- Tập cho trẻ có phản ứng phù hợp với các hiệu lệnh trong hoạt động .
- Giữ được thăng bằng trong vận động chạy, nhảy, nhún, bật.
- Phối hợp nhịp nhàng các vận động của tay, mắt và các bộ phận trên cơ thể trong khi tham gia hoạt động.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề 6: Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông nào? Thời gian thực hiện: 6 tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6: Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông nào?
Thời gian thực hiện: 6 tuần ( Từ 22/3 đến 30/4/2010)
TT
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
1
Phát triển thể chất
- Tập cho trẻ có phản ứng phù hợp với các hiệu lệnh trong hoạt động .
- Giữ được thăng bằng trong vận động chạy, nhảy, nhún, bật.
- Phối hợp nhịp nhàng các vận động của tay, mắt và các bộ phận trên cơ thể trong khi tham gia hoạt động.
- Có một số kỹ năng vệ sinh cá nhân.
- Thực hiện nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục: Hít thở, tay, bụng lườn, bật.
Bước đầu biết cách chuyển đổi đội hình tập theo hiệu lệnh của cô giáo.
- Tập đi chạy theo đường thẳng.
- Tập bật xa bằng 2 chân.
- Tung bóng qua dây.
- Chạy trong đường hẹp
- Tham gia hoạt động: Vẽ và tô màu phương tiện giao thông bằng các đường nét đơn giản.
- Trẻ biết rửa tay, lau mặt, nhặt cơm rơi vãi vào đĩa và lau tay...
* Thể dục- Vận động:
- Cho trẻ tập đi vòng tròn, chạy nhanh chậm theo nhạc bài hát.
+ Đoàn tàu nhỏ xíu.
+ Nào cùng đi tàu
- Tập các động tác thể dục với gậy, vóng...
- Đi, chạy theo đường thẳng ( Thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô giáo khi đã thành thạo)
TC: Kéo cưa lửa xe.
- Bật xa bằng 2 chân – TCVĐ: Đàn chuột con
- Tung bóng qua dây – TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi làm đoàn tau, làm bác lái xe điểu khiển phương tiện giao thông đi nhanh, chậm.
- Chơi : Máy bay bay
- Cho trẻ tập chắp ghép hình các phương tiện giao thông ít chi tiết. Tiếp tục chồng xếp các khối tạo ra ô tô, nhà ga, bến xe...
* Dinh dưỡng- SK
- Qua các bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục vệ sinh, động viên khuyến khích trẻ làm theo.
- Tiếp tục rèn nếp giờ ăn không nói chuyện, biết tự cởi yếm, uống nước và lau mặt. Giờ ngủ biết nằm ngay ngắn.
2
Phát triển nhận thức
- Trẻ nhận biết và phân biệt được một số loại PTGT phổ biến.
- Biết một số luật gioa thông đơn giản.
- Ôn nhận biết, phân biệt hình vuông, tròn độ lớn của hai đối tượng.
- Nhận biết và tránh một số hành động nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng của một số loại PTGT quen thuộc ( PTGT đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy)
- Nhận biết tiếng còi của một số loại xe.
- Lấy, cất phương tiện giao thông có kích thước khác nhau theo yêu cầu ( VD: Tìm ô tô to, nhỏ...)
- Thông qua trò chơi, tranh ảnh.... khắc sâu kiến thức cho trẻ về cách phòng tránh, đảm bảo an toàn trong khi tham gia giao thông.
* Khám phá:
- Chơi: Bắt chước tiếng còi: Mô phỏng vận động của một số loại PTGT quen thuộc.
- Tô màu tranh PTGT theo yêu cầu của cô giáo.
- Hướng dẫn trò chơi:
+ Đèn pha, Bánh xe, Đèn xanh đèn đỏ.
* NBPB
- Lựa chọn các hình vuông, tròn có kích thước khác nhau để xếp hình các PTGT theo yêu cầu.
- Tìm PTGT màu xanh, đỏ, vàng.... ở xung quanh lớp.
- Tổ chức cho trẻ xem sách tranh về các loại PTGT, xem các hành vi đúng, ai của người tham gia giao thông...
Giáo dục trẻ không thò đầu, thò tay ra ngoài, không đi lại trên xe khi xe đang chạy. Không tự đi ra đường khi không có người lớn dắt...
