I – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể :
+ Trẻ trai: Cân nặng đạt 14,4 – 23,5 kg.
Chiều cao đạt 100,7 – 119,1 cm.
+ Trẻ gái: Cân nặng đạt 13,8 – 23,2 kg.
Chiều cao đạt 99,5 – 117,2 cm
- Bò chui không bị chạm vào vật.
- Giữ được thăng bằng trên một chân trong 5 giây
- Chạy đổi hướng theo vật chuẩn.
- Ném xa 3m bằng hai tay.
- Bật xa 30 – 40 cm
- Cắt được theo đường thẳng.
- Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng
- Cởi và mặt quần áo
- Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
II – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?.
- Nhận biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người gần gũi.
- Phân loại được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.
- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.
- Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
- Nhận biết các buổi sáng – trưa – chiều – tối.
- Đếm được trong phạm vi 10.
- Có biểu tượng về số trong phạm vi 5
- So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn
- Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật.
- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi.
- Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình
- Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Mục tiêu giáo dục và chế độ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
A - MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ CUỐI 4 TUỔI
I – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể :
+ Trẻ trai: Cân nặng đạt 14,4 – 23,5 kg.
Chiều cao đạt 100,7 – 119,1 cm.
+ Trẻ gái: Cân nặng đạt 13,8 – 23,2 kg.
Chiều cao đạt 99,5 – 117,2 cm
Bò chui không bị chạm vào vật.
Giữ được thăng bằng trên một chân trong 5 giây
Chạy đổi hướng theo vật chuẩn.
Ném xa 3m bằng hai tay.
Bật xa 30 – 40 cm
Cắt được theo đường thẳng.
Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng
Cởi và mặt quần áo
Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
II – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?...
Nhận biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người gần gũi.
Phân loại được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.
Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.
Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
Nhận biết các buổi sáng – trưa – chiều – tối.
Đếm được trong phạm vi 10.
Có biểu tượng về số trong phạm vi 5
So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn…
Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật.
Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi.
Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình
Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
III – PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu bằng câu đơn, câu nghép
Đọc thơ, kể lại chuyện diễn cảm.
Kể lại được sự việc theo trình tự.
Chú ý lắng nghe người khác nói.
IV – PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Chơi thân thiện với bạn.
Thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động…
Thực hiện công việc được giao đến cùng.
Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng.
Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh: giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
V – PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật.
Thích nghe nhạc, nghe hát; chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc; hát đúng, hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích.
Phân biệt âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc và biết sử dụng để đệm theo nhịp bài hát, bản nhạc.
Vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy, múa…).
Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.
Biết thể hiện xen kẻ màu, hình trong trang trí đơn giản.
Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
B – CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
I – NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các hoạt động trong ngày ở trường mầm non, nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý – sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực.
Tùy theo điều kiện thực tế địa phương, tùy theo mùa, giáo viên có thể điều chỉnh thời gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp điệu sinh học của trẻ theo từng lứa tuổi và cá nhân trẻ.
Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú, đa dạng, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ.
Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, giữa hoạt động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung cả lớp và hoạt động nhóm, cá nhân.
Đảm bảo trình tự hoạt động được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nề nếp và hình thành những thói quen tốt cho trẻ.
Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gò bó, cứng nhắc.
Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo, nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ đang trong thời kỳ lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền , địa phương.
II – GỢI Ý THỜI GIAN BIỂU
Thời gian (giờ)
Nội dung
Mùa hè
Mùa đông
6.45 -8.00
7.00 - 8.30
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
8.00 – 8.30
8.30 – 9.00
Hoạt động học
8.30 – 9.20
9.00 - 9.40
Chơi, hoạt động ở các góc.
9.20 – 10.10
9.40 – 10.30
Chơi ngoài trời
10.10 – 11.10
10.30 – 11.30
Vệ sinh, ăn trưa
11.10 – 14.00
11.30 – 14.00
Ngủ trưa
14.00 – 14.40
14.00 - 14.40
Vệ sinh, ăn phụ
14.40 – 15.50
14.40 - 15.50
Chơi và hoạt động theo ý thích
15.50 -17.00
15.50 – 17.00
Chơi, trả trẻ.
