Tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo

Điều đó rất đúng, vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi người, của mọi gia đình, là tương lai của đất nước và là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và là chủ nhân tương lai của đất nước mai sau.

 Do vậy mà trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, học tập, được sự giáo dục của gia đình, nhà trường, của toàn xã hội. Do đó, ngành học mầm non là một khoa học và là cả một nghệ thuật nuôi dạy trẻ không ngừng phát triển, đòi hỏi người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường phải có những phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp của giáo viên.

 Trường học mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, là trường có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt như: Đức – trí – thể – mỹ. Để phát triển toàn diện về mọi mặt thì việc đầu tiên của trường học mầm non cần phải làm đó là: Phải có chế độ, hình thức học tập, vui chơi phù hợp, trí tưởng tượng phong phú của trẻ về thế giới xung quanh.

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Điều đó rất đúng, vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi người, của mọi gia đình, là tương lai của đất nước và là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và là chủ nhân tương lai của đất nước mai sau. Do vậy mà trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, học tập, được sự giáo dục của gia đình, nhà trường, của toàn xã hội. Do đó, ngành học mầm non là một khoa học và là cả một nghệ thuật nuôi dạy trẻ không ngừng phát triển, đòi hỏi người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường phải có những phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp của giáo viên. Trường học mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, là trường có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt như: Đức – trí – thể – mỹ. Để phát triển toàn diện về mọi mặt thì việc đầu tiên của trường học mầm non cần phải làm đó là: Phải có chế độ, hình thức học tập, vui chơi phù hợp, trí tưởng tượng phong phú của trẻ về thế giới xung quanh. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi là phương tiện, là con đường quan trọng để hình thành và phát triển các chức năng, năng lực trí tuệ ở trẻ. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là không thể thiếu được. Trong bài tập nghiên cứu này, tôi muốn đi vào đề tài: “Tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo” để hiểu rõ hơn về trí tưởng tượng của trẻ. Qua bài tập nghiên cứu này, sẽ giúp cho tôi những kiến thức thực tế, hữu ích phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ sau này. Đây là lần đầu tiên tôi viết bài tập nghiên cứu nên không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn và thầy cô giáo để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Phần I – Phần mở đầu I – Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, trẻ em là niềm tự hào, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là những mầm xanh tương lai của đất nước. Một dân tộc muốn được phát triển thì cần phải quan tâm đến trẻ em, quan tâm đến ngành học mầm non. Vì giáo dục học mầm non là ngành học rất quan trọng, là nền móng rất vững chắc của giáo dục quốc dân. Nền móng có vững chắc thì toà nhà mới bền vững và vươn cao. Do đó, trường học mầm non là môi trường đầu tiên của nền giáo dục, vì vậy ở trường mầm non, vấn đề nghiên cứu tâm sinh lý của trẻ em là rất cần thiết. Trong đó, sự tưởng tượng của trẻ đóng vai trò rất lớn. Qua hoạt động thực tiễn và đời sống của con người, trí tưởng tượng của trẻ bắt đầu nảy sinh khi đứa trẻ lên 3, đã