Mở chủ đề:
-Cho trẻ xem tranh về nước-hiện tượng thiên nhiên
-Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết:nắng, mưa, sấm, sét, ngày, đêm
-Hát,nghe hát một số bài hát về chủ đề
-Cô và trẻ cùng treo tranh ảnh về nước-hiện tượng thiên nhiên
-Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu có liên quan đến chủ đề
I.MỤC TIÊU
1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
-Biết sử dụng nước sạch để vệ sinh và ăn uống
-Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết
-Biết phòng tránh một số bệnh thường gặp vào mùa nắng, mùa mưa
-Rèn cho trẻ một số kỹ năng vệ sinh cá nhân và lao động tự phục vụ
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường
-Thực hiện tốt các động tác thể dục cùng cô một cách nhanh nhẹn
-Biết thực hiện các bài tập VĐCB:bật xa, bật ô-bò cao, tung bóng một cách thành thạo
-Biết phối hợp vận động và các giác quan
-Phát triển nhóm cơ qua các vận động tinh
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 96619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nước – hiện tượng tự nhiên (3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NƯỚC –HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN(3 Tuần)
Từ ngày 13/4 -1/5/2009
Mở chủ đề:
-Cho trẻ xem tranh về nước-hiện tượng thiên nhiên
-Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết:nắng, mưa, sấm, sét, ngày, đêm…
-Hát,nghe hát một số bài hát về chủ đề
-Cô và trẻ cùng treo tranh ảnh về nước-hiện tượng thiên nhiên
-Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu có liên quan đến chủ đề
I.MỤC TIÊU
1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
-Biết sử dụng nước sạch để vệ sinh và ăn uống
-Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết
-Biết phòng tránh một số bệnh thường gặp vào mùa nắng, mùa mưa
-Rèn cho trẻ một số kỹ năng vệ sinh cá nhân và lao động tự phục vụ
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường
-Thực hiện tốt các động tác thể dục cùng cô một cách nhanh nhẹn
-Biết thực hiện các bài tập VĐCB:bật xa, bật ô-bò cao, tung bóng một cách thành thạo
-Biết phối hợp vận động và các giác quan
-Phát triển nhóm cơ qua các vận động tinh
2.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
-Trẻ có một số hiểu biết về nước, hiện tượng thiên nhiên
-Biết một số ích lợi, tác dụng của nước đối với môi trường sống con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước
-Biết phân biệt nước sạch, nước bẩn;sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
-Bước đầu nhận biết một số dấu hiệu nổi bật ngày và đêm
-Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, khả năng QS,phán đoán, nhận biết sự vật, hiện tượng xung quanh
-Đếm số lượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng
-Bước đầu nhận biết thời gian(ngày và đêm)
-Biết so sánh nước bằng cảm quang
-Phân biệt các hình:vuông, tròn, tam giác, chữ nhật một cách thành thạo thông qua trò chơi
3.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
-Trẻ biết lắng nghe, hiểu và biết sử dụng một số từ chỉ thời tiết, đặc điểm của mùa và quang cảnh thiên nhiên
-Sử dụng đúng từ, nói câu đúng nghĩa khi quansát, nhậnxét, trao đổi về sự hiểu biết của mình
-Biết kể các nguồn nước, ích lợi của nước, một số hoạt động của từng mùa
-Kể lại chuyện đã được nghe, mô tả tranh ảnh về các hiện tượng thiên nhiên
4.PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
-Trẻ biết yêu thích cảnh đẹp của thiên nhiên
-Cảm nhận vẻ đẹp đa dạng của các sự vật, hiện tượng xung quanh
-Thích tạo ra cái đẹp và bảo vệ cái đẹp
-Biết sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra những bức tranh thiên nhiên và thể hiện cảm xúc của mình qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc, thơ…
