Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Kế hoạch thực hiện chủ đề gia đình thời gian (thực hiện: 3 tuần)

 Trẻ thích vận động và tham gia các hoạt động giữ gìn sức khoẻ cùng người thân trong gia đình hình thành cho trẻ có ý thức gìn giữ đồ dùng đồ chơi trong gia đình.

 Thực hiện đúng, đầy đủ tương đối nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh của cô.

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Kế hoạch thực hiện chủ đề gia đình thời gian (thực hiện: 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THỜI KHOÁ BIỂU - KHỐI MẪU GIÁO NHỠ Năm học 2009 – 2010 THỨ LĨNH VỰC 2 Phát triển nhận thức (Thể dục) 3 Phát triển nhận thức (KPKH) 4 Phát triển ngô ngữ (Văn học) Phát triển thẫm mỹ (Tạo hình) 5 Phát triển nhận thức (Làm quen với toán) 6 Phát triển thẫm mỹ (Âm nhạc) II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 3 tuần (Từ ngày 09 -30/11/2009) Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Hoạt động Phát triển thể chất Phát triển vận động Trẻ thích vận động và tham gia các hoạt động giữ gìn sức khoẻ cùng người thân trong gia đình hình thành cho trẻ có ý thức gìn giữ đồ dùng đồ chơi trong gia đình. * Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Thực hiện đúng, đầy đủ tương đối nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh của cô. Tập các động tác: Hô hấp, tay chân, bụng, lườn, bật trong các bài thể dục. Thể dục sáng: Cô tập cùng trẻ, nhắc ttrẻ tập đúng, sửa sai cho trẻ để trẻ tập chính xác các động tác Hô hấp: Hít vào thở ra (hái hoa, ngửi hoa) Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao Bụng: Nghiêng người hai bên Chân: Ngồi xổm Bật: Bật tại chổ * Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động Trẻ kiểm soát được vận động, phản ứng kịp thời theo hiệu lệnh của cô. Trẻ biết: Tung bóng, bắt bướm, trườn sấp đập bóng. Biết đi ngang bước dồn trèo lên nghế. Trẻ phối hợp được tay, mắt, chân trong vận động tung bóng bắt bướm; tung bóng, bắt bóng không làm bóng rơi. Vận động: Thực hiện các động tác cơ bản, tung bắt bóng, đi, bò, trèo. TCVĐ: Bắt bướm, Chó sói xấu tính, Về đúng nhà. TCDG: Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ. Cô tổ chức hoạt động thực hiện các vận động cơ bản: - Tung bóng - bắt bướm. - Trườn sấp - đập bóng. - Đi ngang, bước dồn – trèo qua ghế. TCVĐ: Bắt bướm, Chó sói xấu tính, Về đúng nhà. Kết hợp lồng ghép các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ. * Thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay Thực hiện được các VĐ gập, mở các ngón tay, phối hợp được các cử động tay, mắt trong một số HĐ vẽ, nặn, xé, dán để tạo ra một số sản phẩm về chủ điểm gia đình. Thực hiện VĐ gập, mở các ngón tay, phối hợp được các cử động tay, mắt. Cô tổ chức các HĐ cho trẻ về âm nhạc, múa, vỗ tay, các HĐ tạo hình: Cắt dán ngôi nhà, tô màu các đồ dùng trong gia đình; vẽ, nặn để tạo thành ngôi nhà; nặn các loại quả. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ Trẻ biết được ít lợi của bốn nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ của trẻ và gia đình, trẻ biết cơ thể khoẻ mạnh phòng tránh các bệnh, phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ biết các món ăn của gia đình Các bữa ăn trong gia đình: - Làm quen bốn nhóm thực phẩm. - Giúp bố mẹ một số việc vừa sức, biết làm gì khi trong nhà có người. - Giữ gìn đồ dùng trong gia đình. - Tránh những vật dụng nơi nguy hiểm. Trên HĐ học KPKH cô tổ chức cho trẻ biết tên những người thân trong gia đình,Tìm hiểu về nhu cầu ăn uống của gia đình. Các bữa ăn trong gia đình. Làm quen bốn nhóm thực phẩm. Tổ chức cho trẻ các trò chơi ở buổi HĐ chiều, HĐ góc (TCPHTCC) nhận biết và phân nhóm thực phẩm, đi chợ mua thực phẩm, chế biến các món ăn cho gia đình; chăm sóc bố mẹ, ông, bà lúc ốm. - Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình Phát triển nhận thức Khám phá xã hội Trẻ biết được: - Gia đình là tổ ấm yêu thương, nơi đó có những người thân yêu luôn quan tâm cho nhau. - Ví trí, vai trò của các thành viên trong gia đình, biết được gia đình lớn, gia đình nhỏ. - Biết kể về ngôi nhà của mình, nhu cầu của gia đình - Trẻ gọi đúng tên và nói được công dụng chất liệu, cấu tạo, màu sắc của một số đồ dùng trong gia đình. - Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm - Biết một số Quy tắc đơn giản trong gia đình, người trong gia đình - Các thành viên trong gia đình, họ hàng của bé(Ông bà, Cô, Dì, Chú, Bác) mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (ứng xử, tình cảm) Công việc của các thành viên trong gia đình. Tìm hiểu về gia đình lớn, gia đình nhỏ Những thay đổi trong gia đình. - Ngôi nhà của bé: Địa chỉ gia đình. Có nhiều kiểu nhà khác nhau Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà Những người làm nên nhà - Nhu cầu của gia đình: Đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại của gia đình, bữa ăn của gia đình. Các loại thực phẩm cần cho gia đình. Mọi người trong gia đình cần thức ăn hợp vệ sinh. Học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ * Trên HĐ học: Cho trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện về gia đình. - Đàm thoại, thảo luận về các thành viên trong gia đình, họ hàng của bé Công việc của các thành viên trong gia đình về gia đình lớn, gia đình nhỏ. Những thay đổi của gia đình. Cho trẻ nói lên tình cảm của mình đối với những người thân, dạy trẻ cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình. - Trò chuyện về ngôi nhà và địa chỉ gia đình bé. - Trẻ hiểu các nhu cầu trong gia đình, nhu cầu ăn mặc và quan tâm lẫn nhau - So sách các kiểu nhà: Nhà một tầng, nhà nhiều tầng - Các vật liệu làm nhà: Gỗ, đá, ngói, Những kỹ sư, thợ xây, thợ mộc là những người làm nên nhà. - Nhu cầu của gia đình: Những đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, công dụng, chất liệu, ... cách sử dụng và bảo quản chúng. - Cho trẻ kể về những bữa ăn, các món ăn hàng ngày của gia đình bé. * Cho trẻ tham gia các trò chơi học tập TCVĐ, TCĐVTCĐ, TCDG như xếp lô tô, xây nhà, sửa chữa nhà cữa, mẹ con, đóng vai các thnàh viên trong gia đình, xếp các đồ dùng trong gia đình. Tổ chức cho trẻ thực hành don dẹp nhà cửa, lau chùi đồ dùng ... Làm quen với toán - Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của hai đối tượng. - So sánh nhà cao - thấp. - Phân loại đồ dùng theo công dụng. - Xác định được các hướng trong gia đình - Đếm số lượng người trong gia đình, tạo nhóm có số lượng 2, xác định vị trí đồ vật trong gia đình só với bản thân, sắp xếp thứ tự chiều cao của 02 đối