Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 2, tháng 5 - Trường mẫu giáo Hoa Sen

I.MỤC TIÊU:

*Phát triển lĩnh vực thể chất kết hợp thẩm mỹ.

-Trẻ biết ích lợi của việc tập thể dục. Biết trèo lên xuống ghế không bị ngã.

- Rèn tính khéo léo cho trẻ. trèo lên xuống ghế nhẹ nhàng đúng thao tác.

-Tích cực tham gia luyện tập và chơi trò chơi. Mạnh dạn tham gia và giữ đúng luật chơi.

II.PHƯƠNG PHÁP:

- Luyện tập. Làm mẫu.

III.CHUẨN BỊ:

-Sân bãi sạch sẽ.

-Ghế thể dục.

IV.TIẾN HÀNH:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 2, tháng 5 - Trường mẫu giáo Hoa Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 04 tháng 05 năm 2009. Trèo lên xuống ghế. I.MỤC TIÊU: *Phát triển lĩnh vực thể chất kết hợp thẩm mỹ. -Trẻ biết ích lợi của việc tập thể dục. Biết trèo lên xuống ghế không bị ngã. - Rèn tính khéo léo cho trẻ. trèo lên xuống ghế nhẹ nhàng đúng thao tác. -Tích cực tham gia luyện tập và chơi trò chơi. Mạnh dạn tham gia và giữ đúng luật chơi. II.PHƯƠNG PHÁP: - Luyện tập. Làm mẫu. III.CHUẨN BỊ: -Sân bãi sạch sẽ. -Ghế thể dục. IV.TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU *Họat động 1 : -Khởi động: Chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân. *Họat động 2: Bài tập phát triển chung: Cô điều khiển trẻ tập mỗi động tác 2 lần 8 nhịp: -Tay vai 2: -Chân : -Bụng : -Bật 4: *Họat động 3: Vận động cơ bản: “trèo lên xuống ghế”. -Cô làm mẫu lần 1. -Lần 2, cô giải thích: một tay vịnh thành ghế, bước từng chân lên ghế. Sau đó bước tiếp từng chân xuống đất. Cô mời trẻ thực hiện lần 3. -Luyện tập: -Cô quan sát và sửa sai cháu. Trò chơi: “Ai nhiều điểm nhấtø”:Các con sẽ thi đua xem đội nào trèo đúng và hái quả nhanh. 3. Kết thúc: -Hồi tĩnh : vun tay hít thở nhẹ nhàng. -Đi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Con cào cào”.Kết hợp đi các kiểu chân 2m bình thường, 2m = mũi bàn chân,... -Đưa tay cao, gập khủy trên vai. -Đứng đưa chân ra trước, lên cao. -Ngồi duỗi chân, tay chống sau. -Nhảy sáo. -Chú ý xem. -Lắng nghe cô giải thích. - Cá nhân thực hiện. -Trẻ thực hiện (1 lần 2 trẻ)/ 2 lần. -Hứng thú tham gia. -Đi nhẹ nhàng về chổ. ------------------------ GIỚI THIỆU VỀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI I.MỤC TIÊU: * Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp ngôn ngữ. - Trẻ biết được thủ đô nước ta là Hà Nội. Biết được Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh. - Trẻ nói được di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở thủ đô: Tháp rùa, Chùa một cột, lăngh Bác Hồ… - Giáo dục trẻ yêu quí quê hương, thủ đô Hà Nội, trân trọng và giữ gìn các di tích II.PHƯƠNG PHÁP: -Đàm thoại. Trực quan. III.CHUẨN BỊ: -Sưu tầm tranh ảnh & các công trình tiêu biểu của Hà Nội IV.TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU *Họat động 1: - Cho trẻ hát: “em yêu thủ đô” - Ở thủ đô có gì đẹp vậy con? - Hà nội là thủ đô duy nhất của nước ta. ở thủ đô có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng. Cô và các con cùng tham quan và nghe giới thiệu về thủ đô Hà Nội nhé. *Họat động 2: Xem tranh ảnh, trò chuyện về: Quê hương – làng xóm – phố phường. - Quê hương là gì? - Quê hương con ở đâu? ( Cô hỏi địa chỉ 1 vài cháu ). - Những bạn được sinh ra ở nông thôn còn được gọi là ở đâu? - Còn