-Khuyến khích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
5.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:
-Trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh mình, bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm
-Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung
-Bước đầu biết sử dụng điện nước tiết kiệm
-Bước đầu biết giữ vệ sinh nguồn nước góc thiên nhiên, quý trọng những người làm sạch môi trường
CHUẨN BỊ:
-Tranh ảnh chủ đề nước-hiện tượng tự nhiên
-Một số chai lọ cho trẻ chơi đong nước, cát, sỏi, đá
-Gieo hạt và cho trẻ quan sát cây có ánh sáng và không có ánh sáng
-Một số nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động
NƯỚC
Một số nguồn nước
Một số đặc điểm của nước
Ích lợi và tác dụng của nước
Sử dụng nước tiết kiệm
II.MẠNG NỘI DUNG
NƯỚC-
HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
-Các hiện tượng:Mưa ,bão ,nắng ,gió…
-Ích lợi
-Ngày và đêm
+Ban ngày có ông mặt trời,mọi người làm việc
+Ban đêm:Có trăng sao, mọi người nghỉ ngơi
-Các mùa trong năm:Mùa xuân ,mùa hạ , mùa thu ,mùa đông
-Các bệnh thường gặp ,cách phòng tránh
ÁNH SÁNG,KHÔNG KHÍ,ĐẤT CÁT
*Ánh sáng
-Một số loại ánh sáng tự nhiên :Mặt trời, trăng, sao
-Ích lợi của ánh sáng
-Tác hại của việc sử dụng ánh sáng không đúng cách
*Không khí
-Đặc điểm của không khí:không nhìn thấy được,không mùi vị
-Con người , động thực vật rất cần không khí
-Không khí bị ô nhiễm và tác hại
*Đất cát
-Sự cần thiết của chúng đối với cuộc sống con người
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
-Trò chuyện:+Một số nguồn nước và ích lợi của nước
+Các đặc điểm, tính chất và trạng thái của nước
+Các nguồn nước bị ô nhiễm và cách khắc phục
+Một số hiện tượng thiên nhiên
+Các nguồn sáng
+Thời gian ngày và đêm, sinh hoạt của con người trong một ngày
+Ích lợi của đất, cát, ánh sáng, không khí với đời sống
+Tác dụng, tác hại của việc sử dụng nguồn sáng
-Đọc thơ-kể chuyện:
+Thơ:Mưa, gió, nắng ấm,mưa và bé
+Truyện:Cóc kiện trời
-Đồng dao, câu đố:+Trời mưa quả dưa vẹo vọ…
+Câu đố về mùa, mặt trời, mặt trăng…
MẠNG HOẠT ĐỘNG (3 Tuần)
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Trò chuyện:+Giữ gìn vệ sinh thân thể hằng ngày
+Sử dụng nguồn nước trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
+Một số hành vi văn minh trong ăn uống
+Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh môi trường
+Các sinh hoạt hằng ngày của trẻ
+Cách ăn mặc phù hợp thời tiết từng mùa
-Thực hành trải nghiệm một số công việc đơn giản:rưả tay, lau mặt, xúc cơm ăn,rót nước uống…
-Phát triển vận động:Bật xa qua rãnh nước,bò cao-bật ô,tung bóng
-Chơi các TCVĐ:Chuyền bóng, chó sói xấu tính,gấu và ong, trời nắng trời mưa
-TCDG:rì rà rì rà,lộn cầu vồng,trời nắng trời mưa
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
-Trò chuyện với trẻ về những người làm sạch môi trường và thái độ của trẻ
-Kể về việc giữ sạch VSMT và bản thân
-Thực hàng sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
-Thực hành dọn dẹp lau chùi đồ dùng trong lớp
-Chơi:Gia đình, cửa hàng nước giải khát
+Xây dụng công viên nước, bể bơi, ao cá
+Chơi vật gì nổi, vật gì chìm,thả thuyền, thổi bóng
NƯỚC-HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (3 Tuần)
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Tạo hình
-Vẽ mưa, ao cá, vẽ bầu trời ngày- đêm
-Tô màu tranh về thời tiết
-Xé dán ông mặt trời, mặt trăng
-Làm tranh thiên nhiên bằng cát, sỏi
*Âm nhạc
-Hát: Đếm sao, nắng sớm, cháu vẽ ông mặt trời
-NH:Cho tôi đi làm mưa với, mưa rơi, ông mặt trời
-Chơi TCÂN:Ai nhanh nhất, tai ai tinh, nghe giai điệu đoán tên bài hát
