- Cho trẻ cùng cô treo tranh, trưng bày một số đồ dùng ,đồ chơi ở các góc,về `Nước và các hiện tượng thiên nhiên, trò chuyện với trẻ.
- Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường, cho trẻ quan sát những đám mây bay, ánh mặt trời
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
+ Làm thế nào để biết trời đang có gió?
- Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô gợi ý hỏi trẻ:
+ Mưa có từ đâu?
+ Mưa có lợi và có hại gì cho con người?
+ Nước mưa chảy đi đâu?
+ Hãy kể tên những nguồn nước mà con biết?
- Cô giới thiệu chủ điểm mới: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.
- Giới thiệu các góc chơi, một số hoạt động, đồ chơi mới ở các góc chơi.
38 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 26020 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Nước và hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phoøng giaùo duïc – ñaøo taïo thaønh phoá Nha Trang
Tröôøng Maàm non Bình Kheâ
Chuû ñieåm
NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Giáo viên : Tạ Thị Quỳnh
Lớp : Mẫu giáo bé 1
Năm học : 2012 - 2013
Chủ điểm:
NƯỚC - HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 3 TUẦN
( TỪ NGÀY 17/12/2012 ĐẾN NGÀY 4/ 1/ 2013)
TUẦN I + TUẦN II: NƯỚC
( TỪ NGÀY 17/12 ĐẾN NGÀY 28/12/2012)
TUẦN III: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
( TỪ NGÀY 31/12/2012 ĐẾN NGÀY 4/1/2013)
MÔÛ CHUÛ ÑIEÅM
- Cho trẻ cùng cô treo tranh, trưng bày một số đồ dùng ,đồ chơi ở các góc,về `Nước và các hiện tượng thiên nhiên, trò chuyện với trẻ.
- Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường, cho trẻ quan sát những đám mây bay, ánh mặt trời
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
+ Làm thế nào để biết trời đang có gió?
- Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô gợi ý hỏi trẻ:
+ Mưa có từ đâu?
+ Mưa có lợi và có hại gì cho con người?
+ Nước mưa chảy đi đâu?
+ Hãy kể tên những nguồn nước mà con biết?
- Cô giới thiệu chủ điểm mới: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.
- Giới thiệu các góc chơi, một số hoạt động, đồ chơi mới ở các góc chơi.
Chuaån bò ñoà duøng hoïc lieäu
Đối với cô:
- Trang trí các góc phù hợp với chủ đề
- Truyện tranh về chủ điểm “ Nước-các hiện tượng thiên nhiên”, Album một số phong cảnh ao, hồ, sông, suối, cảnh biển… và các hình ảnh về mưa, nắng,...
- Băng nhạc có các bài hát về chủ điểm, trống lắc, xắc xô, máy catset, mũ múa, đàn...
- Poworpoi truyện : Giọt nước tí xíu
- Tranh minh họa bài thơ : Mưa, Ông mặt trời .
- Nguyên vật liệu mở: Hột hạt, dây ni lông, len, vải vụn, giấy báo, tạp chí, các loại hộp sữa, chai lọ, ống hút, xốp, vỏ ốc, sò, san hô, đá cuội...
- Vật chìm, nổi và các nguyên vật liệu khác
Đối với trẻ:
- Dặn dò trẻ sưu tầm đĩa nhạc cũ
Đối với phụ huynh:
- Hỗ trợ sách báo cũ, các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải : hột hạt, vải, hộp, lon nước và các loại truyện cũ có liên quan đến chủ điểm cho trẻ hoạt động.
CHỦ ĐIỀM
NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Thời gian thực hiện: 3 tuần
( Từ ngày 17/12/2012 Đến ngày 4/ 1/ 2013)
MỤC TIÊU
CÁC HOẠT ĐỘNG
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
1. Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Biết ích lợi của nước đối với sức khoẻ, sinh hoạt của con người
- Rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân và kỹ năng lao động tự phục vụ.
