Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Nghề nghiệp (thời gian thực hiện: 5 tuần)

Củng cố các kiến thức về 4 nhóm thực phẩm cần cho cơ thể: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng. Trò chuyện về dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Tập Pha nước cam.

-Tuyên truyền với phụ huynh các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì đối với trẻ có nguy cơ mắc bệnh này

-Trò chuyện về cách giữ cơ thể ấm áp, ăn uống phù hợp, hợp vệ sinh vào mùa đông

 

doc42 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 33640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Nghề nghiệp (thời gian thực hiện: 5 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm: NGHỀ NGHIỆP Thời gian thực hiện: 5 tuần (từ ngày 26/11/2012 đến ngày 28/12/2012) MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 1.Phát triển thể chất a)Dinh dưỡng-sức khoẻ: -Trẻ phân biệt được 4 nhóm thực phẩm và biết ích lợi của chúng -Trẻ biết cần phải ăn uống hợp lý để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì -Biết bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết thay đổi, mùa đông đến b)Phát triển vận động: -Phát triển các vận động: ném trúng đích nằm ngang, chạy chậm 60-80m,, thử tài đôi chân, đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay, Bật liên tục qua 5 vòng. -Phát triển các tố chất: khéo léo, bền bỉ, khoẻ -Tích cực tham gia các VĐCB -Phát triển các cơ ngón tay 1.Phát triển thể chất a)Dinh dưỡng-sức khoẻ: -Củng cố các kiến thức về 4 nhóm thực phẩm cần cho cơ thể: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng. Trò chuyện về dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Tập Pha nước cam. -Tuyên truyền với phụ huynh các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì đối với trẻ có nguy cơ mắc bệnh này -Trò chuyện về cách giữ cơ thể ấm áp, ăn uống phù hợp, hợp vệ sinh vào mùa đông b)Phát triển vận động: -Thực hiện các vận động cơ bản: ném trúng đích nằm ngang, chạy chậm 60-80m,, thử tài đôi chân, đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay, đi bước dồn trước. -TCVĐ: Kéo co, chuyền bóng, thuyền trưởng giỏi, tạo dáng -TCDG: Ông giẳng-ông giăng, kéo cưa-lừa xẻ -Tập trẻ mang tất, cài khuy áo 2.Phát triển nhận thức a)Khám phá khoa học: -Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau, mọi người đều có thể làm cùng 1 nghề và nghề nào cũng cao quý.Mỗi nghề đều có nơi hoạt động, công cụ, sản phẩm khác nhau có liên quan với nhau -Biết ý nghĩa của ngày thành lập QĐND 22/ 12 b)làm quen với toán -So sánh chiều dài của 3 đối tượng -So sánh chiều rộng của 3 đối tượng.. -Đếm đến 4, đếm theo khả năng, thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4, biết chữ số 4, biết số thứ tự từ 1-4. 2.Phát triển nhận thức a)Khám phá khoa học: -Tìm hiểu, khám phá về 1 số nghề phổ biến trong xã hội: nghề xây dựng, nghề dạy học, nghề y, nghề bộ đội, nghề may, nghề mộc, thiết kế… -Trò chuyện về ngày lễ hội 22/12: ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam b)làm quen với toán -So sánh chiều dài của 3 đối tượng, so sánh chiều rộng của 3 đối tượng -Đếm đến 4, đếm theo khả năng, thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4, nhận biết số 4, biết số thứ tự từ 1-4 3.Phát triển ngôn