- Trẻ thực hiện đúng các động tác thể dục theo nhạc, theo nhịp bài hát, theo cô.
( Tập cùng cô)
- + Hô hấp: Thổi bóng bay
+Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao.
+Chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
+ Bụng: Đứng, hai tay đưa lên cao cúi gập người.
+ Bật: Bật chụm tách chân - Hoạt động trong các giờ thể dục sáng
- Thể dục nhịp điệu:
+ Bé khoẻ, bé ngoan.
+ Nào chúng ta cùng tập thể dục.
+Thật đáng yêu
+ Đu quay
33 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7785 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề 2: Bản thân (thời gian thực hiện 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. KẾ HOẠCH THÁNG
Kế hoạch thực hiện chủ đề.
Chủ đề 2: BẢN THÂN
Thời gian thực hiện 4 tuần:(Từ ngày 30/9 đến ngày 25 /10 /2013)
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển thể chất
- Trẻ thực hiện đúng các động tác thể dục theo nhạc, theo nhịp bài hát, theo cô.
( Tập cùng cô)
+ Hô hấp: Thổi bóng bay
+Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao.
+Chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
+ Bụng: Đứng, hai tay đưa lên cao cúi gập người.
+ Bật: Bật chụm tách chân
- Hoạt động trong các giờ thể dục sáng
- Thể dục nhịp điệu:
+ Bé khoẻ, bé ngoan.
+ Nào chúng ta cùng tập thể dục.
+Thật đáng yêu
+ Đu quay
Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay
- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
- Hoạt động học:
+ Tung bóng lên cao và bắt bóng.
+ Ném xa bằng 2 tay
- Hoạt động chơi:
+ Chạy tiếp cờ
+ Ném bóng vào rổ.
+ Chuyền bóng.
+ Thi xem ai nhanh
- Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang và ném trúng đích thẳng đứng.
- Dạy trẻ ném trúng đích nằm ngang.
- Dạy trẻ ném trúng đích thẳng đứng.
- Hoạt động học:
+ Ném trúng đích nằm ngang.
+ Ném trúng đích thẳng đứng.
- Hoạt động chơi:
+ Chuyền bóng.
+ Thi xem ai nhanh
Chỉ số 14:
Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Có thói quen tập trung chú ý không không nói chuyện riêng, không nói tiếng Mông trong trong giờ học
- Hoạt động trong các giờ học.
- Trong các hoạt động chơi:
+Trò chơi dân gian
+ Trò chơi vận động.
- Hoạt động ở các góc:
+ Góc xây dựng.
+ Góc phân vai.
- Hoạt động dạo chơi, tham quan.
Chỉ số 15: Rửa tay bằng xà phòng
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh
- Tự rửa tay bằng xà phòng.
- Rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo, quần.
- Rửa sạch, tay sạch, Không có mùi xà phòng.
- Tiết kiệm nước.
- Hoạt động trò chuyện:
+ Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn đôi tay và cách rửa tay bằng xà
phòng
- Hoạt động thực hành:
+ Thực hành rửa tay bằng xà phòng.
Chỉ số 16: Tự rửa mặt và đánh răng hàng ngày
- Trẻ biết trước khi đi học phải rửa mặt sạch sẽ, rửa kĩ mắt, cằm và tai.
- Trẻ biết cách đánh răng và đánh răng vào buổi tối và buổi sáng khi ngủ dậy
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể đối với sức khỏe con người.
- Hoạt động trò chuyện:
Trò chuyện với trẻ về việc giữ gìn vệ sinh thân thể đối với sức khỏe con người.
- Hoạt động thực hành
+ Thực hàng rửa mặt, đánh răng.
Chỉ số 18: Giữ đầu tóc quần áo gọn gàng.
- Tập luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày:Chải tóc, vuốt tóc khi tóc bù rối; Kéo lại quần áo ngay ngắn khi bị xô lệch.
- Hoạt động trò chuyện:
+ Trò chuyện với trẻ về cách giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Hoạt động thực hành:
+ Thực hành chải tóc cho bạn, búp bê...
Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội.
Chỉ số 28: Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với giới tính của bản thân và thời tiết.
- Hành vi phù hợp với giới tính: Con gái dịu dàng, nhẹ nhàng…; Con trai mạnh mẽ, dũng cảm…
- Hoạt động trò chuyện:
+ Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật của bé.