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
-Tìm hiểu về các nguồn nước, thí nghiệm vật chìm- nổi, vật tan trong nước
-Quan sát, thảo luận về các trạng thái của nước
-Tìm hiểu về nguồn nước sạch, nguồn nước bẩn
-Thảo luận nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
-Quan sát, thảo luận về các hiện tượng thời tiết:nắng, mưa
-Quan sát bầu trời, so sánh ngày-đêm
-Đếm số lượng cốc nước đổ vào chai
-Nhận biết ngày – đêm
KẾ HOẠCH TUẦN 1 Từ ngày 13 /4 -17/4/2009
Chủ đề:NƯỚC
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Trò chuyện sáng
Trò chuyện về chủ điểm mới: Nước-hiện tượng thiên nhiên
Trò chuyện về một số nguồn nước mà trẻ biết
Trò chuyện về đặc điểm của nước đối với con người
Trò chuyện về ích lợi của nước đối với cuộc sống
Trò chuyện về cách sử dụng nước hợp lý
Thể dục sáng
-Khởi động:Cho trẻ khởi động với các kiểu đi, chạy khác nhau:đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh
-Trọng động:Tập BTPTC với các động tác: Bụng:Hai tay lên cao,cúi gập người
+Hô hấp :Thổi bóng Chân:Hai tay sau lưng, khụy gối
+Tay:Hai tay đưa trước-ra sau Bật:Bật tiến về trước
-Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng
Thứ 2 và thứ 6 tập thể dục theo nhạc
HĐC có mục đích học tập
Bật qua rãnh nước
-Chơi:Chuyền bóng
Bé tìm hiểu về nước
-Chơi trời mưa
-Pha nước chanh
Cóc kiện trời
-Trò chuyện về nước
-Chơi: trời nắng trời mưa
Vẽ những hạt mưa rơi
-Chơi:trời mưa
-Nhận xét, trưng bày sản phẩm
Nắng sớm
-NH:Cho tôi đi làm mưavới
-Chơi:Ai đoán giỏi
Hoạt động ngoài trời
Chơi:De tả , chèothuyền
-Lộn cầuvồng
-Chơi tự chọn
Quan sát bầu trời
-Chơi:Trời nắng trời mưa
-Pha nước chanh
Vẽ phấn trên nền
-Chơi:Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng
Khám phá vật gì chìm, vật gì nổi
-Chơi:Chèo thuyền,trời mưa
Chơi tự chọn
Hoạt động góc
-Chơi phân vai:Gia đình,cửa hàng bán nước giải khát
-Chơi xây dựng:Xây công viên nước;Lắp ráp một số đồ chơi
-Góc nghệ thuật:-vẽ, tô màu,dán mây, mưa, ông mặt trời, mặt trăng
+Vẽ biển, hồ, ao cá.Tô màu tranh về thời tiết
+Làm tranh thiên nhiên từ cát, sỏi;Trang trí trang phục mùa hè:quần, áo, nón,…
+hát,nghe hát, vỗ phách, nhịp các bài hát về chủ điểm
-Góc học tập:+Chơi vật chìm vật nổi;đong nước,đếm số cốc nước đổ vào chai
+Chơi so hình, nối hình, ghép tranh;chơi với các hình hình học
+Xem tranh, đọc thơ chỉ chữ, kể chuyện theo tranh
-Góc thiên nhiên:Chơi đong nước, thả thuyền, tưới cây;chơi với cát, sỏi
Hoạt động chiều
Hát:Nắng sớm
-Chơi tự chọn
Làm quen truyện:cóc kiện trời
-Chơi theo góc
Đếm số cốc nước đổ vào chai
-Chơi theo góc
Ôn các chất dinh dữơng
-Chơi theo góc
Ôn các bài hát , bài thơ đã học
-Nêu gương cuối tuần
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Đề tài: BẬT QUA RÃNH NƯỚC
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết phói hợp tay chân để bật xa qua rãnh nước
-Rèn khả năng quan sát, chú ý, định hướng trong không gian
-Phát triển các nhóm cơ, khả năng phối hợp tay-chân-mắt
-Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết vâng lời cô
2.Chuẩn bị:
-Mỗi trẻ một quả bóng
-Phấn vẽ hoặc băng keo
3.Tiến trình hoạt động
*Khởi động:Cho trẻ khởi động với các kiểu đi, chạy khác nhau:Đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh
*Trọng động:Tập BTPTC với các động tác:Như TDS, tăng động tác chân, bụng 4lx4n
-Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau thực hiện VĐ CB:Bật qua rãnh nước
-Cô làm mẫu cho trẻ quan sát,vừa làm mẫu cô vừa giải thích kỹ năng thực hiện vận động bật qua rãnh nước cho trẻ nghe:TTCB:2 chân thẳng, 2 tay tự nhiên. Khi có hiệu lệnh, 2 tay đưa lên phía trước, chân khụy và bật xa qua rãnh nước.
