - Khi xây khu vườn thì các chú công nhân nhớ xây cho khéo, đẹp và bảo vệ công trình của mình nhé! Góc nghệ thuật: Cắt dán lá cây, nặn quả (góc mới) + Các con nhìn xem góc nghệ thuật có gì lạ không? - Đây là đồ chơi mới mà cô chuẩn bị cho các con ngày hôm nay. + Vậy các con có biết sử dụng giấy màu, cành cây và đất sét để làm gì không? Giáo dục trẻ ý thức khi chơi với kéo: không được cắt tóc, cắt quần áo bạn. Chơi cẩn thận. Ngoài ra còn nhiều góc chơi khác: Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình Góc học tập: Chơi ghép đôi tương ứng, đồ chơi lắp ráp từ hình học, kidsmart (Ngôi nhà toán học của Milli). Góc thiên nhiên: Gieo hạt, chơi với lá cây. Giáo dục: Khi về góc chơi các con phải như thế nào? (Biết đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, không la hét và biết giữ gìn đồ chơi. Chơi xong biết cất giữ đồ chơi gọn gàng). Bây giờ, chúng mình hãy về góc chơi và tự thỏa thuận nhé! Cô mời các con về góc chơi mà các con thích. Cô cho trẻ về nhóm, nếu trẻ chưa thỏa thuận được vai chơi, cô có thể đến giúp trẻ thỏa thuận. 2/ Quá trình chơi: - Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống (nếu có) và chú ý góc chơi chính (góc xây dựng). Giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý mở rộng nội dung cho trẻ. - Cô khen và động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt. 3/ Nhận xét giờ chơi: - Cô đến các nhóm chơi để nhận xét. - Cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi. - Cô khen động viên trẻ, gợi hỏi ý tưởng của buổi chơi. - Chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” - Cho trẻ cất đồ chơi. Kết thúc. An Linh, ngày 09 tháng 01 năm 2013.

File đính kèm:

  • docgiao an HDVC.doc