Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tháng 12 - Trường mẫu giáo Hoa Sen

I. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thể chất và thẩm mỹ.

- Trẻ biết dùng sức của chân để bật.

- Trẻ biết dùng sức để bật và rơi xuống sàn nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân.

- Hứng thú tham gia luyện tập. Mạnh dạn thi đua với bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP:

o Luyện tập.

o Làm mẫu.

III. CHUẨN BỊ:

- Sân bãi sạch sẽ, trống lắc, băng caseet, ghế thể dục.

IV. TIẾN HÀNH:

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tháng 12 - Trường mẫu giáo Hoa Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 15 tháng 12 năm 2008. Thể dục vận động cơ bản. Bật sâu 25cm. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thể chất và thẩm mỹ. - Trẻ biết dùng sức của chân để bật. Trẻ biết dùng sức để bật và rơi xuống sàn nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân.. Hứng thú tham gia luyện tập. Mạnh dạn thi đua với bạn. PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập. Làm mẫu. CHUẨN BỊ: Sân bãi sạch sẽ, trống lắc, băng caseet, ghế thể dục. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1: Chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân. Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: Cô điều khiển trẻ tập mỗi động tác 4 lần 8 nhịp: Tay vai 5: Chân 5: Bụng 1: Bật 1: 3. Hoạt động 3: Vận động cơ bản: “Bật sâu 25cm” -Cô làm mẫu lần 1. -Lần 2, cô giải thích: Đứng trên ghế, hai tay chống hông, khi nghe hiệu lệnh thì khụy gối dùng sức của chân bật mạnh lên rồi rơi xuống chạm đất bằng mũi bàn chân. -Cô mời trẻ thực hiện lần 3. -Luyện tập: -Cô quan sát và sửa sai cháu. 4. Hoạt động 4: -Trò chơi “ Cáo và thỏ” Một bạn làm cáo, còn lại làm thỏ, Thỏ đi tìm thức ăn, khi nghe tín hiệu thì cáo xuất hiện, thỏ phải bật nhanh về chuồng kẻo caó ăn thịt. 5. Hoạt động 5: Hồi tĩnh: -Hồi tĩnh : Hái hoa. -Đi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Lại đây với cô”.Kết hợp đi các kiểu chân 2m bình thường, 2m = mũi bàn chân,... -Chèo thuyền. -Bước khuỵ chân trái sang trái. -Đưa tay lên cao gập người xuống đất. -Bật tiến về trước. -Chú ý xem. -Lắng nghe cô giải thích. -Trẻ thực hiện (1 lần 2 trẻ)/ 2 lần. -Hứng thú tham gia. -Làm động tác hít thở. Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không. I. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp lĩnh vực ngôn ngữ -Trẻ biết tên gọi và đặc điểm chính của tàu lửa: nhiều bánh, nhiều toa, chở người, chở hàng, đi trên đường ray. Máy bay có cánh, bay ở trên trời, chở nhiều người, chở nhiều hàng hoá.và có nhiều loại máy bay khác. - Cháu thực hành về thực hiện luật giao thông từ những kiến thức đã học. - Chấp hành tốt luật lệ giao thông. - Hứng thú tham gia. II. PHƯƠNG PHÁP: -Quan sát, đàm thoại. III. CHUẨN BỊ: -Mô hình tàu lửa, các loại PTGT bằng giấy -Vé tàu, giấy màu, hồ dán… IV. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của cháu 1. Hoạt động 1: -Cô làm người hướng dẫn viên: "Chào các bạn hôm nay tôi sẽ tổ chức cho các bạn đi du lịch ở Nha Trang, theo các bạn mình sẽ đi bằng phương tiện gì đây? Vì sao bạn lại chọn phương tiện đó? -Có rất nhiều phương tiện để đi đúng không? Nhưng hôm nay tôi muốn tổ chức cho các bạn đi bằng tàu lửa- thế thì mình phải làm gì đây? - Mua vé ở đâu?. - Mua vé xong rồi, chúng ta sẽ làm gì nữa? - Thế thì chúng ta cùng đến nhà ga nhé ! 2. Hoạt động 2: -Cho trẻ hát bài “ Đi tàu” cho trẻ chuyển đội hình về xúm xích quanh mô hình "nhà ga." -Tới nơi rồi. Các con thử nhìn xem các con thấy gì vậy? -Thế các con nhìn vào đâu mà biết ngay đó là tàu lửa? - Đây là gì của tàu lửa? - Đầu tàu để làm gì? - Còn đây là gì? - Toa tàu lửa như thế nào? -À, đã có đầu tàu, toa tàu rồi nè, sao con tàu này vẫn đứng yên chẳng chịu chạy gì hết vậy? -Bây giờ cô không thích cho tàu lửa chạy trên đường ray nữa, cô sẽ cho nó chạy trên đường lộ xem nha? Theo các con thì liệu nó có chạy được không? ( cho trẻ quan sát cô thực hiện) -Cô cho tàu chạy trên đường- không chạy được -Ồ sao nó không chạy được? - Con quan sát bánh xe lửa xem? - Nó được làm bằng gì? - Còn đường ray thì sao? -Đúng rồi vì tàu lửa có nhiều toa, nhiều bánh chở được rất nhiều hàng, nhiều người nên khi chạy nó phải chạy trên đường sắt và chỉ có trên con đường đó nó mới chạy được. - Con nghĩ xem, nếu tàu lửa không chạy trên đường ray mà chạy trên đường lộ của chúng ta thì điều gì sẽ xảy ra? -Khi tàu chạy kêu như thế nào? Còi tàu kêu như thế nào? -Bạn nào có thể bắt chước tiếng còi tàu nè? - Bây giờ cô muốn đưa lớp nình đi Nha Trang bằng PTGT khác nhanh hơn, con nghĩ xem lớp mình sẽ đi bằng phương tiện nào? - À! Đúng rồi. Vậy các con có biết máy bay nó ra sao không? - Lớp mình đã quyết định đi bằng máy bay. Vậy thì việc đầu tiên chúng ta sẽ làm gì? Có vé máy bay rồi chúng ta sẽ đến đâu mới đi được. -Cô cho máy bay khách bay ra. Máy bay gì đây các con? -Các con quan sát xem máy bay khách nó như thế nào? -Máy bay nó có gì đây? -Nó còn có bánh xe nữa để nó hạ cánh được an toàn. - Con nhìn xem, đây là gì của máy bay? - Cửa của máy bay nó như thế nào? - Làm cách nào chúng ta mới có thể lên được trên máy bay? -Ngoài máy bay khách con còn biết loại máy bay nào nữa không ? 3.Hoạt động 3: - Cô cho cháu so sánh đặc điểm của PTGT đường sắt và đường hàng không ( máy bay khách) - Nãy giờ lớp mình đã thấy được tàu hoả và máy bay. Thế thì các con trả lời được câu hỏi của cô , cô sẽ cho lớp mình lên tàu, lên máy bay để cùng đi du lịch. Lớp mình đồng ý chứ! - PTGT đường sắt và hàng không ( máy bay khách ) có điểm nào giống nhau? - Thế nó khác nhau ở điểm nào? - Các con rất giỏi . thế thì cô cho lớp mình cùng đi du lịch nhé! 4 .Hoạt động 4: - Các bạn ơi! Tàu sắp chạy rồi và máy bay cũng sắp cất cánh nữa. Chúng ta sẽ đi bằng PTGT nào đây? - Vậy ai muốn đi máy bay thì lên máy bay còn ai thích đi tàu thì lên tàu nhé !. - Nhưng trước khi lên tàu và máy bay mình phải có gì mới lên được? - Cô đã mua vé cho các bạn rồi đây? Các bạn phải tìm và ngồi đúng theo số ghế của mình nhé! Khi đi bằng PTGT thì các bạn phải ngồi như thế nào? - Các bạn nhớ lên đúng PTGT mà mình đã chọn và phải lên đúng số ghế của mình nữa nhé! - Cho cháu chia làm 4 nhóm chơi trò