Lưu ý:
Tùy theo điều kiện khí hậu và đặc điểm của từng vùng, miền, giáo viên xây dựng thời gian biểu cho phù hợp với điều kiện thực tế. Có thể xê dịch thời gian đón và trả trẻ, không nhất thiết phải đúng theo thời gian biểu có trong chương trình, nhưng khi đón trẻ tại thời điểm nào thì thực hiện hoạt động của thời gian biểu tại thời điểm đó để tránh xáo trộn nhịp điệu sinh học của trẻ.
Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, tùy theo điều kiện cụ thể của ngày hôm đó hoặc thời tiết mà giáo viên có thể sắp xếp lại các hoạt động học, chơi cho thích hợp, nhưng vẫn đủ thời gian cho mỗi hoạt động và đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ. Đối với lớp mẫu giáo nhỡ, cụối năm học nếu tổ chức 6 lần học/tuần, thì đối với ngày có 2 lần học, cô chú ý sắp xếp, điều chỉnh, đảm bảo thời gian của cả 2 lần học/ngày không nên quá 45 phút.
Chế độ sinh hoạt phải được áp dụng thường xuyên, đều đặn, nếu không thực hiện đúng những yêu cầu của chế độ sinh hoạt thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc giáo dục trẻ.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Đón trẻ
Đón trẻ
Khi đón trẻ, cô phải nhẹ nhàng, dỗ dành và cho trẻ đồ chơi mà trẻ thích. Đối với những cháu mới đi học, một vài ngày đầu, cô nên gần gũi, tiếp xúc, làm quen với trẻ, khi có cả cha mẹ trẻ, sau đó đón, dẫn trẻ vào lớp. Đến khi trẻ đã quen với sinh hoạt của lớp, cô cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích.
Trong giờ đón trẻ, cô giáo có thể trao đổi với PH về một số điều cần thiết để tiếp tục theo dõi, chăm sóc khi trẻ ở trường.
Cô cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trò chuuyện (cá nhân hoặc nhóm). Nội dung trò chuyện là những điều liên quan đến chủ đề đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra hàng ngày xung quanh trẻ (thời tiết, những gì trẻ hứng thú…). Khi trò chuyện, cô giáo có thể gợi mở, nêu tình huống để trẻ trả lời, giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng ứng xử, giao tiếp.
Thể dục sáng
Có thể cho trẻ tập trong nhà hoặc ngoài sân, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của phòng, lớp và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo nhạc là tốt nhất. Nếu trường có sân rộng thì có thể bố trí cho toàn trường tập cùng một thời điểm, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nắng và không khí trong lành.
Điểm danh
Giáo viên nên thực hiện việc điểm danh dưới nhiều hình thức, nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau. Cô có thể gọi lần lượt tên từng trẻ hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên – kí hiệu. Khi đến lớp trẻ tự cắm và gắn thẻ tên lên bảng thành những dãy theo tổ hoặc theo chữ cái đầu của tên. Sau đó, trẻ đếm thẻ tên để phát hiện trẻ vắng mặt hoặc cũng có thể cho trẻ trong tổ quan sát, phát hiện bạn vắng mặt.
Hoạt động có chủ định trong chế độ sinh hoạt hằng ngày
Thời gian tiến hành
Hoạt động của trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày được tổ chức dưới hình thức học có chủ định, có sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nội dung hoạt động có hệ thống, theo mục đích, kế hoạch đã được hoạch định trong kế hoạch tuần, phù hợp với các lĩnh vực nội dung giáo dục trong chương trình theo chủ đề.
Trong thời gian biểu, thời gian tiến hành hoạt động học ở lớp mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) có thể kéo dài trong khoảng từ 25 – 30 phút vào các buổi sáng trong ngày, sau thời điểm đón trẻ, không nên kéo dài qua 25 phút.
b) Nội dung thực hiện
Hoạt động học có chủ định được tiến hành với những nội dung thuộc các hoạt động: phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe; khám phá khoa học về thế giới tự nhiên, tìm hiểu xã hội; làm quen với tóan/ nghe kể chuyện/ đọc thơ/ kể chuyện sáng tạo; làm quen với đọc, viết; hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình), âm nhạc(tập hát, vận động theo nhạc và nghe hát, nhạc).
