Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 3 - Khám phá khoa học: Nhà cháu cần những đồ dùng gì?

I. Mục đích yêu cầu

• Trẻ nói được tên và công dụng, chất liệu của những đồ dùng trong gia đình

• Cháu so sánh phân biệt một số điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng (màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu )

• Giáo dục cháu ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

II. Các hoạt động trong ngày

o Đón trẻ, trò chuyện, chơi tự do

o Kể chuyện về Bác Hồ

o Bác Hồ rất thương các cháu nhi đồng.

o Cô trò chuyện với cháu: về nhà cháu cần những đồ dùng gì?

o Chơi tự do

o TDBS: 51214

o Điểm danh

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 3 - Khám phá khoa học: Nhà cháu cần những đồ dùng gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP Thời gian: Thứ hai 09/11/2009 Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình và ngày 20/11 Hoạt động có chủ đích HĐ: Nhà cháu cần những đồ dùng gì? Mục đích yêu cầu Trẻ nói được tên và công dụng, chất liệu của những đồ dùng trong gia đình Cháu so sánh phân biệt một số điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 đồ dùng (màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu…) Giáo dục cháu ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình. Các hoạt động trong ngày Đón trẻ, trò chuyện, chơi tự do Kể chuyện về Bác Hồ Bác Hồ rất thương các cháu nhi đồng. Cô trò chuyện với cháu: về nhà cháu cần những đồ dùng gì? Chơi tự do TDBS: 51214 Điểm danh KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHÀ CHÁU CẦN NHỮNG ĐỒ DÙNG GÌ? HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Chuẩn bị: Không gian tổ chức: Ở trong lớp. Đồ dùng phương tiện: Tranh ảnh những đồ dùng trong gia đình. Bài hát: “Cả nhà thương nhau” Thơ: “Cả nhà vui, cái bát xinh xinh, đi cầu đi quán” Phương pháp hoạt động: Phương pháp trực quan Phương pháp đàm thoại Phương pháp động viên khích lệ. Tiến hành tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ Hoạt động mở đầu: Ổn định giới thiệu dẫn dắt vào bài. Đọc thơ “Cả nhà vui” Cả nhà mình ăn cơm với nhau có vui không các con? Trong mâm cơm chúng ta phải cần những đồ dùng gì để đựng thức ăn. Những thứ đồ dùng đó gọi là đồ dùng trong ăn uống, các con thường nghe mẹ mình đi mua ở đâu? Vậy bây giờ các con có thích đi mua cùng cô không? Cháu đọc đồng dao “Đi cầu đi quán” đến siêu thị mua một số đồ dùng cần thiết cho gia đình mình. Hoạt động trọng tâm * Cung cấp kiến thức mới Cô và các con vừa mua những thứ đồ dùng gì? Vậy các con có thích lên soạn giỏ giúp cô không? Mỗi cháu lên chỉ được lấy ra 1 món đồ, gọi tên, nói màu sắc và đồ dùng ấy để làm gì? Khi các cháu đã soạn xong hết cô yêu cầu cháu lên chọn ra từng loại nhóm đồ dùng: để ăn, uống, để mặc, để mang, để đội, để làm vệ sinh. Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày: bàn ghế, tủ giường, tivi. Hát “Cả nhà thương nhau” * So sánh: Các con ơi cho cô biết cái ca để làm gì? Cái ly để làm gì? Chúng khác nhau chổ nào? Các con ơi cho cô biết radio để làm gì? Tivi để làm gì? Chúng khác nhau chổ nào vậy các con? Các con có biết cái tủ để làm gì không? Cái giường để làm gì? Chúng khác nhau chổ nào? Ba mẹ phải mất nhiều tiền để mua sắm đồ dùng cho chúng ta, vì thế khi dùng ta phải giữ gìn cẩn thận. * Củng cố: trò chơi Cô giới thiệu: mua đồ dùng đúng công dụng. Cô giải thích cách chơi: cô yêu cầu cháu mua cho cô đồ dùng về để làm gì thì cháu đi mua đúng thứ đó về và nói tên đồ dùng và công dụng để làm gì. Cháu chơi thử Cháu lần lượt chơi Báo hiệu hết giờ, chơi lần cuối Kết thúc Đọc thơ “Cái bát xinh xinh”. Tuyên dương lớp, nghỉ. Kết quả: - Các cháu kể - Uống nước - Ly không có quai, ca có quai. - Để nghe đài, để xem phim, xem tin tức. - Radio thì không có hình, tivi có hình. - Để cất quần áo, để nằm ngủ. - Tủ cao, giường thấp và rộng. HĐNT Trò chuyện về nhà cháu cần những đồ dùng gì? Chơi “trời mưa”. Chơi tự do. HĐCT Ăn giữa buổi. HOẠT ĐỘNG GÓC Trọng tâm: Phân vai: cửa hàng bách hóa. Xây dựng: các kiểu nhà khác nhau. Học tập: đếm khoanh tròn những đồ dùng có số lượng 3. Nghệ thuật: tô màu đồ dùng trong gia đình Thiên nhiên: tưới cây, tỉa lá úa. TRẢ TRẺ Vệ sinh, nêu gương trả trẻ. Đánh giá các hoạt động trong ngày Nội dung chưa dạy được ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Những thay đổi cần thiết ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc09 11 09.doc