A- Thể dục sáng:
- Hô hấp: gà gáy
- Tay:
- Chân:
- Bụng:
- Bật:
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ biết tập một số động tác bài tập thể dục kết hợp với bài hát.
- Biết lắng nghe hiệu lệnh và tập thể hiệu lệnh.
- Biết phối hợp các giác quan nhịp nhàng, phát triển tổ chất thể lực
- Trẻ hứng thú tập luyện.
II. Chuẩn bị:
Sân tập sạch sẽ, đội hình tập. Trng phục cô, trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 - tháng 9 năm 2009
(Từ 14 đến 18/9/2009)
A- Thể dục sáng:
- Hô hấp: gà gáy
- Tay:
- Chân:
- Bụng:
- Bật:
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ biết tập một số động tác bài tập thể dục kết hợp với bài hát.
- Biết lắng nghe hiệu lệnh và tập thể hiệu lệnh.
- Biết phối hợp các giác quan nhịp nhàng, phát triển tổ chất thể lực
- Trẻ hứng thú tập luyện.
II. Chuẩn bị:
Sân tập sạch sẽ, đội hình tập. Trng phục cô, trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Khởi động: Cho trẻ tập hợp 2hàng dọc, chuyển đội hình đi vòng tròn, đi các kiểu chân.
b. Trọng động:
* BTPTC: Tập với bài hát 2 lần.
- Cô giới thiệu bài hát -> tập mẫu từng động tác 1 lượt cho trẻ quan sát -> sau đó hướng dẫn cho trẻ tập ứng với lời bài hát (tập 2 lần).
* TCVĐ: Trời nắng trời mưa.
- Giới thiệu luật chơi, cách chơi rõ ràng.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
c. Hồi tĩnh: Làm chú thỏ nhẹ nhàng đi về lớp.
- Trẻ xếp hàng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Trẻ quan sát và tập theo cô.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ đi vào lớp
B- Hoạt động góc:
PV: Cô giáo - Bác cấp dưỡng
XD: Xây lớp học của bé
HT: Tập đếm S2…
NT: Nặn đồ chơi trong lớp
TN: Tưới cây.
I. Mục đích yêu :
KT: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết phân vai chơi cùng nhau. Biết phối hợp hành động chơi trong nhóm.
- Biết phản ánh lại công việc của cô giáo và bác cấp dưỡng.
- Biết lắp ghép tạo thành 1 công trình đơn giản, (hàng rào, lớp học, đồ chơi…).
KN: Biết sử dụng đồ chơi phù hợp với nội dung và hoạt động chơi, phát triển ngôn ngữ, phát triển tính tư duy sáng tạo, mở rộng vốn từ, phối hợp và giao tiếp với nhau...
- Giáo dục trẻ biết nhường nhịn nhau, không giành đồ chơi, biết giữ sản phẩm tạo ra.
- Biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi và giáo dục tính thẩm mỹ, vệ sinh.
II. Chuẩn bị:
- Góc PV: - Bộ đồ nấu ăn, hoa quả…
- Một số đồ dùng học tập để chơi với cô giáo.
- XD: - Bộ lắp ghép, xếp hình…
- Các góc khác: Tranh ảnh, đất nặn, sách…
III. Hướng dẫn:
1. Thảo luận chơi:
- Cả lớp hát "Cô và mẹ".
- Cô gợi ý nội dung, các góc chơi.
- Giúp trẻ nhận vai chơi và bạn chơi.
+ Ai sẽ là cô giáo dạy các bạn nhỏ?
+ Ai là học sinh? cô giáo dạy những gì? lớp mấy tuổi? trường nào?
+ Ai là bác cấp dưỡng nấu ăn cho các em?
+ Bác cấp dưỡng làm những công việc gì?
+ Ai là bác thợ xây để xây lớp học?
2. Quá trình chơi:
- Cô đếm từng nhóm hướng dẫn và gợi ý cho trẻ chơi.
PV: Hỏi xem cô giáo tên là gì? lớp nào?
+ Cô đang dạy trẻ làm gì?
+ Bác cấp dưỡng nấu món gì? tiểu phẩm phải làm như thế nào?
Cô chơi cùng trẻ (lựa chọn tiểu phẩm, sửa , chế biến, dọn dẹp).
