I. Mục tiêu:
- H/s nhận biết và nắm bắt một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.
- H/s nhận thức đúng đắn về truyền thống NT dân tộc.
- H/s biết trân trọng, giữ gìn vốn cổ của cha ông để lại.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
88 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 ( tiết 1)
Soạn :
Giảng:
Tiết 1: Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật thời trần (1226 - 1400)
I. Mục tiêu:
- H/s nhận biết và nắm bắt một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.
- H/s nhận thức đúng đắn về truyền thống NT dân tộc.
- H/s biết trân trọng, giữ gìn vốn cổ của cha ông để lại.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Hình 1 - 7 (SGK)
- Sưu tầm các bài về Mĩ thuật thời Trần
b. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan.
2. Phương pháp:
Sử dụng tất cả các phương pháp.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Đồ dùng học tập
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
GV giới thiệu qua về Mĩ thuật thời Lý.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
+ GV cho h/s đọc SGK:
- Lịch sử Việt Nam có biến động gì vào thời kỳ này?
- Vai trò lãnh đạo có gì thay đổi không?
- Lịch sử nhà Trần gắn liền với những sự kiện lịch sử nào?
Hoạt động 2:
+ GV cho h/s đọc SGK.
- GV giới thiệu, giảng giải.
+ GV đặt câu hỏi:
- Quan sát tranh SGK kể tên một số loại hình NT của thời Trần?
+ GV chia lớp thành 3 nhóm:
* Nhóm 1: Đọc SGK và nêu đặc điểm của kiến trúc?
- Chia làm mấy loại?
- Kiến trúc cung đình có những công trình nào?
- Nhà Trần đã cho xây dựng công trình kiến trúc Phật giáo nào?
* Nhóm 2: Đọc SGK và nêu vài nét về điêu khắc - trang trí?
- So sánh mối quan hệ giữa điêu khắc và trang trí với kiến trúc?
- Kể tên một số loại tượng?
- Chạm khắc có tác dụng gì?
- Đặc điểm riêng của chạm khắc?
- Hình Rồng có đặc điểm gì?
* Nhóm 3: Đọc SGK và nêu một vài nét về đồ Gốm?
- Gốm có đặc điểm gì? Có những loại gốm nào phát triển?
- Màu sắc? Nét vẽ?
- Đề tài?
Hoạt động 3:
Hoạt động 4:
+ GV đặt câu hỏi:
- Kiến trúc thời Trần có những công trình nào? Kể tên?
- Kể tên một số tác phẩm điêu khắc, chạm khắc?
- Đặc điểm cơ bản của MT thời Trần?
* Bài tập về nhà:
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Vài nét về bối cảnh xã hội
+ H/s đọc sách giáo khoa
- Nhà Lý -> Nhà Trần.
- Không. Chế độ TW tập quyền được củng cố, mọi kỷ cương thể chế được duy trì, phát huy.
- Chiến thắng quân Nguyên Mông, tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc được nâng cao, đất nước giàu mạnh tạo điều kiện cho NT phát triển.
Vài nét về Mĩ thuật thời Trần
+ H/s đọc sách
- MT thời Trần là sự tiếp nối MT thời Lý.
- MT thời Trần giàu chất hiện thực
- Kiến trúc, điêu khắc, trang trí đồ gốm.
1) Kiến trúc:
* H/s thảo luận theo nhóm
- Hai loại: KT cung đình và KT Phật giáo.
+ KT cung đình: Tu bổ thành TL và xây dựng cung điện Thiên Trường. Đặc biệt khu lăng mộ nổi tiếng: Lăng Trần Thủ Độ (TB) - Lăng An Sinh (QN).
+ KT Phật giáo: Xây dựng chùa Yên Tử (QN), chùa Bối Khê (HT), chùa Phổ Minh (Hà Nam), Tháp Bình Sơn.
2) Điêu khắc và trang trí
+ H/s thảo luận
- Luôn gắn liền với công trình kiến trúc, tượng phật được tạc nhiều, phật giáo phát triển.
- Tượng quan hầu, con thú ở lăng Trần Thủ Độ, tượng trâu, ngựa,… tượng sư tử ở chùa Thông (TH).
+ Trang trí làm tôn vẻ đẹp công trình kiến trúc.
+ Có chủ đề và bố cục độc lập: Rồng - Chùa Dâu (Bắc Ninh); dâng hoa tấu nhạc (Thái Lạc).
+ Thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý.