ngữ -Mở rộng vốn từ về ngành nghề -Nghe hiểu nội dung thơ, truyện phù hợp với chủ điểm. thuộc và đọc diễn cảm 1 số bài thơ về chủ điểm, biết kể lại chuyện theo ngôn ngữ sáng tạo -Biết cầm sách và đọc 3.Phát triển ngôn ngữ -Trò chuyện về 1 số nghề phổ biến trong xã hội -Kể, đọc truyện: ba anh em, sự tích qủa dưa hấu -Làm quen các bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề, bé xếp nhà, làm nghề như bố, nhớ ơn -Đọc đồng dao: Ông giẳng-ông giăng, nghé ọ-nghé ơ, dích dắc –dích dắc -Rèn trẻ kỹ năng cầm bút để tô màu, vẽ. Hướng dẫn trẻ đọc sách, cầm sách, lật sách đúng cách 4.Phát triển thẩm mỹ: a)Âm nhạc: -Biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát, vận động minh hoạ các bài hát về chủ điểm -Hát thuộc, hát đúng các bài hát, biết vỗ tay theo tiết tấu chậm -Hứng thú, tích cực khi chơi các trò chơi âm nhạc b)Tạo hình: -Biết thể hiện cảm xúc thông qua các hoạt động tạo hình -Biết sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm 4.Phát triển thẩm mỹ: a)Âm nhạc: -Hát vận động minh hoạ: cháu thương chú bộ đội, cô giáo miền xuôi, bác đưa thư vui tính, cháu yêu cô chú công nhân, cháu yêu cô thợ dệt Nghe nhạc, nghe hát: cô giáo em, em đi giữa biển vàng, xe chỉ luồn kim -TCÂN: giọng hát của ai, bé làm ca sĩ, nghe âm thanh các nhạc cụ b)Tạo hình: -Làm tranh chủ điểm, làm thiệp chúc mừng, trang trí quần áo, nặn cái đĩa, cái bát, dán nhà cao tầng, vẽ nhà, làm quà tặng chú bộ đội 5.Phát triển tình cảm –xã hội -Biết tôn trọng, quan tâm chia sẻ với người lao động, với chú bộ đội -Biết yêu thích các ngày lễ hội truyền thống của 1 số nghề, yêu quí các sản phẩm của 1 số nghề -Giáo dục bảo vệ môi trường: không xả rác ra đường, 5.Phát triển tình cảm –xã hội -Chơi TC: Người bán hàng, thợ làm tóc, thiết kế thời trang, cửa hàng may đo, chú bộ đội, cô cấp dưỡng -Đi tham quan tàu của chú bộ đội hải quân - Dạy cháu giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐỀ -Tranh ảnh về các nghề: nghề xây dựng, nghề dạy học, nghề y, bộ đội, công an -Một số đồ dùng: dụng cụ lao động của thợ xây, thợ mộc -Sa bàn, các rối dẹt của câu truyện “ba anh em”, tranh ghép hình 3 nhân vật trong truyện -Bộ tranh BTLNT: pha nước cam, tranh thơ: bé làm bao nhiêu nghề -Thu nhạc về chủ điểm, nhạc về chú bộ đội, nạhc dân ca: xe chỉ luồn kim -Tranh mẫu: dán nhà 3 tầng, 4 tầng, tranh lịch về nghề xây dựng -Các lá thăm có hình: cô giáo, thợ mây, thợ xây -Tranh nhà đẹp cắt từ lịch cũ -Tranh pho to các nhóm đồ vật có số lượng 3, tranh truyện “sự tích quả dưa hấu”, một số đồ chơi về các nghề -Cây xanh (giả), các hộp quà, các quả: táo, mận, lựu, khế -Trang phục 1 số nghề: y, bộ đội, cấp dưỡng, xây dựng -Tranh pho to để trẻ nối đúng nghề -Tranh ghép hình: công an, hải quân , không quân -Hoa lá khô, giấy bìa màu làm thiệp, keo sữa, lõi giấy vệ sinh, dây kim tuyến, lá khô, các hình cắt từ tạp chí cũ -Tranh mẫu dán nhà 4 tầng KẾ HOẠCH TUẦN I Cháu yêu cô chú công nhân (Từ ngày 26/11/2012 đến ngày 01/12/2012) Hoạt động THỨ HAI 26/11 THỨ BA 27/11 THỨ TƯ 28/11 THỨ NĂM 29/11 THỨ SÁU 30/11 THỨ BẢY 01/12 Đón trẻ - Trò chuyện về nghề nghiệp của ba mẹ trẻ - Trao đổi với phụ huynh về chủ đề mới, trò chuyện tranh ảnh trẻ sưu tầm được -Quan sát và trò chuyện công việc của nghề xây dựng - Nhắc nhở trẻ mặc