những bạn ở thành thị gọi là ở đâu? - Con hãy cho cô biết địa chỉ nơi con đang sống? - Ở quê hương con có gì đẹp? - Trồng trọt những gì? -Chăn nuôi gì nhiều? -Có những di tích lịch sử nào? - Khu vui chơi, giải trí nào vui nhất? - Ở quê con người dân thường sống bằng nghề gì? - Mọi người đi lại bằng gì? - Đặc sản ở quê con là gì? -Khi xa quê con sẽ nhớ gì nhất? *Họat động 3: Nghe hát các bài dân ca địa phương, vùng, miền: -Cô ngâm thơ, hò, hát, ru hoặc mở băng casset cho trẻ nghe các bài dân ca. + Lý cây bông. + Ru con. + Lý chiều chiều. + Xe chỉ luồn kim. + Bèo dạt mây trôi. + Lý hoài nam. + Lý con sáo gò công. *Họat động 4: -Cho trẻ vẽ cảnh đẹp quê hương. -Nặn quả ngon Nam Bộ. -Kết hợp nhảy múa. - Tháp rùa, Hồ gươm… - Dạ. -Là nơi con sinh ra và lớn lên. -Trẻ trả lời.... -Ở dưới quê, làng, xóm,.... -Ở phố, phường, thị xã,... -Trẻ nói: số nhà, đường, khóm,... -Cầu mỹ thuận, công viên, khu du lịch sinh thái.... -Xoài, mận, nhãn, cam, sầu riêng,... -Gà, vịt, heo,... -Văn thánh miếu, đền thờ Phạm Hùng,... -Cung thiếu nhi,... -Làm ruộng, chăn nuôi,... -Xe, đò, ghe,... -Sầu riêng hạt lép, gạo nàng hương,... -Nhớ ông bà, nhớ điệu hò,câu hát,... -Dân ca Nam Bộ. -Dân ca Quan họ Bắc Ninh. - Dân ca Trung Bộ. -Trẻ hoạt động theo ý thích, tự chọn đề tài. -Thực hành theo nhóm. * Kết quả: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ------------------------------- Hoạt động góc. - Góc xây dựng: Văn Thánh Miếu. - Góc phân vai: Tham quan Văn Thánh Miếu. ---------------------- Hoạt động chiều. Hướng dẫn trẻ xây dựng “ Văn Thánh Miếu”. Thứ ba, ngày 28 tháng 04 năm 2009. Chuyện: Thánh Gióng. I.MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực ngôn ngữ kết hợp nhận thức. -Trẻ hiểu nội dung chuyện. Biết được truyền thuyết của dân tộc ta. -Trẻ nói tròn câu, nói đúng từ. -Chú ý nghe cô kể. II.PHƯƠNG PHÁP: -Phương pháp chủ đạo: Đọc kể diễn cảm. -Phương pháp hổ trợ: Trực quan đàm thoại III.CHUẨN BỊ: Đồ dùng: + Cô: Tranh chuyện, bộ rối Thánh Gióng. Đàn. + Cháu: 1 số cây tre, giấy vẽ, bút màu. IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Họat động 1: -Cả lớp chơi trò chơi “ Bắn máy bay giặc” * Cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô. -22/12 là ngày gì? -Ai là người giữ cho đất nước mình hoà bình. -Chú bộ đội canh giữ cho chúng ta được bình yên học tập. Cũng như bao nghề khác, chú bộ đội cũng phải làm việc vất vả, cực khổ. -Sau này lớn lên các con thích làm nghề gì? -Các con thích làm chú bộ đội không? -Ngày xưa có 1 cậu bé gan dạ, dũng cảm, 1 mình 1 ngựa với roi sắt trong tay ra trận chiến đấu quân giặc xâm lược để giữ bình yên cho nước nhà. Cậu bé đó là ai, các con có biết không? -À, đó là Thánh Gióng trong câu chuyện cùng tên. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe. *Họat động 2: * Chuyển đội hình chữ U. -Cô kể lần 1 kết hợp cho trẻ xem tranh. * Chuyển đội hình 3 hàng ngang. -Cô kể lần 2+ minh hoạ rối+ chia đoạn+ giảng từ khó + Đoạn 1: “ Vào đời… đi đánh giặc”: Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người cứu nước. + Đoạn 2: “ Sứ giả đi … khuỵ gối sụp xuống”: Bà con ra sức chuẩn bị cho Gióng đi đánh giặc. + Đoạn 3: Còn lại. . “ Nhảy phốc” là nhảy thật nhanh. . “ Túi bụi” là đánh không nghĩ tay. *Họat động 3: * Đàm thoại: -Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? -Trong câu chuyện có những nhân vật nào? -Giặc Aân sang xâm lược nước ta vào thời nào? -Thánh Gióng sinh ra ở đâu? -Thánh Gióng đã sinh những gì để đi đánh giặc? -Vậy cuối cùng Thánh Gióng có đánh thắng giặc Aân không? -Nhân dân đã làm gì để tưởng nhớ đến Thánh Gióng. * Theo con thích nhất là nhân vật nào trong chuyện? *Họat động 4: * Theo con thì câu chuyện này nói gì? -Cho trẻ chơi trò chơi: “Nhổ tre”. -Giải thích: Trẻ chạy nhanh lên nhổ những cây tre xem tổ nào nhổ được nhiều tre như Thánh Gióng ngày xưa. -Tiến hành chơi 2- 3 lần. *Họat động 5: -Giáo dục trẻ. -Cho trẻ tô màu cây tre -Vừa đi vừa hát bài “ Chú bộ đội”. -Là ngày quân đội nhân dân Việt Nam. -Chú bộ đội. -Trẻ chú ý nghe. -1 vài trẻ trả lời về sở thích của mình. -Dạ thích. -1 vài trẻ đoán tên. -Trẻ nhớ tên chuyện. -Trẻ chú ý lắng nghe. -Trẻ chú ý nghe và nhớ nội dung từng đoạn chuyện -Trẻ lặp lại từ khó: Nhảy phốc, túi bụi. -Thánh Gióng. -Thánh Gióng, bà mẹ, vua Hùng, sứ giả, dân làng. -Vào thời Vua Hùng thứ sáu. -Ở làng Phù Đổng. -1 con ngựa sắt, 1 áo giáp sắt, 1 nón sắt, 1 gậy sắt. -Dạ có. -Lập đền thờ ở làng Phù Đổng. -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ. -Trẻ nói nội dung câu chuyện. -Chú ý lắng nghe. -Tham gia chơi 2- 3 lần. -Trẻ tô màu cây tre. Hoạt động góc. Nghệ thuật: Cắt dán quần áo dân tộc. Học tập: Vẽ theo chuyện cổ tích. ---------------------------- Hoạt động chiều. Dạy kiến thức An Toàn Giao Thông. ------------------------------------------------------------ Thứ tư, ngày 29 tháng 04 năm 2009. Dạy vận động: Múa với bạn Tây Nguyên. *Nghe hát: Lý cây bông *Trò chơi: Thỏ nghe tiếng hát nhảy vào chuồng I.MỤC TIÊU: *Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp thể chất. -Trẻ thuộc bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên”, kết hợp múa nhịp nhàng. Qua bài nghe “Lý cây bông” trẻ hiểu thêm về làng điệu dân ca Nam Bộ. -Trẻ biết thể hiện phong cách âm nhạc nhịp nhàng khi hát, múa bài “ Múa với bạn Tây Nguyên”. Nói đúng tên bài hát, tên làn điệu Dân ca Nam Bộ. -Giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam và lòng kính yêu đối với Bác Hồ. II.PHƯƠNG PHÁP: -Dùng lời. Thực hành. III.CHUẨN BỊ: -Đàn, trống lắc, băng casset. -Trang phục múa dân tộc. -6 vòng tròn để làm chuồng. -6 mũ thỏ. -Mỗi cháu trên tay 2 cái nơ hoa. IV.TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU *Họat động 1:: -Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Người đi bộ, người đi xe, người cưỡi ngựa,...” -Ngựa phi nhanh đưa các con đi thật xa, đến tận miền núi cao, ở nơi đó có các dân tộc Tây Nguyên với nhịp còng, chiêng vui múa nhịp nhàng. các con cùng múa với bạn Tây Nguyên nhé ! *Họat động 2: Ca hát: “Múa với bạn Tây Nguyên” -Nhạc bài “Múa với bạn Tây Nguyên” trổi lên. -Cô hát mẫu và tập thể trẻ hát rõ lời, thể hiện phong cách âm nhạc nhịp nhàng, vui. -Giáo dục trẻ theo nội dung bài hát: Trẻ em Tây Nguyên cầm cờ hoa múa hát nhịp nhàngmừng Bác, mừng nước nhà thống nhất đất nước. *Họat động 3 : (múa). -Cô chia trẻ thành 2 tốp nam- nữ ( đầu thắt dây rubăng xanh- đỏ) đứng thành 2 hàng đối diện nhau. + Câu 1: “Tay em.......