3) Gốm
+ H/s thảo luận
- Đặc điểm: Xương gốm dày, thô, nặng hơn thời Lý. Gốm gia dụng phát triển mạnh.
- Hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó.
- Chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu.
Đặc điểm mĩ thuật thời Trần
- Khoẻ, phóng khoáng Sức mạnh, lòng tự tin, tự hào của dân tộc.
- MT thời Trần kế thừa tinh hoa của MT thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu, chất phác.
- Tiếp cận yếu tố NT của các nước lân cận được bổ sung làm giàu nền NT dân tộc.
Đánh giá kết quả học tập
+ H/s trả lời hời Lý. Gốm gia dụng phát triển mạnh.
n.
Tuần 2 ( tiết 2)
Soạn :
Giảng:
Tiết 2: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái cốc và quả
(Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu:
- H/s biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
- Vẽ được cái cốc và quả dạng hình cầu.
- H/s biết cách sắp xếp bố cục đẹp và hợp lý.
- H/s yêu quý và giữ gìn đồ vật xung quanh mình.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Mẫu vẽ
- Tranh vẽ cái cốc và quả
- Hình 1 (Trang 3 - SGK)
b. Học sinh:
- Mẫu vẽ
- Đồ dùng học tập
2. Phương pháp:
Trực quan, vấn đáp, gợi mở, quan sát, luyện tập theo nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Nêu đặc điểm của MT thời Trần?
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
* GV cho h/s quan sát - tự sắp xếp mẫu:
- Mẫu bày như thế nào là hợp lý?
- Mẫu gồm vật nào?
- Vị trí của mẫu?
- Tỉ lệ của cốc và quả?
- Độ đậm nhạt giữa các vật?
- Hướng ánh sáng?
+ Cốc có dạng hình gì?
- Miệng cốc so với đáy như thế nào?
- So sánh chiều cao và chiều ngang của cốc?
- Sự khác nhau giữa cái cốc và hình trụ?
+ Quả có dạng hình gì?
- So sánh chiều cao và chiều ngang của quả?
- Phần nào nhận ánh sáng mạnh nhất? ánh sáng mạnh hay yếu?
Hoạt động 2:
+ GV treo hình minh hoạ cách vẽ
Hoạt động 3:
- GV quan sát học sinh, hướng dẫn h/s ước lược tỷ lệ vật mẫu
- Chú ý học sinh còn chậm
Hoạt động 4:
+ GV lựa chọn bài vẽ và treo bài vẽ, gọi h/s nhận xét về:
Hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, bố cục.
+ GV nhận xét, động viên học sinh.
* Bài tập về nhà:
Hoàn thành bài tập.
Quan sát – nhận xét
+ H/s bày mẫu theo nhóm
- Cái cốc và quả.
- Quả đứng trước cốc
- Tuỳ từng vật mẫu
- Dạng hình trụ
- Miệng rộng hơn đáy
- Chiều cao lớn hơn chiều ngang
- Dạng hình cầu.
- Gần bằng nhau.
Cách vẽ
+ H/s quan sát
1) Ước lượng tỉ lệ vẽ khung hình chung.
So sánh chiều cao - chiều ngang của mẫu
2) Ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình từng vật mẫu.
So sánh chiều cao - chiều ngang của từng vật mẫu với khung hình chung.
3) Ước lượng tỉ lệ các bộ phận rồi phác nét thẳng.
4) Vẽ chi tiết
5) Vẽ đậm nhạt: Phân hình các độ đậm nhạt trên mẫu.
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Vẽ cái cốc và quả có dạng hình cầu (Vẽ hình trên lớp)
Đánh giá kết quả học tập
+ H/s nhận xét bài của bạn tự chấm điểm.
Tuần 3 ( tiết 3)
Soạn :
Giảng:
Tiết 3: Vẽ trang trí
Tạo hoạ tiết trang trí
I. Mục tiêu:
- H/s hiểu được thế nào là hoạ tiết trang trí.
- Biết tạo hoạ tiết đơn giản và áp dụng vào bài vẽ trang trí.
- H/s thích môn trang trí và yêu nghệ thuật trang trí dân tộc.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Tranh MH cách tạo hoạ tiết trang trí
- Một số vật dụng trang trí
b. Học sinh:
- Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí
- Sưu tầm tranh ảnh về hoa lá.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Kiểm tra bài tập 2. Nhận xét chấm điểm
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
+ GV treo một số trực quan về hoạ tiết và bài vẽ trang trí rồi đặt câu hỏi:
- Hoạ tiết là những hình gì?