-Cô làm mẫu 2-3 lần cho trẻ quan sát
-Mời 2 trẻ lên thực hiện:Bật qua rãnh nước.Cô quan sát, sửa sai cho trẻ
-Cho trẻ thực hiện vđcb theo các hình thức:tổ, nhóm, cá nhân.Cô quan sát, sửa sai và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn
-Động viên, khen ngợi trẻ
-Chơi:Chuyền bóng
Xem sổ ngân hàng trang 24
*Hồi tĩnh:cho trẻ đi vung tay, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi:phân vai, học tập, nghệ thuật, xây dựng
4.Đánh giá:
Thứ 3 ngày 14 tháng 4 năm 2009
Đề tài: BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết được các đặc điểm cơ bản của nước:không màu, không mùi, không hìnhdạng
-Biết được ích lợi của nước với cuộc sống con người
-Rèn khả năng quan sát, chú ý , ghi nhớ
-Phát triển ngôn ngữ:Trẻ nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn và sử dụng nước tiết kiệm
2.Chuẩn bị:
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1:Chơi mô phỏng:trời mưa
-Tập trung trẻ, dẫn dắt cho trẻ chơi:trời mưa
-Cô và trẻ cùng chơi 2 lần
-Trò chuyện về mưa:
+Khi trời mưa thì có gì rơi xuống?
+Nước mưa rơi xuống đất có ích lợi gì?
Dẫn dắt giới thiệu hoạt động tìm hiểu về nước
Hoạt động 2:Bé tìm hiểu về nước
-Chơi:Trời tối, trời sáng,xuất hiện ly nước.
-Gợi ý cho trẻ quan sát ly nước cô đã chuẩn bị sẵn
-Trò chuyện về nước:
+Đây là gì?Người ta dùng nước để làm gì?
+Nước có màu gì?Hình dạng của nó như thế nào?
+Nước có mùi gì?Cho trẻ ngửi xem nước có mùi không
+Nước có vị như thế nào?Mời 2 trẻ lên uống nước để cảm nhận về nước
+Khi nào chúng ta uống nước?
+Nếu không có nước thì con người và mọi vật có sống đựơc không?
Giáo dục trẻ biết giữ gìn nước tiết kiệm, không xả nước bừa bãi
Hoạt động 3:Chơi:Pha nước chanh
-Cô và trẻ cùng chơi pha nước chanh 2 lần
-Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
Thứ 4 ngày 15 tháng 4 năm 2009
Đề tài: CÓC KIỆN TRỜI
1.Yêu cầu:
-Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện:Cóc và các bạn đã dũng cảm, không ngại nguy hiểm để giúp muôn loài thoát khỏi hạn hán
-Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định
-Phát triển ngôn ngữ: mở rộng vốn từ, nói mạch lạc
-Giáo dục trẻ biết yêu thương, đùm bọc nhau;hăng hái tham gia hoạt động
2. Chuẩn bị:
-Tranh minh họa nội dung câu chuyện
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Chơi “Trời nắng trời mưa”
-Dẫn dắt, tập trung trẻ
-Cho trẻ làm những chú thỏ chơi “trời nắng, trời mưa” 2-3 lần
-Trò chuyện ,đàm thoại về:
+Khi trời mưa chúng ta phải làm gì?
+Vì sao các con biết trời mưa?
+Khi trời mưa, chúng ta thường thấy gì?
-Dẫn dắt giới thiệu câu chuyện:Cóc kiện trời
Hoạt động 2: Nghe kể chuyện :Cóc kiện trời
-Cô kể chuyện cho trẻ nghe trọn vẹn câu chuyện 1 lần, kết hợp sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
-Trò chuyện về tên câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện
-Kể chuyện cho trẻ nghe lần 2, sử dụng tranh minh họa nội dung câu chuyện
-Trích dẫn, đàm thoại:
+”Thủa xa xưa…vậy mà trời đâu có thấu”
Tại sao các con vật muốn kiện trời?