áo ấm, mang tất trong mùa lạnh Thể dục sang * Khởi động : Cho cháu đi kết hợp các kiểu đi, các kiểu chân, chạy các tốc độ khác nhau * Trọng động : - Hô hấp : Thổi nơ 4 lần - Động tác tay : Hai tay đưa ra trước , lên cao 4l x 4n - Động tác bụng :Tay đưa ra trước ,quay người sang 2 bên 4l x 4n - Động tác chân : Đứng đưa 1 chân ra trước, khuỵu gối 4l x 4n - Động tác bật : Bật tách, khép chân 6- 8 lần * Hồi tỉnh : Đi hít thở nhẹ nhàng Hoạt động ngoài trời * Lao động vệ sinh sân trường * Chơi: + Chuyển gạch xây nhà +Lộn cầu vồng * Chơi tự do * Quan sát công việc của bác làm vườn * Chơi : +Chuyển cây xanh +Dung dăng dung dẻ * Chơi tự do * Thi kể nhanh sản phẩm của nghề XD *Chơi: +Chuyển gạch xây nhà +Tạo dáng * Chơi tự do *Quan sát trang phục của người đi đường và đóan nghề nghiệp * Chơi: +Thi hóa trang * Chơi tự do *Cho trẻ kể ước mơ của mình * Chơi: + Nhảy qua dây +Cho thỏ ăn * Chơi tự do Chơi tự do Hoạt động học có chủ định Đi trên ghế băng đầu đội túi cát Thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề” Trò chuyện về nghề xây dựng Cát dán cái lược Dạy hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” Ôn đọc thơ Bé làm bao nhiêu nghề Hoạt động góc -Góc ph ân vai :Bán VLXD Bán hàng, quầy giải khát -Góc x ây d ựng :Xây nhà chung cư Xây nhà, xây công viên Xây trường học, -Góc học tập :Lắp ráp nhà từ các hình hình học-Chơi bảng chun-Lôtô nghề nghiệp.Nối Đ D đúng nghề- thêm bớt trong phạm vi 3, chơi đôminô- -Góc âm nhạc:Hát múa những bài hát về nghề nghiệp mà trẻ biết- -Góc tạo hình:Tô màu trang phục các nghề-Vẽ cô chú CN Vẽ hoa tặng cô chú CN-Vẽ cô chú CN-Vẽ1 sốSP nghề XD(nhà, cắt dán hàng rào-Vẽ dụng cụ LĐ nghề XD(Theo mẫu) -Góc khám phá khoa học :Khám phá âm thanh các vật liệu xây dựng Hoạt động chiều Hướng dẫn trẻ pha nước cam khám phá âm thanh phát ra từ các vật liệu xây dựng ( gỗ, sắt gạch, đá) Chơi giải câu đố,mô tả đóan ĐD của nghề XD Cho trẻ làm quen bài đồng dao: “Rềnh rềnh ràng ràng” Sinh hoạt văn nghệ. Nhận xét cuối tuần Chơi tự do Thứ 2, ngày 26 tháng 11 năm 2012 Lĩnh vực phát triển thể chất ĐI TRÊN GHẾ BĂNG ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT I.Mục đích-yêu cầu: -Trẻ biết đi trên băng ghế đầu đội túi cát, không làm rơi cát.Biết chuyền bóng qua đầu và bắt bóng -Trẻ khéo léo giữ thăng bằng trên ghế để giữ được túi cát. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động, có ý thức kỷ luật trong gìơ tập II.Chuẩn bị: -Sân tập sạch, phẳng. -Ghế băng: 2 cái. vẽ vạch chuẩn ở đầu sát 2 đầu băng ghế. -Túi cát: 25 túi. Quả dưa hấu III.Tiến hành: -Cô làm người dẫn chương trình nói: Xin nhiệt liệt chằo mừng các bạn đến chương trình”Nhà nông đua tài” đến với chương trình “Nhà Nông đua tài” ngày hôm nay gồm có các đội đến từ các nơi khác nhau: Đội 1 có tên là đội Rau Sạch Đội 2 có tên là đội Lúa vàng Các Phần thi của chương trình hôm nay dều đòi hỏi các thành viên trong đội phải có sức khoẻ, nhanh nhẹn, dẻo dai và vô cùng khéo léo. Và để đạt được như vậy mời các đội hãy cùng chúng tôi tham gia vào phần khởi động nhé! Khởi động -Cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh về đội hình 3 hàng ngang. Trọng động BTPTC: đội hình 3 hàng ngang, tập với nhạc bài “tía má em” -Tay: hai tay đưa trước lên cao -Bụng: đứng quay thân sang