- Biết di chuyển theo đường bóng bay để bắt bóng
- Bắt được bóng bằng hai tay, không ôm bóng vào ngực.
Luyện các kỹ năng qua các tiết học:
* Hoạt động học:
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m
- Trò chơi: Ném bóng vào rổ.
66 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề 4: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: NGHỀ NGHIỆP
( Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 18/ 11 – 13/ 12/ 2013)
A. Mục tiêu- Nội dung- hoạt động
Lĩnh vực
Mục tiêu của
chủ đề
Nội dung
Hoạt động
Phát triển thể chất
Chuẩn 1. Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m.
- Biết di chuyển theo đường bóng bay để bắt bóng
- Bắt được bóng bằng hai tay, không ôm bóng vào ngực.
Luyện các kỹ năng qua các tiết học:
* Hoạt động học:
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m
- Trò chơi: Ném bóng vào rổ.
Chuẩn 4. Chỉ số 14: Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
- Trẻ không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật… trong khoảng 30 phút.
- Trẻ giữ được tập trung chú ý và tham gia hoạt động tích cực trong các giờ học giờ chơi
- Không làm việc riêng: nói chuyện với bạn, nhìn ra ngoài, nghịch đồ chơi, quay lưng lại cô
- Dạy trẻ tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
* Các bài tập PTC:
- “Đi nối bàn chân tiến lùi”, “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”, “Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo hiệu lệnh”.
- Hoạt động dạo chơi ngoài trời.
- Hoạt động góc: Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc học tập; HĐ học.
Chuẩn 6. chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Trẻ nhận biết và không chơi những đồ chơi có thể gây nguy hiểm. Biết một số đồ vật nguy hiểm như bàn là, bếp điện, dao, kéo…
- Không chơi nghịch các vật sắc nhọn.
- Gọi tên một số đồ vật nguy hiểm
- Qua hoạt động hàng ngày theo dõi trẻ xem trẻ có ý thức không chơi những nơi và đồ vật gây nguy hiểm. Hoặc cô đưa hình vẽ/vật thật trẻ chỉ ra được ba đồ vật không chơi được và nói được tại sao. Cô có thể đưa ra các tình huống để trẻ tìm cách giải quyết.
Chuẩn 6. Chỉ số 22: Biết và không làm một số việc gây nguy hiểm.
- Trẻ nhận ra một số việc làm có thể gây nguy hiểm như: Leo trèo cây, đùa nghịch xô đẩy bạn, chơi với lửa, xăng, điện, vật sắc nhọn.
- Không tham gia vào việc làm gây nguy hiểm.
- Trong các hoạt động hàng ngày cô xây dựng các quy định thống nhất về các hành vi đảm bảo an toàn cho trẻ bao gồm: An toàn về lửa, an toàn về điện, về độ cao, an toàn khi tham gia giao thông, an toàn với nước...
+ Cho trẻ xem tranh, ảnh, tạo các tình huống để trẻ biết được tác hại của một số việc nguy hiểm; biết cách tránh hoặc dùng đồ dùng khác để thay thế hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.
Chuẩn 6. Chỉ số 23: Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
- Trẻ nhận ra được nơi bẩn, nơi sạch, nơi nguy hiểm (gần ao, hồ, suối; gần bốt điện; gần đường quốc lộ, bãi rác, vũng bùn). Không chơi ở nơi nguy hiểm
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe bản thân, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
- Dạy trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Thông qua các giờ học lồng luồn giáo dục an toàn giao thông, an toàn thân thể, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ.
- Thông qua các giờ chơi, hoạt động ngoài trời, dạy cho trẻ biết tránh cách nơi nguy hiểm, mất vệ sinh.
- Qua hoạt động ăn, ngủ hàng ngày dạy trẻ biết rửa mặt, ánh răng, giữ vệ sinh tay, chân sạch sẽ, khi học, khi chơi không bôi bẩn ra quần áo, bàn ghế.
