I/ Mục đích học tập:
1/ Góc phân vai:
- Trẻ biết vài thể hiện trong vai chơi các thành viên gia đình. Có hiểu biết về gia đình đông con, ít con
- Biết kết hợp cùng nhóm bán hàng mua hoa quả phục vụ cho gia đình
+ Nhóm bán hàng biết phản ứng đúng công việc của người bán hàng và mua hàng, biết tỏ thái độ tôn trọng lẫn nhau, lịch sự niềm nỡ với khách hàng.
2/ Góc xây dựng:
- Biết sử dụng các vật liệu đã xây mô hình trường mầm non có các phòng học, văn phòng, nhà bếp nhà kho, phòng chức năng Sân chơi, vườn học, cổng ngỏ tường trào .
- Biết dùng các kỹ năng ráp, xếp cạnh, xếp chồng từ các khối và các vật liệu khác để tạo thành một công trình hoàn chỉnh. Trẻ có sự sáng tạo trong quá trình chơi.
3/ Góc học tập:
- Cháu biết ghép các tranh lô tô thành các loại quả, loại màu, biết chọn các loại rau ăn củ, ăn lá, ăn quả .
4/ Góc nghệ thuật:
Trẻ biết tô mầu trường mầm non. Biết kết hợp cùng bạn, để vẽ tô mầu, làm thành anbum về trường mầm non.
5/ Góc thiên nhiên:
- Trẻ biết trồng cây xanh, biết chăm sóc, tưới nước cho cây
* Thể hiện được chức năng của từng góc chơi, nhất là góc phân vai, các cháu biết các món ăn đơn giản theo khả năng của cháu hoặc theo yêu cầu của cô. Góc xây dựng trẻ xây quan cảnh sân trường theo trí nhớ hoặc theo sáng tạo của trẻ.
* Giáo dục:
Có ý thức kỷ luật trong khi chơi, không chạy nhảy, nói to, làm ảnh hưởng các góc chơi khác, có thói quen hành vi văn minh không vứt rác bừa bãi trong sân trường. Chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định.
36 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Tuần 2: Định hướng góc chơi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầnII
ĐỊNH HƯỚNG GÓC CHƠI
1/ Góc phân vai: BÁN HÀNG – GIA ĐÌNH
2/ Góc xây dựng: XÂY TRƯỜNG MẦM NON
3/ Góc học tập: CHƠI TRANH LÔ TÔ VẼ HOA QUẢ
4/ Góc nghệ thuật: VẼ - TÔ MÀU TRƯỜNG MẦM NON
5/ Góc thiên nhiên: TRỒNG CÂY XANH CHƠI VỚI CÁT VÀ NƯỚC.
I/ Mục đích học tập:
1/ Góc phân vai:
Trẻ biết vài thể hiện trong vai chơi các thành viên gia đình. Có hiểu biết về gia đình đông con, ít con
Biết kết hợp cùng nhóm bán hàng mua hoa quả phục vụ cho gia đình
+ Nhóm bán hàng biết phản ứng đúng công việc của người bán hàng và mua hàng, biết tỏ thái độ tôn trọng lẫn nhau, lịch sự niềm nỡ với khách hàng.
2/ Góc xây dựng:
- Biết sử dụng các vật liệu đã xây mô hình trường mầm non có các phòng học, văn phòng, nhà bếp nhà kho, phòng chức năng Sân chơi, vườn học, cổng ngỏ tường trào.
- Biết dùng các kỹ năng ráp, xếp cạnh, xếp chồng từ các khối và các vật liệu khác để tạo thành một công trình hoàn chỉnh. Trẻ có sự sáng tạo trong quá trình chơi.
3/ Góc học tập:
- Cháu biết ghép các tranh lô tô thành các loại quả, loại màu, biết chọn các loại rau ăn củ, ăn lá, ăn quả.
4/ Góc nghệ thuật:
Trẻ biết tô mầu trường mầm non. Biết kết hợp cùng bạn, để vẽ tô mầu, làm thành anbum về trường mầm non.
5/ Góc thiên nhiên:
- Trẻ biết trồng cây xanh, biết chăm sóc, tưới nước cho cây
* Thể hiện được chức năng của từng góc chơi, nhất là góc phân vai, các cháu biết các món ăn đơn giản theo khả năng của cháu hoặc theo yêu cầu của cô. Góc xây dựng trẻ xây quan cảnh sân trường theo trí nhớ hoặc theo sáng tạo của trẻ.
* Giáo dục:
Có ý thức kỷ luật trong khi chơi, không chạy nhảy, nói to, làm ảnh hưởng các góc chơi khác, có thói quen hành vi văn minh không vứt rác bừa bãi trong sân trường. Chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định.