tượng. - So sánh được sự cao - thấp của 2 ngôi nhà. * Chơi các TCHT - Tổ chức cho trẻ HĐ học: Cho trẻ đếm số lượng người trong gia đình, gia đình có 2 người, gia đình có 3 người. - So sánh được số lượng người trong 2 gia đình; so sánh chiều cao của các người thân trong gia đình, chiều cao của ngôi nhà. - Dạy trẻ so sánh nhà cao - thấp, dạy trẻ hiểu và diễn đạt mối quan hệ chiều cao: Cao nhất, thấp nhất; biết được một số đồ dùng trong gia đình. * Chơi các TCHT: - Chọn nhanh theo yêu cầu (cao-thấp). - Xếp theo nhóm các đồ dùng, tô màu bức tranh. Phát triển ngôn ngữ Nghe - Trẻ biết lắng nghe, kiểu lới nói trong giao tiếp hàng ngày. - Trẻ nghe và hiểu được nội dung của các bài thơ, các câu chuyện cô gioá đọc, kể chuyện. - Trẻ có thái đội phối hợp với các nhân vật trong tác phẩm. - Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, kể chuyện về gia đình. - Đàm thoại trò chuyện về gia đình, hiểu được các câu đơn giản. - Biết tên các thành viên trong gia đình. - Trên HĐ học và mọi lúc mọi nơi cô kể cho trẻ nghe các câu chuyện: “Nhổ củ cải”, “Tích chu”, cô đọc cho trẻ nghe các bài thơ: “Thăm nhà bà”, “Tập quét nhà”, “Tình cảm gia đình”. Nói - Trẻ phát âm rỏ các tiếng trong Tiếng Việt, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Trẻ biết bày tỏ nhu cầu mong muốn về tình cảm và hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ. - Có một số kỹ năng giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hoá gia đình. - Đọc thuộc các bài thơ ca dao, đồng dao. - Phát âm những từ chỉ gia đình, họ hàng, làng xóm, đồ dùng, cho trẻ phát âm các từ có âm khó. - Kể về các nhân vật tốt - xấu, ngoan – hư, gương dũng cảm, lễ pháp chào hỏi giúp đỡ mọi người xung quanh. - Bước đầu cho trẻ làm quen với đóng kịch. - Dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ ca dao, đồng dao ... Đố trẻ và cho trẻ giải câu đố về đồ dùng, phương tiện ... trong gia đình. - Luyện cho trẻ phát âm một số từ khó, cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày, biết chào hỏi lễ phép cảm ơn, xin lỗi, kính trên nhường dưới. Làm quen với đọc viết - Biết chọn sách để xem. - Biết cầm sách đúng chiều và dỡ từng trang để xem “đọc” sách theo minh họa. - Xem và nghe đọc sách, làm quen cách đọc. - Trên tiết học và mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là HĐG, cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo về gia đình. Làm bộ sưu tập về chủ điểm gia đình. - Cô hướng dẫn cho trẻ cách đọc, cầm bút để tô màu các tranh ảnh trong gia đình... Phát triển thẩm mỹ Tạo hình - Trẻ biết phối hợp với các vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các tác phẩm. Trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình đối với gia đình qua tác phẩm. - Luyện kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ, kỹ năng nặn, kỹ năng xe cho trẻ. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng và biết phối hợp các nguyên vật liệu, bố cục màu sắc hợp lý để tạo thành các sản phẩm cho gia đình. - Trẻ thêm yêu quý những người thân yêu trong gia đình. - Trẻ biết cảm nhận những cái đẹp qua sản phẩm tạo hình của mình. - Nhận biết các nguyên vật liệu tạo hình, nguyên vật liệu trong tự nhiên và cách sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm. - Trẻ vẽ, nặn, cắt dán những người thân, ngôi nhà, nặn các loại quả, tô màu những đồ dùng trong gia đình - Trẻ làm quen, học cáh sử dụng một số vật liệu tạo hình như: giấy các loại, hồ dán, kéo, bút, đất nặn, các vật liệu tự nhiên (lá cây, hột, hạt, mụn cưa, cát) để tạo ra sản phẩm. * Trên HĐ học: - Cắt dán ngôi nhà, tô màu các đồ dùng trong gia đình, nặn các loại quả, gợi ý cho trẻ đặt tên sản phẩm, cho trẻ nói lên ý tưởng tạo hình của mình qua sản phẩm. * Mọi lúc, mọi nơi: Cho trẻ xem tranh ảnh trog chuyện về gia đình, về những người thân, các kiểu nhà, các đồ dùng trong gia đình. Âm nhạc - Trẻ vui sướng võ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe âm thanh gợi cảm. - Chú ý lắng nghe tỏ ra thích thú theo bài hát, bản nhạc. - Hát đúng giai điệu lời ca, hát rỏ lời và thể hiện sắc thái qua giọng hát nét mặt điệu bộ. - Vận động nhịp nhàng theo điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa. Trẻ hát nghe nhạc nghe hát, các bài hát về chủ điểm gia đình (bé ông bà, bố, mẹ, ngôi nhà của bé - Vận động (vỗ tay múa) nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát. Chơi các TCÂN thể hiện nôị dung chủ điểm; Tai ai thính,về đúng nhà,ai nhanh nhất. Trên tiết học; Cô dạy cho trẻ các bài hát :(Cẩ nhà thương nhau )(Nhà của tôi)(Mẹ đi vắng ) Vận động :Vỗ tay ,gõ đệm ...theo tiết tấu chậm múa. Nghe hát, nghe nhạc :Vì con ,ba ngọn nến, Ru con, Chơi các TCÂN : “Tai ai tinh”, “Về đúng nhà”, “Ai nhanh nhất”. Mọi lúc mọi nơi: Cho trẻ làm quen, ôn luyện củng cố các bài hát ,các vận động ,tổ chức cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, chơi các trò chơi âm nhạc. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ Lĩnh vực Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Gia đình bé (Từ ngày 09 -13) Đồ dùng trong gia đình bé (Từ ngày 15 - 20) Những món ăn của gia đình bé (Từ ngày 22 - 26) 2 Phát triển thể chất (thể dục) Tung bóng - bắt bướm Trườn sấp - đập bóng Đi ngang, bước dồn – trèo ghế 3 Phát triển nhận thức (KPKHXH) Trò chuyện về ngôi nhà và những người thân trong gia đình. Làm quen với đồ dùng trong gia đình bé Các món ăn của gia đình bé 4 Phát triển thẩm mỹ (tạ0 hình, toán) Cắt dán ngôi nhà Dạy trẻ nhận biết chiều cao của 02 đối tượng. Nặn các loại quả 5 Phát triển ngôn ngữ (VH) Thơ: “Thăm nhà bà”. Thơ: “Tập quét nhà” Chuyện: “Nhổ củ cải” 6 Phát triển QHXH (âm nhạc) - Dạy hát: “Cả nhà thương nhau” - Nghe hát: “Vì con”. - TCÂN: “Ai nhanh nhất” - Nhà của tôi - NH: “Ba ngọn nến” - TCÂN: “Ai nhanh nhất” - DH: “Mẹ vắng nhà” - NHTT: “Ru con” - TCÂN: “Tai ai tinh” IV. KẾ HOẠCH HOẠT TUẦN Kế hoạch tuần 1, Chủ đề: Gia đình bé (Thời gian thực hiện từ ngày 9 -13/11/2009) Hoạt động Thứ 2 Thức 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Cô đón trẻ với thái độ niềm nở ân cần tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương. - TRò chuyện với trẻ về gia đình (Trên các thành viên trong gia đình sinh hoạt hàng ngày, công việc của bố mẹ ... - Xem tranh ảnh về gia đình - Cô giáo phối hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh về chủ điểm để trang trí lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ Thể dục sáng Thể dục sáng: tập theo nhạc bài hát về gia đình Các động tác: Hô hấp: Hít vào thở ra (hái hoa, ngửi