bên 90 -Chân: đứng đưa 1 chân ra phía trước -Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau. VĐCB: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát. -Chương trình “Nhà nông đua tài” hôm nay gồmcó 2 phần chính Phần 1 có yêu cầu: Thi xem đội nào nhanh với tên gọi là “Đi trên ghế băng đầu đội bao cát” Ở phần thi này các đội sẽ phải đi trên các cây cầu hẹp bắt qua con mương và mỗi người sẽ phải đội một túi cát hạt giống ở trên đầu mang sang đầu cầu bên kia bỏ vào rổ. Khi đi không làm rơi túi hạt giống hoặc ngã xuống cầu. Bây giờ các đội chú ý xem cách chơi: -Cô làm mẫu và phân tích: Cô dứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh, cô cầm túi hạt giống đặt cân đối ở trên đầu, 2 tay chống hông, bước lần lượt từng chân lên cầu, đi sang đầu cầu bên kia. Khi hết cầu thì bước lần lượt từng chân xuống và cầm bao ạht giống bỏ vào rổ. Lưu ý: khi đi trên cầu phải đi thẳng người, đầu thẳng không làm rơi túi hạt giống. -Mời trẻ lên làm mẫu -Và bây giờ sẽ là các thành viên các đội lần lượt lên thi đua +Mỗi lần 4 trẻ lên tập cho đến hết. Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai kịp thời cho trẻ. +Cho trẻ thi đua. +Mời 2 trẻ lên tập lại, và cho trẻ nhắc lại kỹ thuật vận động. Nhờ có các đội vận chuyển giúp hạt giống đến cho các nhà nông mà các nhà nông đã kịp thời có đủ hạt giống để chuẩn bị vào vụ mới. *TCVĐ: “Chuyền bóng qua đầu” Phần 2 thi xem đội nào khéo léo hơn với tên gọi “Chuyền bóng qua đầu” Trên tay tôi là 1 quả dưa do các bác nông dân đã vất vả gieo trồng được và hãy chuyển quả dưa này vào rổ. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, người đầu tiên nhặt quả dưa chuyền qua đầu cho bạn phía sau, người hơi ngả về phía sau. Bạn tiếp theo dùng 2 tay đỡ quả dưa và lại chuyền tiếp cho bạn tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết. Bạn cuối cùng lại đỡ quả dưa và đặt vào rổ. Luật chơi: Khi chuyền phải chuyền bằng 2 tay qua đầu, không làm rơi quả, không được dùng 1 tay để chuyền hoặc đỡ quả. Sau thời gian qui định đội nào chuyền được nhiều dưa hơn đội đó sẽ thắng. Cho trẻ chơi 2-3 lần.Cho các đội nhận xét cùng nhau . Hồi tĩnh: -Nào các đội hãy chào tạm biệt khán giả đã cổ vũ nhiệt tình cho chương trình nào. -Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu 1-2 vòng. Hoạt động chiều PHA NƯỚC CAM 1.Mục đích: - Trẻ biết Uống nước cam sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh 1 số bệnh về mùa đông và biết trình tự pha 1 ly nước cam: chuẩn bị, pha chế, vệ sinh sau khi pha chế. -Rèn kỹ năng vắt và khấy đề li nước cam - Giáo dục trẻ: vệ sinh trong ăn uống rất quan trọng việc bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể 2.Chuẩn bị: -Bộ tranh “pha nước cam” 3.Tiến hành: - Đọc đồng dao “nu na nu nống” (sáng tác về nội dung giáo dục dinh dưỡng) - Giáo dục trẻ: ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh, hợp thời tiết để bảo vệ sức khoẻ vào mùa đông - Giới thiệu bộ tranh: pha nước cam Xem tranh “pha nước cam” - Cho trẻ xem tranh, đàm thoại về các bước “pha nước cam” +Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh người pha chế. +Bước 2: pha chế *Vắt nước cam, rót vào ly *Nếm, thêm đường, rót nước theo nhu cầu *Khuấy đều +Bước 3: vệ sinh sau khi pha chế Kết thúc: Hát “em bé