II/ Chuẩn bị:
* Địa điểm: Sân nhà sạch, góc chơi thoáng mát, có lối đi dễ dàng, góc thiên nhiên ngoài sân.
* Đồ dùng đồ chơi:
1/ Góc phân vai:
Đồ chơi gia đình
Hoa, quả, rau, tiền giả
2/ Góc xây dựng:
- Khối, hộp, gạch, cây xanh, thảm cỏ, xích đu, ghế đá, bập bênh.
3/ Góc học tập:
- Tranh lô tô về quả, rau được cắt rời.
4/ Góc nghệ thuật:
- Tranh về trường mầm non, bút chì, bút màu, hồ gián, keo
5/ Góc thiên nhiên:
Các loại cây con, nước, cát, bình tưới
III/ Tiến hành chơi:
* Hoạt động 1:
Cô cùng trẻ hát “ Trườngnon” – Đàm thoại.
- Bài hát nói về gì! (Trường mầm non)
Các con ạ trường mầm non của chúng mình thật đẹp. Ở trường ngoài giờ học ra các cô giáo cho các con ra chơi, các con thấy quan cảnh trường mình như thế nào? Trẻ kể!
- Ở trường mình có các lớp học, các phòng chức năng, nhà bếp, sân có nhiều đồ chơi, cây xanh, hoa
Hôm nay ở lớp có nhiều góc chơi, đó là những góc nào? (Trẻ kể)
+ Góc xây dựng: Sẽ xây trường mầm non nhé!
+ Góc phân vai: Chơi bán hàng và gia đình.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu trường mầm non, sau đó bán anbum thật đẹp nghen!
+ Góc học tập: Chơi với trang tô màu, hoa quả.
+ Góc thiên nhiên: Chơi trồng cây xanh để cây cho bóng mát, hoá thật đẹp nhé!
Ở các góc chơi cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi đẹp như: cây xanh, cầu tuột, xích đu vì vậy khi chơi các con phải như thế nào?
Giáo dục: Như nội dung phần chuẩn bị
Cho trẻ về góc chơi theo sự lựa chọn định trước.
* Hoạt động 2:
- Cô đến từng góc chơi gợi ý, tham gia chơi cùng trẻ.
+ Góc phân vai:
Nhóm gia đình: Ai làm bố? Ai làm mẹ? Hôm nay mẹ có đi chợ không? Tôi thấy ở cửa hàng có bán trái cây rất tươi ngon chị có đi chợ cùng Tôi không?
Nhóm bán hàng: Chị làm ơn cho Tôi gặp cửa hàng trưởng!
Chào chị! Chị có thể giới thiệu cho Tôi biết ở cửa hàng có bán các loại rau, quả gì? Chị bán cho Tôi 1 kg quả cam! Bao nhiêu tiền vậy?
+ Góc xây dựng:
Hôm nay các chú công nhân xây gì thế?
Các cháu định xây những gì? Để có bóng mát cho các cháu vui chơi, các cháu nhớ trồng nhiều cây xanh nhé!
+ Góc học tập: Các bạn đang chơi gì vậy?
Các bạn hãy chọn giúp Tôi những loại rau ăn lá, củ, quả
+ Góc nghệ thuật:
- Các cô, chú hoạ sĩ đang làm gì đấy? Tô màu xong sẽ làm gì với những bức tranh này!
+ Góc thiên nhiên:
- Các chú trồng thật nhiều cây xanh chở đến bán cho trường mầm non để các cháu nhỏ có bóng mát nhé!..
Trong quá trình chơi cô theo dõi, quan sát, gợi ý, xữ lý tình huống xẫy ra kịp thời
Gần hết giờ cô thông báo.
* Hoạt động 3: Nhận xét giờ chơi.
- Cô đến từng nhóm chơi nhận xét, nhóm nào xong trước nhận xét trước. Sau cùng cho trẻ đến thăm quan trường mầm non, cho cháu trưởng công trình giới thiệu về công trình sau đó cô nhận xét tổng quát. Giáo dục trẻ đến trường biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp
* Kết thúc: Múa hát “Ngày vui của bé”
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐỊNH HƯỚNG GÓC CHƠI
1/ Góc phân vai: GIA ĐÌNH – BÁC SỸ
2/ Góc xây dựng: XÂY TRƯỜNG MẦM NON
3/ Goác học tập: VẼ TÔ MÀU ĐỒ CHƠI, XEM TRANH,
VẼ TRƯỜNGMẦM NON.