- Có thói quen sử dụng nước tiết kiệm, biết giữ gìn vệ sinh môi trường nước trong gia đình, ở trường.
- Biết một số bệnh thường gặp vào mùa nắng, mùa mưa và cách phòng tránh đơn giản.
- Biết tránh những nơi nguy hiểm
2. Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục sáng và vận động cơ bản.
- Thực hiện đúng, nhịp nhàng các động tác của bài TDS, VĐCB
- Phát triển khả năng phối hợp vận động với các giác quan
- Tham gia tích cực vào các trò chơi vận động, chơi đúng cách chơi, luật chơi.
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trẻ biết được các nguồn nước trong tự nhiên và một số tính chất của nước.
- Trẻ biết được ích lợi, tác dụng của nước đối với cây cối, động vật và đời sống của con người.
- Phân biệt được nước sạch, nước bẩn, biết sử dụng nước tiết kiệm.
-Biết được các hiện tượng thời tiết: mưa, nắng, gió , bão và ảnh hưởng của thời tiết đối với sinh hoạt của con người
- Trẻ biết được quá trình hình thành mưa
- Biết được một vài đặc điểm, tính chất của nước, đất, cát, đường muối .
- Biết được một số đặc điểm của ngày và đêm .
- Trẻ biết đếm đến 3 và nhận biết được nhóm có 3 đối tượng.
- Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét về các hiện tượng xung quanh.
- Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực khám phá các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ, kể chuyện, giải câu đố, đọc đồng dao về các hiện tượng thời tiết.
- Biết diễn đạt bằng lời những điều trẻ quan sát thấy, nhận xét, trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn,mạnh dạn trong giao tiếp
- Rèn khả năng đọc, kể diễn cảm.
- Củng cố và mở rộng vốn từ cho trẻ về các hiện tượng tự nhiên. Đặc biệt là các từ láy, tính từ
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình thông qua các sản phẩm tạo hình, qua các bài thơ, bài hát:
+ Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát
+Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát
+ Biết sử dụng các các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp
+ Biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản
+ Biết nhận xét đánh giá sản phẩm tạo hình
+Biết đặt tên cho sản phẩm của mình
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong các sự vật hiện tượng, cảnh đẹp ở xung quanh trẻ.
V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI:
- Yêu thích cảnh đẹp của thiên nhiên, mong muốn và giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
- Có một số kỹ năng bảo vệ môi trường sống như:
+Tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày
+Biết giữ gìn vệ sinh lớp, trường sạch sẽ; Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định.
- Biết yêu quí những người làm công tác bảo vệ môi trường: các cô, các bác lao công.
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
1. Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Trẻ sử dụng nước sạch để ăn uống, vệ sinh. Biết ăn chín, uống sôi.
- Trẻ dùng nước để vệ sinh, chăm sóc các bộ phận trên cơ thể và các giác quan.
- Hướng dẫn trẻ đóng mở vòi nước
- Trò chuyện về tác dụng của nước và cách sử dụng tiết kiệm nước.
- Trò chuyện về cách ăn mặc theo mùa và một số biện pháp bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời mưa, nắng.
- Trò chuyện với trẻ về những nơi nguy hiểm : Ao, hồ, giếng, bể chứa nước.
2. Phát triển vận động:
- TDS: Tập theo nhạc bài hát “Nắng sớm”
- BTPTC: Tập các động tác tay, bụng, chân, bật
- VĐCB:
+ Bò cao
+ Ném xa bằng một tay
+ Trườn sấp – đập bóng
- TCVĐ: Đi theo tiếng mưa; Cáo và thỏ .Bật qua vũng nước, Nhảy bật qua suối; Đổ nước vào chai; Thi nhảy qua rãnh nước; Sóng biển; Bóng bay; Đong nước vào xô; Trời mưa; Chèo thuyền; Ai bật xa hơn; Trời nắng, trời mưa;Lá và gió, Chìm - nổi; Nắng và mưa; lấy nước tiếp sức.