biết dùng bật thay thế trong trò chơi phản ánh sinh hoạt hàng ngày của con người. Từ đó giúp trẻ có thể làm được mọi việc mà trong cuộc sống thực trẻ không thể làm được. Ví dụ: Muốn là bác sỹ thì tự trang bị quần áo, dụng cụ bác sỹ… Trí tưởng tượng chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Đầu tuổi mẫu giáo tưởng tượng của trẻ không tách khoi tri giác và hành động với đối tượng. Đối với trẻ đầu tuổi mẫu giáo, không phải bất cứ đồ vật nào trẻ cũng tưởng tượng ra là đồ vật mà chỉ những thuộc tính bên ngoài để trẻ có thể nhận ra. Cuổi tuổi mẫu giáo, trí tưởng tượng có thể dựa vào những vật không giống, có thể khác hẳn để làm vật thay thế. Chính vì vậy, các cô giáo mầm non cần tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ và có cách nhìn toàn diện hơn về bậc học mầm non. Từ đó có phương pháp giáo dục tốt nhất cho từng trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo” để nghiên cứu. Tôi rất mong những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô và bạn bè để tôi hoàn thành đề tài này. II – Mục đích nghiên cứu. Thực tập bài tập nghiên cứu này, tôi hiểu rõ được vai trò và ý nghĩa của trí tưởng tượng đối với sự hình thành và phát triển của trẻ mẫu giáo. Trí tưởng tượng giúp trẻ em có nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua các giờ học, giờ chơi trẻ có thể tưởng tượng, sáng tạo về thế giới thực. Từ đó, giúp cho giáo viên hiểu được tâm lý của trẻ, để biết cách chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trí tưởng tượng, sáng tạo phát triển thuận lợi thông qua các hoạt động. III – Nhiệm vụ nghiên cứu. ở đề tài này ta cần nghiên cứu 3 nội dung sau: 1. Tìm hiểu những cơ sở lý luận của đề tài 2. Điều tra thực trạng đề tài 3. Nguyên nhân và đề xuất ý kiến IV - Đối tượng khách thể. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo Khách thể nghiên cứu: Trẻ trong trường Mầm non (lứa tuổi mẫu giáo) V – Giả thuyết khoa học Khi nghiên cứu xong đề tài này sẽ giúp giáo viên chúng tôi quan tâm đến trẻ hơn về trí tưởng tượng của trẻ để dạy trẻ theo khả năng của từng trẻ, để trẻ có thể phát huy hết trí tưởng tượng của mình. Cô giáo nên tổ chức nhiều tiết hoạt động vui chơi, kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích để trẻ có thể tưởng tượng ra, sáng tạo khách quan vềthế giới xung quanh. VI – Hệ thống phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp chính + Tiến hành thực nghiệm: 30 trẻ ở 3 nhóm Nhóm 1: 10 cháu mẫu giáo bé Nhóm 2: 10 cháu mẫu giáo nhỡ Nhóm 3: 10 cháu mẫu giáo lớn + Cách tiến hành: Qua trò chơi “Thăm lăng Bác” Tôi dùng một sô ghế nhỏ cho trẻ chơi ở lớp mẫu giáo. Trong phòng không có đồ chơi ngoài những chiếc ghế. Cô nói với trẻ “Chúng ta sẽ chơi trò chơi: Thăm lang Bác” Sau đó giợi ý cho trẻ về cách chơi rồi cho trẻ chơi. Phiếu thực nghiệm a) Nhóm 1: mẫu giáo bé TT Họ và tên Hình ảnh tưởng tượng Nguyên nhân TT độc đáo TT rõ ràng Chưa biết TT 1 Nguyễn Văn Thành Ô tô Nhờ có chiếc ghế mà trẻ đã tri giác được để tưởng tượng ra trò chơi với các phương tiện giao thông 2 Nguyễn Hà Phương Cái ghế 3 Nguyễn Văn Khoa Xe máy 4 Ngô Thị Hồng Cái ghế 5 Trần Tiệp Anh Xe đạp 6 Triệu Thuỳ Linh Xe máy 7 Triệu Phương Thảo Cái ghế 8 Đỗ Mạnh Hùng Con ngựa 9 Nguyễn Văn Thái Không biết 10 Ngô Văn Chung Cái ghế b) Nhóm 2: Mẫu giáo nhỡ STT Họ và tên Hình ảnh tưởng tượng Nguyên nhân TT độc đáo TT rõ ràng Chưa biết TT 1 Nguyễn Thị Thảo Ô tô Thích làm tài xế 2 Nguyễn Văn Vinh Xe đạp Nhà con chỉ có xe đạp 3 Nguyễn Quốc Anh Ngựa Con thích con ngựa nhà bà 4 Trần Văn Cường Thỏ Thỏ chạy nhanh nhất 5. Đỗ Thuỳ Linh Cái ghế Trong phòng chỉ có ghế 6 Đỗ Mạnh cường Voi Con voi to và khoẻ 7 