4/ Góc nghệ thuật: HÁT MÚA VỀ TRƯỜNG MẦM NON VÀ
TẾT TRUNG THU
5/ Góc thiên nhiên: LÀM THÍ NGHIỆM CÂY HÚT NƯỚC
I/ Yêu cầu:
1/ Góc phân vai: Trẻ thể hiện và biết được gia đình có bố mẹ và các con, gia đình có hai con là gia đình ít con, gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con. Thể hiện được vai trò của bố mẹ trong gia đình. Mẹ đi chợ, nấu cơm, chăm sóc gia đình
- Biết phối hợp cùng nhóm bác sỹ (đưa con đi khám bệnh)
- Bác sỹ biết khám bệnh, ghi toa thuốc, y tá chăm sóc bệnh nhân, có thái độ ân cần với bệnh nhân
2/ Góc xây dựng:
- Trẻ biết xây dựng mô hình trường mầm non có đầy đủ các phòng, phòng hiệu trưởng, phòng hội trường, phòng chức năng, các lớp học, nhà bếp, nhà kho, sân chơi, cổng ngõ
- Trẻ sử dụng kỹ năng lắp ráp, xếp cạnh, xếp chồng từ các khối và các vật liệu khác để tạo một công trình hoàn chỉnh.
- Biết sáng tạo trong công trình xây dựng.
3/ Góc học tập:
- Trẻ biết vẽ và tô màu đồ chơi của lớp, kỹ năng tô thành thạo, khéo léo. Biết kết hợp với bạn để làm album.
4/ Góc nghệ thuật:
- Biết hát múa, biểu diễn các bài hát trong chủ điểm, biết sử dụng nhạc cụ, nơ, nĩa, múa minh hoạ cho bài hát
5/ Góc thiên nhiên:
- Trẻ thích thú khi được chơi với cát và nước, biết sử dụng kết hợp giữa cát và nước để tạo ra sản phẩm (làm bánh)
- Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết.
* Hoạt động 3: Nhận xét giờ chơi.
- Cô đến thừng góc chơi nhận xét theo hình thức cuốn chiếu. Nhóm nào nhận xét xong cô đưa trẻ đến nhóm khác Cuối cùng cho trẻ tham quan công trình xây dựng. Mời trưởng công trình thuyết trình về công trình xây dựng của mình, sau đó cô nhận xét tổng quát
- Giáo dục trẻ yêu quí, bảo vệ trường mầm non, giữ gìn đồ dùng dùng đồ chơi của lớp, của trường
* Kết thúc: Cho trẻ hát bái “ ngày vui của bé”
- Cho trẻ về góc dọn đồ chơi.
TUẦN:
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐỊNH GÓC CHƠI
1/ Góc phân vai: - Bán hàng quần, áo, vải, đồ dùng gia đình.
- Gia đình: đi mua sắm
2/ Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê (lớn-nhỏ)
3/ Góc học tập: Xem album về gia đình-chơi lô tô về dân số
4/ Góc nghệ thuật: Tô màu thành viên trong gia đình
5/ Góc thiên nhiên: Chơi với cát và nước.
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết được công việc của người bán hàng, niềm nở, vui vẻ chào mời khách hàng, biết trao đổi trả giá để mua hàng thông qua trò chơi bán hàng.
- Biết chơi thành thạo trò chơi gia đình .
- Biết sử dụng các khối hộp, gạch để xây các kiểu nhà lớn, nhỏ, biết trồng cây xanh, tường rào, cổng ngõ xung quanh nhà
- Thích xem album gia đình, chơi tranh, lôtô về dân số.
- Biết tô màu các thành viên trong gia đình, tô màu sắc hài hoà, đẹp
- Trẻ chơi với cát và nước, làm bánh, đong nước, vẽ trên cát
* Trẻ thể hiện chức năng của từng góc chơi, nhất là góc phân vai trẻ biết cách bán hàng, giới thiệu sản phẩm của cửa hàng, nhóm gia đình chơi thành thạo
* Giáo dục: Có ý thức kỷ luật trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi, giao tiếp lịch sự với bạn trong vai chơi, chơi xong cất đúng nơi qui định.
II/ Chuẩn bị:
Địa điểm: Sàn nhà, bố trí góc chơi hợp lý
Đồ dùng đồ chơi:
Góc phân vai: “Cửa hàng quần áo, đồ chơi gia đình, đồ dùng gia đình, tiền giả, giỏ
Góc xây dựng: gạch, khối gỗ, lắp ghép, cây xanh, búp bê, hoa,
góc học tập: tranh, album về gia đình, tranh lôtô về gia đình.
Góc nghệ thuật: Tranh vẽ các thành viên về gia đình, bút sáp màu
Góc thiên nhiên: cát, nước sạch, khuông bánh, chai, ca, phễu đong nước.
III/ Tiến hành chơi:
* Hoạt động 1:
- Hát bài “nhà của tôi” lớp mình vừa hát bài gì? Nhà để làm gi?...nhà là nơi sum họp của mỗi gia đình. Có ông bà, ba, mẹ các con sống chung trong một ngôi nhà
Giờ chơi hôm nay cô cho các con xây nhà để tặng cho búp bê nhé! Ở lớp mình có rất nhiều góc chơi đó là những góc chơi nào? (trẻ kể)
- Ở góc phân vai các con chơi gì?