Chuẩn 6. Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
- Trẻ không đi theo khi người lạ rủ
- Trẻ không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép
- Thông qua các giờ học, giờ giáo dục lễ giáo để dạy trẻ giúp trẻ biết không được đi theo người lạ vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
- Kết hợp với các bậc
phụ huynh giáo dục trẻ không được tùy tiện nhận quà khi chưa được sự cho phép.
Phát triển tình cảm & quan hệ xã hội
Chuẩn 7. Chỉ số 28: Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;
- Biết mặc trang phục, chơi đồ chơi, giao tiếp phù hợp giới tính.
- Trẻ trai: mạnh mẽ, dứt khoát
- Trẻ gái : nhẹ nhàng, ý tứ.
- Thực hành cho trẻ quan sát các bạn qua giờ HĐNT, góc phân vai: Nhận xét về bạn trai, bạn gái; lựa chọn vai chơi phù hợp giới tính cá nhân…
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi giới thiệu về bản thân để trẻ biểu lộ cảm xúc, sự tự tin của mình như: Hỏng vấn người nổi tiếng, ai vừa ra ngoài…
Chuẩn 8 chỉ số 32: Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.
- Phấn khởi, vui vẻ, tự hào sau khi hoàn thành công việc.
- Ngắm nghía, nâng niu sản phẩm của mình
- Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác
- Giữ gìn bảo vệ sản phẩm
Của mình , của bạn làm ra.
- Thông qua hoạt động vui chơi, hoạt động học tập… cô quan sát trẻ xem trẻ có hài lòng với công việc vừa làm không?
- Tạo điều kiện để trẻ phát huy sự sáng tạo của bản thân.
- Trao đổi với phụ huynh về trẻ khi ở nhà
Chuẩn 9. Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.
- Trẻ trấn tĩnh lại, hạn chế được cảm xúc tiêu cực khi được người khác giải thích, an ủi.
- Thông qua hoạt động trò chuyện cô giáo theo dõi sự thay đổi của trẻ khi nói chuyện với bạn hay với cô giáo; khi trẻ buồn hay bị người khác chêu trọc khi được an ủi, giải thích trẻ có đỡ buồn hơn không?
- Qua hoạt động hàng ngày ở lớp cô thường xuyên giáo dục trẻ về cách thể hiện tình cảm của bản thân đối với môi trường, thái độ quan tâm, chia sẻ
với những người xung quanh, cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống...
Chuẩn 10. Chỉ số 47. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
- Tuân theo trật tự, chờ đến lượt tham gia hoạt động.
- Biết cách xếp thứ tự lần lượt trong các hoạt động đông người tham gia. Hiểu được tại sao cần có quy định và cách thực hiện các quy định đó
- Thông qua các trò chơi, các hoạt động cô gợi mở kể cho trẻ nghe những câu chuyện trong đó có các nhân vật có các hành động chia sẻ với nhau, biết chờ đợi đến lượt. Cùng trẻ trao đổi thống nhất với nhau
về những quy định của
lớp học:
+ Xếp hàng tập thể dục, xếp ghế ăn cơm...cô đưa ra các tình huống và cùng trẻ giải quyết các mâu thuẫn.
Chuẩn 12. Chỉ số 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết nhắc nhở người khác giữ gìn bảo vệ môi trường (Không vứt rác bừa bãi, bẻ cành ngắt hoa…)
- Tiết kiệm trong sinh hoạt: Tắt điện khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước khi dùng xong, không để thừa thức ăn.
- Thông qua hoạt động trò chuyện cô gợi ý trẻ nói về những việc có lợi và có hại cho môi trường
- Thảo luận và thực hành trách nhiệm trong việc gìn giữ môi trường sống: Sạch sẽ, giữ gìn và tiết kiệm...
- Thông qua hoạt động học: Lồng ghép nội dung giáo dục về vệ sinh và bảo vệ môi trường sống.