chơi " Về đúng bến " - Cô gợi hỏi để cháu nhắc lại cách chơi. - Cho cháu tham gia chơi 2 lần. -Cho trẻ hát bài “ Đi tàu” “ Anh phi công ơi” - Đến Nha Trang rồi, chúng ta xuống máy bay, xuống tàu. Bây giờ chúng ta đi tham quan bằng ôtô nhé! - Cô cho cháu đi qua ngã tư đường phố , làm ôtô vận động theo bài hát: " Đi tham quan" - Lớp mình đã đến được khu du lịch rồi, bây giờ chúng ta sẽ lên thuyền, đến hồ cá Trí Nguyên để tham quan nhé! - Cho cháu hát, vận động bài : "Em đi chơi thuyền" - Giáo dục: Tất cả các loại PTGT điều là phương tiện cần thiết để cho chúng ta di chuyển một cách nhanh chóng, nhưng khi tham gia giao thông thì các con phải chấp hành tốt luật lệ giao thông, khi ngồi trên tàu, xe, thuyền,... các con nhớ không chòm người ra ngoài, khi PTGT dừng hẳn mới được bước xuống để đảm bào an toàn khi tham gia giao thông nhe!. - Chú ý nghe và nói lên suy nghĩ của mình. - Mình phải mua vé . - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Đến nhà ga. - Dạ. - Cháu chuyển đội hình và hát. - Cháu trả lời theo tay cô chỉ. - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Là đầu tàu. - Cháu trả lời. - Là toa tàu. - Cháu trả lời. - Cháu nói theo gợi ý của cô. - Cháu nói lên suy nghĩ của mình. - Xem cô thực hiện. - Cháu nói lên kết quả. - Cháu nói theo hiểu biết của mình. - Bánh xe bằng sắt. - Cháu nói theo gợi ý. - Chú ý nghe. - Cháu nói theo suy nghĩ của mình: làm hỏng đường, sẽ lật tàu, gây tai nạn GT, qua ngã tư làm cản trở các loại PT khác... - Cháu trả lời. - Cháu làm tiếng còi tàu. - Cháu suy nghĩ và nói. ( máy bay) - Cháu tả hình dáng máy bay. - Cháu nói theo suy nghĩ của mình. - Đến sân bay. - Cháu nói theo hiểu biết. - Cháu trả lời theo hướng dẫn của cô. - Cháu chú ý. - Cửa của máy bay. - Nó nằm trên cao. - Phải có cầu thang để đi lên. - Cháu kể thêm một số PTGT đường hàng không khác nữa. - Cháu trả lời theo gợi ý của cô. - Dạ. - Cháu trả lời theo gợi ý: chở được nhiều khách, hàng hoá, phải mua vé, điều là PTGT... +Khác nhau: máy bay bay ở trên trời, muốn lên máy bay phải vào sân bay,phải đi lên cầu thang, ... - Tàu hoả chạy trên đường ray, muốn lên tàu phải vào sân ga... - Cháu nói lên sở thích của mình. - Cháu đến nhóm có biểu tượng của phương tiện giao thông mình thích. - Có vé. - Cháu nói theo suy nghĩ. - Dạ. - Cháu tham gia chơi. - Cháu nhắc lại cách chơi. - Cháu tham gia chơi. - Cháu hát và vận động theo lời bài hát. - Dạ. - Cháu vận động và thực hiện chơi đúng luật giao thông. - Dạ. - Cháu làm động tác chèo thuyền vận động theo lời bài hát. - Chú ý nghe và ghi nhớ. Hoạt động góc Góc nghệ thuật: Làm mũ mão. Góc xây dựng:Đường sắt, nhà ga, tàu hỏa NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 16 tháng 12 năm 2008. Tập cháu kể : Chuyện : Con tàu tình thương MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực ngôn ngữ kết hợp nhận thức và tình cảm xã hội. - Cháu hiểu nội dung chuyện. Nhớ tên các nhân vật. - Cháu nói được một số câu thoại có trong câu chuyện. - Thông qua câu chuyện, giáo dục trẻ biết thương yêu, giúp đỡ những người xung quanh khi gắp khó khăn. PHƯƠNG PHÁP: + Đọc kể diễn cảm. + Quan sát. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: * Cô: + Thùng giấy để làm tàu lửa. + Mão tàu tình thương. * Cháu: + 4 mão có ghi tên tàu: tình thương, hiện đại, cũ kỹ, màu xanh. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1: - Hát:" Đi tham quan" - Các con vừa hát bài gì? - Trong bài hát nói về ai? - Con đi tham quan bằng PTGT gì? - Ngoài xe ôtô, con còn biết loại PTGT nào nữa? - Thế thì bây giờ các con nhìn xem cô có PTGT nào đây? - Gió thổi, bụi bay! ( Cho cháu nắm mắt, cô đội mũ tàu lửa có tên tàu tình thương vào.) - Hết bụi rồi? - Đố các bạn, tôi là ai? - Vâng ! Tôi là con tàu mà người ta thương và đặt cho tôi một cái tên cũng rất là dễ thương, đó là : " tàu tình thương". Bây giờ các bạn hãy dõi mắt theo tôi để quan sát chuyến đi của tôi các bạn nhé! Hoạt động 2: - Hôm nay tôi làm một việc hết sức cao cả, đó là mang những phần quà đến cho các trẻ em nghèo ở bên kia dãy núi. - Các bạn nhìn xem tàu của tôi chở gì? (Cô chỉ vào từng toa cho cháu kể tên các vật dụng có trên tàu.) - Thôi, bây giờ đã đến giờ tôi phải đi rồi, tôi chào các bạn, tôi đi nhé! - Oâi... tàu của tôi nặng quá, ai giúp tôi với! ( Cô mời thêm 2-3 cháu vào làm đoàn tàu) - Thôi tôi đi nhé -Cô kể lần thật diễn cảm. Kết hợp động tác minh hoạ. 3. Hoạt động 3: Cô đặt hệ thống câu hỏi gợi ý trẻ tọa đàm: -Tên câu chuyện là gì? - Con tàu tình thương là con tàu như thế nào? - Tại sao tàu cũ kỹ lại không giúp tàu tình thương? - Còn tàu hiện đại thì sao? - Con nghĩ gì khi tàu màu xanh giúp đỡ cho con tàu tình thương? - Nếu là con thì con sẽ cư xử như thế nào với tàu tình thương khi tàu nhờ mình giúp? - Nếu con không đủ sức để kéo tàu tình thương thì con sẽ làm sao? - Cuối cùng thì các con tàu đã nhận thấy mình không giúp tàu tình thương là không đúng, thế thì con nghĩ như thế nào khi con tàu tình thương được các con tàu khác giúp đỡ? - Câu chuyện đã dạy con những gì? Nếu là tác giả của câu chuyện thì con sẽ đặt tên cho câu chuyện ấy là gì? - Cô viết tên cháu vừa đặt lên bảng, cho cháu tiềm chữ cái đã học. 4. Hoạt động 4: Tập trẻ kể chuyện: - Vừa rồi cô thấy lớp mình học rất là ngoan, cô sẽ cho lớp mình cùng chơi trò chơi nhé! - Ơû đây cô có các mũ với tên gọi: tình thương, màu xanh, hiện đại, cũ kỹ. Cô mời 4 bạn lên đội mão này vào. - Các con sẽ cùng với cô mua vé tàu để đến thăm các bạn nhỏ ở dãy núi bên kia nhé! - Cho cháu về các góc lấy dây đeo, đeo vào cổ. - Hành khách nào có vé chữ "t" thì lên tàu có tên : "tình thương" - Chữ " c" - " Cũ kỹ" - Chữ "h"- " Hiện đại" - Chữ " m" - " Màu xanh" - Mời các hành khách lên tàu. - Rồi! bây giờ chúng ta cùng đi nhé! - Cháu đi vòng quanh lớp, hát " Đoàn tàu nhỏ xíu, đi tàu, mời bạn lên tàu" - Cháu vừa đóng vai tàu, vừa nói lời thoại trong câu chuyện. -Giáo dục: Các con phải biết thương yêu, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, có như thế con mới là bé ngoan và được mọi người yêu mến. - Cháu tham gia hát cùng cô. - Cháu trả lời theo gợi ý. - Nói về con được đi tham quan. - Cháu trả lời theo gợi ý của cô. - Cháu kể thêm một số PTGT. - Cháu chú ý. - Cháu che mắt lại. - Mở