- Góc xây dựng chơi gì?
- Góc học tập chơi gì?
- Góc nghệ thuật chơi gì?
- góc thiên nhiên chơi gì?
Bây giờ đã đến giờ chơi rồi, trong lớp cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, đặc biệt có nhiều đồ chơi cô mới làm như quần áo, album, tranh lôtô về dân số
Vì vậy khi chơi cấc con phải như thế nào?
* Cô giáo dục trẻ:
- Sáng nay các con đã chọn góc chơi cho mình rồi, bây giờ hãy về góc chơi đi nào! (trẻ về góc chơi)
* Hoạt động 2: Cô đến từng góc chơi gợi ý, tham gia chơi cùng trẻ.
+ Góc phân vai:
- Nhóm bán hàng: Xin hỏi ở đây ai là cửa hàng trưởng? chị có thể vui lòng giới thiệu sản phẩm của cửa hàng cho tôi biết được không? Chị định bán cái váy này giá bao nhiêu?...
- Nhóm gia đình: Tôi thấy ở cửa hàng hôm nay có bán nhiều vải và quần áo rất đẹp, chị có đưa con đến mua sắm không?...
+ Góc xây dựng: Các chú công nhân đang làm gì vậy? các chú xây nhà thì xây gì trước? các chú nhớ xây nhiều kiểu nhà để tặng các bạn búp bê nhé! Xung quanh sân vườn nhớ trồng nhiều cây xanh, hoa, vườn rau, ao cá nữa nhé!
+ Góc học tập: Các bạn đang xem tranh và chơi gì vậy?
Cho tôi cùng tham gia với được không? (cô nhập vai chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi
+ Góc nghệ thuật: Các bạn tô màu tranh gì vậy? ai đây? Gia đình này có mấy người?...
+ Góc thiên nhiên: Các bạn đang chơi gì thế? Cát và nước trộn lại với nhau thì sẽ làm “bánh” được đấy, các bạn thử làm đi!
Trong quá trình trẻ chơi cô theo dõi, quan sát, xữ lý tình huống xãy ra kịp thời, tạo mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm chơi, cá nhân chơi
Lớp hết giờ thông báo cho trẻ biết.
* Hoạt động 3: Nhận xét giờ chơi:
- Cô nhận xét từng góc chơi theo hình thức cuốn chiếu
Sau cùng cho trẻ đến tham quan công trình xây dựng. Cho 1 cháu thuyết trình về công trình. Sau đó cô nhận xét chung.
+ Giáo dục: Trẻ yêu quí giữ gìn ngôi nhà sạch, đẹp
+ Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ “ giờ chơi hết rồi”, dọn đồ chơi cất đúng nơi qui định.
Tuần:..
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐỊNH HƯỚNH HOẠT ĐỘNG
Góc phân vai: GIA ĐÌNH – BÁC SỸ
Góc xây dựng: XÂY KHU TẬP THỂ BÉ
Góc học tập: TÌM NHÓM ĐỒ VẬT CÓ SỐ LƯỢNG 5, 6
ĐẶT CHỮ SỐ TƯƠNG ĐƯƠNG
Góc nghệ thuật: TÔ MÀU NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
Góc thiên nhiên: VẬT NỔI, VẬT CHÌM
I. Mục đích yêu cầu:
Góc phân vai:
- Trẻ thể hiện và biết được gia đình có bố, mẹ, các con, gia đình đông con, ít con,thể hiện được vai trò của bố, mẹ.
Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc gia đình,
- Biết làm những công việc của bác sỹ, khám bệnh, chăm sóc bệnh nhân, thể hiện sự ân cần, tận tuỵ của người bác sỹ đối với bệnh nhân,Biết cách cư xử, giao tiếp với nhau trong khi chơi, lịch sự, vui vẻ,
2. Góc xây dựng:
- Trẻ biết xây nhiều dãy nhà tập thể 1 tầng, nhiều tầng, xây đường đi, cổng ngõ, tường rào, vườn hoa, ao cá, trồng cây xanh, hoa xung quanh,để tạo thành một mô hình hoàn chỉnh.
- Biết sáng tạo trong công trình xây dựng.
3. Góc học tập:
Trẻ biết chọn một số đồ dùng, đồ chơi về gia đình có số lượng 5, 6, biết đặt thẻ chữ tương ứng cho từng nhóm đồ dùng và ngược lại đặt thẻ số rồi chọn đồ dùng phù hợp.
