Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Gia đình bé cần gì

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Trẻ phát âm to, rõ ràng chữ u, ư.

 - Nhận biết được chữ u, ư trong từ.

 - Nhận biết được cấu tạo và so sánh được điểm giống và khác nhau của chữ u, ư.

 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi với chữ u, ư.

 II. Chuẩn bị:

 - Bài giảng điện tử.

 - Thẻ chữ cái u, ư.

 - Các đĩa chữ có từ chứa chữ u, ư.

 III. Tiến hành tổ chức hoạt động:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Gia đình bé cần gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC: CHỮ U, Ư NGỘ NGHĨNH Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ phát âm to, rõ ràng chữ u, ư. - Nhận biết được chữ u, ư trong từ. - Nhận biết được cấu tạo và so sánh được điểm giống và khác nhau của chữ u, ư. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi với chữ u, ư. II. Chuẩn bị: - Bài giảng điện tử. - Thẻ chữ cái u, ư. - Các đĩa chữ có từ chứa chữ u, ư. III. Tiến hành tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” và đi mua các đồ dung trong gia đình Hoạt động 2: Cô hỏi trẻ: + Các con đã mua được những gì? + Thế trên những đồ dùng của các con có gì đặc biệt nào? (có chứ cái) Cô hỏi những trẻ trên đồ dùng có chữ cái đã học. Cho trẻ phát âm chũa cái đó. + Cô cũng mua rất nhiều đồ dùng giống các con đấy và trên đồ dùng của cô cũng có chữ u và chữ ư mà hôm nay cô sẽ cho các con làm quen đấy. Các con có thích không nào? Cô giới thiệu chữ u và cho trẻ làm quen với chữ u. Cho trẻ phát âm chữ u theo nhóm, tổ, cá nhân. Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ u: có một nét móc dưới kết hợp với một nét sổ thẳng. Cô tóm ý: Tương tự cô giới thiệu chữ ư và cho trẻ làm quen. Cấu tạo chữ ư: Giống chữ ư nhưng có dấu móc trên đầu. * So sánh u, ư. * Trò chơi Trò chơi 1: Ai nhanh nhất Cô chia trẻ làm 3 đội xếp 3 hàng dọc. Cô chuẩn bị cho mỗi đội một rổ các đồ dùng trong gia đình, trên mối đồ dùng có dán các chữ cái. Cô yêu cầu mỗi đội chọn các đồ dùng có chứa chữ u, ư. Lần lượt từng trẻ của mỗi đội phải bật qua 3 vòng lên chọn đồ dùng theo yêu cầu bỏ vào rổ. Đội nào chọn được nhiều đồ dùng đúng thì chiến thắng. Trò chơi 2: Vui với u, ư Cô chia trẻ làm 3 đội xếp 3 vòng tròn. Cô chuẩn bị trò chơi trên máy vi tính. Cô đưa ra hình ảnh với các từ chỉ nghĩa hình ảnh đó. Dưới bức tranh có từ giống từ trên nhưng còn khuyết chữ. Cô yêu cầu mỗi đội chọn thẻ chữ cái còn thiếu. Đội nào đưa ra nhiều kết quả đúng thì thắng cuộc. Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho hát “ Cả nhà thương nhau” NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG HỌC: TD: NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG HAI TAY Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết ném trúng đích bằng hai tay, đúng kỹ thuật, chính xác. - Trẻ biết dùng lực của cánh tay để đẩy vật đi xa. - Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. - Thực hiện các thao tác chính xác, dứt khoát, đẹp. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng. Tám túi cát. Xắc xô III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi thường, đi bằng mũi/ gót/ cạnh bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung + Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). + Lưng, bụng, lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái. + Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. b. Vận động cơ bản: Ném trúng đích bằng hai tay - Để giúp cho cánh tay chúng ta khỏe mạnh, các con phải vận động và tập thể dục thường xuyên. - Giờ thể dục hôm nay cô sẽ dạy cho các con ném trúng đích bằng hai tay, muốn làm đúng và đẹp các con chú ý xem cô làm mẫu nhé. Chuyển trẻ về vị trí hai hàng ngang đối diện nhau . - Cô làm mẫu lần 1: - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị, đứng chân rộng bằng 2 vai, chân trước chân sau, 2 tay cầm túi cát đưa cao trên đầu, thân người sau hơi ngả nghiêng, mắt chú ý đích ở phía trước. Khi có hiệu lệnh cẳng tay hơi gập ra sau, dùng sức của tay, vai và thân người ném mạnh túi cát về đích ở phía trước, sau đó đi đến nhặt túi cát và đi về cuối hàng. - Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu. c. Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên tuyên dương nhắc nhở. Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua giữa tổ, cá nhân. d. Trò chơi vận động: Đàn chuột con Luật chơi:          _Người hướng dẫn làm mèo, trẻ làm chuột.Khi nghe thấy tiếng mèo kêu : “meo, meo” thì chuột bò trốn vào hang của mình.Mèo chỉ được bắt các con chuột ở ngoài hang. Cách chơi:          Cô vẽ 1 vòng tròn rộng làm hang của chuột. Khi trẻ làm các con chuột bò ra khỏi hang đi kiếm ăn, thì vừa bò vừa kêu : ‘chít, chít”. Cô làm mèo xuất hiện bất thình lình và kêu: “meo, meo”. Khi nghe thấy tiếng “meo, meo”, trẻ phải nhanh chân bò vào vòng tròn, giống như các con chuột chạy nhanh trốn vào hang của mình. Cô làm “mèo” cũng phải bò đuổi theo. Sau đó “mèo” đi tìm chỗ trốn để trẻ đóng vai các con chuột lại bò ra ngoài hang kiếm ăn. Lần khác cô cho 1 trẻ làm mèo. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng. Trò chuyện với trẻ về những hoạt động trẻ vừa tham gia và gợi ý cho trẻ nói lên hiểu biết của trẻ về ý nghĩa của việc luyện tập thể dục và tinh thần đồng đội mà trẻ vừa thể hiện qua bài tập luyện tập và trò chơi. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH : ĐD « NỰNG NỰNG NÀ NÀ » Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Hiểu nội dung bài đồng dao, đọc thuộc và cảm nhận được âm điệu vui tươi, nhịp nhàng của bài đồng dao. - Phát triển trí nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên - Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng bà. II. CHUẨN BỊ : - Cho trẻ làm quen với bài đồng dao. - Khăn quàng cổ cho trẻ thể hiện vai với các nhân vật trong bài đồng dao. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : Cô cho trẻ hát bài hát « Cháu yêu bà ». + Gia đình con nào có bà sống cùng ? + Các con có yêu thương bà của mình không ? Thương bà các con sẽ làm gì nào ? * Hoạt động 2 : - Giới thiệu bài đồng dao « Nựng nựng nà nà ». - Cô đọc diễn cảm kết hợp gõ phách cho trẻ nghe. - Cô đọc lần 2 cho trẻ xem tranh trên máy. - Cô đọc cho trẻ lần 3 : trích đoạn và gợi mở tư duy cho trẻ: Bài đồng dao kể về tình cảm thương yêu giữa bà và cháu. Là tình yêu bà dành cho cháu, mong cho mỗi ngày cháu được lớn khôn và làm được những việc nhỏ giúp bà. Cô giải thịch từ « nựng », « chóng ». * Đàm thoại : + Trong bài đồng dao, bà mong cho cháu như thế nào ? + Khi lớn lên cháu sẽ làm được những việc gì ? + Những việc đó giúp gì cho bà ? + Các con có nhận xét gì về tình cảm bà cháu trong bài đồng dao ? * Giáo dục : Bà rất thương yêu các con, lúc nào cũng mong cho các con được khôn lớn và khỏe mạnh. Trong bài đồng dao ước mơ cho cháu được lớn khôn, làm được nhiều việc giúp bà là cách nói nựng nói yêu của bà dành cho cháu. Trẻ đọc đồng dao : Cô giảng cho trẻ hiểu về cách đọc đồng dao + Bài đồng dao có nhịp điệu 2/2, các con chú ý ngắt nhịp rõ ràng, hai câu sau nhẹ hơn hai câu trước. Nựng nựng/ nà nà Con đi/ với bà..... * Trẻ thể hiện vai Cô cho trẻ chọn vai các nhân vật trong bài đồng dao và lấy trang phục thể hiện nhân vật qua bài đồng dao. Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương, dặn dò. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG HỌC: TH : CẮT DÂY TREO RÈM CỬA Ngày dạy: Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cách cắt giấy thành những dải dài, ngắn khác nhau. - Biết cách trình bày sản phẩm có bố cục hợp lý. - Rèn cho trẻ kỹ năng cắt dán, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo. - Giáo dục trẻ biết trang trí, giữ gìn cho ngôi nhà luôn sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - Rèm cửa cắt dán mẫu của cô. - Giấy A4, keo dán giấy, giấy màu, kéo. - Bài giảng điện tử. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” Hoạt động 2: Cô trò chuyện cùng trẻ: - Các con ơi! Muốn ngôi nhà của chúng mình luôn sạch đẹp, các con sẽ làm gì? - Các con phải biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình thật cẩn thận và phải thường xuyên lau dọn sạch sẽ để ngôi nhà mình luôn đẹp được không nào? - Hôm nay cô muốn giới thiệu với các con ngôi nhà của cô đấy. Để ngôi nhà đẹp hơn cô đã làm gì, các con cùng xem nhé! Cho trẻ xem tranh ngôi nhà trên máy vi tính. - Các con nhìn thấy gì ở cửa sổ ngôi nhà của cô nào! - À, trên cửa sổ cô đã trang trí nhiều dây treo rèm. Con có nhận xét gì về dây treo rèm đó? Cho trẻ nhận xét theo suy nghĩ của trẻ. - Thế các con có thích làm dây treo rèm giống cô không? Cô cho trẻ xem cách thực hiện qua đoạn video trên máy vi tính. Cô hướng dẫn kỹ cho trẻ cách cầm kéo * Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ cách cầm kéo, sau đó cho trẻ cắt giấy thành những dải dài, ngắn khác nhau. Sau khi cắt xong cô hướng trẻ dán đầu những dải giấy lên bìa giấy ngang và chú ý sắp xếp xen kẽ những dải giấy có màu sắc đẹp và hài hòa. Cô chú ý, động viên, giúp đỡ trẻ còn yếu. * Trưng bày sản phẩm: Khi trẻ thực hiện xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. * Nhận xét sản phẩm: - Trong những bức rèm cửa các con đã làm, các con thích bức rèm nào nhất? (Cháu nhận xét) - Cô chọn sản phẩm đẹp sáng tạo nhận xét - Cô nhận xét sản phẩm chưa đẹp không nêu tên trẻ Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho trẻ hát bài “ Tổ ấm gia đình” NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG HỌC: VĐ: GÁNH GÁNH GỒNG GỒNG; NH: RU CON; TC: TIẾNG HÁT Ở ĐÂU Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhớ tên và nắm được nội dung bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”. Nói về trò chơi gánh củi, nấu ăn của các em bé và tình cảm của bé đối với những người thân trong gia đình. - Trẻ hát đúng giai điệu và vận động đúng theo lời ca bài đồng dao. - Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học dân gian, phát triển trí tưởng tượng, làm phong phú thêm tâm hồn trẻ thơ. - Giáo dục tình cảm trong gia đình, lòng yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Nhạc beat bài đồng dao‘Gánh gánh gồng gồng”. - Máy vi tính. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem một số hình ảnh trong bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” Hoạt động 2: Cô trò chuyện cùng trẻ + Chúng mình vừa được xem những hình ảnh gì đấy các con! + Thế khi xem những hình ảnh đó, các con có nghĩ đễn một bài thơ hay một bài đồng dao nào không? + Bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” rất hay phải không các con. Thế bài đồng dao này có thể hát như một bài hát không? + Bài hát này các con đã được hát lần nào chưa? + À! Bài hát này rất quen thuộc và các con đã thuộc rồi nè! Các con cùng hát lại với cô nào! - Cô mở nhạc cả lớp cùng hát 2- 3 lần. Cô chú ý sửa sai nếu trẻ hát chưa đúng giai điệu. + Để bài hát này sinh động hơn các con làm như thế nào? Cho trẻ vận động theo ý thích. Cô cũng có một cách vận động rất dễ thương bài hát này đấy. Đó là vận động theo lời ca. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động theo lời ca bài hát này nhé. - Cô minh họa một lần. - Lần 2 cô vừa làm vừa phân tích động tác: + Động tác 1: Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh núi, gánh củi gánh cành: Hai bàn tay để bên vai phải làm động tác đang gánh quang gánh trên vai kết hợp lắc lư, nghiêng đầu theo điệu nhạc. + Động tác 2: Gánh gánh gồng gồng, gánh gánh gồng gồng ta chạy cho nhanh: Tiếp tục để hai bàn tay như trên chạy lên chạy xuống. + Động tác 3 : Về xây nhà bếp nấu nồi cơm nếp chia ra năm phần: Lần lượt đưa 2 tay ra trước mặt kết hợp nghiêng đầu. + Động tác 4: Một phần cho mẹ….