XD: Các bác đang làm gì? theo tôi bác thợ phải…
Cô chú giúp trẻ giao lưu với các nhóm khác, tạo tình huống và điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
3. Nhận xét:
Cô đến từng nhóm và nhận xét xem nhóm chơi như thế nào? cô giáo dạy tốt, tổ chức rất nhiều hoạt động, bác cấp dưỡng nấu ăn rất ngon xong phải gọn gàng hơn…
Các bác xây dựng đã làm được nhiều lớp học, có nhiều điều cô khen cả lớp, hát 1 bài "Trường em".
KT: Thu dọn đồ chơ gọn gàng.
Hát trò chuyện về lớp học cô giáo
Trẻ nhận vui chơi và thoả thuận trong nhóm.
Về góc lấy đồ chơi ra và phân công nhau…
Trẻ chơi cùng với cô.
Trẻ nhận xét cùng cô.
C. Trò chơi có luật: Tung bóng
1. Mục đích.
Rèn luyện ngon ngữ, phát triển cơ tay, chân cho trẻ.
2. Chẩn bị: Mỗi trẻ 1 quả bóng, sâu rộng.
3. Tiến hành: Giáo viên giải thích tên trò chơi, luật chơi và cách chơi rõ ràng.
* Luật chơi: Trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay không được ôm bóng vào ngực.
* Cách chơi : Trẻ đứng thành vòng rộng, mỗ trẻ cầm 1 quả bóng tung quả bóng lên cao và cố gắng bắt bóng bằng 2 tay vừa tung vừa đọc "quả bóng con con/ quả bóng tròn tròn/bạn tung em đỡ/tung cao hơn nữa/em biết rất tài".
1 . trò chơi 1 : Giúp cô tìm bạn
I . Mục đích - yêu cầu :
- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu được cách chơi và luật chơi
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn ở trẻ, giúp trẻ nhận biết đặc điểm, dáng vẻ bề ngoài và sở thích cá nhân của mình
- Trẻ ngoan, đoàn kết với các bạn khi chơi, vâng lời cô giáo
II . Chuẩn bị :
- Địa điểm bằng phẳng sạch sẽ , an toàn cho trẻ khi chơi trò chơi
- Quần áo gọn gàng
III . Cách chơi :
- Cô giới thiệu trò chơi, hướng dẫn luật chơi và cách chơi cho trẻ
- Cho trẻ ngồi hoặc đứng thành vòng tròn tự quan sát mình và các bạn về dáng vẻ bề ngoài, trang phục, sở thích...
- Cô mô tả trang phục 1 bạn nào đó trong lớp cho trẻ quan sát
- Các con hãy tìm giúp cô 1 bạn hay mặc váy hồng...bạn được nhận ra tự giới thiệu về mình ( họ tên, giới tính,sở thích, chỗ ở...)
- Nếu nhận sai thì người chỉ định phải tự giới thiệu về mình hoặc nhảy lò cò
- Khi trẻ chơi thành thạo cô cho trẻ điều khiển trò chơi mô tả đặc điểm 1 bạn trong lớp, các bạn khác trong lớp đoán và tìm theo đặc điểm mô tả của bạn
- Cho trể chơi 2-3 lần, cô theo dõi và động viên trẻ kịp thời
*Kết thúc giờ học
bài soạn hàng ngày
I- Đón trẻ - điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện:
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi, ổn định lớp.
1. Thể dục sáng: Tập với bài hát "bài tập phát triển chung".
2. Trò truyện:
+ Gợi hỏi trẻ về con đường đi đến lớp như thế nào?
+ Có nhớ lớp học, các bạn và cô giáo không?
+ Cô giáo con tên gì? các bạn trong lớp ?
II- Hoạt động chung:
Hoạt động 1: tạo hình
vẽ đường đi tới lớp (Đ. tài)
1. Mục đích:
- Củng cố lại các nét vẽ cơ bản để tạo thành sản phẩm.
- Luyện kỹ năng tô màu, cầm bút vẽ, khả năng sáng tạo, luyện cơ tay, phát triển thẩm mỹ.
- Giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động, tạo được sản phẩm theo ý thích của trẻ.
2. Chuẩn bị: Tranh mẫu trẻ quan sát, giấy vẽ, bít chì, sáp màu.
3. Tiến hành:
- Cả lớp hát "Đường và chân
- Quan sát tranh vẽ, đàm thoại tranh, nhận xét bức tranh".
- Mỗi bạn có một con đường đến trường! Bây giờ chúng mình hãy cùng tưởng tượng và vẽ lại con đường đi đến lớp nhé!