4. Góc nghệ thuật: Trẻ biết tô màu người than trong gia đình bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, biết lựa chọn màu sắc phù hợp, tô đúng, đều màu không lem ra ngoài,
5. Góc thiên nhiên: trẻ biết chơi vật nỗi, vật chìm, nên nhận xét vì sao vật này nỗi vật kia thì chìm thích khám phá tìm hiểu về tự nhiên,
* Giáo dục: Trẻ yêu thương những người than trong gia đình, trong giờ chơi không la hét, chạy nhảy làm ồn, đoàn kết chơi chung với nhau, không tranh giành đồ chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Chơi xong cất đúnh nơi qui định,
II. Chuẩn bị:
* Địa điểm: Sàn nhà, bố trí góc chơi phù hợp, có lối đi lsại dễ dàng.
* Đồ dùng đồ chơi:
1. Góc phân vai:
- Bộ đồ chơi nấu ăn, hoa quả tươi
- Bộ đồ chơi bác sỹ, trang phục cho các vai chơi
2. Góc xây dựng: Gạch, cây, hoa, hàng rào, lắp ghép nhà, búp bê.
3. Góc học tập: Một số đồ chơi và gia đình (chén, đĩa, xoang, bàn, ghế,) thẻ chữ số 4, 5, 6.
4. Góc nghệ thuật: Tranh vẽ người thân gia đình, bút màu.
5. Góc thiên nhiên: Nước sạch, viên sỏi, thìa bằng inox, đồ chơi bằng nhựa, xốp, bóng sắt,
III. Tiến hành chơi:
* Hoạt động 1:
Cô cùng trẻ hát bài “cả nhà thương nhau”. Lớp mình hát bài gì? Trongbài hát nói về ai? Bố mẹ con là những người có qua hệ gì với nhau? Là người than ruột thịt trong một gia đình.
- Gia đình có bố mẹ và một đến hai con là gia đình gì? (ít con)
- Gia đình có từ ba con trở lên gọi là gia đình gì? (đông con)
- Những người trong gia đình chung sống ở đâu? (trong một ngôi nhà)
- Giờ chơi hôm nay lớp mình cùng xây nhà – khu tập thể cho búp bê nhé! ở lớp mình có rất nhiều góc chơi nhé! Ở lớp mình có rất nhiều góc chơi, đó là những góc chơi nào? (bé kể)
- Cô giới thiệu trò chơi ở các góc(5 góc)
- Ở các góc cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, đặc biệt cố một số đồ chơi mới làm như tranh về gia đình, cây hoa, những đồ chơi để làm thí nghiệm với nước,
Vậy khi chơi các con phải như thế nào?
* Giáo dục: Như phần chuẩn bị đã ghi.
- Sáng nay các con đác chọn góc chơi cho mình rồi. Cô mời các con vào góc chơi.
* Cháu về góc tự lấy đồ chơi ra chơi.
* Hoạt động 2:
- Cô đến từng góc chơi, gợi ý, tham gia chơi cùng trẻ.
+ Góc phân vai:
- Nhóm gia đình: Ai làm bố? Ai làm mẹ, mẹ có mấy người con?
Hôm nay chị định nấu những món gì cho gai đình? Thời tiết đã lạnh trẻ con thường bị ốm, chị chăm sóc các con cẩn thận nhé. Nếu bị ốm hãy đưa các cháu đến phòng khám để bác sỹ khám nhé!
- Nhóm bác sỹ: Cô nhập vai bệnh nhân đến nhờ bác sỹ khám
+ Góc xây dựng: Các chú công nhân đang xây gì vậy? các chú khi xây nhà xong nhớ xây thêm vườn rau, ao cá, trồng nhiều cây xanh, vườn hoa để nhà thêm mát mẻ và đẹp hơn nhé!
Nhớ xây cả lối vào, cổng ngõ, hàng rào.
+ Góc học tập: Các bạn chơi gì vậy? bạn xếp được mấy cái chén? bạn sẽ chọn số mấy để đặt cho số chén?...
+ Góc nghệ thuật: Chào các hoạ sỹ! các bạn tô màu gì vậy? ai đây? Ông bà đã già thì tóc như thế nào? Bạn tô màu đen nhạt để giống với tóc bạc, màu đen đậm thì tô cho những người còn trẻ nhé! Nhớ không tô lem ra ngoài, chỉ tô trong hình vẽ,
+ Góc thiên nhiên: Các bạn có nhận xét gì khi thả viên sõi vào nước? gợi ý trẻ nhận xét, bạn hãy thả miếng xốp vào nước xem điều gì sẽ xảy ra?...
- Trong quá trình trẻ chơi cô tạo mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm chơi và cá nhân chơi
- Gần hết giờ thông báo cho trẻ biết.
* Hoạt động 3:
- Nhận xét góc chơi theo hình thức cuốn chiếu. Sau cùng đưa trẻ đến tham quan công trình xây dựng, một cháu thuyết minh về công trình, cô nhận xét tổng quát.