Không có nước mọi vật có sống được không?
+”Một hôm…quật chết toán lính không sót ngừoi nào”
Các con vật đi đâu?Ai đã đi cùng với Cóc?
Lên thiên đình, Cóc đã làm gì?
Ngọc Hoàng đã sai con gì ra mổ Cóc?Các con vật đã làm gì?
Cóc đã kiện trời như thế nào?Ngọc Hoàng sai thần Mưa làm gì?
+”Cóc, Cáo, Gấu, Cọp…Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”
Khi Cóc và các bạn trở về thì thấy thế nào?
-Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ, đùm bọc nhau
Hoạt động 3: Chơi:trời mưa
-Cô và trẻ cùng chơi 2 lần
-Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
Đề tài:ĐẾM SỐ LƯỢNG CỐC NƯỚC ĐỔ VÀO CHAI
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết đếm trong phạm vi 5
-Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định
-Phát triển ngôn ngữ:trẻ nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc; phát triển khả năng quan sát
-Giáo dục trẻ hăng hái tham gia hoạt động tích cực
2.Chuẩn bị: 4 chậu nước ; một số chai lọ có kích thước khác nhau:đủ dùng cho cô và trẻ
-Phễu đong nước
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1:Chơi:Ai đoán giỏi
-Xuất hiện hai chai nước:một chai cao-một chai thấp có lượng nuước trong chai khác nhau rõ rệt cho trẻ đoán chai nào nhiều, chai nào ít
-Lần hai:cho trẻ đoán 2 chai nước cao bằng nhau nhưng một chai to-một chai nhỏ
Hoạt động 2: Đếm số lượng cốc nước đổ vào chai
-Chơi:Trời tối, trời sáng, xuất hiện 2 chai có kích thước khác nhau và 1chậu nước
-Giới thiệu hoạt động đếm số lượng cốc nước đổ vào chai
-Cô dùng ca đong nước vào từng chai và cho trẻ đếm số lượng cốc nước đổ vào chai.Vừa đong cô vưà đếm cùng với trẻ.Mới cá nhân 1-2 trẻ đếm số lượng cốc nước đổ vào chai
-Cho trẻ so sánh số lượng ở hai chai nước:nhiều hơn-ít hơn
-Cho trẻ chơi đong nước và đếm số lượng cốc nước đổ vào chai(ca)
-Trẻ chơi, cô quan sát và hướng dẫn trẻ đếm số lượng cốc nước đổ vào chai. Chú ý nhắc trẻ đong nước cho đầy cốc rồi mới đổ vào chai
-Trò chuyện về số cốc nước mà trẻ đã đổ vào chai được
-Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở
-Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng
-Kết thúc, chuyển hoạt động
Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2009
Đề tài: BÉ VẼ MƯA RƠI
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết phối hợp các nét vẽ:nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên để vẽ mưa rơi
-Trẻ biết chọn màu để tô màu theo ý thích của mình
-Rèn kỹ năng vẽ và tô màu
-Phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định
-Giáo dục trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình, biết giữ gìn sản phẩm
2.Chuẩn bị:
-Giấy, bút màu, 2 tranh mẫu khổ A3
-Băng nhạc, máy casset
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1:Chơi :Trời mưa
-Cô và trẻ cùng chơi:Trời mưa 2lần
-Trò chuyện về mưa :
+Khi nào thì trời sắp mưa?
+Khi trời mưa, chúng ta thường thấy những gì?
+Chúng ta phải làm gì khi trời mưa?
Hoạt động 2: Bé vẽ những hạt mưa
-Cô cho trẻ xem tranh mẫu về mưa
-Đàm thoại về tranh gợi ý
+Trong tranh có những gì?
+Khi trời mưa, những đám mây có màu gì?Bầu trời như thế nào?
+Những hạt mưa khi rơi xuống đựoc vẽ bằng những nét gì?