- Nhắc trẻ tư thế ngồi vẽ, cách cầm bút, bố cục tranh tô màu.
* Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát và nhắc trẻ giúp trẻ tạo ra sản phẩm. Bật nhạc cho trẻ vẽ.
* Trưng bày - nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ mang tranh lên bảng dán.
- Cô gọi trẻ nhận xét bài vẽ của mình và của bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp. Động viên trẻ chưa làm được.
KT: Thu doạn đồ dùng.
Trò truyện
Trẻ quan sát và nhận xét.
Vâng ạ!
Trẻ lắng nghe và quan sát.
Trẻ thực hiện
Treo tranh và nhận xét
Trẻ làm cùng cô
Trò chơi có luật: tung bóng
Hoạt động 2: thể dục
bật tại chỗ - bật về phía trước
1. Mục đích:
- Củng cố KN bật và KN định hướng theo yêu cầu. Trẻ biết bật chụm 2 chân.
- Phát triển các tố chất thể lực, phát triển vận động bật, rèn luyện sự linh hoạt khéo léo, khi chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân.
- Trẻ tích cự tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị:- Trang phục gọn gàng, sân tập sạch sẽ an toàn.
- Trò chơi
- Âm nhạc.
3. Tích hợp: Âm nhạc.
4. Tiến hành:
a. Khởi động: tập trung trẻ, trẻ đi vòng tròn hát bài "Trường mầm non" kết hợp đi các kiểu chân.
b. Trọng động:
* BTPTC.
- Tay: Đưa tay ra trước lên cao (4 l x 4)
- Chân: Ngồi khuỵu gối, tay ra trước.
- Lườn: Nghiêng người sang 2 bên.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
* Vận động cơ bản: Bật tại chỗ, phía trước.
Cô làm mẫu (3 lần)
- Trẻ thực hiện: Cho trẻ tập theo nhóm luân phiên giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
* TCVĐ: Kéo co.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
+ Chia trẻ làm 2 đội.
c, Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng vừa đi vừa hát "Đường và chân"
Tập trung theo hiệu lệnh và k.đ đi các kiểu chân.
Trẻ quan sát
Trẻ thực hành
Trẻ đếm số trẻ mọi đội
III- Hoạt động ngoài trời:
a. Quan sát: quan sát trường mầm non
b. TCVĐ: Tung bóng - Kéo co
c. Chơi tự do: Vẽ phấn - chăm sóc cây
1. Mục đích yêu cầu:
- KT: Trẻ biết quan sát và nhận xét về quang cảnh trường mầm non.
- KN: Phát triển óc quan sát, tính tò mò ham hiểu biết, phát triển vận động, ngồi nghĩ tư duy lô gíc và trí nhớ.
- TD: Giúp trẻ có tính tự lập, tính tập thể, giáo dục BVMT.
2. Chuẩn bị: Đặc điểm quan sát, đồ chơi, phấn
3. Tiến hành:
a. Quan sát có chủ đích:
- Cho trẻ ra sân và nhận xét và nội dung tham quan.
- Cô đàm thoại cùng trẻ.
- Giáo viên chốt lại có hệ thống.
b. TCVĐ:
- Cô chia 2 nhóm chơi.
- Giới thiệu luật chơi, cách chơi rõ ràng.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
c. Chơi tự do.
IV - hoạt động góc: PV: Cô giáo - Cấp dưỡng
XD: Lớp học của bé
HT: Xem tranh
NT: Nặn vẽ xé dán
TN: Chăm sóc cây - chơi với cát
V- Vệ sinh - trả trẻ:
VI - Hoạt động chiều:
Trò chuyện về công việc của
các cô giáo trong trường.
- Chia nhóm trẻ thành 4:
- Yêu cầu mỗi nhóm kể về công việc của GV.
- Trẻ thao tác hoạt động qua trò chơi PVTCĐ:
VIII - Chơi tự do - Nêu gương:
IX- Vệ sinh - Trả trẻ:
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
I- Đón trẻ - Điểm danh - thể dục sáng - Trò chuyện:
- Trò chuyện: Công việc của cấp dưỡng trong trường mầm non.
+ Ai nấu ăn cho các con ?
+ Bác làm những công việc gì?
+ Bác cấp dưỡng làm ở đâu?