Phát triển ngôn ngữ
và giao tiếp
Chuẩn 14. Chỉ số 63:
Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng, đơn giản, gần gũi;
- Nghe và hiểu nghĩa các từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng, đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát. Ví dụ : nhóm đồ dùng, dụng
- Thông qua sinh hoạt hằng ngày, trò chuyện với trẻ xem trẻ có hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi sau khi được quan sát tranh, vật thật hoặc các đồ vật không?
Ví dụ: Các khu vực trong trường, tên cô giáo, các đồ dùng, dụng cụ của các nghề…Nhận biết thời tiết trong ngày.
Ví dụ: cày, bừa, cuốc là dụng cụ của nghề nào?...
- Trò chơi rèn luyện các giác quan, phân biệt được các vật dụng, các sự vật, hiện tượng gần gũi: “Thi xem ai nhanh”, “Hãy nói đủ ba thứ”, “Đồ dùng này làm bằng gì”…
cụ xây dựng: Bay, thước, bàn xoa…dụng cụ làm vườn là: Cuốc, cày, bừa, liềm….
- Lựa chọn các sự vật, đồ vật, trong nhóm theo yêu cầu của cô giáo.
Chuẩn 14. Chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Trẻ kể lại được những chuyện đồng thoại, ngụ ngôn, chuyện cười, chuyện ngắn, đơn giản.
- Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của chuyện biết tính cách các nhân vật trong chuyện kể, truyện đọc.
- Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao... đã nghe biểu hiện qua khả năng
phản ứng phù hợp với các câu hỏi của cô giáo và qua các hoạt động vẽ, đóng kịch, hát, vận động, kể lại chuyện theo đúng trình tự..
- Nghe đọc, kể lại truyện, đọc thơ có nội dung liên quan đến chủ đề gia đình.
- Hoạt động học:
- Dạy trẻ bài thơ: “Cô giáo của em”, “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, “Chiếc cầu mới”
- Làm quen với các tác phẩm: “Hai anh em”
- Tập kể chuyện theo tranh, tập đóng kịch
- Tập đọc thơ diễn cảm.
- Làm quen với một số bài đồng dao, ca dao: “Rềnh rềnh ràng ràng”, “Vuốt hột nổ”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Dích dích dắc dắc”
- Chơi ở góc học tập: Tập chọn sách, mở sách…, kể chuyện theo tranh và kể theo trí nhớ.
Chuẩn 18. Chỉ số 82. Biết ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.
- Trẻ nhận ra và biết được ý nghĩa của các kí hiệu quen thuộc trong cuộc sống. (Kí hiệu đồ dùng cá nhân,
- Trò chuyện với trẻ trong sinh hoạt hằng ngày xem trẻ có biết các kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống không?
biển báo giao thông, không hút thuốc lávứt rác vào thùng rác, nhà vệ sinh, thời tiết).
Ví dụ các biểu tượng ở nơi công cộng: Nhà vệ sinh, bến xe, trạm xăng, trường học…Hay nhận biết về đồ dùng cá nhân của mình.
- Cho trẻ thực hành
nhận biết đồ dùng củacá nhân mình: Đồ dùng vệ sinh, đồ dùng ăn uống, thẻ đến lớp...
Chuẩn 19. Chỉ số 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt và phát âm đúng chữ cái b, d, đ; h, k. Biết chơi trò chơi với chữ cái.
* Hoạt động học:
- Làm quen với chữ cái , d, đ
- Làm quen với chữ cái h, k.
* Trò chơi : Chọn chữ theo yêu cầu, nối chữ,
thi xem ai nhanh.
- Qua hoạt động vui chơi cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái
- Hoạt động chiều.
- Hoạt động góc.
Phát triển nhận thức
Chuẩn 21. Chỉ số 98: Kể được một số nghề nơi trẻ sống.
Trẻ nhận biết được một số nghề nơi trẻ sống: Nghề nông, nghề thầy thuốc, nghề giáo viên, xây dựng…
- Nhận biết được công cụ và sản phẩm của nghề đó.
- Dạy trẻ nhận biết và phân biệt được một số nghề khác nhau.
* Hoạt động học:
+ Nghề giáo viên.