Nội dung các hoạt động phù hợp với các lĩnh vực giáo dục trong chương trình theo hướng tích hợp gắn với chủ đề.
Với lớp đông trẻ và có 2 giáo viên, ở thời điểm này, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, cô có thể tách nhỏ thành 2 nhóm để dạy cùng một lúc hoặc tổ chức cho một nhóm trẻ học trong lớp, một nhóm chơi và học ngoài trời, sau đó đổi lại. Lưu ý, nếu tách thành các nhóm để dạy, giáo viên cần phải đảm bảo việc tổ chức cũng như các điều kiện thực hiện, phương pháp tiến hành hoạt động ở các nhóm là tương đương.
Thời điểm chơi, hoạt động ở các góc
a) Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành thời điểm này có thể kéo dài trong khoảng từ 35 – 40 phút
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, đây là thời điểm giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi, nhóm chơi, hoạt động theo ý thích trong các khu vực(góc) hoạt động.
Tùy thuộc vào điều kiện, thời tiết, thời điểm này có thể được tiến hành trước hay sau thời điểm chơi, hoạt động ngoài trời.
Nội dung thực hiện
Trong thời điểm này, trò chơi như trò chơi đóng vai, trò chơi lắp ghép, xây dựng là những trò chơi có vị trí trọng tâm. Cùng với đó, cô tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các nhóm chơi, hoạt động theo ý thích mang tính sáng tạo như vẽ, nặn, cắt, dán, hát, múa, chơi ở góc tạo hình, âm nhạc và tham gia vào các góc hoạt động khác. Nội dung chơi ở thời điểm này được tổ chức gần với chủ đề.
Trong thời gian này, cô nên chú ý tổ chức, đảm bảo nhu cần chơi, hoạt động theo ý thích của trẻ, hướng dẫn trò chơi phù hợp với độ tuổi. Cô cần chuẩn bị đủ đồ chơi, thời gian, không gian hoạt động thích hợp, đảm bảo an toàn với trẻ.
Hằng ngày, cô nên chú ý quan sát, khuyến khích để trẻ được luân phiên tham gia vào các nhóm chơi khác nhau, các hoạt động khác nhau, không nên để trẻ chơi hoặc hoạt động ở một nhóm nào đó quá lâu trong một tuần.
Với thời tiết nắng nóng, cô có thể tổ chức, tiến hành hoạt động bày sau thời điểm chơi và hoạt động ngoài trời.
4. Chơi, hoạt động ngoài trời
Ở thời điểm này, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động ngoài phạm vi của lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe; Thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên – xã hội; Thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ. Thời gian tiến hành họat động này từ 35 – 40 phút và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để có thể tiến hành trước hay sau thời điểm chơi và hoạt động ở các góc.
a) Thời điểm tiến hành: Vào các buổi sáng trong tuần
b) Nội dung thực hiện: Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề trong tuần, điều kiện của trường, lớp, hoạt động ngoài trời có thể tiến hành với một số nội dung và với những hình thức hoạt động sau:
- Chơi tự do nới các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi với các vật liệu thiên nhiên như cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi, nước.
- Chơi với những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ thích nhằm tăng cường khả năng vận động cơ thể như chạy, nhảy, leo, trèo, nắm, bắt…
- Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, âm thanh, thời tiết, cây, cối, hoa, lá. Hoạt động của con người, con vật.
- Tham gia vào các hoạt động lao động như nhặt lá rơi, lau lá cây; tưới cây, chăm sóc các con vật nuôi ở góc thiên nhiên.
- Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường( thăm nhà bếp, phòng y tế và các nhóm lớp học khác hoặc tham quan ngoài khu vực trường như: công viên, sở thú, cánh đồng, cửa hàng, siêu thị, trường tiểu học, doanh trại bộ đội, xí nghiệp, nhà máy,.. thuộc cộng đồng dân cư gần trường.