II- Hoạt động chung:
toán
phân biệt, so sánh dài hơn ngắn hơn
1. Mục đích:
- KT: Dạy trẻ so sánh nhận biết sự giống và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng.
- KN: + Rèn KN đặt chiều dài của vật này sát gần chiều dài của vật kia.
+ Trẻ sử dụng đúng từ: "Dài hơn - Ngắn hơn".
- TĐ: Giáo dục tính kiên trì, cất dọn đồ dùng.
2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 3 sợi dây (2 sợi dài = nhau)
- Cô: 3 sợi dậy len, 3 băng giấy khác màu (2 băng dài …)
3. Hướng dẫn:
a. Ôn nhận biết sự giống nhau và khác nhau rõ nết về chiều dài của 2 đoạn thẳng.
* Chơi TC "Nhảy xa".
- Cho 2 trẻ lên thi nhảy xa xem ai xa hơn.
+ Ai nhảy xa hơn ?
+ Bạn A nhảy xa hơn bạn B vì sao?
- Cho trẻ so sánh 2 đoạn mà 2 trẻ nhảy được.
- Cho 1 -> 2 nhóm trẻ nhảy.
* Phát đồ chơi:
- Đưa băng giấy ra giới thiệu và yêu cầu trẻ tìm 2 băng giấy dài = nhau.
Cô đưa 2 băng giấy không dài = nhau ra hỏi:
+ 2 băng giấy này như thế nào? Vì sao?
+ Băng nào dài hơn ? Ngắn hơn ?
b. Dạy trẻ so sánh chiều dài 2 đối tượng:
- Cho trẻ tìm 2 đoạn dây dài = nhau => sau đó dơ lên.
- Cho trẻ so lại xem có = nhau không.
- Hướng dẫn trẻ so dây.
- Cho trẻ cất 1 sợi dây đỏ chọn được vào rổ và lấy đoạn khác so xem như thế nào (dài hơn hoặc ngắn hơn).
- GV KT Kg? hướng dẫn trẻ chậm.
+ Có = nhau không ? < à không = nhau vì dây đó thừa ra 1 đoạn nên dây đỏ dài hơn dây xanh.
Trẻ dơ dây đỏ lên và nói: Dây đỏ dài hơn
Trẻ dơ dây xanh lên và nói: Dây xanh ngắn hơn
c. Luyện tập so sánh chiều dài 2 đoạn thẳng.
- Chơi "Tìm bạn". Mỗi trẻ 1 băng giấy dơ cao khi có hiệu lệnh "Tìm bạn" thì trẻ tìm bạn có băng giấy dài = băng giấy của mình hoặc không = nhau theo yêu cầu của giáo viên.
- T.C sử dụng vở bé LQVT
- Kết thúc.
Trẻ trả lời
Không bằng nhau
Trẻ tìm ra và S2
Trẻ so dây
Trẻ làm theo cô.
không = nhau, thừa ra 1 đoạn
Trẻ nói
Chơi theo yêu cầu.
III- Hoạt động ngoài trời:
QSCĐ: Quan sát công việc của bác cấp dưỡng
TCVĐ: Tung bóng.
Chơi tự do: Nhặt lá xếp trường MN, vẽ phấn…
1. Mục đích:
- Giúp trẻ biết được công việc của người cấp dưỡng, biết một số thao tác chế biến thực phẩm.
- Luyện KN QS, nhận xét, ghi nhớ.
- Giáo dục dinh dưỡng, thẩm mỹ, vệ sinh. Biết quý trọng công việc của người lao động.
2. Chuẩn bị: Đ? quan sát, tình huống xảy ra.
3. Tiến hành:
a) Nhắc nhở: Trước khi ra sân.
- Yêu cầu trẻ quan sát những công việc mà người cấp dưỡng làm như thế nào?
- đàm thoại: + Ai đây ! bác đang làm gì? làm như thế nào?
+ Bác làm những thức ăn gì? làm như thế nào?
=> GV chốt lại và giáo dục trẻ.
b) TCVĐ: Tung bóng.
c) Chơi tự do: Quản trẻ chơi an toàn.
IV. Hoạt động góc: (Theo bài soạn đầu tuần).
V. Vệ sinh - trả trẻ.
VI. Hoạt động chiều.
Cô hướng dẫn trẻ rửa đúng thao tác, rèn RN
IX. Chơi tự do Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2009
I- Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện:
- Trò chuyện về: Lớp học của bé.