+ Một số nghề phổ biến trong xã hội.
+ Nghề xây dựng
+ Làm quen với nghề trồng trọt.
- Hoạt động góc, hoạt động có mục đích: Làm đồ chơi về một số đồ dùng, dụng cụ của các nghề; trò chuyện về một số nghề ở địa phương; sưu tầm tranh về nghề giáo viên.
- Chơi trò chơi: Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề, bắt chước, làm theo chú bộ đội....
Chuẩn 23. Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 6.
- Chọn thẻ chữ số tương ứng (hoặc viết) với số lượng đã đếm được Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 6.
- Chọn thẻ chữ số tương ứng
- Dạy trẻ thực hành: Đếm đến 6 các nhóm đò dùng, đồ chơi có 6 đối tượng.
* Hoạt động học:
- Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết số lượng 6, nhận biết số 6.
- Nhận biết các con số, nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6- Trò chơi: Gia đình ai? Địa chỉ gia đình? Nhà bé ở đâu? Đi siêu thị…
Chuẩn 24. Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành hai nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm
- Tách 7 đồ vật thành hai nhóm ít nhất bằng hai cách khác nhau
- Nói được nhóm nào có nhiều hơn / ít hơn/ bằng nhau .
- Dạy trẻ biết so sánh và phân loại đồ dùng , đồ chơi, chia nhóm số lượng trong phạm vi 7.
* Hoạt động học: Thêm bớt, chia số lượng 7 thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau.
Chuẩn 24. Chỉ số 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
- Chọn được dụng cụ làm thước đo (quyển vở, cái thước, bước chân..)
- Đặt thước đo liên tiếp.
- Nói đúng kết quả đo.
- Tạo cơ hội cho trẻ chơi các trò chơi liên quan đến nhu cầu phải sử dụng các cách đo khác nhau (Ví dụ: Đo từ cửa sổ đến cửa ra vào bằng bao nhiêu bước chân? Bao nhiêu ca nước thì đầy bình?....
* Hoạt động học:
- Nhận biết mục đích phép đo.
* Thông qua trò chơi xây dựng: Xây trường học, xây doanh trại bộ đội, xây các kiểu nhà, xây vườn cây ăn quả... Thực hành đo chiều cao của cây, của nhà...
Chuẩn 27. Chỉ số 114: Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
- Phát hiện ra các hiện tượng xung quanh xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó.
- Giải thích bằng mẫu câu: “Tại vì… nên…”
- Thông qua các hoạt động hàng ngày ở lớp cô lựa chọn các hoạt động tạo cho trẻ khám
phá, thử nghiệm như: Thực hành pha nước đường, chơi vật chìm vật nổi; quan sát sự thay đổi của thời tiết....
- Cô thường xuyên đặt các câu hỏi gợi mở để kích thích khả năng tư duy ở trẻ.
Chuẩn 28 Chỉ số 118: Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
- Trẻ có cách thực hiện công việc theo cách riêng của mình.
- Đạt được kết quả theo yêu cầu của công việc.
- Thông qua hoạt động vui chơi, hoạt động góc, trong sinh hoạt hằng ngày: Trực nhật, sắp dọn đồ chơi…
- Trong hoạt động góc cô thường xuyên trò chuyện để trẻ nêu ý tưởng và sáng kiến để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả.
Phát triển thẩm mĩ
Chuẩn 22. Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
Trẻ biểu lộ cảm xúc (qua nét mặt, cử chỉ, động tác) phù hợp với giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
- Nghe nhạc trong giờ đón trẻ, thể dục sáng.
- Nghe hát: “Cô giáo”, “Gác trăng”, “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, “Em đi giữa biển vàng”
- Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát, thỏ nghe hát nhảy vào chuồng, tai ai tinh...
- Đoán tên bài hát qua các hoạt động âm nhạc tích hợp ....
Chuẩn 22. Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em;
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát
* Hoạt động học:
- Hát, vận động: “Cô giáo miền xuôi”, “Cháu thương chú bộ đội”, “Cháu yêu cô chú công
nhân”, “Lớn lên cháu lái máy cày”.