-TCDG: Rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, , dung dăng dung dẻ; Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ, Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Xỉa cá mè, Kéo co
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trò chuyện về các nguồn nước: Nước biển, nước mưa, nước ao hồ, nước giếng, nước máy. đặc điểm các trạng thái của nước.
- Quan sát các nguồn nước có trong trường
-Trải nghiệm với nước( đổ nước vào chai, ống nhựa)
- Trò chuyện với trẻ về tác dụng của nước, bảo vệ nguồn nước, cách sử dụng và tiết kiệm nước.
- Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng thời tiết( Nắng, mưa, gió,thời tiết của các mùa trong năm và cách ăn mặc phù hợp với thời tiết nắng, mưa
- Quan sát bầu trời, Quan sát thời tiết.
- Nối trang phục phù hợp với thời tiết nắng, mưa
- Trò chuyện về ích lợi và tác hại của các hiện tượng thiên nhiên
- Khám phá “ Vì sao chong chóng quay?”
- Trò chuyện về mưa
- Làm thí nghiệm vật chìm nổi
- Quan sát sự tan chảy của nước đá
- Trải nghiệm với nước( đổ nước vào chai, ống nhựa
- Trải nghiệm một số chất tan trong nước
- Quan sát đất hút nước
- Trò chuyện một số tính chất của nước.
- Khám phá ông mặt trời
- Nhận biết về buổi trong ngày,về thời tiết
- Đếm đến 3 – nhận biết nhóm có 3 đối tượng.
*TCHT: Ghép tranh, Xếp tranh , Ai nhanh hơn
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
* Đọc thơ:
+ Mưa rơi
+ Ông mặt trời.
* Kể chuyện:
+ Giọt nước tí xíu.
+ Kể chuyện theo tranh
* Giải câu đố :về các hiện tượng thiên nhiên
* Đọc đồng dao: Bà Còng
- Xem tranh truyện, album về các nguồn nước, các hiện tượng thiên nhiên
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
1. Âm nhạc:
* Hát: Nắng sớm; Cho tôi đi làm mưa, Trời nắng, trời mưa; Cháu vẽ ông mặt trời, Ếch ộp
*VĐTN: Cho tôi đi làm mưa, Nắng sớm, Mưa rơi, Cháu vẽ ông mặt trời, Mặt trời của bé .
* Nghe nhạc-nghe hát:
+ Mưa rơi.
* TCÂN:
+ Nghe giai điệu đoán tên bài hát
+ Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
+ Giai điệu âm nhạc
2. Tạo hình:
- Xé vụn giấy màu, dán len tạo các nguồn nước
- Vẽ bầu trời, vẽ mưa, vẽ sao.
- Vẽ hồ nước, biển, Vẽ nước trên sân
- Vẽ mặt trời.
- Tạo hình mặt trời, sao, mây, mặt trăng từ các nguyên vật liệu: Len, hột hạt, giấy màu, lá.
- Pha màu nước, sơn sỏi .
- Tô màu tranh về thời tiết, tranh các nguồn nước
- Làm tranh chủ điểm
- Vẽ ông mặt trời trên sân
V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM -XÃ HỘI:
- Tưới nước cho cây, lau lá
- Nhặt lá vàng trong sân trường
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh đồ dùng đồ chơi
- Xem hình ảnh về các nguồn nước, Quy trình tạo ra mưa, hiện tượng thiên nhiên
- Hướng dẫn trẻ đóng mở vòi nước
- Xem video clip “ mặt trời mọc”
*Chơi TCĐV:
+Gia đình: Bố tưới cây, Pha một số loại nước uống, mẹ nấu nước tắm rửa cho em, chế biến các loại nước ép trái cây. Đi chơi công viên nước.
+Bán hàng: Bán các loại nước giải khát, bán trái cây (cà rốt, dưa hấu, cà chua…)xay sinh tố, nước bổ dưỡng, quần áo theo mùa.