+ Cho trẻ xem tranh ảnh
+ Trẻ kể về lớp học của mình
+ Có những ai ? làm những gì?
II- Hoạt động chung:
Môi trường xung quanh
Bài: Trò chuyện về lớp học của bé
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ nhận biết được tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn.
- Biết một số đồ dùng đồ chơi trong lớp, biết một số hoạt động của cô và trẻ trên lớp.
- Phát triển KN quan sát, ngôn ngữ, phát triển KN giao tiếp với người lớn.
- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp - giữ gìn đồ chơi, GDVS và đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về trường, lớp MN
- Một số hoạt động của cô, trẻ.
3. Tiến hành:
- Cho cả lớp hát "Trường mầm non"
- ĐT về bài hát.
- Chúng mình học lớp nào ? cô tên gì?
- Lớp có bao nhiêu bạn.
- Cô giáo làm những công việc gì?
Đọc thơ "Cô giáo".
- Các bạn làm những gì?
=> Quan sát một số tranh vẽ các hoạt động trên lớp.
=> GV chốt lại các ý theo hệ thống.
-> Tích hợp: Tô màu tranh lớp học của bé.
Hát
Đàm thoại cùng cô
Trò chuyện
II- Hoạt động ngoài trời:
- QSCĐ: quan sát đu quay
- TCVĐ: Tung bóng - Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi với ĐK ngoài trời
1. Mục đích:
- Giúp trẻ biết tên gọi, một đặc điểm, công cụ của đồ chơi
Nhận biết về màu sắc, cấu tạo của chúng.
- Rèn KN QS ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, KN tư duy tìm tòi, được phát triển thể lực và KN sáng tạo.
- Giáo dục trẻ tính tập thể, kiên trì.
2. Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát, đồ chơi sạch sẽ an toàn, đồ chơi.
3. Hướng dẫn:
a. Quan sát:
+ Cả lớp hát "Đu quay".
+ Hỏi trẻ đây là gì? Tìm hiểu xem nó có những đặc điểm gì?
+ Muốn chơi phải làm như thế nào?
b. TCVĐ:
Cô thông báo luật chơi, cách chơi rõ ràng.
Cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ
c. Chơi tự do:
IV- Hoạt động góc (Theo buổi sáng đầu tuần)
V- Vệ sinh - Trả trẻ.
VI Hoạt động chiều.
Trẻ kể về công việc của cô giáo.
- Cho trẻ hát 1 bài (Đọc thơ)
- Yêu cầu trẻ kể về những gì trẻ thấy trong trường mầm non.
- Tô màu tranh tương ứng với công việc của cô.
VII- Chơi tự do:
VIII- Vệ sinh - Nêu gương.
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2009
I- Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện:
1. Thể dục sáng: Tập với bài "bài tập phát triển chung".
2. Trò chuyện: Trường mầm non.
- MĐ: Giúp trẻ kể lại những sự vật mà trẻ được nhìn thấy về trường mầm non như lớp học, MTXQ, đồ chơi, cô giáo, bạn và các hoạt động trong trường mầm non.
- Tiến hành: GV hỏi trẻ: + Ai đưa con đến trường
+ Lớp mình có mấy cô giáo? tên gì?
+ Đến lớp cô tổ chức những hoạt động gì?
+ Có những đồ chơi gì? các góc chơi như thế nào?
II- Hoạt động chung:
Văn học
Bài thơ: Nghe lời cô giáo
1. Mục đích yêu cầu:
- KT: Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, vần thơ. Biết tên bài thơ, tên tác giả. Thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm.
- KN: Phát triển KN cảm thụ bài thơ phát triển ngôn ngữ, biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ, phát triển khả năng ghi nhớ, đọc thơ mạch lạc.
- TĐ: Giáo dục trẻ một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt, giáo dục lễ giáo, giáo dục vệ sinh. Biết nghe lời cô giáo.
2. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, thuộc thơ.
3. Tiến hành:
* Hát bài "Vui đến trường".
- Chúng mình có thấy vui khi được đến lớp học không?
- Đến lớp học có ai nào? cô giáo làm những gì?
- Cô giáo dạy chúng mình như thế nào?
* Giới thiệu bài:
Cô giáo có một bài thơ của tác giả Nguyễn Văn Chương nói về các bạn nhỏ đến trường rất ngoan, biết vâng lời cô giáo và còn làm rất nhiều việc nữa nhé !
* Cô đọc mẫu cho trẻ nghe (2 lần) sử dụng tranh minh hoạ và thể hiện bằng động tác.