- Hát các bài hát về chủ đè, hát vận động trog cáchoạt động vui chơi, múa hát tập thể...
Chuẩn 22. Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc;
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
* Thông qua hoạt động ở góc âm nhạc, qua giờ học trên lớp:
- Hát, vận động: “Cô giáo miền xuôi”, “Cháu thương chú bộ đội”, “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Lớn lên cháu lái máy cày”.
- Lắng nghe cô hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát: “Cô giáo”, “Gác trăng”, “Đưa ơm cho mẹ đi cày”, “Em đi giữa biển vàng”
- Cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ tập thể, nhóm, cá nhân…
Chuẩn 22 .Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản;
- Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm theo ý thích.
- Thực hành tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về các nghề, các hình vuông khác nhau, làm đồ chơi, dụng cụ các nghề...
* Hoạt động học:
- Vẽ hoa tặng cô.
- Cắt, dán hình vuông to, nhỏ.
- Tô màu tranh một số nghề
- Vẽ theo ý thích.
* Tổ chức các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời: Làm các mô hình nhà, trường mầm non, xây doanh trại bộ đội ...
Chuẩn 22. Chỉ số 103. Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Đặt tên cho sản phẩm.
+ Trả lời được câu hỏi con vẽ / nặn / xé dán cái gì?
+ Trả lời được câu hỏi Vì sao lại thích, hoặc làm được sản phẩm đó
- Thông qua hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và thông qua nhận xét sản phẩm cô khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình trong việc thể hiện các sản phẩm mà mình tạo ra.
Chuẩn 2. Chỉ số 6: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường diềm
- Dạy trẻ phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
- Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cầm bút đúng cách, tô màu đều không chờm ra ngoài các nét vẽ
- Trẻ tô màu các bức tranh trong các hoạt động góc, trong các hoạt động tô vẽ theo ý thích.
* Hoạt động học:
- Vẽ hoa tặng cô giáo.
- Tô màu tranh một số nghề.
* Hoạt động tích hợp: Tô màu dụng cụ các nghề, vẽ tranh tặng cô…
Chuẩn 2. Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản
- Đường cắt thường xuyên lượn theo nét vẽ và hầu như không rách
* Hoạt động học:
- Cắt dán hình vuông to, nhỏ
* Hoạt động góc: Cắt dán làm đồ chơi về một số đồ dùng, dụng cụ của các nghề.
+ Cắt dán tranh ảnh về cô giáo.
Chuẩn 2. Chỉ số 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa và cân đối
- Bôi hồ đều, các chi tiết không bị chồng lên nhau.
- Dán hình vào bức tranh phẳng phiu
- Thông qua hoạt động ở góc tạo hình: Dán trang trí một số dụng cụ lao động, dán hoa tặng cô...
* Hoạt động học:
- Cắt dán hình vuông to, nhỏ.
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
( Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 18/ 11 – 13/ 12/ 2013)
Thứ
Lĩnh vực
Chủ đề nhánh 1
CÔ GIÁO CỦA CON
( Từ ngày 18/ 11- 22/11)
Chủ đề nhánh 2
NGHỀ NGHIỆP PHỔ BIẾN
( Từ ngày 25- 29/ 11)
2
PTTC
Đi nối bàn chân tiến lùi
Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
PTNN
Thơ: " Cô giáo em"
Thơ " Chú bộ đội hành quân trong mưa"
3
PTNT
( KPKH-XH)
Nghề giáo viên
Một số nghề nghiệp phổ biến trong xã hội
4
PTTM
Vẽ hoa tặng cô
Cắt dán hình vuông to- nhỏ
5
PTNT
Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có số lượng 7, nhận biết số 7
Nhận biết các con số, số thứ tự trong phạm vi 7
6
PTNN
Làm quen b, d, đ
Ôn các chữ cái đã học
PTTM
Hát, VĐ: " Cô giáo miền xuôi"
Nghe hát : " Cô giáo"
Trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
Hát, VĐ: " Cháu thương chú bộ đội".