*Chơi TCXD-LG:
+ Xây công viên nước, hồ bơi, bể bơi.
+ Xây khu du lịch sinh thái
CHỦ ĐIỀM: NƯỚC –HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
TUẦN I : NƯỚC
(Từ ngày 17/12 – 21/12/2012)
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Trò chuyện sáng
- Trò chuyện một số tính chất của nước, các trạng thái của nước
- Trò chuyện với trẻ về những nơi nguy hiểm : Ao, hồ, giếng, bể chứa nước.
Thể dục sáng
1.Khởi động : Cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: đi bằng gót chân, mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”
2.Trọng động : Tập theo nhạc bài “ Nắng sớm”
- Hô hấp : Gió thổi
- Tay : Hai tay thay nhau đưa lên cao
- Bụng : Tay chống hông quay người sang hai bên
- Chân : Ngồi khuỵu gối
- Bật : Bật tại chỗ
3. Hồi tĩnh : Đi lại hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động chung
Ném xa bằng một tay
Trải nghiệm một số chất tan trong nước
Đếm đến 3 và nhận biết nhóm có 3 đối tượng
Kể chuyện: “Giọt nước tí xíu”
VĐTN:
“ Cháu vẽ ông mặt trời”
Hoạt động ngoài trời
*Tưới nước cho cây, lau lá cây.
*Chơi:
+ Thi đổ nước vào bình
+ Bịt mắt bắt dê
* Chơi tự do
* Chơi:
+ Trời nắng trời mưa
+ Kéo cưa lừa xẻ
* Chơi tự do
*Quan sát sự tan chảy của nước đá
* Chơi:
+ Bật qua vũng nước
+ Cắp cua
* Chơi tự do
Vẽ nước trên sân
* Chơi:
+ Chi chi chành chành
+ Trời nắng trời mưa
* Chơi tự do
*Quan sát bầu trời
* Chơi:
+Thi nhảy qua rãnh nước
+ Lộn cầu vồng
* Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc xây dựng :. Xây hồ bơi, bể bơi.
- Góc phân vai :
+ Bán hàng : Cửa hàng bán các loại nước giải khát, nước bổ dưỡng, nước ép trái cây…
+ Gia đình : Đi thăm khu du lịch sinh thái, Chế biến các loại nước ép, nước trái cây
*Góc thư viện :
- Đọc sách, xem tranh ảnh về các nguồn nước, nước sạch, nuớc bẩn
- Kể chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí xíu
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, đong nước, pha màu trong nước, thí nghiệm vật nổi vật chìm., các hoạt động trải nghiệm về nước. - Tưới cây, rửa lá,quan sát đất hút nước
Hoạt động chiều
Hướng dẫn trẻ lau dọn kệ đồ dùng, đồ chơi
Nối trang phục phù hợp với hiện tượng thời tiết
Đọc đồng dao: Bà Còng
Ôn đếm đến 3 và nhận biết nhóm có 3 đối tượng
-Biểu diễn văn nghệ
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
Lĩnh vực phát triển thể chất
NÉM XA BẰNG MỘT TAY
I . Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết ném xa bằng một tay .
- Trẻ biết khi ném đứng chân trước , chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa từ trước , xuống dưới ,ra sau, lên cao rồi ném mạnh về phía trước .
- Trẻ có ý thức khi tổ chức tập luyện .
II .Chuẩn bị:
Túi cát đủ cho trẻ .
III .Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động
- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân đi khác nhau, chạy nhanh, chạy chậm theo hiệu lệnh của cô.
2. Trọng động :
a. BTPTC: Tập theo bài hát “Nắng sớm”
+ Hô hấp : Thổi nơ (4l)
+ ĐT tay( hỗ trợ) : 2 tay đưa lên cao hạ xuống (4lx2n)
+ ĐT bụng : Gập người về phía trước (2lx2n).