+ Trò chuyện với trẻ về sở thích của bé.
- Hoạt động chơi:
+ Trong các hoạt động vui chơI: Chơi trò chơi phân vai; hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi...
- Cung cấp cho trẻ hiểu biết về dinh dưỡng cần thiết và cân đối với cơ thể.
- Trò chuyện với trẻ về nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể của bé.
- Hoạt động học:
+ Trò chuyện với trẻ về nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể của bé.
- Hoạt động chơi:
+ Chơi trong trò chơi phân vai, nấu ăn, bác sĩ.
Chỉ số 29:
Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
- Sở thích, khả năng của bản thân.
- Hoạt động hoc:
+ Trò chuyện với trẻ về sở thích của bé.
- Hoạt động chơi:
+ Trong các hoạt động vui chơ:Chơi trò chơi phân vai; hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi...
Chỉ số 30: Đề xuất các trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Chủ động đề xuất và thể hiện sở thích của bản thân trong hoạt động vui chơi
- Tôn trọng, hợp tác, chấp thuận với bạn.
- Hoạt động chơi:
+ Trò chơi phân vai gia đình nấu ăn.
+ Trò chơi xây dựng ngôi nhà của bé.
Chỉ số 34: Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.
- Hoạt động trò chuyện:
+ Trò chuyện về chủ đề dinh dưỡng với cơ thể bé.
- Cho trẻ hoạt động theo nhóm trong khi chơi, thảo luận về nội dung chơi.
Chỉ số 36: Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.
- Nói và thể hiện trạng thái cảm xúc (Vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của bản thân qua lời nói, cử chỉ, nét mặt phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp.
- Hoạt động trò chuyện theo chủ đề : Bản thân.
- Hoạt động kể chuyện sáng tạo:
+ Kể môt số câu truyện tạo tình huống vui, buồn bất ngờ:
Truyện Ai đáng khen nhiều hơn.
Truyện: Câu chuyện của tay trái và tay phải.
Chỉ số 47: Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
- Một số quy định ở trường, gia đình và nơi công cộng.
- Tôn trọng, hợp tác, chấp thuận.
- Hoạt động chơi:
+ TCPV: Bé chờ lượt khám
+ Bé tham gia nấu ăn.
- Hoạt động thực hành
+ Thực hành chia bánh, chia cơm cho các bạn.
Chỉ số 59: Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.
- Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.
- Hoạt động học:
+ Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé.
+ Trò chuyện với trẻ về sở thích của bé.
- Trò chuyện cùng bé về các bộ phận trên cơ thể mình. Cơ thể mình là do cha mẹ sinh ra, mình không giống các bạn khác, mỗi người có đặc điểm riêng như: Bạn cao hơn, bạn có tóc dài hơn, bạn trắng hơn mình.
- Giáo dục trẻ yêu bản thân mình, biết cách chăm sóc cho bản thân mình đẹp hơn.
Phát triển ngôn ngữ.
Chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ
- Kể lại những câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề: Bản thân.
- Nói được nội dung và tính cách của các nhân vật trong các câu chuỵện, bài thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề Bản thân.
- Hoạt động học:
+ Truyện: Câu chuyện của tay phải, tay trái.
+ Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn.
+ Thơ: Chiếc bóng.
+ Thơ: Em vẽ
- Hoạt động chiều:
+ Dạy trẻ một số bài thơ, bài đồng dao, ca dao trong chủ đề Bản thân.
+ Rửa tay.
+ Cô dạy.
+ Xòe tay..
Chỉ số 71: Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định
- Kể lại nội dung chuyện cùng cô
- Kể lại nội dung chính của chuyện đã được nghe theo trình tự nhất định.
- Hoạt động học:
- Kể chuyện nối tiếp: +Truyện Câu truyện của tay trái tay phải
+ Ai đáng khen nhiều hơn
- Kể chuyện sáng tạo:
+ Đôi tai xấu xí
+ Cái đuôi của sóc nâu.
Chỉ số 81: Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
- Để sách đúng nơi quy định
- Giữ gìn và bảo vệ sách.
- Hoạt động góc:
+ Xem sách, làm sách theo chủ đề: Bản thân
- Hoạt động thu dọn đồ dùng sau tiết học.