Triệu Thị Lan Xe máy Bố hay đèo con đi xe máy 8 Nguyễn Thị Thu Máy bay Con thích vừa đi vừa ngắm 9 Triệu Văn Tuấn Cái ghế Vì trong phòng chỉ có ghế 10 Lê Thu Hà Máy bay Máy bay bay rất nhanh c) Nhóm 3: Mẫu giáo lớn STT Họ và tên Hình ảnh tưởng tượng Nguyên nhân TT độc đáo TT rõ ràng Chưa biết TT 1 Trần Văn Quý Phi thuyền Thích làm siêu nhân 2. Nguyễn Thị Nhàn Xe tăng Cháu thích làm bộ đội 3 Nguyễn Văn Duy Tàu hoả Thích làm người lái tàu 4 Triệu Văn Phương Ngựa Thích làm kỵ sỹ 5 Đỗ Thị Tâm Xe đạp Như bác đưa thư 6 Lê Thị Hiền Xe máy Con mượn xe của bố 7 Ngô Văn Thi Ô tô Thích làm tài xế 8 Nguyễn Đức Cường Con voi Nó rất to lớn 9 Ngô Thị Ly Ô tô Con thích ngồi ô tô 10 Trần Duy Anh Máy bay Bay rất nhanh ạ Phương pháp quan sát Tôi quan sát tiến trình chơi của trẻ qua trò chơi “Thăm lăng Bác” Cái ghế được trẻ sử dụng làm phương tiện giao thông trong trò chơi. Trẻ đã dùng trí tưởng tượng của mình để biến vật thay thế “cái ghế” thành vật được thay thế “do trẻ tưởng tượng ra” trong trò chơi. Trẻ chơi rất hứng thú với cách chơi và tưởng tượng của mình, không bị ép buộc trong trò chơi. Điều đó khẳng định “khả năng tưởng tượng rất cần thiết đối với quá trình hoạt động vui chơi của trẻ. 3. Phương pháp trò chuyện Qua việc trò chuyện với trẻ, tôi được biết trẻ rất thích trò chơi “Thăm lăng Bác” với những chiếc ghế. Tại vì trẻ được thoả thích chơi theo trí tưởng tượng của mình. Trong trò chơi này, các cháu dùng chiếc ghế là phương tiện giao thông. để đi tới địa điểm “lăng Bác”. Tại vì trong phòng chỉ có chiếc ghế là phương tiện duy nhất mà trẻ có thể dùng làm phương tiện thay thế cho các loại phương tiện khác nhờ trí tưởng tượng của mình. Ngoài ra, các cháu còn dùng ghế để nói lên những ý tưởng và ước mơ của mình. Những gì trẻ nhìn thấy trong thực tiễn, nó được tái hiện lại và được trẻ tưởng tượng ra thông qua trò chơi. 4. Phương pháp thống kê toán học + Bảng 1: Mẫu giáo bé Hình ảnh TT Trẻ biết TT độc đáo Trẻ biết TT rõ ràng Chưa biết TT Số lượng 5 4 1 Tỷ lệ 50% 40% 10% + Bảng 2: Mẫu giáo nhỡ Hình ảnh TT Trẻ biết TT độc đáo Trẻ biết TT rõ ràng Chưa biết TT Số lượng 8 2 0 Tỷ lệ 80% 20% 0% + Bảng 3: Mẫu giáo lớn Hình ảnh TT Trẻ biết TT độc đáo Trẻ biết TT rõ ràng Chưa biết TT Số lượng 10 0 0 Tỷ lệ 100% 0% 0% + Bảng 4: So sánh kết quả 3 nhóm Mẫu giáo bé Mẫu giáo nhỡ Mẫu giáo lớn Qua kết quả thực nghiệm tôi thấy: ở mẫu giáo bé thì tưởng tượng không tách khỏi tri giác đối tượng và hành động chơi cùng với chiếc ghế. Trẻ chưa có sự tưởng tượng ngầm trong óc mà chỉ dựa vào bề ngoài của chiếc ghế để tưởng tượng ra phương tiện đi lại Sang đến mẫu giáo nhỡ tôi thấy: Trí tưởng tượng của mẫu giáo nhỡ khá phong phú và tưởng tượng của trẻ đã vượt qua được tri giác đối tượng. Trẻ biết tưởng tượng kết hợp với biểu tượng vốn có để tưởng tượng ra cái mới. Như vậy trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ có sự phong phú hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa xuất hiện tưởng tượng có chủ đích ra từ trước. Đến mẫu giáo lớn tôi thấy rằng: Trẻ mẫu giáo lớn, trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, phong phú hơn, tưởng tượng rõ ràng và độc đáo. Đã xuất hiện tưởng tượng có chủ đích trước ý tưởng chơi. ý thức chơi cũng tốt hơn ở hai lứa tuổi bé và nhỡ 5. Phương pháp đọc sách và tài liệu: Giúp tôi hoàn thiện đề tài này hơn Phần II: Phần nội dung I - Cơ sở lý luận của đề tài Một số vấn đề về trí tưởng tượng 1. Tưởng tượng là gì? Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. 