+ ĐT chân : Ngồi xổm đứng lên (2lx2n).
+ ĐT bật : Bật tại chỗ (4l)
b. VĐCB : Ném xa bằng một tay
- Cô giới thiệu tên vận động “Ném xa bằng một tay”
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích vận động : Tư thế chuẩn bị : Cô đứng trước vạch chuẩn, đứng chân trước , chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát . Khi nghe hiệu lệnh , tay cầm túi cát đưa từ trước, xuống dưới , ra sau , lên cao rồi ném mạnh về phía trước .
- Cô hỏi trẻ :
+ Để ném xa bằng một tay được, các con phải ném như thế nào ?
- Cho trẻ thực hiện :
+ Cô mời mỗi lần 2 trẻ lên thực hiện .
+ Sau đó cô mời mỗi lần 4- 6 trẻ lên thực hiện .
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời .
- Nếu trẻ ném thành thạo thì cô tổ chức cho trẻ thi đua với nhau .
c. TCVĐ : Cáo và thỏ
- Cô giới thiệu tên trò chơi , luật chơi và cách chơi .
- Cách chơi : Một trẻ làm cáo .Trẻ còn lại làm thỏ vừa đi vừa đọc lời đồng giao, trẻ giả làm các chú thỏ nhảy bật về phía trước, khi đọc đến câu : “chạy cho nhanh , kẻo cáo gian, tha đi mất ” thì chạy nhanh về chuồng . Cáo chỉ được bắt những con thỏ ở ngoài chuồng .
- Luật chơi : ai bị bắt sẽ phải làm cáo .
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần .
3.Hồi tĩnh : Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Nhận xét cuối ngày:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Lĩnh vực phát triển nhận thức
TRẢI NGHIỆM MỘT SỐ CHẤT TAN TRONG NƯỚC
I .MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ biết được các chất tan (đường, muối)và không tan (cát) trong nước
- Biết cách làm thí nghiệm và đưa ra những nhận xét đơn giản
- Trẻ biết được lợi ích của nước muối, nước đường.
II. CHUẨN BỊ:
- Ly nước, đĩa đựng chanh cắt sẵn , muỗng đủ cho trẻ .
- Các hũ đựng đường, muối, cát
III.CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trải nghiệm với các chất hòa tan trong nước
- Cô giới thiệu các lọ đựng đường, muối và cát
- Cô cho lần lượt từng loại muối, đường vào từng ly riêng biệt sau đó dùng muỗng khuấy lên
- Cho trẻ nhận xét kết quả vừa thí nghiệm
+ Con thấy có còn đường( muối) trong ly không?
+ Vì sao?
- Cuối cùng cô cho cát vào ly và khuấy lên. Cho trẻ nhận xét
+ Con có nhận xét gì khi cho cát vào nước?
+ Cát có tan được trong nước không?
- Cho trẻ về 3 nhóm tiến hành hòa tan các chất vào trong nước. Ở mỗi ly của từng đội cô sẽ ghi các số tương ứng với 1-2-3
- Tổ chức cho trẻ thực hiện
- Mời đại diện của từng nhóm đưa ra nhận xét về kết quả thí nghiệm. Cho trẻ nếm thử nước có pha đường và nước có pha muối và so sánh giữa nước đường và nước muối.
- Trong quá trình trẻ làm thí nghiệm cô quan sát cháu chặt chẽ để hướng dẫn cháu thực hiện và đảm bảo vệ sinh cho trẻ( Không nếm thử lọ có cát và nước)
- Cô khái quát lại kết quả trẻ vừa làm thí nghiệm: Muối và đường đều là những chất tan được trong nước. Tuy nhiên nước đường có vị ngọt còn nước muối có vị mặn. riêng cát thì không tan được trong nước.
