Giáo án Mĩ thuật 5 bài 16 đến 19

 Bài 16: VẼ THEO MẪU

MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU

I. Mục tiêu:

- HS hiểu được hình dạng, đặc điểm của mẫu.

- HS biết cách vẽ và vẽ được hình mẫu(quả dừa hoặc xô nước).

II. Đồ dùng dạy học:

• Giáo viên:

- Hai mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của HS năm trước.

• Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ, mẫu vẽ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 5 bài 16 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 16 (Từ ngày 2 tháng 12 năm 2013 đến ngày 6 tháng 12 năm 2013 ) Bài 16: VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU I. Mục tiêu: - HS hiểu được hình dạng, đặc điểm của mẫu. - HS biết cách vẽ và vẽ được hình mẫu(quả dừa hoặc xô nước). II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Hai mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS năm trước. Học sinh: SGK, Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ, mẫu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - GV bày một số mẫu (quả dừa hoặc xô nước). - Yêu cầu HS quan sát kỉ vật mẫu. Hãy nêu đặc điểm của các vật mẫu trên? - GV tóm tắt lại và bổ sung. - GV bày 2 mẫu - YCHS quan sát, so sánh tỉ lệ vật mẫu. Khung hình chung là gì? (khung hình riêng?) Nêu tỉ lệ chiều ngang, chiều cao của vật mẫu? - GV nhận xét: bổ sung và tóm tắt lại. * Hoạt động 2: Cách vẽ: - GV giói thiệu và hướng dẫn trên hình gợi ý cách vẽ - Hướng dẫn bố cục bài vẽ trên tờ giấy - Hoặc GV vừa vẽ mẫu lên bảng vừa nêu cách vẽ: Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu (bố cục); bài vẽ theo chiều ngang hay chiều dọc hợp với tờ giấy. Vẽ khung hình của từng vật mẫu. Tìm tỉ lệ của các bộ phận: Vd: miệng, cổ, thân, đáy chai.... Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu Có thể vẽ đậm nhat hay vẽ bằng màu - Cho HS xem một vài bài vẽ năm trước * Hoạt động 3: Thực hành: - Yêu cầu HS làm bài. - Quan sát lớp và giúp đỡ HS - Nhắc nhở HS: Vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau. - Gợi ý cho HS còn lúng túng: vẽ khung hình chung của từng vật mẫu, cách vẽ phác hình bằng các nét thẳng, cách vẽ chi tiết. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài vẽ. - Gợi ý HS nhận xét bài vẽ về : Bố cục: cân đối với tờ giấy; Hình vẽ: rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu; Màu sắc: có độ đậm, đậm vừa, nhạt - GV gợi ý HS xếp loại bài. - Nhận xét chung tiết học, khen ngợi. -Quan sát. -HSTL -Lắng nghe -Quan sát - HSTL -HSTL - Lắng nghe -Theo dõi GV hướng dẫn -HS tham khảo -HS làm bài -Lắng nghe -Lắng nghe -Nhận xét -Xếp loại. 4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung. - Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: TTMT: Xem tranh Du kích tập bắn. Lắng nghe và thực hiện KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 17 (Từ ngày 9 tháng 12 năm 2013 đến ngày 13 tháng 12 năm 2013 ) Bài 17 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN I. Mục tiêu: - HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung - HS tập mô tả , nhận xét được sơ lược về mầu sắc và hình ảnh trong tranh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Phiếu câu hỏi thảo luận. (4 phiếu) - SGK, SGV, tranh Du kích tập bắn. Một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ cung . Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh vẽ của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra DCHT của HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung: - Gọi 1-2 HS đọc phần 1 SGK Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh và mất năm nào? Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? Ngoài ra, em còn biết gì về hoạ sĩ Nguyên Đỗ Cung? * GV tóm tắt chung: * Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn: - Giáo viên chia nhóm (4-6HS/1nhóm) - YCHS lên nhận phiếu câu hỏi thảo luận - YCHS đọc to câu hỏi trước lớp: - Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm theo nội dung ghi trên phiếu nội dung câu hỏi. Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? Hình ảnh phụ của bức tranh là hình ảnh nào? Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? Màu sắc của bức tranh như thế nào? Tranh vẽ bằng chất liệu gì? Em có thích bức tranh này không? - GV bổ sung Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các hình ảnh chính phụ (bố cục); Tư thế của các nhân vật, màu sắc trong tranh? Nêu cảm nhận của mình về tác phẩm này? -GV hệ thống lại nội dung kiến thức. * Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi những cá nhân, tập thể -Lắng nghe HS đọc -HSTL -HSTL -HSTL -Lắng nghe -Chia nhóm -HS nhận phiếu -Vài HS đọc to câu hỏi trước lớp -Thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trả lời: -Lắng nghe -Lắng nghe 4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung. - Quan sát màu trong thiên nhiên và chuẩn bị DCHT cho bài học sau: Vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật. -Lắng nghe và thực hiện KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 18 (Từ ngày 16 tháng 12 năm 2013 đến ngày 20 tháng 12 năm 2013 ) Bài 18 VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: - HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa TT hình chữ nhật và TT hình vuông, hình tròn. - HS biết cách TT và TT được hình chữ nhật. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Một vài đồ vật có trang trí hình chữ nhật. Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẩttang trí hình chữ nhật của học sinh năm trước . Học sinh: - Sưu tầm bài trang trí HCN (nếu có). SGK, giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Giới thiệu một vài đồ vật có TT hình chữ nhật. * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giới thiệu ba bài trang trí: HCN, HV, HT. - Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của 3 dạng bài trang trí trên? * GV bổ sung và tóm tắt : Giống nhau: Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to; hoạ tiết màu sắc thường sắp xếp đối xứng qua trục. Màu có đậm có nhạt làm rõ trọng tâm. Khác nhau: Hình chữ nhật thường được trang trí đối xứng qua một trục hay hai trục; hình vuông trang trí đối xứng qua một, hai hoặc ba, bốn trục; hình tròn trang trí qua một, hai, ba hoặc nhiều trục. Có nhiều trục trang trí hình chữ nhật: Mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục,... Bốn góc có thể là đường diềm hoặc một số hoạ tiết phụ. * Hoạt động 2: Cách trang trí: - Cho HS xem hình gợi ý cách trang trí. - YCHS thảo luận nhóm đôi tìm ra các bước trang trí. - GV tóm lại các bước trang trí: Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng: có mảng to, mảng nhỏ. Dựa vào hình của các mảng, tìm và vẽ hoạ tiết cho phù hợp. Vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt thay đổi giữa màu nền và màu hoạ tiết (nên dùng 4-5 màu, các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đâm nhạt) - Cho HS xem một số bài vẽ trang trí hình chữ của HS năm trước. * Hoạt động 3: Thực hành: - Quan sát lớp và giúp đỡ. - Gợi ý cho học sinh còn lúng túng * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài vẽ - Gợi ý học sinh nhận x ét và xếp loại bài vẽ. - Giáo viên nhận xét và bổ sung thêm - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi những cá nhân có bài vẽ đẹp. -Quan sát -HSTL -Lắng nghe -Xem hình -Thảo luận và trả lời -Chú ý theo dõi GV hướng dẫn -Xem bài vẽ và tham khảo -Thực hành -Đánh giá và xếp loại bài vẽ - Lắng nghe 4. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ - Sưu tầm các đồ vật có trang trí. - Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: VT: Đề tài Ngày Tết và lễ hội mùa xuân. -Lắng nghe và thực hiện KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 19 (Từ ngày 06 tháng 01 năm 2013 đến ngày 10 tháng 01 năm 2013 ) Bài 19: Vẽ tranh ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN I- MỤC TIÊU: -Hiểu đề tài ngày tết, lễ hội, mùa xuân.Biết cách vẽ tranh và tập vẽ được tranh về đề tài ở quê hương. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC: GV: - Một số tranh ảnh về ngày Tết,lễ hội và mùa xuân. - Một số bài vẽ của HS lớp trước.Hình gợi ý cách vẽ. HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành,bút chì,tẩy màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài: - Giới thiệu tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân (hoặc SGK), đặt câu hỏi: + Không khí ngày Tết,lễ hội và mùa xuân? + Những hoạt động của ngày Tết,lễ hội,...? + Hình ảnh,màu sắc trong ngày Tết,lễ hội,..? - GV y/c nêu 1 số nội dung về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương? HĐ2:Hướng dẫn HS cách vẽ: - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ- cho thảo luận nhóm. -Kết luận- Vẽ phác mẫu ở bảng. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành: -Cho xem tra nh HS năm trước -GV nêu y/c vẽ bài. -GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hình ảnh chính nổi bật được nội dung,hình ảnh phụ hổ trợ cho h.ảnh chính...vẽ màu theo ý thích - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 3 đến 4 bài gợi ý để n.xét về bố cục, hình ảnh, màu sắc. -Kết luận, tuyên dương. -Nhận xét tiết học. * Dặn dò: - Về nhà quan sát các tranh, chuẩn bị nội dung luyện vẽ. *HShiểu về đề tài. -Thảo luận nhóm-trình bày-bổ sung + Không khí vui tươi,nhộn nhịp... + Đua thuyền,chọi gà, thả diều,... + Hình ảnh chính nổi bật nội dung,màu sắc phù hợp với quang cảnh... - Chúc Tết ông bà,thầy,cô giáo, chợ hoa ngày Tết,... *Biết cách vẽ - HS thảo luận nhóm 2- trình bày: B1: Tìm và chọn nội dung đề tài. B2:Vẽ hình ảnh chính,hình ảnh phụ. B4: Vẽ màu tươi sáng. - HS quan sát và lắng nghe. -Xem tranh -HS thực hành vẽ bài. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - HS nhận xét, lớp bổ sung. -Chọn bài hoàn thành tốt. -HS lắng nghe dặn dò.

File đính kèm:

  • doctuan6184.doc