đàn trưng vang vang”. + Câu 2: “Vui bên nhau........lưu luyến”. + Câu 3: “Hôm nay.........kết đoàn”. + Câu 4: “Những cháu Bác Hồ .......ngoan ngoan”. -Cô luyện tốp nữ múa trước, tốp nam múa sau. Khi trẻ múa thạo cho trẻ múa theo từng đôi. -Cô cho trẻ sửa sai và xung phong múa. *Họat động 4: Nghe hát: “Lý cây bông” -Các con vừa đến Tây Nguyên vui múa theo nhịp điệu đàn Trưng vang vang. Mời các con quay về miến quê hương Nam Bộ với cánh đồng lúa mênh mông, những con kênh nước chảy hiền hoà. Ở đó có các làn điệu dân ca tình cảm thiết tha với những câu hò, điệu lý....Cô hát cho các con nghe bài hát “Lý cây bông” Dân Ca Nam Bộ nhé ! -Cô hát kết hợp gõ đệm phách tre theo nhịp. -Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu, sau đó kết hợp hát theo đàn. -Cô đeo dải lụa ngang vai múa theo băng casset. *Họat động 5: Trò chơi: “Thỏ nghe tiếng hát nhảy vào chuồng” -Cách chơi: Cô đặt trên nền lớp 4-5 vòng làm chuồng. Cho số trẻ chơi nhiều hơn số chuồng. Trẻ đóng vai các chú thỏ đi chơi. + Cô hát nhanh. + Cô hát chậm. + Cô hát nhỏ. + Cô hát to. - Mỗi chuồng chỉ chứa 1 chú thỏ. Ai chậm chân là thua cuộc phải nhảy lò cò một vòng. -Hồi tỉnh- hít thở nhẹ nhàng về chổ. -Trẻ làm điệu bộ theo lời nói. -Cô cháu cùng hát ( 2 lần ). -Từng tổ hát. -Tốp nam-nữ . -Cá nhân xung phong hát. -Tốp nam cầm cờ, tốp nữ cầm hoa đi nhún ký kết hợp lắc mông sang trái rồi sang phải. -Tay phải gấp, khủy tay để ngang người dưới khủy tay phải, 2 bàn tay nắm hờ. Từng đôi sát vai trái đi nhún bật vòng quanh nhau. -Tốp nam vỗ tay áp sát má trái rồi má phải. Tốp nữ tay trái thấp, tay phải cao cuộn nhún chân chống gót bên trái trước, bên phải sau. -Bước tới 3 bước vỗ tay bên trái. Bước lui 3 bước vỗ tay sang phải. -Tốp này múa, tốp kia múa phụ họa. -Múa đôi tập trung trước, sau đó cá nhân xung phong. -Lắng nghe cô nói. -Trẻ nghe cô hát. -Trẻ xem cô biểu diễn. -Trẻ có thể hát múa phụ họa theo cô. -Trẻ xung phong & thay nhau đội mũ thỏ để chơi. -Trẻ đi nhanh. Trẻ đi chậm. -Trẻ đi gần vào các chuồng. -Trẻ nhanh chân nhảy vào chuồng. * Kết quả: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Hoạt động góc. - Góc nghệ thuật: Cắt dán quần áo dân tộc. - Góc thiên nhiên: Làm thí nghiệm vật nổi – vật chìm. -------------------------- Hoạt động chiều. - Xem triển lãm tranh ảnh Bác Hồ. --------------------------------- – & — ------------------------------ Thứ năm, ngày 30 tháng 04 năm 2009. Oân nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 5. I.MỤC TIÊU: *Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp thể chất. -Trẻ biết đếm đến 5. Biết nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 5 -Kỹ năng đếm, nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 5 1 cách thành thạo Trẻ hứng thú trong học tập, biết ứng dụng kỹ năng qua trò chơi. II.PHƯƠNG PHÁP: -Trực quan.Luyện tập. III.CHUẨN BỊ: -Mô hình cây xanh, cây ăn quả, đĩa -Hoa, chậu, quả, cây xanh… IV. TIẾN HÀNH HỌAT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU *Họat động 1: -Cho cả lớp hát bài hát “ Trồng cây” -Dẫn trẻ đi tham quan mô hình: -Ai là người trồng cây? -Bác nông dân trồng rất nhiều lọai cây ăn quả. Con xem gồm những cây nào? -Đếm xem có tất cả bao nhiêu cây? -Hôm nay cô sẽ dạy cho các nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 5 *Họat động 2: -Cho trẻ đi chợ mua sắm hoa quả chưng trong