- Hoạ tiết là những hình ảnh như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- So sánh giữa hoạ tiết với hình ảnh thực?
- Khi trang trí cần chú ý điều gì khi tạo hoạ tiết?
GVKL: Hoạ tiết rất phong phú, đa dạng. Khi sử dụng tạo hoạ tiết cần đơn giản và cách điệu.
Hoạt động 2:
+ GV treo trực quan các bước cách tạo hoạ tiết trang trí.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu h/s lựa chọn màu. Quan sát h/s làm bài.
- Gợi ý h/s cách đơn giản, cách điệu. Chú ý học sinh yếu.
Hoạt động 4:
- GV lựa chọn bài vẽ của h/s. Gọi h/s nhận xét về cách chép – cách điệu và đặc điểm của mẫu.
- GV nhận xét lại, động viên học sinh.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài, tô màu cho hoạ tiết.
- Chuẩn bị cho bài sau.
Quan sát - nhận xét
- Hoa lá, chim thú, mây, nước.
- Gần gũi, quen thuộc với cuộc sống con người.
- Hoạ tiết thường cách điệu, đơn giản, cân đối hài hoà, vẫn giữ được đặc điểm của mẫu.
- Hình ảnh thực gồm: Gồm nhiều chi tiết không được đơn giản.
- Phù hợp vị trí đặt để hoạ tiết.
Cách tạo hoạ tiết trang trí
+ H/s quan sát
1) Lựa chọn nội dung hoạ tiết.
Chọn vật có dáng cân đối, đường nét rõ ràng. Lá sắn, gấc, lá bưởi, hoa cúc, sen,…
2) Quan sát mẫu thực
Ghi chép những mẫu ưng ý, giúp nắm rõ đặc điểm của mẫu vẽ.
3) Tạo hoạ tiết trang trí:
+ Đơn giản: Lược bỏ chi tiết không cần thiết.
+ Cách điệu: Sắp xếp lại các chi tiết, hình, nét sao cho cân đối, hài hoà.
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Chép một mẫu hoa, lá sau đó đơn giản và cách điệu tạo thành hoạ tiết.
- Trên lớp: Hoàn thành phần chép.
Đánh giá kết quả học tập
+ H/s quan sát, nhận xét và tự xếp loại.
- Chuẩn bị cho bài sau
Tuần 4 ( tiết 4)
Soạn :
Giảng:
Tiết 4: Vẽ tranh
Đề tài tranh phong cảnh
I. Mục tiêu:
- H/s hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- H/s biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản.
- H/s thêm yêu cảnh đẹp quê hương đất nước.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Tranh về phong cảnh quê hương.
- Tranh SGK
b. Học sinh:
- Sưu tầm tranh phong cảnh.
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Kiểm tra bài thực hành tiết 3. Nhận xét xếp loại.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Giáo viên
Học sinh
+ GV treo 1 tranh và 1 ảnh phong cảnh.
- Đâu là tranh phong cảnh?
- Đâu là ảnh phong cảnh?
- Khác nhau giữa tranh và ảnh phong cảnh như thế nào?
- Tranh lựa chọn hình ảnh đẹp.
- ảnh sao chép nguyên mẫu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
+ GV cho h/s xem một số tranh phong cảnh của các hoạ sĩ:
- Những bức tranh này vẽ về cảnh gì?
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
- Em thích bức tranh nào? Vì sao?
- Tranh phong cảnh vẽ về hình ảnh nào?
- Mỗi bức tranh đều phản ánh điều gì? Ví dụ?
- Tranh phong cảnh tạo cảm giác gì cho người xem?
- Em biết những hoạ sĩ nào nổi tiếng vẽ tranh phong cảnh? Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng mà em biết?
Hoạt động 2:
+ GV đặt câu hỏi:
- Cách vẽ tranh phong cảnh có khác với cách vẽ tranh đề tài khác không?
(Tranh phong cảnh có thể vẽ trực tiếp từ ký hoạ)
- GV treo trực quan
- Có nên đưa tất cả hình ảnh nhìn thấy vào tranh không?
Hoạt động 3
- GV quan sát h/s làm bài, gợi ý h/s chọn và cắt cảnh.
- Chú ý h/s yếu.
Hoạt động 4:
+ GV chọn một số bài rồi gọi h/s nhận xét về:
- Nội dung? Bố cục? Màu sắc? Hình ảnh?
- Em thích tranh nào? Vì sao?