đến hết bài: Lần lượt làm động tác chỉ tay sang hai bên. Kết thúc đưa hai tay lên cao và xoay vòng tròn. - Cô vận động một lần nữa. - Đứng vòng tròn cả lớp vận động. - Cho lần lượt lượt từng nhóm nam, nhóm nữ vận động. - Cho nhóm 5-7 trẻ lên vận động. - Cá nhân vận động. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Nghe hát: Ru con Các con lớn lên trong lời ru ầu ơ của mẹ, trong tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt của bà và lời ru đó nuôi các con khôn lớn từng ngày. Bài hát “Ru con” mà cô gởi đến các con sau đây sẽ nói trọn tình yêu của mẹ. Các con chú ý lắng nghe nhé! * Trò chơi: Tiếng hát ở đâu Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi . Cách chơi: Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt. 1 hoặc 2 trẻ được chỉ định hát. Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát. Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài. Hoạt động 3: Cho trẻ hát và vận động bài “ Gánh gánh gồng gồng” NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT: BÉ BIẾT GÌ VỀ KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ. - Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua khảo sát. - Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu , khối trụ như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp rượu, viên bi, quả bóng…một số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật… - Một số khối cầu, khối trụ. - Đất nặn các màu, bảng con, chiếu… III. Tiến hành tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Cô tập trung trẻ bên cô, giới thiệu hội thi “Ngày hội các gia đình” + Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức chơi một số trò chơi để chuẩn bị cho hội thi. - Chia trẻ thành 2 đội: + 1 nhóm chơi với bóng như: Đá bóng, truyền bóng, lăn bóng… + 1 nhóm chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn… Hoạt động 2: - Cho đại diện các nhóm nhận xét về đội chơi của mình như: + Đội của con chơi với đồ chơi gì? + Đã chơi được những trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì: + Các con đã dùng những hộp bia, lon nước…để xếp, tạo ra các sản phẩm gì? Nhóm chơi với bóng có thể tạo ra được các sản phẩm như vậy không? Tại sao? Cô và trẻ trẻ thực hành với khối cầu, khối trụ: (cô cùng làm với trẻ) Cho mỗi trẻ 1 khối cầu và 1 khối trụ. Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: + Khối cầu lăn được không? tại sao + Khối trụ lăn được không?Tại sao?) Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu, khối trụ, nhận xét và gọi tên khối. Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu đều tròn nên lăn được về mọi hướng còn khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 bên nên chỉ lăn được về một hướng. Yêu cầu trẻ xếp chồng 2 loại khối lên nhau. (2 trẻ thực hành với nhau). Cho trẻ đàm thoại dựa trên kết quả của bước 3: + Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? + Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? Cô và trẻ rút ra kết luận : Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được. * Trò chơi 1: Đội nào nhanh tay: - Chuẩn bị: Các loại khối vuông, tròn, chữ nhật, một số loại đồ chơi đồ dùng có dạng các khối trên - Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví dụ: (đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng. - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi hàng xếp 5 vật cản là các khối cầu, khối trụ (các quả bóng nhựa, các hộp rượu hình trụ). Để mỗi hộp cách nhau 40em để trẻ đi zích zắc qua 5 vật cản. cuối đoạn đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào. Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên. - Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần 2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối tròn. * Trò chơi 2: Ai khéo tay hơn - Cho trẻ ngồi theo nhóm. Cho trẻ nặn các loại quả tròn, bánh có các dạng khối tròn, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật… Cô trò chuyện và yêu cầu trẻ đặt tên cho một số bánh kẹo, hoa quả có dạng khối cầu và khối trụ mà trẻ nặn được. Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ ? LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH: GIA ĐÌNH BÉ CẦN GÌ  Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2012 I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhận biết được một số đồ dùng quen thuộc trong gia đình - Trẻ nói đúng tên, công dụng ,chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình theo các nhóm : đồ dùng ăn uống, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân. - Trẻ so sánh được sự giống nhau, khác nhau rõ nét của 2 loại đồ dùng. - Rèn sự chú ý, khả năng ghi nhớ cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ thông qua đàm thoại. - Giaó dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình cẩn thận. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng ăn uống, đồ dùng sinh hoạt và đồ dùng cá nhân. - Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về một số đồ dùng trong gia đình. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cho trẻ hát “ cả nhà thương nhau” + Mỗi gia đình chúng ta đều có nhu cầu sử dụng rất nhiều đồ dùng. Vậy gia đình các con có những đồ dùng gì? ( trẻ kể) Cho trẻ chơi trò chơi “ bé đi chợ” và đi mua đồ dùng. Hoạt động 2: Cho trẻ kể tên, công dụng, chất liệu của các đồ dùng mà trẻ vừa mua. * Đồ dùng ăn uống: + Các con nhìn xem chúng ta đã mua được những gì? ( chén, ly, quần áo,…) Cô lần lượt đưa từng loại đồ dùng vừa mua được và hỏi trẻ: + Khi ăn thì cần có đồ dùng nào? ( chén, dĩa, muỗng, tô,…) Cô cho trẻ sờ qua vài lần các đồ dùng đó. Công dụng của từng đồ dùng, chất liệu? Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ phát hiện được những loại đồ dùng làm bằng sành sứ thì rất dễ vỡ. Cho trẻ chơi “cái túi kỳ lạ” cho 1 trẻ không nhìn vào túi dùng tay sờ và nói đó là vật gì? ( ly, ca) + Ly, ca dùng để làm gì? Được làm bằng chất liệu gì? So sánh chén- ly: hình dáng, công dụng, chất liệu. * Đồ dùng sinh hoạt: Chơi “trời tối, trời sáng” cho trẻ xem váy đầm. dùng để làm gì? Được làm bằng chất liệu gì? Ngoài váy đồ dùng để mặc còn có những gì nữa? ( áo, quần,…) cho trẻ xem tranh những đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Trong nhà các con có những gì? ( giường, tủ, bàn ghế) Hỏi trẻ một số đồ được làm bằng chất liệu gì? Dùng để làm gì? * Đồ dùng giải trí: Hỏi trẻ thêm một số đồ dùng (ti vi , cây cảnh, đồng hồ, máy hát…) công dụng? những đồ dùng này gọi là đồ dùng giải trí. So sánh giường- tivi Cho trẻ chọn đúng đồ dùng ăn uống, sinh hoạt, giải trí Cho trẻ biết những đồ dùng trong gia đình tuy khác nhau về kiểu dáng, hình dạng, chất liệu công dụng nhưng đều rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống chúng ta.để có được những món đồ này thì người lớn phải lao động vất vả kiếm tiền mới mua được. Vì vậy khi sử dụng phải biết giữ gìn cẩn thận, nhẹ nhàng. * Trò chơi: Trò chơi 1: Nhanh tay lẹ mắt Cô cho trẻ xếp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc. Cô chuẩn bị cho mỗi đội một rổ các đồ dùng và yêu cầu từng đội chọn đồ dùng theo yêu cầu cô đưa ra. Khi lên chọn từng trẻ phải bật qua 3 ô. Đội nào chọn đúng và được nhiều đồ dùng hơn thì chiến thắng. Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh - Cho trẻ lấy nhanh tranh lô tô theo yêu cầu của cô + Cô nói công dụng trẻ nói tên đồ dùng và ngược lại. Hoạt động 3: - Cho trẻ hát “Nhà của tôi” NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGia dinh be can gi.doc