- Giáo dục trẻ yêu quí, giữ gìn ngôi nhà, khu tập thể,
* Kết thúc:
Hát bài: nhà của tôi – cho trẻ thu dọn đồ chơi.
Tuần:.
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐỊNH HƯỚNG GÓC CHƠI
1. Góc phân vai: PHÂN VAI MỘT SỐ NGHỀ.
2. Góc xây dựng: LẮP GHẾP LÀNG XÓM, PHỐ PHƯỜNG
3. Góc học tập: PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
4. Góc nghệ thuật: TÔ VẺ CẮT DÁN NGƯỜI LÀM CÔNG
NHÂN, NÔNG DÂN, CÔ GIÁO.
5. Góc thiên nhiên: CHƠI VỚI CÁT, ĐÓNG BÁNH,
ĐẮP NHÀ, ĐÀO AO THẢ CÁ.
I Mục đích yêu cầu:
Góc phân vai: trẻ biết cách đóng vai một số nghề: cô giáo, bác cấp dưỡng, bán hàng, bác sỹ, công an,
Góc xây dựng: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu, đồ chơi lắp ghếp để ghếp mô hình làng xóm, phố phường có các kiểu nhà, đường đi, nhà sinh hoạt của tổ dân phố, vườn hoa, cổng ngõ,
Góc nghệ thuật: trẻ biết tô vẽ người công nhân, nông dân, cô giáo,làm album về nghề nghiệp
Góc học tập: Trẻ biết phân biệt khối cầu, khối trụ qua các trò chơi.
Góc thiên nhiên: Trẻ thích thú chơi với cát, biết cách làm bánh, làm mô hình nhà bằng cát, xây ao cá,
* Thể hiện chức năng của từng vai chơi, chơi có sự sáng tạo trong trò chơi.
* Giáo dục: Có ý thức kỹ luật trong khi chơi, không chạy nhảy nhiều, không ồn ào, nói to, làm ảnh hưởng đến nhóm khác, nhường nhịn chia sẻ cùng bạn, không tranh giành đồ chơi, biết hợp tác cùng bạn để hoàn thành sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sàn nhà sạch, bố trí các góc thuận tiện, hợp lý.
* Đồ dùng để chơi:
1. Góc phân vai: Trang phục một số nghề như: cô giáo, bác cấp dưỡng, bác sỹ, công an,
2. Góc xây dựng: Đồ chơi lắp ghép, gạch, cây xanh, hoa,
3. Góc học tập: Đồ chơi khối cầu, khối trụ.
4. Góc nghệ thuật: Tranh vẻ người làm các nghề, kéo, hồ dán, album, bút màu,
5. Góc thiên nhiên: Cát đá tẩm ướt vừa đủ, khuông bánh, đồ chơi xẻng, cuốc,
III. Tiến hành chơi:
* Hoạt động 1: hát bài hát “cháunhận”. Lớp mình vừa hát bài gì? Trong bài hát có ai? Chú công nhân làm nghề gì? Cô công nhân làm nghề gì?. Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề khác nhau, các con còn biết những nghề nào nữa kể ra cho các bạn cùng nghe, còn cô làm nghe gi?
Ở lớp ta có rất nhiều góc chơi đó là những góc nào? (trẻ kể)
- Góc xây dựng chơi lắp ghép làng xóm, phố phường.
- Góc học tập chơi phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Góc nghệ thuật tô vẽ cắt dán người làm nghề
- Góc thiên nhiên chơi với cát, làm bánh, đắp nhà, đào ao nuôi cá.
Bây giờ đã đến giờ chơi rồi, trong lớp cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi. Ngoài ra cô còn làm thêm một số đồ chơi mới như trang phục một số nghề, các khối hộp,Vì vậy khi chơi các em phải như thế nào?...
* Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không tranh giành, không là ồn, đoàn kết với bạn,chơi xong cất đúng nơi qui định.
* Hoạt động2:
* Trẻ về góc chơi mà trẻ đã chọn.
- Cô đến từng góc gợi ý, tham gia chơi cùng trẻ.
+ Góc phân vai: Các bạn đang làm gì vậy? ở đây có những bộ trang phục rất đẹp các bạn đã chọn cho mình một bộ mà mình thích chưa hãy mặc vào xem nào? Đây là trang phục của nghề gì?
Bạn hãy kể xem công việc hàng ngày của bạn là gì?...
+ Góc xây dựng: Các chú công nhân đang xây gì vậy? xây khu phố gồm có những gì? Trong khu phố có rất nhiều kiểu nhà, lối đi, vườn hoa,các chú nhớ xây cho đẹp nhé!