* Giảng nội dung:
+ Đàm thoại: - Bài thơ tên là gì: của ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai?
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm những gì?
- Chúng mình thấy bạn nhỏ trong bài thơ
này như thế nào?
Cô kết hợp trích dẫn làm rõ ý.
+ Đọc từ khó: "Nhắc lời, rất ngoan…"
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô đọc mẫu 1 lần sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh theo cô.
- Chia nhóm trẻ, dạy trẻ đọc thơ (cô sửa sai)
* Củng cố bài GDT2:
- Cô hỏi trẻ lại tên bài thơ.
- Gọi 1 - 2 trẻ đọc lại bài thơ.
- Cô đọc lại 1 lần.
Giáo dục trẻ yêu quý cô giáo, biết giữ vệ sinh và ngoan ngoãn lễ phép lịch sự với mọi người.
* Kết thúc:
Trẻ hát
Trả lời cô
Lắng nghe
Lắng nghe
Trả lời cô
Đọc từ khó
Trẻ đọc theo cô
Trẻ đọc theo nhóm
III- Hoạt động ngoài trời: quan sát lớp học
TCVĐ: kéo co Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do: Vẽ lớp học, làm được…
1. Mục đích:
- Giúp trẻ biết quan sát và nhận xét về một số đặc điểm của lớp học (hình dáng, màu sắc, tên lớp, đồ dùng trong lớp, vị trí lớp…)
- Phát triển KN tư duy, phát triển ngôn ngữ, KN vận động và kích thích trẻ tò mò khám phá.
- Giáo dục trẻ biết gĩ gìn vệ sinh môi trường, giáo dục thẩm mỹ.
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát, nội dung đàm thoại, đồ chơi.
3. Tiến hành:
- Nhắc trẻ trước khi ra sân, KT trang phục, sức khoẻ của trẻ.
- Thông báo nội dung hoạt động.
a. Quan sát:
- Yêu cầu trẻ quan sát và nêu nhận xét về lớp học của mình và các lớp khác trong trường.
- GV đàm thoại cùng trẻ.
- Giải quyết những vấn đề trẻ thắc mắc.
b. TCVĐ:
- Chia 2 nhóm chơi.
- Thông báo luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
c. Chơi tự do: vẽ phấn, nhặt lá cây.
IV- Hoạt động góc: - XD: Lớp học của bé
- PV: Cô giáo - cấp dưỡng
- HT: Tập đo đồ dùng trong lớp
- NT: Nặn đồ chơi
- TN: Chăm sóc cây
(Thực hiện theo KH tuần)
V- Vệ sinh - Trả trẻ.
VI- Hoạt động chiều.
HĐLĐ: Dạy trẻ cách xắp xếp đồ chơi
+ MĐ: - Giúp trẻ biết cách xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng theo nội dung của từng góc chơi.
- Biết phân loại đồ chơi, hoàn thành công việc được giao.
- Giáo dục trẻ ý thức gọn gàng sau khi chơi xong, biết thực hiện theo yêu cầu.
+ Tiến hành: Để tổ chức vào mọi lúc sau khi trẻ chơi xong. GV yêu cầu trẻ thực hiện nội dung công việc được giao.
- Chia trẻ thành các nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ.
- GV làm mẫu -> sau đó cho trẻ làm.
GV nhận xét sau khi trẻ hình thành - kết thúc.
VIII Chơi tự do - Nêu gương - Trả trẻ.
Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2008
I- Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện:
* Trò chuyện: lớp học của bé.
- MĐ: - Trò chuyện cùng trẻ về lớp học, biết công việc của cô giáo và một số hoạt động của cô giáo. Biết tên dóc chơi và một số đdđc trong lớp.
- Luyện KN phát triển ngôn ngữ, sử dụng đồ chơi.
- Tiến hành:
+ Ai đón các cháu vào lớp học.
+ Cô giáo làm những công việc gì? Đến lớp được học những gì?
+ Trong lớp có những góc chơi nào ? có những đồ dùng gì? để làm gì?
+ Cháu biết tên bạn nào trong lớp.
=> GD: Hát "ngày vui của bé".
II. Hoạt động chung:
Hoạt động: âm nhạc
NDT: Dạy hát: Cháu đi mẫu giáo (HT1)
NDKH: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
TCÂN: Thi ai nhanh
1. Mục đích:
- KT trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, thuộc và hát vui tươi bài hát "Cháu đi mẫu giáo".