Chỉ số 85: Biết kể chuyện theo tranh
- Xem tranh vẽ trong sách và kể lại nội dung tranh
- Kể được nội dung câu chuyện theo thứ tự các hình vẽ trong tranh
- Hoạt động học:
+ Kể chuyện theo tranh: Ai đang khen nhiều hơn
- Hoạt động chơi :
+ Xem tranh và kể chuyện theo nội dung các bức tranh trong chủ đề: Bản thân.
Chỉ số 91: Nhận dạng được các chữ
cái trong bảng chữ cái tiếng việt
- Làm quen với các chữ cái đơn lẻ trong chủ đề Bản thân.
- Làm quen với các chữ cái trong từ có nghĩa trong chủ đề Bản thân.
- Tìm, đọc các chữ cái đơn lẻ và trong từ có nghĩa trong chủ đề Bản thân.
- Hoạt động học:
+ Làm quen với chữ cái: a, ă, â.
- Hoạt động chơi:
+ Tìm chữ theo yêu cầu của cô
+ Về đúng nhà của bé
+ Tìm chữ cái trong từ.
- Chơi ở các góc:
+ Tìm chữ cái a,ă,â trong các loại đồ chơi của lớp.
Chỉ số 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.
- Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (Nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc không lời)
- Nghe và nhận ra các sắc thái (Vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc trong chủ đề bản thân.
- Hoạt động học:
+ Nghe hát:
Em thêm một tuổi; Năm ngón tay ngoan; Em là bông hồng nhỏ; Mời bạn ăn.
- Hoạt động chơi:
+ Trong giờ đón trả trẻ: Cho trẻ nghe các bài hát, bản nhạc về chủ đề: Bản thân.
Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Tên bài hát, tác giả, nội dung các bài hát trong chủ đề : Bản thân.
- Hát đúng giai điệu bài hát, lời ca thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Hoạt động học:
+ Dạy hát: Mừng sinh nhật
+ Dạy hát:Trời đã sáng rồi.
Phát triển thẩm mỹ
Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Thể hiện nét mặt, vận động (vỗ tay lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc trong chủ đề Bản thân.
- Hoạt động học:
+ HVĐ: Múa cho mẹ xem; Vì sao mèo rửa mặt
- Hoạt động chơi:
+ Trong giờ đón trả trẻ: Cho trẻ nghe các bài hát, bản nhạc về chủ đề: Bản thân.
- Biết chơi các trò chơi âm nhạc trong chủ đề.
- Dạy trẻ chơi các trò chơi âm nhạc trong chủ đề Bản thân.
- Trò chơi âm nhạc:
+ Nghe giọng hát đoán tên bạn.
+ Bao nhiêu bạn hát.
+ Ai đoán giỏi
+ Thi xe ai nhanh
Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm mà bé yêu thích
- Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố cục.
- Hoạt động học:
+ Vẽ đồ chơi của bé.
+ Dán hình em bé.
+ Vẽ trang trí chiếc khăn hình vuông.
+ Nặn đồ dùng theo sở thích của bé.
- Hoạt động chơi:
+ Chơi ở các góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, tô màu các đồ dùng bé thích
+ Trong hoạt động ngoài trời: Vẽ bạn bằng phấn trên sân, vẽ đồ chơi tặng bạn bằng phấn.
Chỉ số 103: Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình
- Nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn về màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục.
- Hoạt động học:
+ Vẽ đồ chơi của bé.
+ Dán hình em bé.
+ Vẽ trang trí chiếc khăn hình vuông.
+ Nặn đồ dùng theo sở thích của bé.
-Hoạt động chơi: Chơi ở các góc, chơi ngoài trời: Cho trẻ làm chơi bằng lá cây, hột hạt…
Chỉ số 6: Tô mầu không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Cầm bút đúng, bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bút bằng ngón tay giữa.
- Vẽ, nặn, tô màu đều không trờm ra ngoài các nét vẽ.
- Hoạt động học:
+ Vẽ đồ chơi của bé.
+ Vẽ trang trí chiếc .
- Hoạt động chơi:
+ Chơi ở góc nghệ thuật.
Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản
- Xé, cắt đường vòng cung.
- Cắt theo đường thẳng, đường cong để tạo ra sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục.
- Hoạt động thực hành:
+ Dán các hình phẳng theo yêu cầu của cô.
- Hoạt động chơi:
+ Cắt dán các đồ dùng, đồ chơi bé thích.
Chỉ số 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn
- Xếp các hình vào đúng vị trí cho trước.