2. Bản chất của tưởng tượng Về nội dung phản ánh, tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa được có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở biểu tượng đã có. Về phương thức phản ánh: Khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật thông qua sự vận hành của thao tác tư duy, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: Chắp ghép liên hợp, nhấn mạnh điển hình hoá. Về phương diện kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ 3. Đặc điểm của tưởng tượng. Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống (hoàn cảnh) có vấn đề. Tức là trước những đòi hỏi mới (thực cảnh) có vấn đề. Tức là trước những đòi hỏi mới mà thực tiễn chưa từng gặp, Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy mà nó cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ) Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và chủ yếu thực hiện bằng hình ảnh nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ là biểu tượng của biểu tượng. Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp. 4. Vai trò của tưởng tượng Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động lao động và trong đời sống của con người. Cụ thể là: Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con vật là ở biểu tượng về kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung ra được kết quả mong đợi cuối cùng của lao động, trước khi bắt đầu lao động và quá trình đi tới kết quả đó. Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới lý tưởng. Nó nâng cao con người lên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng lề, khó khăn của cuộc sống hướng con người về phía tương lai. Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ dệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện trí thức mới. Đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cũng như phát triển nhân cách nói chung cho học sinh. 5. Các loại, các cách sáng tạo ra tưởng tượng. Những hình ảnh do trí tưởng tượng tạo ra bao giờ cũng dựa vào những biểu tượng cũ do trước đây tri giác được trong hiện thực bằng các phương thức sau: - Thay đổi kích thước của biểu tượng cũ do trước đậy tri giác được. Phóng đại lên như biểu tượng về người khổng lồ, thu nhỏ lại những biểu tượng về chú bé tí hon. - Nhấn mạnh hoặc cường điệu hoá một số thuộc tính của biểu tượng để tạo lên biểu tượng mới phù hợp với hoàn cảnh, tính cách Chuyển tính chất của đối tượng này sang đối tượng khác do sự liên tưởng của con người. Con người thường sử dụng những phương thức này để tạo ra hình ảnh mới trong quá trình tưởng tượng. Nếu việc đó được tiến hành theo mục đích, kế hoạch đã định sẵn thì gọi là tưởng tượng không chủ đích. Đối với trẻ thì chuyện cổ tích và trò chơi là hai yếu tố chủ đạo tạo nên trí tưởng tượng của trẻ. Trí tưởng tượng được chuyển từ bình diện bên ngoài và bình diện bên trong và phần lớn là không có chủ đích. * Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé: Trí tưởng tượng bắt đầu nảy sinh từ khi trẻ lên 3 ( 2 đến 3 tuổi). Biết dùng những vật thay thế trong trò chơi để phản ánh sinh hoạt, dạng sơ khai của trò chơi đong vai theo chủ đề gọi chung là trò chơi mô phỏng – một loại hoạt động mang tính chấy kỳ diệu tượng trưng. Trí tưởng tượng của trẻ được hình thành và bắt đầu từ khi trẻ tham gia và trò chơi tượng trưng bằng việc dùng vật thay thế. Việc sử dụng vật thay thế trong khi chơi đã giúp trẻ có thể làm được việc mà trong cuộc sống thực không thể đạt được Bên cạnh trò chơi là chuyện cổ tích, hai thứ đó đều kích thích cho trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Quan sát thực tế, người ta đã nhận ra rằng: Không trẻ em nào không thích chuyện cổ tich cũng như không thích trò chơi. Có thể nói rằng: Trò chơi và chuyện cổ tích là hai yếu tố, là phương tiện hữu hiệu nhất để nảy sinh, nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ có một tuổi thơ trong sáng và đẹp đẽ đặc biệt là với trẻ mẫu giáo bé. Sang đến tuổi mẫu giáo nhỡ thì trí tưởng tượng của trẻ phong phú hơn, đã vượt qua tri giác đối tượng. Trẻ biết tưởng tượng kết hợp với biểu tượng vốn có để tạo ra cái mới. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tưởng tượng có chủ đích nhằm mục đích ra trước. Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn: ở độ tuổi này, trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ. Trí tưởng tượng có thể dựa vào những vật không giống nhau, thậm trí khác hẳn để làm vật thay thế. Tưởng tượng có chủ đích mới hình thành rõ nét, được thể hiện nhiều nhất trong các dạng hoạt động mang tính sáng tạo như vẽ, nặn, trò chơi … Lúc này, trẻ có khả năng hoạt động theo ý đồ định trước. Tính chủ đích còn cho phép trẻ điều chỉnh hành động của mình bằng ngôn ngữ trong những hoạt động ấy. Trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi này, với sự hỗ trợ đắc lực của quá trình tri giác. Nếu trẻ có khả năng quan sát tốt sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh thì trí tưởng tượng, nhất là tưởng tượng sáng tạo sẽ phát triển được thuận lợi, bởi tri giác là nguồn cung cấp “chất liệu” cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo. II – Vài nét về trường mầm non Mai Trung 1 Qua thâm nhập thực tế tại trường và tìm hiểu về xã Mai Trung, tôi được biết: Xã Mai Trung gồm có 7 thôn, nhân dân ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ. người dân ở đây có truyền thống hiếu học. Các thôn trong xã đều đã đạt danh hiệu “Làng văn hoá” Xã Mai Trung là xã có Đảng bô trong sạch vững mạnh. Công tác an ninh chính trị tốt và không có tệ nạn xã hội Trường Mầm non xã Mai Trung được thành lạp vào năm 1982 và năm 1997 tách ra làm 2 trường. Đó là trường Mầm non Mai Trung số 1 và trường Mầm non Mai Trung số 2. Đượcphân công thực tập tại trường Mầm non Mai Trung số 1, qua số liệu báo cáo của nhà trường tôi được biết. Hiện tại, trường có 21 cán bộ giáo viên. Trong đó, Ban giám hiệu có 2 đồng chí, 1 đồng chí là Hiệu phó dự bị còn lại 15 giáo viên trực tiếp giảng dạy và 2 cô nuôi với 1 cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ giáo viên có 8 đồng chí đạt chuẩn, còn lại đang được đào tạo. Nhà trường hiện tại có 6 đồng chí là Đảng viên. Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã xây dựng được 10 phòng học kiên cố cao tầng, hai phòng cấp 4. Công trìnhvệ sinh khép kín, có 2 bếp ăm một chiều đúng quy cách, có sân chơi, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ. Về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ: Đang thực hiện chương trình đổi mới, chăm sóc, giáo dục theo từng chủ điểm với phương châm: Chơi mà học, học mà chơi. Chất lượng khảo sát trên trẻ đạt 85%, tỷ lệ chuyên cần đạt 86%, tỷ lệ bé ngoan đạt 80%, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 16%. Hàng năm, nhà trường kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ định kỳ cho cô và trẻ 3 lần/năm. Các cháu hiện nay đã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn 16% và tiếp tục còn giảm trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua, trường không để xảy ra những trường hợp tai nạn, ngộ độc thực phẩm nào. Vinh dự cho trường đã được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận là trường chuẩn quốc gia năm học 2006 – 2007. Từ năm 2000 – 2001 đến nay, nhà trường đã liên tục đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh. Chi bộ của nhà trường là Chi bộ trong sạch, vững mạnh. Công đoàn của nhà trường là công Đoàn tiên tiến cấp tỉnh III – Kết quả nghiên