ngày tết. -Bây giờ cô sẽ lấy quả dưa hấu và quả bưởi ra cho đủ 5 quả -Cô sẽ lấy 3 quả bưởi và 2 quả dưa hấu. Tất cả là 5 quả -Cô sẽ lấy 2 bình hoa và 3 bông hoa là cô được tất cả là 5 *Họat động 3: -Cho lớp luyện tập -Mỗi bạn đều có 1 rỗ bây giờ các con lấy một số quả ra rỗ cho có số lượng bằng 5 -Tiếp tục với các đồ dùng khác *Họat động 4: -Trò chơi: Cây nào quả ấy -Cả lớp hát -Bác nông dân -Mận, quýt, cam -1,2,3..5 cây -Trẻ nhớ tên bài -Mua dưa hấu, bưởi, hoa -Trẻ chú ý nghe và quan sát -Lớp luyện tập theo yêu cầu của cô -Tham gia chơi * Kết quả: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Hoạt động góc. Học tập: Tô chữ – ghép tranh. Xây dựng: Xây dựng Văn Thánh Miếu. -------------------------- Hoạt động chiều. Cho cháu xem ti vi. Nêu gương, ra về. --------------------------------- – & — ------------------------------ Thứ sáu, ngày 01 tháng 05 năm 2009. Vẽ cảnh đẹp quê hương . ( Đề tài ). I.MỤC TIÊU: *Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp tình cảm xã hội. -Trẻ miêu tả vẻ đẹp về sự hiểu biết & tưởng tượng của trẻ bằng sự phối hợp các nét vẽ và cách sử dụng màu tô hình. -Trẻ bố cục tranh hợp lý. Sử dụng màu phù hợp, có sáng tạo. -Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, cảnh đẹp. Yêu quê hương, đất nước. II.PHƯƠNG PHÁP: -Trực quan. Thực hành. III.CHUẨN BỊ: -Tranh ảnh sưu tầm về vẻ đẹp sông nước miền quê . -Tranh cô vẽ mẫu. -Băng casset các bài chủ điểm. -Vở học tạo hình, viết chì, bút màu. -Bàn ghế cho cháu. IV.TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU *Họat động 1: -Nhạc bài hát: “Em đi mẫu giáo” trổi lên. -Trên đường đi học các con thấy gì? -Từ nhà đến trường các con thấy rất nhiều cảnh đẹp nào là sông nước,miền quê Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ cảnh đẹp sông nước miền quê nhe! *Họat động 2: Xem tranh ảnh, đàm thoại về sông nước, miền quê : -Đây là tranh vẽ cảnh sông nước ở miền quê . Trên mặt nước có gì? -Còn đây là cảnh vườn cây ăn trái , có rất nhiều cây, là một màu xanh rất đẹp -Người dân sống bằng nghề trồng trọt và làm ruộng * Xem tranh ảnh cô vẽ mẫu: -Cô vẽ sông trên mặt nước có những chiếc thuyền là nét gì? -Trên bờ là những ngôi nhà nằm trong những tán cây xanh -Nhà vẽ thế nào? -Vườn cây màu gì? Vẽ ra sao? * Trẻ kể thêm những gì trẻ biết suy nghĩ và tưởng tượng về miền núi... *Họat động 3: Cô hỏi trẻ về ý định vẽ & cách thể hiện ý định đó trên tranh. Cô và bạn có thể bổ sung cho phong phú, hoàn chỉnh. Cô nhắc nhở trẻ cách ngồi, cầm bút. Mở nhạc phụ họa trong quá trình trẻ thực hiện. Cô gợi ý trẻ sáng tạo thêm. *Họat động 4: Cho trẻ nhận xét, đánh giá tranh vẽ của mình và của bạn. *Họat động 5: -Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên cảnh đẹp của đất nước, quê hương -Trẻ làm động tác -Trẻ kể -Dạ. -Có những chiếc thuyền và những bụi lục bình trôi. -Là một nét cong và một nét nằm ngang rẻ kể... -Trẻ nêu ý định vẽ và cách tô màu -Trẻ sửa tư thế Trẻ thực hiện. Trẻ so sánh chọn ra sản phẩm đẹp. * Kết quả: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ -------------------- Hoạt động góc. Vui chơi tự do các góc. -------------------------- Hoạt động chiều. Sinh hoạt lớp – Tổng kết cờ cuối tuần.

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 2 thang 5.doc