* Khi thực hiện kế hoạch tuần và tổ chức cho trẻ chơi và hoạt động ngoài trời cô nên lưu ý:
- Trong thời gian này, giáo viên không nên triển khai cùng một lúc tất cả nội dung trên, mà chọn và phối hợp các nội dung phù hợp với việc triển khai chủ đề trong tuần và thích hợp với trẻ. Tùy theo tình huống, điều kiện cụ thể của trường, lớp, mỗi ngày, cô nên lựa chọn thực hiện từ 2 – 3 nội dung.
- Cô có thể cho trẻ tham gia khỏang 8 – 10 phút trò chơi vận động, trò chơi dân gian mang tính tập thể, sau đó cho trẻ cùng chơi nhặt lá, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, chăm sóc cây cối, con vật yêu thích ở góc thiên nhiên hoặc có thể cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi với cát, nước….Trẻ có thể đem một số đồ chơi mà trẻ thích ở trong lớp ra để chơi như búp bê, các khối gỗ, ô tô…, ngồi dưới bóng râm nghe cô kể chuyện, hát…, hoặc đi dạo, tham quan xung quanh trường.
- Khi tổ chức thực hiện những nội dung trên, cô giáo cần tổ chức phối hợp, hợp lí nội dung hoạt động có tính động(chạy, nhảy, leo, trèo) với những nội dung mang tính chất tĩnh( ngồi nghe kể chuyện, hát, đọc thơ, xem tranh chuyện, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên…). Cô không nên tổ chức quá nhiều nôi dung hoặc cho trẻ tham gia vào một hoạt động nào đó quá lâu, nhàm chán, làm trẻ mệt.
* Một số lưu ý
- Cô nên nói rõ khu vực chơi của lớp, tập cho trẻ biết tập trung một chỗ, khi cô yêu cầu hoặc khi chuẩn bị vào lớp theo hiệu lệnh của cô.
- Trong quá trình trẻ chơi, hoạt động, cô luôn quan sát, bao quát tất cả nhóm chơi của lớp trong sân trường, nhắc nhở trẻ không được chơi quá khu vực quy định của lớp và những nơi nguy hiểm.
- Khi trẻ chơi với vật liệu thiên nhiên, giáo viên cần chú ý bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ không nên dụi tay bẩn lên mặt, mắt, nghịch và làm bẩn quần áo của mình và của bạn. Khi cho trẻ chơi với cát, nước, đặt biệt với những thiết bị ngoài trời, cô cần chú ý quan sát để giải quyết những xung đột và xử lí nhanh kịp thời với những tình huống nguy hiểm xảy ra trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Những hôm cho trẻ đi xa, ngoài khu vực sân trường (đi chơi, tham quan vườn hoa, công viên, cửa hàng, lăng Bác…), cô nên chuẩn bị chu đáo, lên kế hoạch với mục đích và nội dung, phương tiện cụ thể gắn với chủ đề và liên hệ từ trước.
- Những hôm thời tiết mưa, quá lạnh, không thể tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động ở ngoài trời, cô có thể tổ chức cho trẻ chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ thích, hướng dẫn trẻ quan sát sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết hoặc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động: đọc sách, kể chuyện, xem truyện tranh, băng hình…, chơi với đồ chơi theo ý thích ở một vài khu vực(góc) hoạt động trong lớp. Cô nên lưu ý, nhắc nhỡ, hướng dẫn trẻ biết cách tự mặc thêm áo hoặc cởi bớt khi thời tiết thay đổi.
- Đối với trẻ sức khỏe yếu, cô nên quan tâm, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, trò chơi phù hợp với sức khỏe và khả năng của trẻ.
- Trẻ 4 – 5 tuổi đã biết tự phục vụ, biết làm theo yêu cầu của người lớn và có một số nề nếp thói quen tham gia vào hoạt động tập thể. Vì vậy, cô nên khuyến khích trẻ thực hiện một số công việc phcụ vụ cho bản thân( mặc quần áo, đi, cởi giày, dép) khi ra vào lớp. Sauk hi trẻ chơi xong, cô yêu cầu trẻ vào lớp cất giày, dép đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt, nghỉ vài phút để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
- Với những hôm thời tiết nắng nóng, cô có thể tiến hành hoạt động này trước thời điểm chơi và hoạt động ở các góc.