- Cô hỏi trẻ:
+ Nước muối có tác dụng gì? ( sát khuẩn)
+ Trong gia đình con thường dùng nước muối để làm gì? ( Rửa rau, súc miệng…)
+ Nước đường thường được dùng để làm gì? ( Pha nước cam, chanh, làm nước ép…)
* Hoạt động 2: Pha nước chanh
- Trẻ chia làm 3 tổ, mỗi tổ 2 chiếc bàn , 1 đĩa chanh cắt sẵn, 3 hũ đường, một ca nước, 10 cái muỗng nhỏ .
- Mỗi trẻ lấy ca của mình , tự rót một ít nước vào ly. Múc đường vào và khuấy cho tan đường. Sau đó cho trẻ vắt chanh vào và khuấy đều lên .
- Cho trẻ uống để biết được mùi vị của nước chanh và ích lợi của nước chanh.
* Nhận xét cuối ngày:
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
Lĩnh vực phát triển nhận thức
ĐẾM ĐẾN 3 VÀ NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 3 ĐỐI TƯỢNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối tượng, nhận biết chữ số 3.
- Ôn đếm đến 2 và nhận biết nhóm có 2 đối tượng .
- Trẻ chơi không chen lấn xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn .
II. CHUẨN BỊ:
- Búp bê, con gấu,bình hoa,quả bóng,con bướm
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi (có 3 bông hoa và 3 con bướm)
- 3 ngôi nhà có dán các chấm tròn từ 1 đến 3 tương ứng với số từ 1-3
- Thẻ có dán các chấm tròn từ 1 đến 3 để trẻ chơi trò chơi
- Số 3 được cắt bằng giấy cứng
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Ôn số lượng 2
- Cô cho cả lớp đi tìm xung quanh lớp mình xem có những đồ vật, đồ chơi nào có số lượng 2 cái
- Bạn nào tìm được thì cô cho cả lớp cùng đếm lại số đồ chơi đó(búp bê,con gấu,bình hoa,quả bóng,con bướm)
- Cô gõ trống lắ: Cô gõ bao nhiêu tiếng thì các con vỗ bấy nhiêu tiếng nhé! Cô gõ 1, 2 ; 2, 1. Cháu vỗ tay và đếm theo
* Hoạt động 2: Đếm đến 3- Nhận biết số lượng 3
- Cô cho mỗi cháu lấy 1 rổ đồ chơi .
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1
+ Các con hãy xếp tất cả những bông hoa ra trước mặt
+ Các con hãy xếp 1 con bướm trên 1 bông hoa.
+ Có mấy con bướm? Cho trẻ cùng đếm lại số bướm . (2).
+ Có mấy bông hoa ? Cho trẻ cùng đếm lại số bông hoa (3).
+ Số bông hoa như thế nào so với số bướm?
+ Nhiều hơn mấy?
+ Số bướm như thế nào so với số bông hoa?
+ ít hơn mấy?
+ Để số bướm bằng số bông hoa thì phải làm sao?
- Bây giờ số bướm và số bông hoa như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy?
+ Cho cả lớp cùng đếm lại số bông hoa và số bướm
- Cô cho 1 trẻ lên tìm số 3 gắn lên bảng. Cả lớp cùng đọc “ số 3”
- Cô cho trẻ vừa cất từng con bướm vừa đếm .
+ Còn con bướm nào không?
- Các con vừa cất từng bông hoa vừa đếm
+ Còn bông hoa nào không?
* Chơi: Tìm nhà
- Cách chơi: Các ngôi nhà đã có số nhà từ 1 đến 3.Khi cô nói tìm đến nhà nào thì các con phải chạy ngay về đúng nhà đó. Sau đó cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau. Nếu bạn nào tìm sai nhà thì phải ra ngoài 1 lần chơi
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần
*Nhận xét cuối ngày:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
KỂ CHUYỆN “ GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Trẻ nhớ tên truyện “Giọt nước tí xíu” của tác giả “Nguyễn Linh”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: nói về cuộc phiêu lưu của giọt nước : Nước bốc hơi tạo thành mây gặp không khí lạnh , ngưng tụ hành những giọt nước, nặng rơi xuống tạo thành mưa
- Rèn khả năng kể lại chuyện cùng cô.