mắt ra. - Cháu đoán. - Dạ. - Chú ý nghe. - Cháu kể: sách, vở, quần áo,bánh, kẹo... - Cháu chào tạm biệt tàu. - Cháu xung phong lên giúp cô. - Chào các bạn. - Cháu chú ý nghe va2 trả lời những câu hỏi của cô khi cô hỏi. - Con tàu tình tình thương. -Cháu trả lời theo hiểu biết. - Cháu nói lên suy nghĩ của mình. - Cháu nói lên cách cư xử ủa mình. - Cháu suy nghĩ và trả lời cô. - Cháu nói lên suy nghĩ của mình. - Cháu nói lên suy nghĩ của mình. - Cháu suy nghĩ và đặt tên câu chuyện. - Cháu tìm chữ cái đã học. - Dạ. - Chú ý nghe. - Cháu về góc lấy dây đeo. - Cháu vịnh vai bạn. - Dạ. - Cháu hát. - Cháu nói lời thoại của nhân vật theo hướng dẫn của cô. - Chú ý nghe và ghi nhớ. Hoạt động góc Góc phân vai:Tiếp viên hàng không Góc học tập: Chiếc túi kì lạ. NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hoat động chiều ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 17 tháng 12 năm 2008. DẠY HÁT: Đi tàu. - Ôn vận động: “ Em đi chơi thuyền” - Trò chơi:” Làm đoàn tàu” I. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thẫm mỹ kết hợp tình cảm xã hội . -Trẻ thuộc bài hát “ Đi tàu”, hiểu nội dung bài hát. - Hát vui tươi, nhịp nhàng theo lời bài hát - Yêu thương những người thân trong gia đình mình. -Tham gia học hào hứng. II. PHƯƠNG PHÁP: -Biểu diễn diễn cảm. -Luyện tập. III. CHUẨN BỊ: -Đàn , máy casset. -Vô lăng TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU 1. Hoạt động 1: - Chào các bạn ! - Oâi ! mệt quá.... - Các bạn có biết cô vừa đi đâu về không? - Cô vừa từ TP.HCM về đó. Các bạn biết không, ở thành phố có nhiều khu vui chơi giải trí rất là vui. - Các bạn có biết những khu vui chơi, giải trí nào thì hãy kể cho các bạn trong lớp mình biết với. - Có một bài hát cũng nói về thảo cầm viên nữa, các con đã hocï rồi. Ai nhớ đó là bài hát gì? - Để xem bạn nói có đúng không, chúng ta hãy lắng nghe nè ! 2. Hoạt động 2: Ôn vận động bài cũ: “Em đi chơi thuyền” -Cô đàn giai điệu cho trẻ nghe 1 lần. - Đó là bài gì? -Bài hát có tác giả là ai?. -Cho cả lớp hát 2 lần -Tuần rồi cô đã dạy các con vận động gì rồi? -Cho cả lớp vỗ tay 1 lần( theo tiết tấu nhanh) -Từng tổ gõ theo các loại nhạc cụ mà cháu thích -Cá nhân biễu diễn - Cho cháu biễu diễn sáng tạo. 3. Hoạt động 3: Dạy hát: “ Đi tàu” Đọc câu đố: “ Mình dài từng khúc Chạy trên đường ray Đầu nhã khói bay Chở bao hành khách” Là gì? -Tàu hoả là PTGT đường gì? -Cô có bài hát nói về các bạn nhỏ được ba mẹ cho đi chơi bằng tàu hoả rất là vui. Các con hãy lắng nghe nhé! -Đàn giai điệu 1 lần. -Cô hát theo giai điệu 1 lần Cô giới thiệu tên bài hát : " Đi tàu" - và tên tác giả. - Hát không đàn 1 lần. - Dạy trẻ hát từng câu đến hết bài ( sử dụng dấu hiệu tay). - Cho cả lớp hát theo giai điệu 2 lần. - Các con thấy bài hát này có nhịp điệu như thế nào? - Cho tổ hát. - Cho 2 nhóm nam nữ hát đối đáp. - Cho cá nhân biểu diễn với nhạc cụ. - Các con hát rất hay , vận động rất giỏi để thưởng cho các con .Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Làm đoàn tàu” 4. Hoạt động 4: Trò chơi: “ Làm đoàn tàu” -Giải thích: Cô sẽ chia 3 tổ là 3 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu thì có 1 chú lái tàu, tàu hoả thì chạy ở đâu? -Ở đây cô cũng có 3 đường ray, các con vừa chạy vừa hát theo lời bài hát : " Đi tàu" nhé ! -Cho trẻ tiến hành chơi 2-3 lần. Giáo dục: Được ba mẹ dẫn đi chơi thì rất là vui, nhưng khi đi chơi các con nhớ phải vâng lời ba mẹ, ngồi trên tàu không thò đầu, thò tay ra ngoài nhé! - Chú ý nghe. - Sao cô mệt vậy? - Cháu ngạc nhiên. - Cháu nêu lên những thắc mắc cuả mình và đoán. - Cháu thích thú. - Cháu thi nhau kể. - Cháu nói tên bài hát. - Chú ý nghe. - Cháu nghe giai điệu. - Cháu nói tên bài hát. - Cháu nói tên tác giả. - Cháu hát. - Cháu nói theo trí nhớ. - Cháu vỗ tay. - Từng tổ gõ. - Cá nhân tham gia. - Cháu biễu diễn theo sở thích của mình. - Chú ý nghe và đoán. - Cháu nói dự đoán của mình. - Là PTGT đường sắt. - Dạ. - Chú ý nghe. - Nghe cô hát. - Chú ý nghe và ghi nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Chú ý nghe. - Cháu hát theo cô từng câu. - Hát theo nhạc. - Cháu nói suy nghĩ của mình. - Tổ hát. - Cháu chia nhóm và hát. - Cá nhân tham gia biểu diễn. - Chú ý nghe. - Chú ý nghe và ghi nhớ. - Chú ý nghe. - Cháu tham gia chơi 2-3 lần. - Chú ý nghe và ghi nhớ. Hoạt động góc Góc Nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ, diễn kịch. Góc thiên nhiên – KH: Làm thí nghiệm hòa tan trong nước. NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hoat động chiều ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm, ngày 18 tháng 12 năm 2008. Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5. MUC TIÊU: Phát triển lĩnh vực nhận thức. Trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5. - Nhận biết các mối quan hệ trong phạm vi 5. Tham gia luyện tập cùng cô và bạn.. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành. Trò chơi. CHUẨN BỊ: Đồ chơi , giáo cụ có số lượng 5. Chữ số từ 1 đến 5. Thẻ chữ “Hoàng tử”. TIẾN HÀNH. HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU Hoạt động 1: -Cô và trẻ hát “Xoè tay đếm ngón tay” và ôn đếm xuôi, đếm ngược trong phạm vi 5. -Các con vừa đếm đến mấy rồi? -Hôm nay cô sẽ dạy các con nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5 nhé ! Hoạt động 2: -Cô kể chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”. -Hoàng tử làm được 2 thứ bánh. + Có bao nhiêu bánh chưng? + Có bao nhiêu bánh dày? -So sánh 2 nhóm. -Cho trẻ đặt chữ số tương ứng. -Cô kể chuyện tiếp: -Nhờ làm được bánh ngon dâng lên vua nên vua cha thưởng rất nhiều vàng bạc. -Có bao nhiêu thỏi vàng? -Có bao nhiêu giấy bạc? -Cho trẻ so sánh mối quan hệ hơn kém giữa 5 &3. -Có nhiều tiền bạc, hoàng tử liền bày mâm cổ chiêu đãi mọi người. -Trên mâm có bao nhiêu cá? -Bao nhiêu tôm? -Hướng dẫn trẻ so sánh hơn kém & thêm bớt. -Cặp số 5-2. -Hoàng tử còn đòi thợ khéo đến may quần áo đẹp tặng cho mọi nhười. -Có bao nhiêu áo? -Bao nhiêu quần? -Làm sao cho đủ 5 bộ? -Cô gợi ý trẻ so sánh các cặp: + 4- 1. + 2- 3. + 3- 2. +1-4 Hoạt động 3: Chơi “Lôtô chữ số”. -Hoàng tử cho thợ đóng một chiếc thuyền thật to cho ngư dân ra khơi đánh cá. Nhưng ai lên đúng số của thuyền thì mới được ra khơi được. -Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. Hoạt