- Bôi hồ đều vào mặt trái của hình.
- Xếp dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục cho trước.
- Hoạt động học:
+ Dán hình em bé.
- Hoạt động chơi:
+ Chơi ở góc nghệ thuật: Cắt, xé dán các đồ dùng, đồ chơi bé yêu thích.
Phát triển nhận thức
Chỉ số 113: Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Tò mò, tìm tòi khám phá các sụ vật, hiện tượng xung quanh.
- Thích nhũng cái mới, nhận ra những thay đổi mới mẻ ở xung quanh.
- Hoạt động hoc:
+ Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật của bé.
+ Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé.
+ Trò chuyện với trẻ về sở thích của bé.
+ Trò chuyện với nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể của bé.
- Hoạt động trong các giờ hoạt động ngoài trời,
trong hoạt động vui chơi.
Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 5
- Đếm và nói đúng số lượng các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng phạm vi 5.
- Đọc được chữ số từ 1 đến 5
- Chọn thẻ số từ 1- 5 tương ứng với số lượng từ 1- 5.
- Hoạt động học:
+ Ôn đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5.
- Hoạt động chơi:
+ Ai đoán giỏi
+ Về đúng nhà của bé
+ Xếp theo yêu câ của cô
Chỉ số 105: Tách 5 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của 2 nhóm.
- Gộp các nhóm đối tượng và đếm.
- Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau và so sánh số lượng của mỗi nhóm.
- Hoạt động học:
+ Ôn nhận gộp tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
- Hoạt động chơi:
+ Trò chơi tập tầm vông.
+ Chia bánh.
+ Trò chơi: Ai tinh nhất
Chỉ số 108: Xác định vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, phải, trái, trước, sau) của một vật so với một vật khác.
- Xác định vị trí của đồ vật (phía trong, ngoài, trên, dưới, phải trái, trước, sau) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật đó làm chuẩn.
- Đặt đồ vật vào đúng vị trí theo yêu cầu.
- Hoạt động học:
+ Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân.
+ Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một vật so với vật khác.
-Hoạt động chơi:
+ Trò chơi: Tay cầm tay.
+ Ai nói nhanh nhất
_____________________________________________________________
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN
Thời gian thực hiện 4 tuần:
(Từ ngày 30/9 đến ngày 25/9/2013)
Thứ
Lĩnh vực
Tuần 1
Bé hãy giới thiệu về mình
(Từ 30/09 - 4/10/2013)
Tuần 2
Cơ thể của bé
( Từ 7/10 - 11/10/2013)
Tuần 3
sở thích của bé
(Từ 14/10 - 18/10/ 2013)
Tuần 4
Bé lớn lên từng ngày
( Từ 21/10 - 25/10/2013)
Hai
PTNN
Thơ:
Chiếc bóng
Truyện:
Câu chuyện của tay trái và tay phải
Thơ:
Em vẽ
Truyện:
Ai đáng khen nhiều hơn.
Ba
KPKH
Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật của bé
Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé
Trò chuyện với trẻ về sở thích của bé
Trò chuyện với trẻ về nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể của bé.
Làm quen với chữ: a, ă, â.
Tư
PTTC
Tung bóng lên cao và bắt bóng
TC: Chạy tiếp cờ
Ném trúng đích nằm ngang
TC: Ném bóng vào rổ
Ném trúng đích thẳng đứng
TC: Chuyền bóng nhanh.
Ném xa bằng 2 tay
TC: Thi xem ai nhanh
PTTM
Vẽ đồ chơi của bé
Dán hình em bé
Nặn đồ dùng theo sở thích của bé.
Vẽ trang trí chiếc khăn hình vuông
Năm
PTNT
Ôn đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5.
Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân.
Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một vật so với bạn khác.
Ôn gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
Sáu
PTTM
- Dạy hát:
Mừng sinh nhật.
- Nghe hát:
Em thêm một tuổi
- Trò chơi:
Nghe giọng hát đoán tên bạn.
- Hát vận động:
Múa cho mẹ xem.
- Nghe hát:
Năm ngón tay ngoan.
- Trò chơi:
Bao nhiêu bạn hát.
Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một vật so với bạn khác.
- Hát vận động:
Vì sao mèo rửa mặt.
- Nghe hát:
Mời bạn ăn.
- Trò chơi:
Thi xem ai nhanh.
B. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Tuần I: Từ ngày 30/9 đến ngày 4/10/2013
Chủ đề nhánh: Bé hãy giới thiệu về mình.
Hoạt động
Thứ hai
30/9/3013
Thứ ba
1/10/2013
Thứ tư
2/10/2013
Thứ năm
3/10/2013
Thứ sáu
4/10/2013
Đón trẻ,
thể dục sáng
1. Đón trẻ
- Cô đón trẻ và lớp, quan tâm đến những trẻ bị ốm nghỉ học mới đi, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ .Gợi ý cho trẻ quan sát các góc theo chủ đề. Cho trẻ xem băng đĩa về buổi lễ sinh nhật
- Cho trẻ chơi trò chơi theo ý thích của trẻ .
2. Thể dục sáng:
* Khởi động:
- Cô hướng dẫn cho trẻ đi các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng, đi gót sau đó dồn hàng tập thể dục.
* Trọng động
+ Hô hấp : Gà gáy .
+ Tay : Hai tay dang ngang ngón tay chạm vai .
+ Chân : Đứng khuỵ gối chân kia thẳng
+ Bụng : Nghiêng người sang 2 bên .
+ Bật : Bật chụm chân tách chân.
- Vận động theo nhạc bài : Bé khỏe bé ngoan.
- Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.
Trò chuyện
đầu tuần
- Trò truyện với trẻ về gia đình của bé, cơ thể bé, những gì giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh ?
+ Gia đình con có những ai ?
+ Ai là người sinh ra con?
+ Con có biết ngày sinh của mình là ngày nào không?
+ Con là con trai hay con gái?
+ Các con thấy bạn trai và bạn gái khác nhau như thế nào?
+ Cô gọi trẻ lên tự giới thiệu về mình.
- Giáo dục trẻ yêu gia đình , Biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
Hoạt động học
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
PTNN
KPKH
PTNN
PTTC
PTTM
PTNT
PTTM
- Thơ: Chiếc bóng
- Trò chuyện với
trẻ về ngày sinh nhật của bé
- Làm quen chữ cái a,ă,â.
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- TC: Chạy tiếp cờ
- Vẽ đồ chơi của bé.
- Ôn đếm nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5
-Dạy hát: Mừng sinh nhật
-Nghe hát:
Em thêm một tuổi
-Trò chơi: Nghe giọng hát đoán tên bạn
Hoạt động
góc
Tên góc
Chuẩn bị
Kỹ năng chính của trẻ
Góc phân vai:
Mẹ con , cô giáo, phòng khám nha khoa, cửa hàng bạn thực phẩm, ăn uống.
- - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho góc chơi phân vai:
- Sân chơi sạch sẽ.
- Trang phục gọn gàng.
- Xắc xô
- Trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình.
- Trẻ biết liên kết hợp tác cùng bạn chơi vai mẹ, vai con, vai cô giáo vai häc sinh
- Biết sử dụng câu giao tiếp như:
+ Con muấn ăn gì?
+ Con ăn nhanh lên để còn đi học...
- Trẻ chơi tốt trò chơi, mạnh dạn và tự tin khi chơi
Góc xây dựng
Xây ngôi nhà của bé.
- Các khối gỗ, gạch, hàng rào, cây xanh...
- Qua hướng dẫn của cô trẻ biết:
+ Lựa chọn các nguyên vật liễu sẵn có để xây dựng, lắp ghép để tạo thành mô hình x©y dựng ngôi nhà của mình có các phòng, có bếp, có cây xanh, có vườn rau, hµng rµo...
- Biết kể tên các khu mình xây dựng
- Trẻ biết chơi liên kết với nhau để thể hiện tốt vai chơi của mình theo hướng dẫn
Góc học tập :
Xem sách, tranh, ảnh về cơ thể của bé và các hoạt động vệ sinh đúng cho cơ thể.
- Đo chiền cao của mình của bạn.
- Các loại sách, tranh ảnh về cơ thể bé, sự lớn lên của bé.
- Thước dây
- Trẻ biết tên sách, tên bức tranh, biết cách cầm sách, cách mở sách. Mở từ trái sang phải khi được cô hướng dẫn.
- Biết quan sát tranh và nói nội dung của các bức tranh.
- Qua hoạt động trẻ biết yêu quý giữ gìn sách, tranh ảnh cẩn thận, không được làm rách, xem xong cất đúng nơi quy định.