3
Phát triển ngôn ngứ
- Trẻ cảm nhận được vần điệu của câu thơ, lời nói trong câu chuyện.
- Biết lắng nghe khi người lớn đọc sách.
- Biết diễn đạt nhu cầu của bản thân.
- Nghe các bài thơ, đồng dao,ca dao, hò vè, câu đố về phương tiện giao thông .
- Biết đọc thuộc bài thơ và kể chuyện cùng cô.
- Xem bộ sưu tập PTGT tại góc thư viện trò chuyện, chơi giải câu đố về các loại phương tiện giao thông.
- Đọc thơ:
+ Con tàu, Khi bé ra đường, Máy bay
- Kể chuyện:
+ Sẻ con
+ Xe lu và xe ca
- Đồng dao
+ Hôm qua bé nằm mơ.
4
Phát triển tình cảm kỹ năng XH và thẩm mỹ.
- Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp.
- Trẻ biết thể hiện các cảm xúc của mình và cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác.
- Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng lời nói.
- Thể hiện được điều mình thích và không thích ( Vui, buồn, tức giận, sợ hãi....) qua nét mặt cử chỉ.
- Chơi thân thiện cùng bạn, biết thể hiện một số hành vi văn minh đơn giản qua trò chơi.
- Thích hát và vận động đơn giản theo nhạc của một vài bài hát quen thuộc trong chủ đề.
- Xem tranh cảm xúc ( Vui, buồn, sợ hãi)
- Chọn hình ảnh phù hợp.
- Trò chơi học tập: Ghép tranh PTGT
- Góc xây dựng: Xếp PTGT ( Ô tô, tàu hỏa) Xếp ga ra ô tô, bến tàu, bến xe....
- Góc nghệ thuật: - tạo hình: Cho trẻ di màu, nặn một số PTGT gần gũi
- Góc thư viện: Cho trẻ xem sách tranh về PTGT.
- TCDG: Lộn cầu vồng, kéo cưa lửa xẻ, Nu na nu nống.
- Hát+ VĐ một số bài hát trong chủ đề
- Tập sử dụng một số loại nhạc cụ đơn giản của lớp.
- TCAN: Tai ai tinh, Ai đoán giỏi.
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
I
Từ 22/3 đến 26/2
Vận động
BTPTC : Máy bay
VĐCB : Bật xa bằng 2 chân
TCVĐ: Đàn chuột con
NBTN
Xe đạp, xe xích lô.
Âm nhạc
- Nghe hát:
Đường và chân.
- Dạy hát: Bên phải, bên trái.(TT)
NBPB
Nhận biết hình tròn, hình vuông
Văn học
Kể chuyện
Xe lu và xe ca
II
Từ 29/3 đến 1/4/2010
BTPTC : Máy bay
VĐCB : Bật xa bằng 2 chân
TCVĐ: Đàn chuột con
NBTN
Xe máy, ô tô
Âm nhạc
- Ôn bài hát: Đường và chân
- VĐTN:Lái ô tô.(TT )
Dán hình ô tô
Kể chuyện
Xe lu và xe ca
( Lần 2)
III
Từ 4/4 đến 8/4/10
BTPTC : Tập với vòng
VĐCB : Tung bóng qua dây
TCVĐ:Ô tô và chim sẻ
NBTN
Tàu hoả
Máy bay
Âm nhạc
-Nghe hát:Đi đâu mà vội mà vàng
-Dạy hát:Em tập lái ô tô(TT)
Nặn bánh xe
Thơ : Con tàu
IV
Từ 11/4 đến 15/4/10
BTPTC : Tập với vòng
VĐCB : Tung bóng qua dây
TCVĐ:Ô tô và chim sẻ
NBTN
Thuyền buồm, tàu thuỷ
Âm nhạc
-Nghe hát: Đi đường em nhớ
-Ôn bài hát:Em tập lái ô tô
Tô màu con lật đật
Thơ
Con tàu(Lần 2)
V
18/22 đến
22/4/10
-BTPTC: Tập với gậy
-VĐCB: Đi có mang vật trên đầu
-TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
NBTN
Ôn
Xe đạp, xe máy, ô tô
Âm nhạc
-Nghe hát: Đèn xanh, đèn đỏ
-Dạy hát: Con tàu (TT)
Dán dây hình tròn
Văn học
Kể chuyện:
Sẻ con(Lần 1)
VI
25/4 đên 29/ 4/2010
-BTPTC: Tập với gậy
-VĐCB: Đi có mang vật trên đầu
-TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
NBTN
Ôn:Tàu hỏa, máy bay, tàu thủy
Âm nhạc
-Nghe hát:Em đi qua ngã tư đường phố
-Ôn bài hát: Con tàu
Tô màu quả bóng to, nhỏ
Văn học
Kể chuyện:
Sẻ con(Lần 2)
kế hoạch hoạt động tuần i ( Từ NGàY22 /3- 26/3)
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Cô trò chuyện với trẻ gợi mở và khuyến khích trẻ nói về các phương tiện giao thông mà trẻ biết. Hỏi trẻ được bố mẹ cho đi học bằng xe gì?