động 4: -Cho trẻ phát âm và đếm số chữ cái trong từ “ Hoàng tử”. -Nhận xét- tuyên dương. -Hát với cô. -Đếm đến 5. -1,2...5 bánh chưng. -1,2...4 bánh dày. -Nhận xét và so sánh. -Số 5. -1,2...5 thỏi vàng. 1,2...3 giấy bạc. -3 thêm 2 là 5. Nhắc lại. -Trẻ đếm ...5 con cá. -..................2 con tôm. -5 bớt 2 còn 3. -5 áo. -2 quần. -Thêm 3 quần nữa. -Tương tự trẻ so sánh. -Mỗi cháu 1 thẻ lôtô các ô mang chữ số. -Trẻ đặt chữ O vào ô chữ O & trả lời. -Tiến hành chơi. -Trẻ phát âm & đếm ( 5 chữ cái ). -------------------------- Hoạt động góc Góc xây dựng: Đường sắt, nhà ga, tàu hỏa. Góc phân vai: Bán că tin. NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hoat động chiều ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu, ngày 19 tháng 12 năm 2008 Vẽ phương tiện giao thông (Đề tài) MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp lĩnh vực nhận thức.. Trẻ vẽ được các loại phương tiện giao thông Biết cách sắp xếp bố cục tranh . Rèn luyện sự khéo léo, phát huy óc sáng tạo. Cháu tích cực tham gia học. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan. Thực hành. CHUẨN BỊ: Cô: Tranh sưu tầm các loại PTGT. Tranh cô vẽ mẫu về các loại PTGT. Đàn, trống lắc. Cháu: Giấy vẽ, viết màu, giá trưng bày sản phẩm TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU Hoạt động 1: - Cô cho cả lớp chơi trò chơi: “ Tập lái ôtô” - Ô tô là PTGT đường gì? - Con hãy kể tên các loại PTGT mà con biết? Thế thì hôm nay cô sẽ cho lớp mình cùng vẽ lại các loại PTGT đó nhé! Hoạt động 2: * Xem tranh cô vẽ mẫu: - Cho cháu xem tranh cô sưu tầm về các loại PTGT. - Gợi hỏi cháu về bức tranh cho cháu mô tả lại. - Cho cháu xem tranh cô vẽ mẫu: - Oâtô tải: + Hình dạng? + Màu sắc? + Nơi hoạt động?... Tương tự cô hỏi cháu về đặc điểm của: máy bay, tàu hỏa, thuyền buồm... Hoạt động 3: * Cháu thực hiện : - Cô gợi hỏi ý định vẽ của cháu : về màu sắc, cách vẽ... - Cô bổ sung ý định của cháu cho hoàn chỉnh. - Cô liên hệ thực tế gợi ý cách vẽ 1 số PTGT khác: xe đạp, tàu thủy, phà... - Cho cháu thực hành. - Cô quan sát cháu thực hiện. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm: - Từng tổ đem sản phẩm lên trưng bày. - Cô cho cháu vận động chống mệt mõi. - Nhận xét sản phẩm mình và bạn. Giáo dục: các loại PTGT con vừa vẽ rất cần thiết cho chúng ta trong cuộc sống. Khi tham gia giao thông, con nhớ nhắc ba mẹ phải chấp hành tốt luật lệ giao thông, đặc biệt con nhớ nhắc người thân phải đội mũ bảo hiễm khi đi xe Honđa, xe máy. - Cháu tham gia chơi cùng cô và bạn. - Cháu trả lời. - Cháu kể. - Dạ. - Cháu xem tranh cùng cô và bạn. - Cháu mô tả nội dung tranh. - Cháu chú ý xem. - Cháu nói sau khi quan sát. - Cháu nói theo hiểu biết. - Cháu nói ý định của mình. - Cháu chú ý. - Cháu thực hiện. - Cháu mang sản phẩm lên góc trưng bày. - Cháu vận động theo bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” - Cháu lựa chọn sản phẩm đẹp. - Chú ý nghe và ghi nhớ. Hoạt động góc Góc xây dựng: Xây dựng nhà ga, tàu hỏa Góc học tập: chiếc túi kì lạ NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docga12-23.doc
Giáo án liên quan