- Trẻ biết khi ra trời mưa phải mang áo mưa hoặc che dù .
II. CHUẨN BỊ:
Powerpoin câu chuyện “ Giọt nước tí xíu”
2 Bộ tranh minh họa nội dung chuyện (3 tranh)
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về mưa
- Cho trẻ cùng nói những điều trẻ biết về mưa
+ Những hạt mưa từ đâu rơi xuống ?
+ Khi mưa bầu trời trông thế nào ?
+ Mọi người khi ra trời mưa phải làm gì ?
Muốn biết mưa có từ đâu các con cùng lắng nghe cô kể chuyện Giọt nước tí xíu của tác giả Nguyễn Linh
* Hoạt động 2: Kể chuyện “ Giọt nước tí xíu”
- Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe câu chuyện lần 1
- Hỏi trẻ +: Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
+ Câu chuyện này nói về điều gì?
- Cô kể lần 2 cho trẻ nghe kết hợp với hình ảnh trên P.P và đàm thoại với trẻ:
+ Ông mặt trời đã nói với Tí xíu điều gì?
+ Ông mặt trời đã làm thế nào để Tí xíu bay vào được đất liền?
+ Vì sao Tí xíu biến được thành hơi?
+ Nhờ gì mà Tí xíu và các bạn bay được khắp nơi? (nhờ gió).
+ Đang vui chơi, Tí xíu và các bạn cảm thấy thế nào? (lạnh)
+ Khi tia sáng và sấm chớp vang lên, gió thổi mạnh hơn thì Tí xíu và các bạn đã biến thành gì? (giọt mưa rơi xuống)
- Cô khái quát lại nội dung truyện : Nước bốc hơi tạo thành mây gặp không khí lạnh ngưng tụ thành những giọt nước và nặng rơi xuống tạo thành mưa . Khi ra ngoài trời mưa các con nhớ mang áo mưa vào để khỏi bị ướt sẽ bị cảm lạnh đấy .
- Cô là người dẫn truyện cho trẻ kể lại chuyện cùng cô.
* Hoạt động 3: Chơi “ Xếp tranh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội. Mỗi đội sẽ có 3 tranh minh hoạ cho câu chuyện “ Giọt nước tí xíu”. Nhiệm vụ của hai đội là sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự của câu chuyện.
+ Luật chơi : Đội nào xếp nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Động viên, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Nhận xét cuối ngày:
GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: truyện “ Giọt nước tí xíu”Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiênLứa tuổi: 5 – 6 tuổi.I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Kiến thức- Trẻ biết tên truyện “Giọt nước Tí Xíu”, tên các nhân vật trong truyện: Giọt nước Tí xíu, Ông Mặt Trời, và các bạn giọt nước, trẻ hiểu nội dung của câu truyện, hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa rơi xuống.- Hiểu từ khó “Tí xíu” là rất nhỏ- Hiểu lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật trên trái đất2. Kỹ năng - Trẻ lắng nghe và nhớ nội dung câu truyện.- Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu truyện, trẻ thể hiện được một số lời thoại của các nhân vật : Ông Mặt Trời, Giọt nước.3. Thái độ- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.- Trẻ có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.II - CHUẨN BỊ- Sa bàn minh hoạ câu truyện (Phía dưới là thùng tôn chứa nước, có gắn máy bơm để thể hiện sự tuần hoàn của nước). Hình ảnh các nhân vật :+ Tí xíu và các bạn giọt nước làm bằng những quả bóng bay to nhỏ khác nhau, bên ngoài vẽ trang trí mắt, miệng, chân tay.