+ Góc học tập: Các bạn đang chơi gì vậy? Vì sao quả bóng này lăn được? quả bóng được gọi là khối gì? Còn đây là khối gì? (trụ) khối trụ có đứng được không?
+ Góc nghệ thuật: Các cô chú hoạ sĩ đang tô, vẽ gì vậy? ai đây? Làm nghề gì? Sau khi tô, vẽ xong con sẽ làm gì với những bức tranh này? (đóng thành tập làm album về nghề nhé!)
+ Góc thiên nhiên: Các bạn làm gì vậy? các bạn có biết cát này chơi được rất nhiều trò chơi không? Tôi đắp nhà cho các bạn xem nhé! Cô hướng dẫn cách làm cho trẻ biết
- Trong quá trình trẻ chơi cô theo dỏi xữ lý tình huống, khuyến khích động viên trẻ chơi, tạo mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm và cá nhân chơi.
- Gần hết giờ thông báo cho trẻ biết.
* Hoạt động 3:
Đến từng góc chơi nhận xét, nhóm nào xong trước nhận xét trước sau đó đưa trẻ đến tham quan công trình xây dựng, mời trẻ nhóm trưởng thuyết trình về công trình của mình, sau đó cô nhận xét lại.
* Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
Tuần 12:
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐỊNH HƯỚNG GÓC CHƠI
1. Góc phân vai: Công nhân xây dựng – cô giáo
2. Góc xây dựng: Lắp ghép trường mầm non
3. Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt dán ảnh đẹp để tặng cô giáo,
chú bộ đội.
4. Góc tự nhiên: Gieo hạt, quan sát sự nảy mầm.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động, việc làm của công nhân xây dựng và cô giáo thông qua trò chơi, biết giao tiếp trong vai trò chơi của mình.
- Biết sử dụng hình khối, đồ chơi lắp ghép để lắp ghép trường mầm non theo trí tưởng tượng của trẻ và xây quanh cảnh mô hình sân trường
- Biết xem tranh ảnh về nghề, hiểu biết đặc điểm về một số nghề quen thuộc
- Biết vẽ, nặn, cắt dán tranh ảnh đẹp, biết được ý nghĩa việc làm của mình.
- Biết được quá trình sinh trưởng của cây, biết làm đất tơi xốp để gieo hạt.
* Giáo dục: Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi chơi, không cạy nhảy, hò hét làm ảnh hưởng đến các bạn khácbiết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị:
1. Góc phân vai: Trang phục công nhân, cô giáo.
+ Nhóm công nhân: Quần áo, mũ đồ chơi, xẻng, bay,
+ Nhóm cô giáo: Tranh ảnh xắc xô, sách, bút,
Góc xây dựng: Đồ chơi lắp ghép, khối hộp, cây xanh, hoa, cổng, ngõ, hàng rào,
Góc học tập: Tranh ảnh, album về các nghề.
Góc nghệ thuật: Đất nặn, bảng con, giấy, báo, bút màu, kéo, hồ dán,
Góc thiên nhiên: Cát, nước, hạt đậu các loại, cuốc đất,
III. Tiến hành chơi:
* Hoạt động 1:
- Cô cùng cháu hát bài “ cháu yêu”.Cô hỏi? trong bài hát có ai? Cô công nhân làm nghề gì? Chú công nhân làm nghề gì? Ngoài ra còn có những nghề gì? ( trẻ kể) còn cô làm nghề gì? (giáo viên). Trò chơi hôm nay các con sẽ được đóng vai trò cô giáo, công nhân xây dựng xây nên trường mầm non thật đẹp cho các cháu học tập, vui chơi.
- Ở lớp mình có mấy góc chơi? Đó là góc chơi nào? (trẻ kể) – Cô giới thiệu từng trò chơi ở các góc
- Ở lớp cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, ngoài ra cô còn làm thêm một số đồ chơi mới như: tranh ảnh về các nghề đồ chơi lắp ghép, vì vậy khi chơi các con phải như thế nào?...chơi xong phải làm gì?
Sáng nay các con đã chọn góc chơi cho mình, bây giờ cô mời các con hãy về góc chơi.
* Hoạt động 2:
* Trẻ về góc chơi, cô theo dõi, quan sát và tham gia chơi cùng trẻ.
- Cô đến từng góc chơi gợi ý, nhập vai trò khi cần thiết để hướng dẫn trẻ chơi.
- Góc phân vai:
+ Nhóm cô giáo: Chào cô! Hôm nay cô dạy các bạn học môn gì? Lớp hôm nay có đi học đông đủ không cô? Đã điểm danh chưa?
+ Nhóm công nhân xây dựng: Các cô chú làm nghề gì vậy? ở ngoài kia có xây dựng lớp ghép trường mầm non đang còn thiếu nhiều thợ xây dựng vậy ai có thể đến giúp?