+ GV nhận xét chung, động viên h/s.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị mẫu cho bài sau.
Tìm và chọn nội dung đề tài
+ H/s quan sát, trả lời
- Nhà cửa, cây cối, biển, núi, sông,… thêm hình ảnh con người.
- Phản ánh vẻ đẹp khác nhau của các miền quê.
VD: Phong cảnh miền núi, đồng bằng, nông thôn, đường phố,…
- Tạo cảm hứng vì diễn tả vẻ đẹp đa dạng phong phú của thiên nhiên rất gần gũi với con người.
- Lê vi tan, Mô nê, Lương Xuân Nhị,…
Cách vẽ
1) Chọn và cắt cảnh:
Chọn góc cảnh đẹp và hình ảnh điển hình.
2) Thể hiện:
- Vẽ phác toàn cảnh
- Vẽ từ bao quát đến chi tiết (Chính - phụ)
- Lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
- Vẽ màu sắc theo màu thiên nhiên và cảm xúc người vẽ.
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Vẽ một tranh phong cảnh mà em thích.
Trên lớp: Hoàn thành phần hình (màu sắc nếu có).
Đánh giá kết quả học tập
- H/s tự nhận xét và xếp loại
- Chuẩn bị cho bài sau
Tuần 5 ( tiết 5)
Soạn :
Giảng:
Tiết 5: Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí lọ hoa
I. Mục tiêu:
- H/s hiểu được cách tạo dáng và trang trí được một lọ cắm hoa theo ý thích.
- Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của đồ vật trong cuộc sống.
- H/s hiểu thêm vai trò của mĩ thuật trong đời sống hàng ngày và yêu thích phân môn trang trí.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Một số mẫu lọ hoa thật.
- Tranh minh hoạ phóng to tạo dáng – trang trí lọ hoa.
b. Học sinh:
- Mẫu lọ hoa.
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Kiểm tra bài thực hành tiết 4. Nhận xét cho điểm.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV cho h/s xem một số lọ hoa có hình dáng khác nhau (hoặc ảnh).
- Nhận xét gì về hình dáng lọ hoa này? Kích thước tỉ lệ?
- Cấu tạo chung về hình dáng lọ hoa như thế nào?
- Cách trang trí (sắp xếp) hoạ tiết ở lọ hoa như thế nào?
- Hoạ tiết được trải đầu khắp thân lọ hay được đặt ở phần trọng tâm?
- Hoạ tiết thường là hình gì?
- Màu sắc lọ hoa ntn ?
Hoạt động 2
+ GV treo minh hoạ cách tạo dáng trang trí.
Để lọ hoa đẹp độc đáo cần chú ý gì khi trang trí?
+ Chú ý : Khi chọn màu liên tưởng đến màu men, chất liệu tạo nên lọ
Hoạt động 3
- GV quan sát h/s làm bài, gợi ý học sinh sắp xếp hoạ tiết, chọn hoạ tiết
- Kịp thời sửa sai cho học sinh
Hoạt động 4
- GV lựa chọn 1 số bài vẽ của học sinh. Gọi học sinh nhận xét về cách tạo dáng, tỷ lệ và hình thức trang trí ?
- GV nhận xét ưu nhược điểm và động viên học sinh.
* Bài tập về nhà :
- Hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị mẫu cho bài sau
Quan sát - nhận xét
+ H/s nhận xét
- Nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau: Lọ cao, thấp, to, nhỏ, cổ ngắn, cổ lọ cao…
- Cấu tạo cân đối theo trục thẳng đứng.
- Phong phú, hài hoà, thống nhất theo nột phong cách.
- Hoạ tiết được trang trí ở cổ, vai, thân, đáy lọ hoa hoặc vẽ trọn vẹn từng mặt lọ hay đặt tự do.
- Hoa lá, chim thú, phong cảnh thiên nhiên, con người, nét hoặc mảng màu.
Nhiều màu phong phú.
Cách trang trí
+ H/s quan sát
1) Tạo dáng:
- Chọn kích thước của lọ( chiều cao – ngang) . Vẽ khung hình chữ nhật.
- Phác trục giữa
- Xác định tỷ lệ chiều cao - ngang của cổ vai thân đáy lọ.
- Vẽ nét tạo hình dáng lọ
2. Cách trang trí:
- Chọn chủ đề trang trí lọ (Phong cảnh hoa lá con vật….)