khoẻ-em bé ngoan” nhận xét cuối ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 3, ngày 27 tháng 11 năm 2012 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ 1.Mục đích: - Trẻ biết tên bài thơ“Bé làm bao nhiêu nghề”, tác giả: Yến Thao, hiểu nội dung bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”: Bé làm nhiều nghề trong cuộc sống và nghề nào cũng có ích” - Trẻ đọc diễn cảm: sử dụng điệu bộ minh họa cho bài thơ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý tất cả các nghề trong xã hội 2.Chuẩn bị: - Bộ tranh thơ “bé làm bao nhiêu nghề” - Máy tính, băng nhạc có thu giọng cô, trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Bảng treo tranh, tranh có dán số theo thứ tự từ 1-3, 3 lá thăm đánh số từ 1-4 bỏ vào hộp 3.Tiến hành: HĐ1: Trò chuyện về nghề nghiệp - Gợi ý để trẻ trả lời về nghề nghiệp của người thân trong gia đình trẻ - Kể về sản phẩm của mỗi nghề trong xã hội, khác nhau về hoạt động của mỗi nghề. Dẫn dắt để giới thiệu bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của nhà thơ HĐ2: Đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” - Mở cát sét cho trẻ nghe, giọng cô đọc thơ qua máy. Nhận xét giọng cô đọc như thế nào? Để đọc hay như cô, các con chú ý lặng nghe cô đọc lại lần nữa. Cô đọc diễn cảm kèm tranh minh hoạ - Đàm thoại +Tên bài thơ, tên tác giả +Kể các nghề bạn nhỏ đã chơi, đã làm trong bài thơ? +Kể về công việc của các nghề đó? - Giáo dục trẻ: dù làm nghề gì đi nữa, mỗi nghề đều có công việc khác nhau và đều có công việc khác nhau và đều đêm lại lợi ích cho cuộc sống, chúng ta phải yêu quý các nghề đã chọn - Dạy trẻ đọc thơ +Lớp, tổ, nhóm đọc thơ theo cô. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Đọc dưới nhiều hình thức: to, nhỏ, theo hiệu lệnh của cô, đọc nối tiếp từng câu +Tập trẻ đọc thơ diễn cảm, bằng cách thể hiện các điệu bộ minh hoạ bài thơ +Nghe bạn đọc qua máy để sửa sai cho mình HĐ3: Bé làm diễn viên - Chia thành các nhóm nhỏ (6-8 trẻ), lên chọn tranh theo số đã bốc thăm, về nhóm thảo luận và tuần tự lên hát, kể chuyện, đọc thơ, múa về nội dung bức tranh Hoạt động chiều: Bé khám phá âm thanh phát ra từ các vật liệu xây dựng ( gỗ, sắt gạch, đá) Nhận xét cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2011 Lĩnh vực phát triển nhận thức TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ XÂY DỰNG 1.Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên các nghề phù hợp: thợ mộc, thợ xây, gọi tên các đồ dùng lao động, sản phẩm của nghề xây dựng. Biết công việc của thợ xây và thợ mộc -Rèn kỹ năng so sánh nghề thợ mộc và thợ xây. - Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề xây dựng, có thái độ tôn trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ các sản phẩm lao động 2.Chuẩn bị: - Tranh có hình người thợ xây, thợ mộc - Tranh pho to “Nối đúng công cụ, sản phẩm với nghề” - Một số đồ chơi với nghề xây dựng: bàn xoa, bay, cuốc xẻng, búa, kiềm, bào… 3.Tiến hành: HĐ1: Trò chuyện về nghề thợ xây- thợ mộc - Cô đố trẻ: “nhà cao, phòng đẹp-Bàn, tủ thật xinh-Dựng nên công trình-Ai là người xây? (thợ mộc-thợ xây) - Cô xuất hiện tranh có hình ảnh người thợ xây, thợ mộc, trò chuyện với trẻ: +Trong tranh có gì? +Người xây nên những toà nhà cao, đẹp này gọi là gì? +Cần những vật liệu gì