hoa) Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao Bụng: Nghiên người 2 bên Chân: Ngồi xổm Bật: Tại chổ HĐ học có chủ đích Tung bóng bắt bướm Trò chuyênh về ngôi nhà và những người thân trong gia đình Cắt dán ngôi nhà Thơ: “Thăm nhà bà” DH: “Cả nhà thương nhau” NH: “Vì con” TCÂN: “Ai nhanh nhất” Hoạt động ngoài trời - Quan sát tranh và kể về gia đình. - TCVĐ: Đi cầu, đi quán. - Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi chong chóng, hoa, lá ..., chơi với những đồ chơi xếp hộp - Vẽ ngôi nhà - TCVĐ: Đi cầu, đi quán. - Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi chong chóng, hoa, lá ... - Làm quen với bài thơ: “Thăm nhà bà” - TCVĐ: “Về đúng nhà” - Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi. Làm bộ sưu tập bằng các vật liệu tự nhiên về gia đình, đếm các đồ chơi về gia đình có số lượng 2. - Bài hát: “Cả nhà thương nhau” - TCVĐ: “Thi ai nhanh” - Chơi tưh do: Chơi với lá, hoa Hột hạt: Tạo nhóm có số lượng 2 - Kể về các bộ phận của nhà - TCVĐ: “Ai đoán giỏi”, “Nu na nu nống” - Chơi tự do: Chơi với cát, nước. Chăm sóc cây cối trong vườn, thổi bóng xà phòng Hoạt động góc - Góc xây dựng, xây dựng ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Mẹ con đóng vai các thành viên trong gia đình, nấu ăn, khám bệnh, kê đơn thuốc, phát thuốc cho bệnh nhân. - Góc nghệ thuật: Xếp và dán hình ngôi nhà, tô màu ngôi nhà, vẽ tranh về gia đình. - Góc học tập- sách: Đọc chuyện về gia đình, “nhổ củ cải”, đọc các bài ca dao đồng dao về gia đình. - Xếp số lượng người trong gia đình có số lượng 2 bằng các vật liệu khác nhau - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cối Hoạt động chiều - Ôn hoạt động chung. Cho trẻ làm quen với phát triển thẩm mỹ, tập cắt dán ngôi nhà. Trò chuyện về địa chỉ gia đình bé Hướng dẫn trò chơi nhà bé ở đâu Cho trẻ biểu diễn các bài hát về gia đình: “Ba ngọn nến”, “Cả nhà thương nhau”, “Cho con” ... KẾ HOẠCH NGÀY Tuần 1 (Thời gian thực hiện từ ngày 09 - 13/11/2009) Thứ 2, ngày 09 tháng 11 năm 2009 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý GDPTVĐ Tung bóng - bắt bướm Kiến thức: - Trẻ biết tung bóng lên cao. - Trẻ biết bắt bướm. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo. - Phát triển tố chất thể lực, tay, chân nhanh nhạy, cơ thể khoẻ mạnh. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động - Đồ dùng của cô: Bóng, đĩa nhạc có bài hát “Cháu yêu bà”, “Niềm vui gia đình” - Đồ dùng của trẻ: Bóng, bướm Hoạt động 1: Ổn định. gây hứng thú - Cho trẻ đứng đội hình tự do hát bài ”Cháu yêu bà” hỏi trẻ về tình cảm của trẻ đối với bà - Có 01 bạn trong câu chuyện cô đã kể cho các cháu nghe không quan tâm đến bà, đó là bạn gì? - Bạn Tích Chu ham chơi không lấy nước cho bà uống nên bà đã hoá thành chim, các con hãy giúp bạn đi lấy nước suối tiên về cho bà uống để bà trở lại thành người, các con có đồng ý không? - Đường đi lấy rất xa lại khó khăn gồ ghề nữa, các con phải đi cẩn thận theo hiệu lệnh của cô. Hoạt động 2: Khởi động: Trẻ đi chạy các kiểu tóc độ theo hiệu lệnh của cô Hoạt động 3 - Trọng động: Bài tập phát triển - Sau một quảng đường đi dài rất vất vã, các con hãy tập bài thể dục cùng cô để có sức khoẻ để đi tiếp nhé - ĐH: 03 hàng ngang @ @ @ @ @ @ @ @ @ @ @ @ @ @ @ - Tập theo bài tập: Tay: Hai tay đưa lên cao (02 L/04 N) Bụng: 02 tay chóng hông nghiêng người 02 bên (02 L/04 N) Chân: Ngồi xổm (02 L/04 N) Bật: Tại chổ Vận động cơ bản: Tung bóng - Bắt bướm - Để lấy đươc nước suối tiên cho bà uống chúng mình phải đi qua đoạn đường rất vất vả, nên các con cùng cô tập bài VĐ tung bóng - bắt bướm nhe! - Nào các con cùng nhắc lại tên bài tập cùng với cô - Làm mẫu: Lần 1: Toàn phần không giải thích Lần 2: Giải thích kỹ thuật động tác. Tư thế chuẩn bị đứng trước vạch chuẩn 02 tay cầm bóng tung lên cao, sau đó bắt bóng bằng 02 tay Lần 3: Gải thích động tác kỹ thuật khó - Trẻ Thực hiện: Lần 1: Lần lượt cho 02 trẻ lên thực hiện, cô động viên nhắc trẻ tập và sửa sai cho trẻ Lần 2: Cho 02 đội thi đua nhau, quá trình sẽ thực hiện cho trẻ nghe hát “Niềm vui gia đình” - Cho trẻ chơi trò chơi bắt bướm: Cô giới thiệu luật, cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần, khen trẻ Hoạt động 4. Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng trong sân Thứ 3, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Phát triển nhận thức Trò chuyện về ngôi nhà và những người thân trong gia đình Kiến thức: - Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngôi nhà của mình. - Biết tên và mối quan hệ những người thân trong gia đình Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học - Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc “Ngôi nhà của tôi”, “Ba ngon nến”; 02 bức tranh về gia đình 1. Ổn định, gây hứng thú - Hát và kết hợp vận động “Ngôi nhà của tôi” Các con vừa hát bài hát nói về gì? (trẻ trả lời về ngôi nhà) Các con a! ai cũng có một ngôi nhà riêng mình phải không nào? Cô cũng có 01 ngôi nhà rất đẹp có chồng và con của cô sống vô tư, vui vẽ và hạnh phúc Vậy ại sẽ kể về ngôi nhà của mình? nhà cuả con như thế nào? Gọi 2 – 3 trẻ kể về ngôi nhà của mình Các con ạ! ngôi nhà là nơi sum họp cả gia đình đúng không nào? mọi người trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau. 2. Quan sát đàm thoại: Hôm nay bạn Ngọc có 1 bức tranh về gia đình của ban muốn kể cho lớp mình nghe đấy các con cùng xem bức tranh gia đình bạn gồm có những ai nhé (bố, mẹ và em bạn ngọc) gia đình ít con Bố mẹ đang làm gì?, Em bạn đang làm gì?, mọi người như thế nào với nhau ? Tương tự cho trẻ xem tranh khác, để trẻ so sánh được 02 gia đình đông con - ít con. Các con được xem bức tranh gia đình bạn An và bạn Ngọc Vậy ai kể về gia đình của mình nào? Gia đình con có ai?, bố mẹ là công việc gì?, mọi người như thế nào với nhau? vì sao mọi người phải sống chung với nhau trong một gia đình. Tương tự gọi 3-4 trẻ kể về người thân trong gia đình mình. Các con ạ! mọi người khi sống dưới một mái ấm gia đình gắn bóng chung cùng huyết thống, mọi người phải yêu thương nhau! các con có đồng ý với cô không nào! 3. Kết thúc: Trẻ hát và kết hợp vận động “Ba ngọn nến” Thứ 4, ngày 11 tháng 11 năm 2009 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý GDPTTM Cắt dán ngôi nhà Kiến thức: - Trẻ biết dán ngôi nhà theo mẫu của cô Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, thẩm mỹ. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học - Đồ dùng của cô: Hình vuông (HV) màu vàng, hình tam giác màu đỏ, HCN màu xanh, HV màu xanh, hồ dán, đĩa nhạc “Ngôi nhà của tôi” - Đồ dùng của trẻ: Mẫu giống cô nhưng kích thước nhỏ hơn, đủ đồ dùng cho mỗi trẻ, hồ dán khăn lau 1. Ổn định, gây hứng thú - Hát “Ngôi nhà của tôi” và kết hợp vận động Các con vừa hát bài hát nói về gì? (trẻ trả lời về ngôi nhà) Các con a! ai cũng có một ngôi nhà riêng mình phải không nào? ở đó có ai ? (cả lớp nói có ba, mẹ, ông, bà đều sống rất hạnh phúc và vui vẽ). Vậy gia đình có ba, mẹ, ông, bà chung sống là gia đình như thế nào? (gia đình có 03 thế hệ) Thế ai kể về gia đinhỳ của mình nào?. Gọi 3-4 trẻ kể về gia đình Gia đình con như thế nào? (có ba, mẹ và con) gia đình ít con. Gia đình con có ai? (ba, mẹ, anh, chị, em) gia đình đông con Các con ạ! khi cô và các con đang sống trong gia đình đầm ấm trong những ngôi nhà đẹp khang trang, thì những bạn nhỏ ở Phú Yên bị bảo lụt cuốn mất nhà cửa, chia sẽ tình thương với các bạn. Cô Loan sẽ dán tặng các bạn ngôi nhà thật đẹp nhé! 2. Nội dung: 2.1 Cô làm mẫu: Bây giờ các con hãy nhìn lên bảng xem cô làm mãu nhé! Cô giới thiệu các con đây là một ngôi nhà. Ngôi nhà của cô được ghép từ những hình gì? (HV, HTG) Ngôi nhà của cô còn thiếu gì? (Cửa) Cô xếp mẫu, các con nhìn cô xếp mẫu nhé; tường nhà cô để ở vị trí nào (phía dưới), ngói ở vị trí nào (phía trên), cửa chính ở vị trí nào (ở giữa), 02 cửa sổ ở vị trí nào? (02 bên) Bạn nào có ý kiến khác?, ngôi nhà được ghép như thế nào? Hình vuông làm gì?, hình tam giác ầm gì?, các cử màu gì? Ngôi nhà của cô được sắp xếp như vậy có đẹp và hợp lý không? Cô dán mẫu: Giờ các con chú ý cô dán mẫu để các con dán cho đúng nhé! đầu tiên co dán hình vuông màu vàng làm tường nhà, cô phết hồ vào mặt trái của hình, phết gọn gàng để hồ không rơi ra ngoài sau đó tay trái cầm tiếp hình tam giác tay phải phết hồ cô dán phía trên làm mái nhà, tương tự cô chọn hình chữ nhật là cửa chính, dán 02 hình vuông làm của sổ 02 bên. Cô đã dán xông ngôi nhà rồi, ngôi nhà của cô có đẹp không? các con có muốn làm những ngôi nhà thật đẹp để tặng các bạn không nào? Hỏi ý định vẽ: Gọi 3 -4 trẻ nêu lên ý định Con sẽ dán ngôi nhà thế nào? Chon những hình gì? 2.2 Trẻ thực hiện: Cô bật nhạc “Ngôi nhà của tôi” Ở phía dưới bàn cô đã có hồ và các hình , giờ các con đi về chổ ngồi để dán những ngôi nhà thật đẹp nhé! (trẻ về chổ làm) Cô quan sát, gợi ý cho những trẻ còn lúng túng 2.3 Trình bày sản phẩm: Cho trẻ treo tranh lên giá, đứng gần tranh mẫu của cô Hôm nay cô thấy các con dán những ngôi nhà thật đẹp, các con hãy quan sát thật kỹ những ngôi nhà có giống ngôi nhà của cô không? (có ạ!). Cô cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình, chú ý hướng vào những ý định ban đầu của trẻ, các con thích những ngôi nhà nào? vì sao?. Gọi 2 -3 trẻ trả lời. Cô nhận xét chung, hôm nay cô thấy bạn nào cúng dán đẹp và đúng rất giống mẫu ngôi nhà của cô, cô khen cả lớp nào! và cô sẽ tặng ngôi nhà này cho các bạn ở Phú Yên bị mất nhà nhé!. Một lần nữa cô cảm ơn tấm lòng tốt của các con, các con biết yêu thương chia sẽ cùng các bạn 3. Kết thúc: Cả lớp hát và kết hợp vận động “Ngôi nhà của tôi” Thứ 5, ngày 12 tháng 11 năm 2009 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành L. Ý Phát triển ngôn ngữ văn học Thơ “Thăm nhà bà” Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. thơ Kỹ năng: - Đọc thuộc