- Dựa vào hình dáng để sắp xếp hoạ tiết (To, nhỏ, xen kẽ, nhắc lại, tự do)
- Dùng ít màu (3 - 4 màu)
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu : Tạo dáng trang trí một lọ hoa
Trên lớp hoàn thành phần tạo dáng
Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nhận xét đánh giá bài của bạn
- Chuẩn bị cho bài sau
Tuần 6 (tiết 6)
Soạn :
Giảng:
Tiết 6: Vẽ theo mẫu
lọ hoa và quả (Vẽ hình)
I. Mục tiêu:
- H/s biết cách vẽ lọ hoa và quả (dạng hình cầu)
- Vẽ được hình gần giống mẫu, luyện tập cách quan sát cách sắp xếp theo mẫu
- H/s nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét, yêu mến và giữ gìn đồ vật
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Mẫu có dạng lọ hoa và quả
- Hình minh hoạ các bước
- Hình SGK
b. Học sinh:
- Mẫu vẽ
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập theo nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Kiểm tra bài thực hành tiết 5. Nhận xét cho điểm.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Giáo viên
Học sinh
- GV treo 1 số tranh tĩnh vật
- Tranh vẽ về gì?
- Em thích tranh nào?Vì sao?
GVKL: Mọi vật xung quanh ta đều có vẻ đẹp riêng nếu chúng ta biết chọn lọc đưa vào tranh thì sẽ tạo ra một tác phẩm đẹp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV yêu cầu bày mẫu theo từng bàn.
- Mẫu em bày đã hợp lý chưa? Vì sao?
- Tỉ lệ giữa các vật mẫu đã cân đối chưa?
+ GV bày mẫu và học sinh nhận xét cách bày mẫu
- Lọ hoa có hình dáng như thế nào?
- Lọ hoa có dạng hình gì?
- Bề mặt lọ hoa như thế nào?
- Quả dạng hình gì?
- So sánh sự khác nhau giữa các bộ phận lọ hoa?
- Độ đậm nhạt vật mẫu nào đậm hơn hay nhạt hơn?
- Độ đậm nhạt sẽ diễn ra như thế nào trên vật mẫu?
- Vật mẫu nằm trong khung hình gì?
Hoạt động 2
- GV treo minh hoạ cách vẽ
Hoạt động 3
_ GV nêu yêu cầu , quan sát học sinh làm bài
- Gợi ý học sinh cách ước lượng tỷ lệ mẫu
Hoạt động 4
-GV lựa chọn 1 số bài gợi ý học sinh nhận xét về :
- Tỷ lệ?
- Bố cục?
- Hình?
- GV nhận xét lại động viên học sinh
* Bài tập về nhà:
- Chẩn bị cho bài sau
Quan sát - nhận xét
+ H/s bày mẫu
- Lọ hình dáng cân đối
- Hình trụ
- Dạng hình cầu
- Miệng rộng - hẹp, cổ dài - ngắn, vai rộng - hẹp, thân to - nhỏ.
- (Chuyển dần từ từ nhẹ nhàng từ nhạt ú đậm nhạt)
Cách vẽ
+ H/s quan sát
1) Ước lượng tỷ lệ khung hình chung
- So sánh chiều cao - ngang lớn nhất của hai vật mẫu
2) Vẽ khung hình từng vật mẫu
Ước lượng chiều cao - ngang từng vật mẫu với khung hình chung
3) Vẽ các bộ phận của lọ
- Ước lượng tỷ lệ các bộ phận rồi phác nét thẳng
4) Vẽ chi tiết
Điều chỉnh lại hình cho giống mẫu
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Vẽ lọ hoa và quả (Vẽ hình)
Đánh giá kết quả học tập
+ H/s nhận xét bài của bạn, tự xếp loại
Tuần 7 (tiết 7)
Soạn :
Giảng:
Tiết 7: Vẽ theo mẫu
lọ hoa và quả (Vẽ màu)
I. Mục tiêu:
- H/s nhận xét được màu về lọ hoa và quả.
- Vẽ được lọ hoa và quả bằng màu có độ đậm nhạt theo cảm thụ riêng.
- Cẩm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Mẫu có dạng lọ hoa và quả
- Hình minh hoạ các bước
- Hình SGK
b. Học sinh:
- Mẫu vẽ
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập theo nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Kiểm tra bài thực hành tiết 6. Nhận xét cho điểm.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Giáo viên
Học sinh
- GV treo 1 số tranh tĩnh vật
- Tranh vẽ về gì?
- Em thích tranh nào?Vì sao?