để xây nhà? xây nhà bằng các dụng cụ gì? +Ngoài thợ xây còn có ai cũng là người xây dựng nên nhà ở? Ai là người làm nên những bàn ghế, tủ, giường cho chúng ta sử dụng? +Thợ mộc cần những gì để tạo nên những sản phẩm trên? sử dụng như thế nào? +Các con thấy công việc của những người thợ xây dựng như thế nào? +Để tỏ long biết ơn những người thợ đã làm ra rất nhiều sản phẩm cho chúng ta, các con phải làm gì? +Ngoài thợ xây, thợ mộc còn có những người thợ nào cũng được gọi là thợ xây dựng HĐ2: So sánh 2 nghề thợ xây-thợ mộc - Cho trẻ so sánh 2 nghề trên +Khác nhau: Thợ xây - Dụng cụ làm việc: bay, sàn cát, xẻng, thước - Nguyên vật liệu làm nên sản phẩm: ximăng, gạch, cát, sỏi - Sản phẩm: nhà ở, công trình lớn, trường học, cơ quan Thợ mộc: -Bào, đục, búa, cưa, kềm -Gỗ đinh -Bàn, ghế, tủ, giường, bản +Giống nhau: Đều là thợ xây dựng, đều làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống chúng ta HĐ3: chọn công cụ sản phẩm cho các chú thợ - Cho trẻ nối đúng các công cụ, sản phẩm cần cho thợ xây, thợ mộc HĐ4: Phân nhóm dụng cụ theo nghề Chia trẻ thành 2 đội chơi: đội thợ xây-đội thợ mộc. mỗi đội sẽ chọn công cụ, vật liệu, sản phẩm đúng với nghề của đội mình Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 5, ngày 29 tháng 11 năm 2012 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ CẮT DÁN CÁI LƯỢC 1.Mục đích -Trẻ biết cái lược là dụng cụ của nghề làm tóc, cái lược gồm có phần thân lược và răng lược. -Trẻ biết cắt hình chữ nhật theo chiều dài làm thân lược, răng lược là cắt theo chiều rộng của hình chữ nhật, trẻ biết cách bôi hồ và dán răng lược sát với thân lược -Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ biết giữ gìn các dụng cụ, và yêu quý các nghề. 2.Chuẩn bị -vở tạo hình, hồ dán, giấy màu, cái lược thật, kéo, tranh mẫu của cô. 3.Tiến hành HĐ1: Cho trẻ xem hình ảnh bạn A đến tiệm uốn tóc . Các bạn nhìn xem bức tranh vẽ ai? Cô thợ gội đầu đang làm gì?Cô dùng cái gì để chải tóc? (cái lược) Hôm nay cô sẽ cho các bạn cắt dán cái lược . HĐ2:cắt dán cái lược -Vừa rồi các bạn thấy cáí lược rồi, ai có thể tả cái lược cho cô và các bạn cùng nghe. Cái lược gồm có những phần nào? (thân lược và răng lược) -Cắt cái lược ta cắt như thế nào? Cắt 1 miếng giấy màu thành hình chữ nhật để làm thân lược Cắt hình chữ nhật thành các tua đều nhau làm thành răng lược, sau đó dán vào thân lược. -Trẻ về nhòm thực hiện, cô quan sát và giúp đỡ trẻ -Trẻ làm xong đem sản phẩm lên có và các bạn nhận xét +Trong các lược này cái lược nào là đẹp nhất? Vì sao? Bạn đã cắt và dán như thế nào để đẹp như vậy? +Cô nhận xét chung Hoạt động chiều: Cho trẻ làm quen bài đồng dao: “Rềnh rềnh ràng ràng” Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 6, ngày 30 tháng 11 năm 2012 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN 1.Mục đích: -Trẻ biết tên bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, tác giả Hoàng Văn Yến, hiểu nội dung bài hát: chú công nhân xây nhà, cô công nhân dệt may áo, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân đã xây nhà cho cháu ở, và cô công nhân may áo đẹp cho mọi người mặc. -Trẻ hát đúng nhịp điệu, hát thuộc lời của bài hát, thể hiện tình cảm vui tươi của bài hát. - Giáo dục trẻ biết yêu quí các cô chú công nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội 2.Chuẩn bị: - Đàn, cát sét, băng nhạc có bài “Xe chỉ luồn kim” - Một số đồ chơi là sản phẩm, công cụ lao động của 1 số nghề 3.Tiến hành: HĐ1: Dạy vận động “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô đố trẻ về 1 số ngành nghề, trò chuyện dẫn dắt để trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô đàn trẻ hát, trẻ hát cô vỗ đệm bằng thanh gõ theo nhịp - Cô cho trẻ nhắc lại (nếu trẻ biết) cách vỗ tay theo nhịp, ngược lại phân tích cho trẻ xem - Cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, vỗ tay nhịp đầu vào từ “chú” - Gọi nhóm, cá nhân, tổ, vận động +hát, vỗ bằng các nhạc cụ: trống, xắc xô, thanh gõ. - Cho cả lớp hát lại và vận động HĐ2: Nghe nhạc- nghe hát “Xe chỉ luồn kim”-Dân ca Bắc bộ - Đất nước ta giàu đẹp, thiên nhiên hùng vĩ, mọi người cùng ra sức làm để xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn. Giới thiệu dân ca Bắc bộ “Xe chỉ luồn kim” - Cô hát+đàn (hay gõ đệm) 1 lần. Giới thiệu nội dung tính chất bài hát - Mở máy, cô múa minh hoạ 2 lần, khuyến khích trẻ vận động, thể hiện cảm xúc theo bài hát HĐ3: TCÂN: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” - Giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi. Đồ vật là các sản phẩm công cụ lao động của 1 số nghề: ống nghe, cuốc, xẻng, nhà, vở… - Tiến hành cho trẻ chơi vài lần Hoạt động chiều: Rèn thao tác, rửa tay, lau mặt Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH TUẦN 2 Bé khám phá nghề nông (Từ ngày03 /12/2012 đến ngày 08/12/2012) Hoạt động Thứ hai 03/12 Thứ ba 04/12 Thứ tư 05/12 Thứ năm 06/12 Thứ sáu 07/12 Thứ bảy 08/12 Đón trẻ -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ -Trò chuyện với trẻ về nghề nông Thể dục sáng *Khởi động: Đi tự do kết hợp đi các kiểu chân, chạy theo tốc độ khác nhau *Trọng động: -Hô hấp: thổi nơ bay -Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao -Bụng: Cúi gập người về trước -Chân: Đứng đưa 1 chân ra trước -Bật: Bật tại chỗ *Hồi tĩnh: đi hít thở và múa nhẹ nhàng Hoạt động ngoài trời Quan sát các nghề trên tường CTC:Lộn cầu vồng Bơm bóng Chơi tự do Vẽ theo ý thích CTC:Gieo hạt Cáo và thỏ Chơi tự do Tham quan vườn hoa của trường CTC:Mèo đuổi chuột Chơi tự do Lái xe trong sân trường CTC:Bơm xe Chơi tự do Đọc đồng dao ‘Dích dắc dích dắc” CTC:Bánh xe quay Ô tô về bến Chơi tự do Chơi tự do Hoạt động có chủ đích Đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay Thơ “Nhớ ơn” Trò chuyện về công việc của nghề nông Nặn các loại bánh Bác đưa thư vui tính Thơ “Nhớ ơn” Hoạt động góc Phân vai: Cửa hàng may đo, cửa hàng bách hoá, tiệm uốn tóc Xây dựng: Xây công viên Bé khéo tay: Làm tranh chủ điểm, tô màu, cắt dán các dụng cụ lao động của các nghề, làm thiệp Thư viện: xem tranh truyện, kể chuyện sáng tạo, xem album Âm nhạc: Hát múa vận động các bài hát trong chủ điểm: bác đưa thư vui tính, chú bộ đội, cháu yêu cô chú công nhân Học tập: Nối đồ dùng, sản phẩm theo nghề, đếm đúng số lượng Thiên nhiên: thợ làm vườn, chăm sóc cây Hoạt động chiều Củng cố các kiến thức về 4 nhóm thực phẩm Làm vở tạo hình Tập mang tất, cài khuy áo Làmvở bài tập toán Nêu gương cuối tuần Chơi tự do Trả trẻ Trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp Thứ 2, ngày 03 tháng 12 năm 2012 Lĩnh