+ Ông mặt trời làm bằng quả bóng nhựa đỏ, bên trong có gắn bóng đèn điện, có dây điều khiển khi ẩn khi hiện.+ Cảnh biển làm bằng bọt xốp, những đám mây xanh, trắng, đen làm bằng bông. Tạo những dẫy núi từ bọt xốp và đất sét.- Máy chiếu đa chức năng, máy tính xách tay.- Đĩa phim hoạt hình “ Giọt nước Tí Xíu” do giáo viên vẽ tạo cảnh, làm hình ảnh động, lồng nhạc bài hát “Mưa xuân”, giọng kể của cô và giọng các nhân vật của một số trẻ.- Một mũ hình ông Mặt Trời và các mũ giọt nước cho trẻ đội để chơi trò chơi - Đàn oorgan có thu nhạc bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”, “ Mưa xuân”, có tiếng gõ mõ để trẻ đọc đồng dao, tiếng gió, tiếng mưa, sấm chớp.III- CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn định tổ chức- Bật băng nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”- Các con vừa hát bài gì ? Các con biết gì về mưa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào.2/ Kể chuyện và đàm thoại*Cô kể lần 1 kết hợp với lời nói, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?- Trong câu truyện có những nhân vật nào?* Cô kể lần 2 bằng sa bàn, khi kể có sử dụng nhạc đệm không lời ở một số đoạn truyện.(Kể trích dẫn và đàm thoại)- Các con có biết “ Tí Xíu” là như thế nào không ?“ Tí Xíu” là rất bé, bé tí tẹo tèo teo. Bạn Tí Xíu trong câu truyện là một giọt nước rất bé. Cô cho trẻ xem hình ảnh các giọt nước to nhỏ khác nhau trên màn hình để trẻ so sánh.- Anh em nhà Tí Xíu rất đông, họ ở những nơi nào?- Một buổi sáng Tí Xíu đang chơi đùa cùng các bạn. Ông Mặt Trời toả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Ông Mặt Trời nói gì với Tí Xíu?- Giọng nói ông Mặt trời như thế nào? Ai nói được giọng ông Mặt Trời? (ồm ồm, ám áp).- Tí Xíu rất thích đi chơi nhưng Tí Xíu nhớ ra điều gì làm chú không đi được?- Ông Mặt Trời đã làm thế nào để Tí Xíu bay lên được?- Các con nhìn thấy hơi nước ở đâu?- Tí xíu Biến thành hơi nước rồi từ từ bay lên cao. Trước khi đi Tí Xíu nói gì với mẹ Biển Cả? - Tí Xíu kết hợp với các bạn hơi nước khác tạo thành gì?“Gió nhẹ nhàng….reo lên”. Tí Xíu và các bạn reo lên như thế nào? Ai có thể reo vui giống Tí Xíu ?- Trời mỗi lúc một lạnh hơn. Lúc này Tí Xíu cảm thấy như thế nào?Rồi một tia chớp vạch ngang bầu trời. Những tiếng sét nổ đinh tai, tiếng gió thổi ào ào ( Cô cho trẻ nghe tiếng sét, tiếng gió qua băng và làm động tác mô phỏng)- Qua câu truyện, các con thấy hiện tượng mưa diễn ra như thế nào?- Thế các con có biết nước dùng để làm gì không? + Nước dùng để ăn uống, để sinh hoạt, dùng để tưới cây…Nước còn là môi trường sống của động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống. Vậy để có nguồn nước sạch các con phải làm như thế nào?- Các con đã biết rất nhiều bài thơ, bài đồng dao về nước. Bây giờ cô và các con cùng đọc một bài đồng dao, các con thích đọc bài nào?* Kể lần 3: Sau đây, cô và các con cùng gặp lại bạn Tí Xíu trong bộ phim hoạt hình“ Giọt nước Tí xíu ".3/ Trò chơi “ Làm mưa”có sử dụng các mũđồ chơi(giọt nước, ông mặt trời)- Cho trẻ chơi trò chơi “ Làm mưa
File đính kèm:
- nuoc hien tuonh thien nhien.doc