cứu và nguyên nhân của thực trạng Qua quá trình tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm, tôi đã thu được kết quả dưới đây: * Bảng 1: Nhóm trẻ mẫu giáo bé Kết quả TT Hình ảnh trẻ TT độc đáo TT rõ ràng Chưa biết TT Số lượng 5 4 1 Tỷ lệ % 50% 40% 10% Qua kết quả thực nghiệm, kết hợp với việc quan sát, trò chuyện, đọc tài liệu tôi đã tìm hiểu được đặc điểm trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé như sau: ở mẫu giáo bé thì trí tưởng tượng không tách khỏi tri giác đối tượng và hành động chơi với các đối tượng ấy. Với những chiếc ghế, trẻ tri giác với nó và hành độn cùng chiếc ghế. Trẻ chưa có sự tưởng tượng ngầm trong óc mà chỉ dựa vào bề ngoài của chiếc ghế để tưởng tượng ra phương tiện đi lại. Nhưng mục đích đề ra là “Đi thăm quan” nhưng sau khi tri giác đối tượng và hành động, trẻ chỉ coi nó là một hình ảnh tượng trưng ô tô, xe máy …. mà quên đi mục đích là phải đi thăm quan, đi các con đường như thế nào? Trong quá trình chơi, lúc đầu, trẻ dựa vào những vật tri giác được để chơi. Sau thời gian, trẻ vẫn tri giác với những chiếc ghế, tuy nhiên mục đích chơi chưa rõ ràng. Như vậy, đối với trẻ mẫu giáo bé, trí tưởng tượng của trẻ chưa tách khoi tri giác đối tượng. Trẻ dựa vào những vật hao hao giống với vật được tưởng tượng để thực hiện hành động chơi. Bản thân trẻ chưa có thể tưởng tượng chiếc ghế là ô tô, máy bay, tàu hoả… nếu lúc đó không có một đối tượng thích hợp để chơi “Chiếc ghế” . Nhờ có chiếc ghế mà trẻ tưởng tượng ra mình là lái xe, phi công. * Bảng 2: Nhóm trẻ mẫu giáo nhỡ Kết quả TT Hình ảnh trẻ TT độc đáo TT rõ ràng Chưa biết TT Số lượng 8 2 0 Tỷ lệ % 80% 20% 0% Qua kết quả thực nghiệm đối với 10 trẻ mẫu giáo nhỡ, tôi thấy trí tưởng tượng của mẫu giáo nhỡ khá phong phú và tưởng tượng của trẻ đã vượt qua việc tri giác đối tượng. Trẻ biết tưởng tượng kết hợp với biểu tượng vốn có để tưởng tượng ra cái mới. Chẳng hạn cháu Đỗ Mạnh Cường lại tưởng tượng chiếc ghế như con voi khổng lồ mà bé được cưỡi trên lưng, bé lắc lư người làm chiếc ghế chuyển động, tay giả vờ làm động tác quật quật làm voi đi nhanh. Cháu Cường lại tưởng tượng rất hài hước, cháu tưởng tượng ra chiếc ghế là con thỏ. Tôi hỏi bé: Vì sao con lại cưỡi thỏ đi thăm quan? Bé trả lời: Vì thỏ chạy rất nhanh ạ! Như vậy, trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ có sự phong phú hơn tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện tưởng tượng có chủ đích nhằm mục đích ra từ trước. Nghĩa là, với những chiếc ghế, trẻ chơi với chúng và tưởng tượng ra đủ thứ nhưng cuối cùng, mục đích đi thăm quan vẫn chưa được thực hiện. * Bảng 3: Trẻ mẫu giáo lớn Kết quả TT Hình ảnh trẻ TT độc đáo TT rõ ràng Chưa biết TT Số lượng 10 0 0 Tỷ lệ % 100% 0% 0% Với bảng thực nghiệm trên, tôi thấy rằng trẻ mẫu giáo lớn trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ. Cũng là trò chơi với những chiếc ghế nhưng trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo khá phong phú, tưởng tượng rõ ràng và độc đáo. * Bảng 4: So sánh kết quả 3 nhóm. H/a TT Tuổi Tưởng tượng độc đáo Tưởng tượng rõ ràng Chưa biết tưởng tượng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % MG bé 5 50% 4 40% 1 10% MG nhỡ 8 80% 2 20% 0 0% MG lớn 10 100% `0 0% 0 0% Dựa vào bảng trên ta thấy rằng: Thông qua trò chơi, trẻ có thể tưởng tượng ra hình ảnh mà trẻ đã nhìn thấy trong thục tiễn. khả năng tưởng tượng của trẻ được phát triển trong từng độ tuôi. Cụ thể: + Đối với mẫu giáo bé: Trí tưởng tượng của trẻ chưa thoát ra khỏi tri giác đối tượng + Sang đến mẫu giáo nhỡ: Trí tưởng tượng đã phong phú hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa xuất hiện