thơ, trả lời một số câu hỏi của bài thơ, cảm nhận được âm điệu của bài Thái độ: - Trẻ biết yêu quý bà - Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc có bài hát “Hát tổ ấm gia đình”, tranh thơ, vẽ ngôi nhà minh học bài thơ 1. Ổn định, gây hứng thú - Hát “Hát tổ ấm gia đình” và kết hợp vận động Các con a! mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình và ngôi nhà để ở đấy! Thế ai kể về ngôi nhà và gia đinh của mình nào? (trẻ kể) Gia đình có 1- 2 con là gia đình gì? Gia đình có ông bà sống chung gọi là gia đình gì ( ba thế hệ) Giáo dục trẻ Phải yêu quý những người thân trong gia đình của mình Vậy, Các con có yêu quý Ông bà của mình không? cô rất yêu quý ông bà của mình đấy và tình cảm đó được cô thể hiện qua bài thơ “Thăm nhà bà” của chú Như Mao, cô đọc cho các con nghe nhé! Cô đọc lần 1 diễn cảm; cô đọc lần 2 qua tranh, 2. Đọc trích dẫn: Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? Bài thơ nói lên điều gi? Bạn nhỏ đến tham nhà bà có bà ở nhà không? (đọc 02 câu đầu) Bạn nhỏ thấy gì? (đọc 04 câu tiếp) Đàn gà đang làm gì? Tình cảm của bạn nhỏ đối với đàn gà ngư thế nào ? (đọc những câu cuối) Các con có yêu quý đàn gà không? 3. Dạy trẻ đọc thơ Các con hãy thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ “Thăm nhà bà” nhé! (cả lớp đọc 2 -3 lần) Thi đua giữa các nhóm bằng nhiều hình thức khác nhau. Cả lớp đọc lại bài thơ 01 lần nữa. 4. Kết thúc: Cả lớp hát và kết hợp vận động theo nhạc “Cháu yêu bà” Thứ 6, ngày 13 tháng 11 năm 2009 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Phát triển thẩm mỹ - DH “Cả nhà thương nhau”. - NH: “Vì con” - TCÂN: Ai nhanh nhất Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. thơ Kỹ năng: - Hát đúng lời, đúng nhạc - Rèn sự nhanh nhạy của trẻ, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt. - Giáo dục biết yêu thương những người thân trong gia đình. Thái độ: - Trẻ biết hứng thú nghe cô hát và hát cùng cô - Đồ dùng của cô: Đàn, nhạc, đĩa có bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Vì con”, vòng nhựa. 1. Ổn định, gây hứng thú - Mỗi chúng ta ai cũng có 01 ngôi nhà để ở. Thế ai kể về ngôi nhà của mình nào? (trẻ kể) Các con biết đấy! ngôi nhà là nơi cho cả gia đình sum họp, là nơi để mọi người chia sẻ niềm vui với nhau, nên các con phải biết yêu quý những người thân của mình và cô cũng rất yêu quý những người thân trong gia đình của cô, điều đó đựoc cô thể hiện qua bài hát “Cả nhà thương nhau” nghe nhé! 2. Dạy hát: Cô hát lần 1 vui vẽ tự nhiên, thể hiện được tình cảm của bài hát Giới thiệu nội dung bài hát, bài hát thể hiện tình yêu thương của gia đình khi cả nhà rất yêu thương nhau ..... Cô hát lần 2 Trẻ hát: cả lớp hát từ 2- 3 lần, thi đua giữa các nhóm, cô động viên và sửa sai cho trẻ, hỏi lại trẻ tên bài hát 3. Nghe hát: Vì con Ba mẹ là người sinh ra các con luôn yêu thương, chăm sóc che chở cho con khôn lớn thành người, Bài hát Vì con, nhạc sỹ ............................. Mà hôm nay cô sẽ hát tặng các con ! Cô hát 1 -2 lần Cho trẻ nghe băng nhạc Cô múa cho trẻ xemCả lớp hát múa theo cô 4. Trò chơi Ai nhanh nhất Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi luật chơi Cô cho trẻ chơi 3 -4 lần Cô động viên trẻ chơi

File đính kèm:

  • docchu diem gia dinh(1).doc