vực phát triển thể chất ĐI THĂNG BẰNG TRÊN GHẾ CÓ BÊ VẬT TRÊN TAY I.Mục đích-Yêu cầu -Trẻ biết cách đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay -Phối hợp khéo léo của bàn tay và bàn chân khi đi thăng bằng trên ghế. -Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ăn nhiều quả cho cơ thể khoẻ mạnh II.Chuẩn bị - 2Ghế băng, xắc xô, giỏ quả, 5 vòng, nhạc, 2 rổ to đựng quả, 25 rổ đựng các loại quả. III. Tiến hành: Khởi động: theo nhạc bài “Chuyến tàu du lịch” Chotrẻ làm đoàn tàu đi tham quan các vụ mùa thu hoạch của các bác nông dân.(kết hợp các kiểu đi và chạy khác nhau} Trọng động: BTPTC: Tập với nhạc bài “Năm chú vịt con”, tập với quả. -Hô hấp: vịt kêu -Tay: 2 tay đưa lên cao, sang hai bên(4l/4n) -Bụng: cúi gập người về trước(4l/4n) -Chân: đứng khuỵu gối (4l/4n) -Bật: bật chụm tách chân (4l/4n) VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế có bê vật trên tay Đội hình: X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X -Các bạn hãy giúp các bác nông dân thu hoạch quả và mang về sân kho hợp tác xã nhé. Muốn về được nhà, chúng mình phải đi qua một chiếc cầu đấy. Các bạn hãy chú ý cô làm mẫu nhé. -Cô làm mẫu và phân tích: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị: Cô dứng trước cầu, tay cầm giỏ quả, một chân cô đặt lên trên ghế. Khi nghe hiệu lệnh vỗ xắc xô, cô bước lên cầu đi thẳng, mắt nhìn thẳng không cúi xuống và giữ thăng bằng sao cho không bị ngã, tay cầm giỏ quả để trước nhực. Khi đã đi hết cô bước từng bước chân một xuống. Cô đi về đến nơi rồi.sau đó cầm giỏ quả đi về cuối hàng. -Cho 1 trẻ lên thực hiện, cho trẻ nhận xét và nhắc lại kỹ thuật vận động. -Cho trẻ thực hiện: mỗi lần 4 trẻ. Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai kịp thời. -Cho trẻ thi đua 2 đội, mỗi lần 6 trẻ. Sau khi trẻ thực hiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. *Trò chơi vận động “Thi hái quả” Cách chơi: Cô thu về toàn bộ quả để trên bảng. Trẻ chia thành ba đội, đứng thành hàng dọc.Bạn đứng đầu chạy lấy quả theo yêu cầu của cô, quay về lên bật qua 5 ô và chạy về đặt quả vào rổ của đội mình. Luật chơi: sau thời gian 1 bản nhạc, đội nào lấy nhanh, đúng đội đó sẽ giành chiến thắng. -Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi. kiểm tra quả và đếm số quả. Hồi tĩnh: cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động chiều: Củng cố các kiến thức về 4 nhóm thực phẩm Thứ 3, ngày 04 tháng 12 năm 2012 Lĩnh vực phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội NHỚ ƠN 1.Mục đích- yêu cầu -Trẻ biết tên bài đồng dao, thuộc bài đồng dao “nhớ ơn” và hiểu nội dung bài đồng dao; mọi người khi sử dụng sản phẩm biết ơn những người đã làm nên sản phẩm. -Mở rộng vốn từ cho trẻ, trẻ hiểu nghĩa của từ khó ‘vun gốc’, “chèo chống” -Rèn trẻ đọc thuộc bài đồng dao, đọc diễn cảm -Trẻ biết quý trọng sản phẩm một số nghề, nhớ ơn người lao động đã làm ra sản phẩm 2Chuẩn bị: 7 tranh vẽ thể hiện nội dung bài thơ -Tranh 1; Vẽ cảnh gia đình đang ăn cơm, phía xa có bác nông dân đang cày ruộng -Tranh 2; vẽ cảnh gia đình đang ăn cơm có đĩa rau muống, phía xa xó bè rau muống dưới ao, có bác nông dân ngồi trên thuyền đang hái rau muống. -Tranh 3: vẽ 1 người đang trồng cây,

File đính kèm:

  • docnghe nghiep(3).doc
Giáo án liên quan