Nghe hát: " Gác trăng"
Trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
Hoạt động góc
Phân vai
Đóng vai cô giáo, gia đình
Bác sĩ, gia đình
Xây dựng
Xây trường học
Xây doanh trại bộ đội...
Học tập
Sưu tầm tranh ảnh về cô giáo.
Tạo hình
Làm đồ chơi về một số đồ dùng, dụng cụ của các nghề
Âm nhạc
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động
có mục đích:
- Cô cùng trẻ dạo chơi sân trường, ngắm vườn hoa, quan sát sự lớn lên của cây xanh.
- Chơi tự do, chơi cầu trượt, đu quay, vẽ trên sân, vẽ hoa tặng cô.
- Làm đồ chơi từ lá cây.
- Quan sát và nhận xét về sự thay đổi của thời tiết
- Giải câu đố về chủ đề
- Quan sát thời tiết, lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi...
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, hò vè, hát.
- Vẽ bằng phấn trên sân theo ý thích
- Chơi theo ý thích
- Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên
Trò chơi có luật:
TCVĐ: Bé là vận động viên….
- TCHT: Người đưa thư
- TCDG: Kéo co;
- TCVĐ: Chuyền bóng
- TCHT: Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- TCDG: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
Chơi theo ý thích
Chơi theo ý thích
Hoạt động chiều
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo
Thứ
Lĩnh vực
Chủ đề nhánh 3
NGHỀ XÂY DỰNG
( Từ ngày 02/12 – 06/12)
Chủ đề nhánh 4
NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
( Từ ngày 09/12 – 13/12)
2
PTTC
Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo hiệu lệnh
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m
PTNN
Thơ: " Chiếc cầu mới"
Truyện:" Hai anh em”
3
PTTC
( KPKH-XH)
Nghề xây dựng
Làm quen với nghề trồng trọt
4
PTTM
Tô màu tranh một số nghề
Vẽ theo ý thích
5
PTNT
Thêm bớt, chia nhóm đối tượng có số lượng 7 thành 2 phần.
Nhận biết mục đích phép đo
6
PTNN
Làm quen h, k
Ôn chữ cái đã học
PTTM
Hát, vận động: "Cháu yêu cô chú công nhân".
Nghe hát:" Em đi giữa biển vàng".
Trò chơi: Tai ai tinh
Hát, vận động: " Lớn lên cháu lái máy cày”
Nghe: " Đưa cơm cho mẹ đi cày”
Trò chơi: Tai ai tinh
Hoạt động góc
Phân vai
Gia đình, nấu ăn, bán hàng
Gia đình, nấu ăn, bán hàng
Xây dựng
Xây các kiểu nhà. Vườn cây ăn quả.
Vườn cây ăn quả.
Học tập
Xem tranh về chủ đề
Tạo hình
Âm nhạc
Hát múa, biểu diễn văn nghệ một số bài về chủ đề.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động
có mục đích:
- Quan sát thời tiết, lắng nghe âm thanh khác nhau trên sân chơi.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát liên quan đến chủ đề.
- Quan sát một số đồ dùng của nghề xây dựng.
- Quan sát một số đồ dùng của nghề xây dựng.
- Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên.
- Quan sát và nhận xét về thời tiết.
- Trò chuyện về một số nghề của địa phương
- Nhặt hoa lá làm đồ chơi
- Vẽ tự do trên sân
- Chăm sóc vườn cây, vườn hoa.
Trò chơi có luật:
- TCVĐ: Nghệ sĩ trong gia đình.
- TCHT: Về đúng nhà
- TCDG: Dệt vải
- TCVĐ: Người làm vườn
- TCHT: Trồng nụ trồng hoa
- TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Chơi theo ý thích
Chơi theo ý thích
Hoạt động chiều
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo.
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo.
B. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH
Chủ đề nhánh 1: “CÔ GIÁO CỦA CON.”