tưởng tượng có chủ đích nhằm mục đích ra trước. + Đến mẫu giáo lớn: trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ. Cũng là trò chơi với những chiếc ghế, trẻ chơi với chúng và tưởng tượng ra đủ thứ cuối cùng mục đích đi thăn quan đã được thực hiện IV - Đề xuất ý kiến: Trên cơ sở thực tiễn và lý luận tâm lý học trẻ mầm non nói chung và việc tìm hiểu khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo nói riêng là một vấn đề quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Từ kết quả nghiên cứu về khả năng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo, tôi nhận thấy: Chuyện cổ tích và trò chơi là hai yếu tố chủ yếu tạo lên trí tưởng tượng của trẻ. Vậy để nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ em, giúp trẻ cho tuổi thơ của trẻ được đẹp đẽ và trong sáng hon, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao sự hiểu biết và sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo như sau: 1. Đối với chính quyền địa phương và nhà trường Tôi hi vọng rằng chính quyền đầu tư thêm cơ sở vật chất, nhất là trang thiết bị, đồ dùng , đồ chơi để phục vụ cho trẻ trong giờ học và giờ chơi. Bởi đó là cơ sở để trẻ có đủ điều kiện phát triển về trí tuệ và nhận thức. Cần quan tâm đến đời sống giáo viên hơn nữa để giáo viên có những điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ của mình, cần động viên, khen thưởng cho giáo viên có thành tích cao. Cần quan tâm hơn nữa hoạt động vui chơi, tổ chức các hoạt động vui chơi để rút ra những kinh nghiệm, bài học nhằm nâng cao chất lượng cuả các trò chơi góp phần phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo của trẻ. Ngoài ra, các gia đình, các cấp và địa phương, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em mình học tập, thể hiện sự quan tâm đó qua các cuộc thi “Bé khoẻ bé ngoan, bé với an toàn giao thông” để cô và trẻ cùng phấn đấu trong quá trình học tập và công tác. Nhà trường cần thường xuyên cho giáo viên đi thực tế, giao lưu với các trường bạn trong địa bàn xã, huyện, tỉnh để học hỏi kinh nghiệm về công tác chuyên môn của mình. 2. Đối với Phòng, Sở giáo dục. Cần quan tâm, giúp đỡ nhà trường, giúp cho trường hoàn thành công tác chăm sóc, giáo dục trẻ dc tốt hơn. Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non, hay nói cách khác là kiện toàn trình độ giáo dục trẻ cho giáo viên mầm non. 3. Đối với giáo viên. Cần chấp hành tốt, nghiêm túc nội quy, chỉ đạo của nhà trường Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, tay nghề của mình trong công tác xây dựng kế hoạch, hướng dẫn trẻ thực hiện. Giáo viên phải có kế hoạch theo tuần, tháng. Việc tổ chức trò chơi để cho trẻ chơi. Cô giáo cần phải có nhiều sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. cần tạo ra nhiều hình thức cho trẻ để trẻ phát triển tư duy, trí tuệ. Đặc biêt, trong các hoạt động trò chơi, giáo viên cần phải hiêu rõ vai trò, ý nghĩa của trò chơi nhằm phát triển trí tưởng tượng và trí tuệ cho trẻ để mang lại hiệu quả giáo dục cao. 4. Tóm lại. Cần sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội khác đối với giáo dục mầm non. Chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu bằng trí tuệ và lòng say mê yêu nghề, mến trẻ để đưa chất lượng giáo dục toàn trường và toàn ngành ngày một nâng cao hơn Phần III – Kết luận chung Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau: - Trí tưởng tượng của trẻ thông qua trò chơi là rất cần thiết vì trong tất cả các trò chơi, nếu trẻ không tưởng tượng được thì trẻ không thể chơi được. Mà các trò chơi không chỉ đơn thuần l

File đính kèm:

  • docTim hieu kha nang tuong tuong cua tre mau giao.doc