- Góc xây dựng:
+ Tôi đưa một số công nhân đến để xây dựng cùng các chú đây. Có làm việc gì cần làm thì giao cho các chú ấy làm nhé! Hãy lắp ghép thật nhiều phòng học cho các cháu mầm non nhé!
- Góc học tập: Các bạn đang xem tranh gì vậy? dây là nghề gì? Sảm phẩm của nghề này là gì?
- Góc nghệ thuật: Các bạn vẽ gì vậy? cắt dán những tranh ảnh này để làm gì vậy?...
- Góc thiên nhiên: Các bạn đã làm đất để gieo hạt chưa? Gieo thật nhiều, đều hạt hạt không gieo quá dài, cây sẽ rất khó mọc lên, sau khi gieo hạt hàng ngày các bạn nhớ ra xem cây như thế nào nhé!
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, theo dõi, tạo mối quan hệ giao lưu các nhánh chơi – cá nhân với nhau
- Hết giờ cho cô thông báo.
* Hoạt động3: Nhận xét góc chơi
- Cô đến từng góc nhận xét theo hình thức cuốn chiếu, sau đó cho trẻ đến tham quan công trường xây dựng, mời cháu trưởng công trình thuyết trình về công trình của mình sau đó cô nhận xét lạiGiáo dục trẻ bảo vệ và giữ gìn trường lớp
* Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ chơi cất đúng nơi qui định.
Tuần
ĐỊNH HƯỚNG GÓC CHƠI
Góc phân vai: Đóng vai một số nghề
Góc xây dựng: Xây khu vui chơi
Góc học tập: Chơi lô tô – đô mi nô, xếp dụng cụ lao
động một số nghề
Góc nghệ thuật: Làm đồ chơi bằng lá
Góc thiên nhiên: Thả vật nổi, vật chìm.
I) Mục đích yêu cầu:
Góc phân vai: Trẻ biết đóng vai bác cấp dưỡng, cô giáo, người bán hàng – biết phản ánh công việc của người lớn thông qua vai chơi của mình.
Góc xây dựng: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây, bố trí sắp xếp mô hình khu vui chơi, đồ chơi ngoài trời, vườn hoa, nhà, chiếu phim, sân quần vợt, tường rào cổng ngỏ
Góc học tập: Biết chơi tranh lô tô, dụng cụ lao động của một số nghề (nông, y, giáo viên, may)để làm cờ đô mi nô
4) Góc nghệ thuật: Sử dụng lá cây các loại, keo, bút dạ, ống hút để làm ra những đồ chơi theo ý thích như: con bớm, chuồng chuồng, con trâu, kèn lá
5) Góc thiên nhiên: Biết khám phá một số hiện tượng tự nhiên đơn giản, biết được tính chất của vật nặng, nhẹ
* Giáo dục: Trẻ có ý thức tự giác, giữ kỷ luật trong giờ chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đúng nơi qui định, đoàn kết yêu thương chia sẻ cùng bạn bè
II) Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Trang phục cấp dưỡng, cô giáo, bán hàng, đồ chơi, nấu ăn “Cửa hàng” tiền, các loại đồ chơi thực phẩm, đồ chơi gia đìnhTrống lắc, tranh ảnh, ghế ngồi
- Góc xây dựng: Đồ chơi lắp ghép, khối vuông, chữ nhật, gạch, cây xanh, hoa, đồ chơi ngoài trời, hàng rào, cổng ngỏ
- Góc học tập: Lô tô, các dụng cụ của nghề nông, y, may, giáo viên, bảng hình đô mi nô
- Góc nghệ thuật: Góc cây khô, lá non tươi, bút dạ, ống, màng, kéo
- Góc thiên nhiên: Thuyền giấy, đất nặng, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt, chậu nước
III) Tiến hành chơi:
* Hoạt động 1:
- Cô cùng cháu hát bài “em đi chơi thuyền” – Lớp mình vừa hát bài gì? Đi chơi thuyền ở đâu? (thảo cầm viên)Thảo cầm viên là khu vui chơi giải trí thật tuyệt vời. Hiện nay ở Quảng Ngãi chúng ta chưa có khu vui chơi như thế. Hôm nay lớp mình sẽ xây khu vui chơi nhé!
- Các con đã được đi du lịch, có bạn nào được đến những khu vui chơi! Ở đó có gì? (Trẻ kể)
- Hôm nay lớp mình có rất nhiều góc chơi, đó là những góc nào?
- Cô giới thiệu tên trò chơi ở các góc
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, đặc biệt có một rổ đồ chơi mới như: cờ đô mi nô, một số đồ chơi được làm bằng lá câyVì vậy khi chơi các con phải như thế nào? (Trẻ
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_la_tuan_2_dinh_huong_goc_choi.doc