- Trẻ biết cáh cầm thước để đo, biết cách, đo từ dưới lên trên đến đỉnh đầu.
Góc nghệ thuật:
Tô màu bé trai, bé gái. Dán” Làm ảnh tặng bạn thân”
Nặn đồ dùng của bé.
- Biểu diễn các bài hát về chủ điểm Bản thân
- Bót mµu bót vÏ ®ñ cho trÎ ho¹t ®éng gãc.
- Đất nặn
- Tranh vÏ hình bạn trai, bạn gái.
- Trẻ biết cách cầm bút, biết tô màu, sử dụng màu phù hợp với nội dung tranh. Qua đó giúp trẻ yêu thích khám phá bản thân.
- Trẻ hát các bài hát đúng chủ để, đúng nhịp điệu, tự tin khi biểu diễn.
Góc thiên nhiên:
- Tập chăm sóc góc thiên nhiên trong lớp của bé
- Vệ sinh xung quanh lớp học
- Ô roa , xô, chậu, chổi....
- Khăn lau
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng như cách lau lá, cách tưới nước, chăm sóc cây.
- Bé biết quét, nhặt lá rụng cho sạch
- Rèn cho trẻ kĩ năng rữa tay, rửa chân sạch sẽ.
Hoạt động ngoài trời
1. Có chủ đích: Quan sát bạn trai, bạn gái.
2. Chơi VĐ: Chạy tiếp cờ.
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
1. Có chủ đích:
Tập đo chiều cao của mình và của bạn.
2. Chơi VĐ: Nu na nu nống.
3. Chơi tự do: Vẽ trên sân
1. Có chủ đích:
Đi dạo, nhặt lá rụng xung quanh lớp.
2. Chơi VĐ: T×m b¹n th©n.
3. Chơi tự do: Xếp hình
1. Có chủ đích: KCST: Đôi tai xấu xí:
2. Chơi VĐ: Kéo co
3. Chơi tự do
1. Có chủ đích: Vẽ bạn bằng phấn trên sân.
2. Chơi VĐ: T×m b¹n th©n.
3. Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy cất gối, vận động nhẹ, tổ chức chơi trò chơi: Trán cằm tai
* Trò chuyện về bản thân của bé.
* Chơi, hoạt động theo ý thích.
*LuyÖn c¸c ch÷ c¸i ®· häc
( Chữ a,ă,â)
- Dạy trẻ cách rửa tay, chải tóc gọn gàng
Rèn nề nếp thói quen
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ mình: Biết cất đồ dùng, đồ chơi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Rèn nền nếp chào hỏi lễ phép đúng lúc, đúng chỗ. Biết cảm ơn biết xin lỗi, biết thưa gửi.
- Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đầy đủ dồ dùng học tập cho trẻ. Động viên phụ huynh cho trẻ đi học chuyên cần.
- Rèn cho trẻ có thói quen, giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường..
- Rèn cho trẻ thói quen nói tiếng phổ thông, không sử dụng tiếng mông trong giáo tiếp với cô và bạn
Phối hợp với phụ huynh
- Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn nền nếp, thói quen cho trẻ và theo dõi trẻ thực hiện một số chỉ số trong chủ dề bản thân, trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
- TrÎ cã quan t©m vµ nhËn biÕt ch÷ viết trong m«i trêng xung quanh hay kh«ng?
- Phèi hîp víi phô huynh vÒ viÖc vệ sinh cá nhân cho trẻ, cách ch¨m sãc søc khoÎ vµ t×nh h×nh häc tËp cña trÎ.
- §éng viªn phô huynh cho trÎ ®i häc chuyªn cÇn.
- Dạy tiếng phổ thông cho trẻ khi ở nhà.
C. kÕ ho¹ch ngµy
Tuần I: Từ ngày 30/9 đến ngày 4/10/2013.
Ngày soạn: 29/9/2013
Ngày dạy thứ hai: 30/9/2013
Phát triển ngôn ngữ:
Thơ: CHIẾC BÓNG
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ
Chiếc bóng - Tác giả: Phạm Thanh Quang
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu, vần điệu và cường độ của bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ ở trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thương yêu chia sẻ các công việc nặng nhọc với mọi người xung quanh
- Hứng thú tham gia tiết học
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường .
II. Chuẩn bị:
- Cô:
+ Cô thuộc bài thơ đọc diễn cảm cho trẻ nghe.
+ Tên bài thơ, tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Trẻ:
+ Trang phục gọn gàng, chuẩn bị tâm thế vào tiết học.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Các con ơi bây giờ là mùa gì?
+ Ánh nắng như thế nào?
+ Vậy khi ra nắng các con có thấy bóng của mình in đưới đất không?
+ Chúng mình có được đi chơi dưới nắng không?
+ Đi dưới nắng chúng ta phải làm gì?
- Các con ạ khi trời nắng to, nếu chúng ta đi dưới nắng sẽ thấy bóng của mình đấy, nhưng chúng mình không được đi chơi nắng đâu vì như vậy sẽ bị ốm đấy.Có một bài thơ rất hay nói về chiếc bóng đấy.Đó là bài thơ “chiếc bóng” của nhà thơ Phạm Thanh Quang sáng tác.
2. Nội dung
- Cô đọc diễn cảm lần 1:
+ Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ ai sáng tác?
- Cô giới thiệu tên bài thơ: Chiếc bóng - Phạm Thanh Quang
- Cô đọc diễn cảm bài thơ Lần 2: Qua tranh minh hoạ.
* Giảng nội dung: Bài thơ nói về bạn nhỏ đang đi dưới tán lá cây râm mát, bé thấy có đàn kiến nhỏ chăm chỉ xây tổ dưới trời nắng.
Bé đi bên hàng cây...
Ơ kìa đàn kiến nhỏ
Xây tổ nắng chang chang...
- Bé thương đàn kiến bị nắng nắng mà chăm chỉ làm việc và bé muốn lấy chiếc bóng của mình để che cho đàn kiến, nhưng bé rất buồn vì chiếc bóng của mình không chịu ở lại cùng để che được cho kiến.
Bé thương đàn kiến nắng,
Lấy mình làm bóng râm...
* Đàm thoại:
+ Trong bài thơ bé đi ở đâu?
+ Đôi má của bé như thế nào?
+ Đoạn thơ nào nói lên điều đó?
“ Giữa trưa hè.......
... hây hây”
+ Các con có biết hây hây là như thế nào không ?
- Giải thích : Hây hây là đôi má của bạn nhỏ ửng đỏ lên vì trời nắng và nóng đấy
Bạn bé trong bài thơ đi chơi vào giữa trưa mà trời buổi trưa thì rất là nắng mặc dù bé đó biết ý là đi vào dưới hàng cây có bóng mát nhưng đôi má bé cũng hây hây đỏ đấy.
+ Bé nhìn thấy con vật gì?
+ Đàn kiến đang làm gì?
+ Bé đã có hành động gì?
+ Bé có thương đàn kiến không?
- Đoạn thơ nào nói lên điều đó?
“ Ơ kìa đàn kiến nhỏ...
Đang xây tổ âm thầm..’’
- Khi đi chơi bé đã phát hiện ra đàn kiến mặc dù giữa trưa trời nắng chang chang mà đàn kiến vẫn những cái đầu trần đội đất để về xây tổ và bé đã thương đàn kiến nên đó đứng ra nắng để lấy thân mình làm bóng râm che mát cho đàn kiến.
+ Ý định của bé như thế nào?
+ Có thực hiện được không?
- Đoạn thơ nào nói lên điều đó?
‘‘Bé từ biệt đàn kiến ...
Không đứng được một mình’’
+ Các con có biết chiếc bóng là ý nghĩa gì không?
- Các con ạ chiếc bóng chính là cái bóng của các con khi ông mặt trời chiếu xuống thì mỗi một ngươi khi đi ra sẽ có một cái bóng và khi các con đi ra thi cái bóng đó cũng đi theo bên mình.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân khi trời nắng phải biết đội mũ, giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, biết chia sẻ, yêu thương khi thấy mọi người làm việc vất vả.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô và cả lớp đọc thơ ( 2 lần)
(Cô quan sát, lắng nghe sửa sai cho trẻ)
- Cô cho trẻ đọc theo nhiều hình thức.
(Cô sửa sai cho trẻ)
3. Kết thúc
- Hát bài “ Mời bạn ăn” và ra chơi.
- Cho trẻ về góc quan sát các bộ phận
File đính kèm:
- chu de ban than 3013.doc