-Giới thiệu hoạt động vẽ mưa
-Trò chuyện về ý thích của trẻ
-Cho trẻ vẽ về mưa theo cảm nhận của trẻ
-Cô quan sát, hướng dẫn, gợi ý cho trẻ;giúp đỡ những trẻ vẽ yếu
-Nhận xét, trưng bày sản phẩm của trẻ
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
4.Đánh giá:
Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2009
Đề tài: NẮNG SỚM
1.Yêu cầu:
-Trẻ hát rõ lời, hát chính xác theo nhạc của bài hát nắng sớm
-Biết vỗ tay theo nhịp theo nhạc bài hát cùng cô
-Rèn kỹ năng hát và vỗ tay theo nhịp
-Phát triển tai nghe âm nhạc,trí nhớ âm nhạc,khả năng cảm thụ âm nhạc
-Giáo dục trẻ hăng hái tham, gia hoạt động
2.Chuẩn bị:
-Mũ chóp,máy casset, đĩa
-Xắc xô, thanh gõ
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1:Chơi TC:Ai đoán giỏi
Xem sổ ngân hàng trang 1
-Lần chơi cuối, cô cho trẻ hát và đoán tên bài hát” Nắng sớm”
Hoạt động 2: Hát+VTTN:Nắng sớm
-Cô và cả lớp cùng hát lại bài hát 2 lần
-Giới thiệu hoạt động hát và vỗ tay theo nhịp theo nhạc bài hát
-Đàm thoại về cách vỗ tay theo nhịp,cho trẻ vỗ tay theo nhịp trên không
-Cô hát và vỗ tay theo nhịp theo nhạc bài hát cho trẻ quan sát 2 lần
-Cô và cháu cùng hát và vỗ tay theo nhịp
-Cho trẻ luyện tập hát và VTTN dưới các hình thức:Tổ, nhóm, cá nhân
Cô theo dõi, sửa sai, giúp đỡ trẻ,khuyến khích trẻ tham gia hoạt động
Hoạt động 3: Nghe hát:Cho tôi đi làm mưa với
-Giới thiệu bài hát:Cho tôi đi làm mưa với
-Cô hát cho trẻ nghe tron vẹn bài hát một lần, sử dụng nét mặt, điệu bộ
-Cô hát lại lần hai, kết hợp Vận động minh họa theo nhạc bài hát
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe, cô cháu cùng hát và vận động theo nhạc
-Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.Kết thúc hoạt động
Hoạt động góc: Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
4.Đánh giá:
KẾ HOẠCH TUẦN 2 Từ ngày 20-24/4/2009
Chủ đề: ÁNH SÁNG,KHÔNG KHÍ,ĐẤT CÁT-CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Trò chuyện sáng
Trò chuyện về một số nguồn sáng tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sao
Trò chuyện về không khí, sự cần thiết của kk
Trò chuyện về tác dụng của ánh sáng đối với con người
Trò chuyện về sự cần thiết của đất cát đối với cuộc sống
Trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên:nắng, mưa, sấm sét…
Thể dục sáng
-Khởi động:Cho trẻ khởi động với các kiểu đi, chạy khác nhau:đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh
-Trọng động:Tập BTPTC với các động tác: Bụng:Hai tay lên cao,nghiêng người
+Hô hấp :Thổi bóng Chân:Đưa từng chân ra trước
+Tay:Hai tay giơ cao quá đầu Bật:Bật tiến về trước
-Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng
Thứ 2 và thứ 6 tập thể dục theo nhạc
HĐC có mục đích học tập
Bò cao-bật ô
-Tập BTPTC
Tìm hiểu về không khí
-Quan sát thí nghiệm
-Chơi Nhốt không khí
Ôn rộng và hẹp
-Chơi:ai nhanh hơn; đàn vịt con
-Thử tài của bé
Bé vẽ bầu trời
-Trò chuyện về bầu trời
-Nhận xét, trưng bày sản phẩm
Cháu vẽ ông mặt trời
-NH:Ông mặt trời
-Chơi:Truyền tin
Hoạt động ngoài trời
Vẽ phấn trên nền
Cáo và thỏ
-Giặt chiếu
-Chơi tự chọn
Quan sát các đám mây bay
-Chơi:Trời nắng trời mưa
-Pha nước chanh
Cây có ánhsáng ko có ánh sáng
-Chơi:Mèo đuổi chuột,lộn cầu vồng
Chơi Rồng rắn lên mây;cáo và thỏ
-Giặt chiếu