- Biết thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát.
- KN: Trẻ hát rõ lời ca, biết thể hiện tình cảm khi hát và nghe hát.
GD: Trẻ thích đến trường.
2. Chuẩn bị: Vòng TD, đài băng, dụng cụ âm nhạc.
3. Tiến hành:
a. Dạy hát:
- Cô giới thiệu bài hát - tên tác giả.
- Giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô hát mẫu trẻ nghe (3 lần).
- Đàm thoại bài hát về nội dung tính chất bài hát.
- Dạy trẻ hát.
b. TCÂN: Thi ai nhanh.
- Hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
= Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
c. Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
- Giới thiệu bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe (2 lần).
- Đàm thoại bài hát.
- Cho trẻ nghe qua băng đài.
Kết thúc: Cho trẻ tô màu tranh.
Lắng nghe
Trẻ hát luân phiên giữa các tổ
III- Hoạt động ngoài trời:
QS: Quan sát trường mầm non
TCVĐ: Tìm bạn thân
Chơi tự do: Vẽ theo ý thích
1. Mục đích:
KT: Trẻ được tiếp xúc với TN, quan sát các khu vực trong trường mầm non.
- Biết vai trò của từng khu vực, biết các thành viên trong trường, lớp.
KN: Luyện quan sát có chủ đích, phát triển ngôn ngữ, phát triển vận động.
TĐ: Yêu trường lớp, có ý thức GDBVMT, yêu quý bạn bè cô giáo.
2. Chuẩn bị: D2 quan sát sạch sẽ .
3. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Quan sát có mục đích.
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường.
- Cho trẻ quan sát, nhận xét xem trường mình có những gì? để làm gì?
- Lớp mình nằm ở khu vực nào? tên lớp là gì? Tên trường là gì?
- Quan sát đến các phòng học khác; phòng hiệu trưởng, khu lớp ăn xem có những ai? đang làm gì?
- Cho trẻ NX về lớp học, sân chơi.
- Cô tổng hợp ý kiến nhận xét chung.
b. TCVĐ: Tìm bạn thân.
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3 lần - quan sát động viên giúp trẻ chơi đúng luật -> NX chơi.
c. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Vẽ tự do theo ý thích.
- Cô NX tập trung, giáo dục trẻ.
Dạo chơi 1 vòng
NX theo ý kiến của mình
Nêu tên trường lớp.
Quan sát và kể lại.
Chơi TCVĐ
Chơi theo ý thích
IV- hoạt động góc: (Thực hiện theo bài soạn)
PV: Cô giáo - cấp dưỡng
XD: Lớp học của bé
NT: Nặn đồ chơi tặng bạn
HT: Làm quen đồ dùng học tập - xem tranh ảnh
TN: Chăm sóc cây
V- Vệ sinh - trả trẻ -
VI- hoạt động chiều.
Nội dung: - Ôn thơ: Cô gà cháu + Nghe lời cô giáo.
- HĐG: Biểu diễn
1. Mục đích: - Nhằm củng lại bài thơ đã học, rèn kỹ năng đọc thơ, KN sử dụng đồ chơi và giao tiếp với bạn, cô giáo.
2. Chuẩn bị: Thơ, đồ chơi, bài hát.
3. Tiến hành:
Cô cho trẻ đàm thoại về cô giáo bạn cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, bài hát nói về cô giáo, trường mầm non.
Cho trẻ hát + đọc thơ theo nhóm dưới hình thức biểu diễn cho trẻ về hoạt động góc.
VII Vệ sinh - Nêu gương:
- Khen những trẻ ngoan đi học đều, đến lớp biết chào hỏi, đoàn kết với bạn. tặng phiếu bé ngoan.
- Nhắc nhở - động viên trẻ chưa ngoan.
VIII- Trả trẻ:
- Nhắc trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân
- Chào cô giáo - các bạn - thu dọn đồ chơi - ra về.
Tuần 4/9
chủ đề: bản thân
(Thời gian thực hiện: 5 tuần từ ngày 22/9 đến 24/10/2009)
Chủ đề nhánh 1: tôi là ai
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ ngày 22/9/đến ngày 26/9.
1, Kiến thức:
Trẻ biết tên tuổi, ngày sinh nhật của mình. Biết sở thích của bản thân, biết khả năng tình cảm của mình.