5. Vệ sinh, ăn trưa
Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Giáo viên cần sắp xếp công việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn, nhất là những nơi chỉ có một giáo viên đứng lớp.
Giáo viên cần hướng dẫn và cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Những lớp có 2 giáo viên thì nên phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, cô còn lại chuẩn bị và giám sát một số trẻ trực nhật bữa ăn. Trường hợp lớp có một cô thì cô vừa làm vừa phải bao quát chung cả lớp, nên phân công một trẻ trong lớp giám sát các trẻ khác rửa tay, lau mặt và phân công một số trẻ trực nhật bữa ăn.
Sau khi trẻ ăn xong, cô cho trẻ cùng dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. Trong thời gian chờ đợi cô và nhóm trẻ trực nhật dọn dẹp và chuẩn bị giường ngủ, cô cho trẻ nghỉ ngơi nhẹ nhàng hoặc bố trí cho trẻ chơi ở một số góc chơi thích hợp, nhẹ nhàng để chuẩn bị cho giờ ngủ tiếp theo.
6.Ngủ trưa
Thời gian dành cho thời điểm này là 150 phút. Cô nên bố trí thời gian thích hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ và đẩy giấc. Thời gian đầu có trẻ chưa quen với giấc ngủ trưa, giáo viên không nên ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các bạn khác hoặc nằm im tại chỗ, không nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay.
7. Ăn phụ
Sau hi trẻ ngủ dậy, cô nhắc nhở trẻ tự đi vệ sinh và lau mặt, rửa tay sạch sẽ, trước khi ăn phụ. Thời gian cho thời điểm này khỏang từ 30 – 40 phút.
8. Chơi và hoạt động theo ý thích buổi chiều
Trong thời gian này, cô chủ yếu tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi, hoạt động theo ý thích trong các khu vực hoạt động. Những trò chơi thường là trò chơi vận động, trò chơi học tập hoặc chơi trò chơi đóng kịch. Cô cũng có thể tổ chức cho trẻ nghe kể chuyện hay đọc lại bài thơ, hoặc biểu diễn các bài hát, múa mà trẻ đã biết, xem các chương trình dành cho thiếu nhi trên vô tuyến, chơi các trò chơi với máy vi tính…Khi tiến hành những nội dung trong thời điểm này, cô có thể cho trẻ lựa chọn nội dung hoạt động theo ý thích và phù hợp với trẻ, gắn với chủ đề. Thời gian tiến hành khoảng 50 – 60 phút.
Cô nên gợi ý cho trẻ lựa chọn các hoạt động theo ý thích đảm bảo phối hợp hợp lí giữa hoạt động có tính chất tĩnh với hoạt động có tính chất động. Với những hôm có hoạt động học vào buổi chiều, thời gian còn lại, cô nên tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động theo ý thích. Cô không nên cho trẻ tham gia quá nhiều nội dung cùnh một lúc hay thời gian quá lâu với một hoạt động nào đó.
9. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Trước khi chuẩn bị cho trẻ ra về, cô có thể cùng trò chuyện với trẻ, cho trẻ tự nhận xét, khuyến khích trẻ nêu các gương tốt trong ngày, tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có những ấn tượng tốt với lớp, với cô, với bạn để hôm sau trẻ lại thích đến trường. Tuy nhiên thời gian không nên kéo dài quá 10 phút.
Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gang, sạch sẽ. Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón, cô nên cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi dễ cất hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh…Tùy theo điều kiện, cô có thể cho trẻ chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, không nên để trẻ ngồi một chỗ chờ bố mẹ đến đón.
Khi bố mẹ đến đón, cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Cô nên giành thời gian trao đổi với ba mẹ, gia đình một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân trẻ, cũng như một số hoạt động của lớp.
File đính kèm:
- HDCT mau giao 4 tuoiphan 1.doc