( Thực hiện 1 tuần: từ 18/11 – 22/11/2013)
T. gian
H. động
Thứ hai
18/11
Thứ ba
19/11
Thứ tư
20/11
Thứ năm
21/11
Thứ sáu
22/11
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân của trẻ vào đúng nơi quy định.
- Trò chuyện về nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo hàng ngày và những gì trẻ biết về công việc của các cô giáo trong công tác.
- Hướng trẻ về góc chơi với các bạn và chơi các đồ chơi mà cháu thích, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn, giúp cô xếp các đồ dùng của lớp.
- Cho trẻ quan sát các hoạt động của cô giáo trong trường mầm non.
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng cô giáo.
Thể dục sáng
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu theo hiệu lệnh của cô, tập khởi động theo bài “Bài tập buổi sáng”. (Cô tập cùng trẻ)
- Xếp đội hình hàng ngang.
2. Trọng động:
- Cô tập cho trẻ tập cùng cô các động tác của bài tập tháng 11, bài: “Lại đây múa hát cùng cô”:
+ Dạo nhạc: Cho trẻ đánh hông sang hai bên theo nhạc.
+ ĐT1: “Lại đây... cô ngoan”: Nhún chân, hai tay ra trước, úp vào ngực, 2 tay dang ngang 2L x 8N. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.
+ ĐT 2: “Lại đây... cô ngoan”: Đưa lần lượt từng tay úp vào ngực sau đó thả xuôi 2 lần x 8 nhịp. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.
+ ĐT 3: (Dạo nhạc): Hai đưa sang ngang, bước chân rộng bằng vai, tay phải lên cao, tay trái ra trước, sau đó đổi bên, tập 2 lần x 8 nhịp. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.
+ ĐT 4: (Dạo nhạc): Hai đưa sang ngang, bước chân rộng bằng vai, cúi gập người về trước, ngón tay trái chạm mũi chân 2 lần x 8 nhịp. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.
+ ĐT 5: “Lại đây... cô ngoan”: Hai tay dang ngang, tay phải úp sát ngực, tay trái đưa ra sau lưng, sau đó đổi bên. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp: 2 lần x 8 nhịp.
+ ĐT 6: “Lại đây... cô ngoan”: Bật chân trước, chân sau 2 L x 8N.
- ĐT 7: Điều hoà.
(Cô tập với trẻ và bao quát trẻ tập)
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng .
Hoạt động có chủ đích
*PTTC:
Đi nối bàn chân tiến lùi
*PTNN:
- Thơ: “Cô giáo em”
*PTNT:
- Nghề giáo viên.
*PTTM:
- Vẽ hoa tặng cô.
*PTNT:
- Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có số lượng 7, nhận biết số 7.
*PTNN:
- Làm quen với chữ cái b, d, đ.
*PTTM:
- Dạy hát, vận động: “Cô mẫu giáo miền xuôi”
- Nghe hát: “Cô giáo”
- T/c: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng.
Hoạt
động
góc
*Góc Phân vai: Đóng vai cô giáo, gia đình.
*Góc Xây dựng: Xây trường học.
*Góc Học tập: Sưu tầm tranh ảnh về cô giáo.
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện các vai chơi, biết được vị trí, công việc của cô giáo, của các thành viên trong gia đình. Hiểu được công việc, trách nhiệm của ông, bà, của người cha, của người mẹ và con cái. Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình: Ông bà dọn nhà cửa, bố đi làm, mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc con cái, con đi học, giúp bà quét nhà…Biết cách giao tiếp và cách sử dụng ngôn ngữ.
+ Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. Thể hiện được vai chơi cô giáo; mẹ, con; bố con; ông bà và cháu…
- Trẻ biết sử dụng các “vật liệu” để xây trong trường mầm non bao gồm các lớp học, phòng hội đồng, sân chơi, khu vệ sinh...
+ Trẻ biết hợp tác với bạn, đoàn kết trong khi chơi, thêm yêu quý trường mầm non, yêu quý lớp học của bé.
+ Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dù
File đính kèm:
- CHU DE NGHE NGHIEP 5 TUOI.doc