Biết định hướng phía phải, trái, trước, sau của bản thân mình.
Biết vai trước của mình trong gia đình. Biết sự khác biệt của mình với người khác. Biết quan tâm đến người khác.
2, Kĩ năng:
Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, cảm xúc, trí nhớ.
Nói đúng tên tuổi của mình, nhớ ngày sinh nhật của bản thân xác định được các hướng so sánh với bản thân.
Luyện KN phân biệt, so sánh sự khác biệt…
3, Thái độ:
- Trẻ biết chăm sóc bản thân giữ gìn vệ sinh cá nhân
Tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người.
- Biết thể hiện tình cảm của bản thân với những người xung quanh.
* Chuẩn bị:
- Trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật của bé.
- Sưu tầm tranh ảnh bạn trai (gái), tranh chủ đề.
- Dạy trẻ một số bài thơ, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề.
- Học liệu cho trẻ: Giấy, vở, bút…
- Đồ dùng cá nhân: Khăn, lược, gương, quần áo, bàn chải…
- Đồ chơi phục vụ cho chủ đề ở các góc chơi.
- Lối trò chơi:
mạng hoạt động chủ đề nhánh 1
Thể dục
Trườn sấp chui qua cổng
LQVT
Nhận biết phía phải trái của bản thân
MTXQ
- Trò chuyện về ngày sinh nhật của bé
Tạo hình
Tô màu tranh vẽ
bé trai, bé gái
Tôi
là ai?
Văn học
Thơ: Lời chào
Ân
DH: Mừng sinh nhật
NH:
TCAN
Trò chơi
PV: Mẹ con, Bác sĩ
XD: Xây ngôi nhà của bé
HT: Xem tranh S2 bạn cao thấp
NT: Nặn, vẽ, tô màu bạn
TN: Chăm sóc cây
HĐNT
QS thời tiết mùa thu
QS cơ thể bạn, cây cảnh
TCVĐ: Đoán xem ai đi vào tả người
I- Thể dục sáng
Bài dạy: Tập kết hợp với bài hát: "Chúng ta cùng tập thể dục"
1. Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ tập nhịp nhàng theo bài hát. Biết lợi ích của việc tập thể dục.
KN: Luyện kĩ năng tham gia vận động, tập đúng, nhịp nhàng.
TĐ: Có ý thức tập luyện.
2. Chuẩn bị: Sân tập, trang phục gọn gàng, sức xô.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Cho trẻ ra sân: - Trò chuyện vì sao phải tập thể dục.
* KĐ: Cho trẻ xếp hàng -> đội hình vòng tròn đi kết hợp các kiểu chân, chạy, dừng lại.
* Trọng động: Cô tập mẫu 1 lần.
- Trẻ tập củng cố.
+ Cổ tay: Đưa tày ra trước - gập khuỷu tay duỗi ứng với lời "đưa tay… lắc lư cái đầu".
+ Chân: Tay đưa trước, cúi đầu khom lưng tay để lên đầu gối xoay gối.
- Lườn: 2 tay chống hông - nghiêng người hai bên.
- Bật: Trẻ dậm chân và nhảy bật tại chỗ.
+ TCVĐ: Làm theo lời cô nói: chỉ các bộ phận.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng. NX - giáo dục.
để khoẻ mạnh, đẹp cân đối trẻ KĐ theo hiệu lệnh
Trẻ quan sát
Trẻ tập 2 lần x 4.
Chơi TCVĐ
Đi nhẹ nhàng
II- Trò chơi có luật
Trò chơi 1: về đúng nhà
1. Mục đích - yêu cầu:
- Biết tên trò chơi, chơi đúng luật, biết phân biệt giới tính.
- Luyện khả năng thăng bằng, phát triển khả năng phân biệt.
- Có ý thức tham gia hoạt động mà GV tổ chức, biết quan tâm đến bản thân và các bạn.
2. Chuẩn bị: - 4 tranh: 2 bé trai, 2 tranh bé gái.
- Vẽ 2 con đường hẹp 3 x 0,3m, 2 vòng tròn làm 2 ngôi nhà.
3. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Tập trung trẻ giới thiệu tên trò chơi, đồ dùng chơi phổ biến luật chơi, cách chơi.
* Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, khi có hiệu lệnh 2 nhóm cùng xuất phát. Bé trai về ngôi nhà có hình bé trai, bé gái tương tự vậy
File đính kèm:
- ban than(2).doc