-Chơi tự chọn
Dạo quanh sân trường
-Chơi tự chọn
Hoạt động góc
-Chơi phân vai:Gia đình,cửa hàng bán nước giải khát
-Chơi xây dựng:Xây công viên nước;Lắp ráp một số đồ chơi
-Góc nghệ thuật:-vẽ, tô màu,dán mây, mưa, ông mặt trời, mặt trăng
+Vẽ biển, hồ, ao cá.Tô màu tranh về thời tiết
+Làm tranh thiên nhiên từ cát, sỏi;Trang trí trang phục mùa hè:quần, áo, nón,…
+hát,nghe hát, vỗ phách, nhịp các bài hát về chủ điểm
-Góc học tập:+Chơi vật chìm vật nổi;đong nước,đếm số cốc nước đổ vào chai
+Chơi so hình, nối hình, ghép tranh;chơi với các hình hình học
+Xem tranh, đọc thơ chỉ chữ, kể chuyện theo tranh
-Góc thiên nhiên:Chơi đong nước, thả thuyền, tưới cây;chơi với cát, sỏi
Hoạt động chiều
-Giải câu đố về các hiện tượng tự nhiên
-Chơi tự chọn
-Ngày và đêm
-Chơi theo góc
Làm quen bài hát:cháu vẽ ông mặt trời
Chơi theo góc
Đọc thơ:Đi nắng
Chơi theo góc
-Biễu diễn văn nghệ
-Nêu gương cuối tuần
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2009
Đề tài: BÒ CAO-TUNG BÓNG
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt nhịp ngàng để bò cao và tung bóng lên cao
-Rèn khả năng quan sát, chú ý, định hướng trong không gian
-Phát triển các nhóm cơ, khả năng phối hợp tay-chân-mắt
-Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết vâng lời cô
2.Chuẩn bị:Mỗi trẻ một quả bóng
3.Tiến trình hoạt động
*Khởi động:Cho trẻ khởi động với các kiểu đi, chạy khác nhau:Đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh
*Trọng động:Tập BTPTC với các động tác:Như TDS, tăng động tác tay,chân 4lx4n
-Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau thực hiện VĐ CB:Bò cao-tung bóng
-Cô làm mẫu cho trẻ quan sát,vừa làm mẫu cô vừa giải thích kỹ năng thực hiện vận động tung bóng cho trẻ nghe:TTCB:Đặt 2 tay sát sàn, 2 chân thẳng.Khi có hiệu lệnh bò tiến về phía trước theo hướng thẳng,2 chân thẳng.Sau đó đứng lên cầm bóng và tung bóng lên cao
Cô làm mẫu 2-3 lần cho trẻ quan sát
-Mời 2 trẻ lên thực hiện vận động:Bò cao-tung bóng,cô quan sát, sửa sai cho trẻ, chú ý sửa tư thế vận động cho trẻ
-Cho trẻ thực hiện vđcb theo các hình thức:tổ, nhóm, cá nhân.Cô quan sát, sửa sai và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn
-Động viên, khen ngợi trẻ
*Hồi tĩnh:cho trẻ đi vung tay, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi:phân vai, học tập, nghệ thuật, xây dựng
4.Đánh giá:
Thứ 3 ngày 21 tháng 4 năm 2009
Đề tài: KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TA
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết được không khí,vai trò và sự cần thiết của không khí đối với con người
-Rèn khả năng ghi nhớ , chú ý có chủ định
-Phát triển ngôn ngữ:Trẻ nói trọn câu, rõ ràng
-Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường :không vứt rác bừa bãi để không khí luôn sạch, không bị ô nhiễm
2.Chuẩn bị:
-1 cây nến;2 túi nylon,1 cái bật lửa, 1 cái ly (hoặc lon sắt)
-Mỗi trẻ một cái bong bóng
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Chơi:Thử tài nén hơi
-Tập trung trẻ, giới thiệu trò chơi:thử tài nén hơi”
-Cho trẻ ngậm miệng thật chặt và dùng 2 tay bịt kín mũi lại xem bạn nào nén hơi giỏi nhất.Cho trẻ chơi 2-3 lần
-Trò chuyện cùng trẻ:+Khi bịt kín mũi và ngậm miệng lại ca
File đính kèm:
- chu de thien nhien.doc