- Cho trẻ chơi đồ chơi, xem tranh, xem chuyện, nghe nhạc có nội dung phù hợp với chủ điểm.
Thể dục sáng
- Tập thể dục theo băng đài
Hoạt động có chủ đích :
Vận động
-BTPTC: Máy bay
-VĐCB: Bật xa bằng 2 chân
-TCVĐ: Đàn chuột con
NBTN
Xe đạp, xe xích lô.
Âm nhạc
- Nghe hát:
Đường và chân.
- Dạy hát: Bên phải, bên trái.(TT)
NBPB
Nhận biết hình tròn hình vuông
Văn học
Truyện
Xe lu và xe ca
Hoạt động góc
-Góc phân vai :chơi búp bê , nấu ăn
-Góc hoạt động với đồ vật :Xếp nhà, xếp hàng rào, xếp ô tô, tàu hoả, xếp ga ra ô tô.
-Góc xem sách ,truyện ,tranh : Tranh truyện về các PTGT.
-Góc tạo hình : Dán bánh xe ôtô, tô màu các phương tiện giao thông, nặn bánh xe ô tô
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Xe đạp,Xe máy, Đồ chơi ngoài sân trường,Đoán câu đố về xe đạp, xe máyQuan sát hiện tượng thiên nhiên.,
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ,Mèo và chim sẻ, Một đoàn tàu, Bóng tròn to, Ô tô và chim sẻ.
- Chơi tự do.
Hoạt động chiều
-TC : Chi chi chành chành
- Xếp ô tô
- TC :“ Con bọ dừa”
- Nghe hát: “ Đường và chân”
- Chơi :Nu na nu nống
- Làm quen với bài thơ“ Con tàu”
-TC “ Kéo cưa lửa xẻ”
- Cho trẻ xem băng hoạt hình.
- TC “Anh cả anh hai”
- Liên hoan văn nghệ
Nêu gương bé ngoan
Nội dung
Mục đích yêu cầu
chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 2 : 22/3/2010
Vận động
-BTPTC: Máy bay
-VĐCB: Bật xa bằng 2 chân
-TCVĐ: Đàn chuột con
Chơi chuyển tiếp
TC: nu na nu nống
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách lấy đà, bật nhảy về phía trước và đạp xuống nhẹ nhàng.
* Kỹ năng:
- Trẻ tập theo cô từng động tác của BTPTC.
* Thái độ:
- Biết cách chơi TCVĐ và chơi hào hứng.
- Sàn tập sạch sẽ
* Hoạt động 1: Khởi động:Cô cho trẻ đi theo đường mép thảm, điều khiển vận tốc của trẻ: Đi chậm, nhanh- chạy- đi chậm dần. Sau đó đứng thành vòng tròn.
* Hoạt động 2 : Trọng động : a) BTPTC
ĐT 1: Máy bay kêu ù ù...
ĐT2:Máy bay cất cánh:Giang 2tayvẫyvẫy
ĐT 3: Máy bay tìm chỗ hạ cánh
. ĐT 4: Máy bay hạ cánh.
VĐCB : Bật xa bằng 2 chân.
- Lần1 : Cô làm mẫu lần 1.Hỏi trẻ cụ vừa vận động bài gì?Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp với phân tích rõ:Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi, đứng sát vạch.Kiễng gót đưa 2 tay lên cao, đánh mạnh ra phía sau, đạp mạnh cả 2 chân xuống đất, bật người lên cao, tay đưa ra phía trước, chân rời khỏi mặt đất. Chân lúc đầu thẳng sau đó gập cẳng chân, đánh tay xuống phía dưới. Khi chạm đất khuỵu gối, đưa tay ra phía thân đổ về phía trước để giữ thăng bằng
+ Cho lần lượt từng trẻ 1 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Thi đua từng đôi một.
- Cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ.
TCVĐ: Đàn chuột con
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi, luật chơi.
- Cô cùng chơi với trẻ 2-3 lần. Cho một trẻ làm ô tô.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh:Trẻ đi nhẹ nhàng quanh cô 1-2 phút.
Nội dung
Mục đích yêu cầu
chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 3: 23/3/2010
NBTN:
Xe đạp, xe xích lô.
NDTH: Mầu sắc
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên xe đạp, xe xích lô.
- Biết 1 số đặc điểm đặc trưng của chúng.
- Biết đó là các PTGT đường bộ.
* Kỹ năng
- Trẻ trả lời to, rõ ràng các câu hỏi của cô.
* Thái độ- Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngoan giữ chặt không thì bị ngã.
- Đồ chơi : Xe đạp, xe xích lô.
- Sa bàn có xe đạp, xe xích lô.
* Hoạt động 1:Cho trẻ bắt chiếc tiếng kêu của xe đạp, xe máy, ô tô
Bố mẹ đưa các con đi học bằng xe gì?
* Hoạt động 2: Hôm nay cô sẽ cho các con xem một số loại xe đi trên đường?
- Cô chỉ vào xe đạp và hỏi trẻ: Đây là xe gì? Bánh xe đâu?
+ Bánh xe hình gì?
+ Chuông xe đạp kêu như thế nào?
Cho cả lớp làm tiếng chuông xe đạp kêu: Kính coong... kính coong...
+ Cô chỉ vào yên xe, tay lái, chỗ đèo giớí thiệu và nói công dụng của chúng.
+ Xe đạp dùng để chở gì?
-Tương tự như vậy với : Xe xích lô.
-Cô giới thiệu với trẻ xe đạp, xe xích lô là phương tiện giao thông đường bộ.
* Ngoài ra còn có rất nhiều xe: Xe máy, ô tô,... cũng là phương tiện giao thông đường bộ
Khi được bố mẹ chở đi chơi trên các phương tiện giao thông các con phải làm gì?
* Hoạt động 3: Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”
- Cô giơ PTGT nào thì trẻ nói tên PTGT đó.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần tăng dần mức độ khó bằng nói đặc điểm trẻ nói tên phương tiện.
-TC2: Đưa PTGT về bến
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 4: 8/4 /2009
1. Hoạt động chung
Âm nhạc
- Nghe hát: Đường và chân
- Dạy hát: Bên phải bên trái.(TT)
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, biết hát đúng theo cô bài: “Bên phải, bên trái”
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
* Kỹ năng
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
- Biết nghe nhạc và hát đúng nhạc.
* Thái độ
- Hứng thú hát và vận động theo nhạc.
- Đàn
- Đài.
*Hoạt động1: Dạy hát “ Bên phải, bên trái”
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Cô nói tay cầm thìa trẻ giơ tay phải, tay cầm bát trẻ giơ tay trái. Các con khi ăn cơm thì chúng mình cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái. Còn các phương tiện giao thông khi đi trên đường cũng phải đi bên phải đường, nếu đi trái đường thì sẽ xẩy ra tai nạn đấy!
- Nhạc sỹ......... đã sáng tác ra bài hát” Bên phaỉ, bên trái” để nhắc nhở mọi người
- Cô hát 1 lần cho trẻ nghe. Hỏi trẻ tên bài hát.
- Cô hát lần 2 + Đàn: Giảng nội dung:
- Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
- Mời tổ, nhóm, các nhân lên hát. Khen động viên trẻ.
* Hoạt động 2: Nghe hát: Đường và chân.
- Tay đẹp đâu? Chân đẹp đâu?
- Có một bài hát nói về sự gắn bó giữa chân và đường, hôm nay cô sẽ hát tặng cho các con nghe
- Cô hát lần 1.Hỏi trẻ tên bài hát
- Cô hát lần 2+ Đàn
Giảng nội dung bài hát: Đường và chân là một đôi bạn thân, đi đâu cũng luôn có nhau
- Lần 3 : Cô cho trẻ nghe băng.
File đính kèm:
- chu de giao thong(10).doc