GVKL: Mọi vật xung quanh ta đều có vẻ đẹp riêng nếu chúng ta biết chọn lọc đưa vào tranh thì sẽ tạo ra một tác phẩm đẹp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV bày mẫu như tiết 6
- Mẫu bày đã hợp lý chưa?
- Vị trí của vật mẫu?
- NX gì về hình dáng của lọ và quả?
- Màu của lọ và quả như thế nào?
- So sánh độ đậm nhạt của lọ và quả? Vì sao?
* GV treo tranh tĩnh vật màu
- Màu của vật mẫu trong tranh có những màu nào?
- Màu sắc đặt cạnh nhau có ảnh hưởng không?
- Có nên vẽ giống đúng màu của mẫu không? Vì sao?
Hoạt động 2
+ GV treo hình minh hoạ cách vẽ
- Chú ý tương quan hoà sắc giữa các màu.
Hoạt động 3
- GV quan sát h/s làm bài, gợi ý h/s cách phác hình, cách tìm màu, vẽ màu.
- GV chú ý một số h/s khá để các em hoàn thiện bài hơn
Hoạt động 4
- GV treo một số bài vẽ của h/s. Gọi h/s nhận xét về:
- Bố cục?
- Màu sắc và các độ đậm nhạt?
+ GV nhận xét chung, động viên h/s.
* Bài tập về nhà:
- Chuẩn bị đọc trước bài sau.
Quan sát - nhận xét
+ H/s bày mẫu như tiết 6 theo bàn
- Lọ hoa có hình dáng cân đối (Cổ cao, thấp, to, nhỏ,…)
- Quả có dạng hình cầu
- (Tuỳ theo từng mẫu)
- Không nên nhất thiết phải giống màu của vật mẫu mà dựa theo cảm xúc + màu mẫu vẽ để bài vẽ phong phú
Cách vẽ
+ H/s quan sát
1) Vẽ hình:
- Vẽ phác hình (Có thể dùng chì phác nhẹ hoặc màu nhạt)
- Phác mảng màu đậm nhạt của màu.
2) Vẽ màu:
- Nhìn mẫu tìm độ đậm nhạt của màu
- Vẽ màu gần giống mẫu
- Vẽ màu nền tạo không gian xa gần
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Vẽ lọ hoa và quả (Vẽ màu)
Đánh giá kết quả học tập
- H/s nhận xét theo cảm nhận, tự xếp loại một số bài.
Tuần 8 (tiết 8)
Soạn :
Giảng:
Tiết 8: Thường thức mĩ thuật
Một số công trình mĩ thuật thời trần
(1226 - 1400)
I. Mục tiêu:
- Củng cố và cung cấp cho học sinh một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần
- H/s hiểu thêm về mĩ thuật dân tộc, yêu thích nền nghệ thuật dân tộc và tự hào về truyền thống dân tộc.
- H/s nắm chắc về nền nghệ thuật thời trần nói riêng và nền nghệ thuật nói chung.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Tranh ảnh mĩ thuật thời trần
- Hình SGK
b. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh tài liệu
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm qua phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C……………………………………………….…………………………….……………………….………
* Kiểm tra: Kiểm tra bài thực hành tiết 7. Nhận xét cho điểm.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Giáo viên
Học sinh
- Kể tên 1 số CTMT thời trần?
- Mĩ thuật thời trần có đặc điểm gì?
GVKL: MT thời trần kế thừa tinh hoa của MT thời Lý
- Lăng Trần Thủ Độ, Chùa Yên Tử….
- Vẻ đẹp khoẻ khoắn phóng khoáng
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu bài qua phiếu học tập
* Nhóm 1: Mô tả tháp Bình Sơn và khu lăng mộ An Sinh?
+ Gợi ý:
- Thuộc thể loại nào?
- Xây dựng bằng chất liệu?
- Kích thước?
- Cấu tạo như thế nào? CM được điều gì?
- Vì sao tháp được coi là niềm tự hào của KT cổ Việt Nam?
Hoạt động 2
* Nhóm 2: Đọc SGK và nhận xét về tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ? Chạm khắc gỗ ở Chùa Thái Lạc?
+ Gợi ý:
- Kích thước?
- Cấu tạo hình?
- Được diễn tả như thế nào?
+ Chi tiết nào làm nổi bật nét đặc điểm của MT thời Trần?
- Nội dung?
- Bố cục?
- Cách tạo hình? (Chạm khắc)
+ GV phân tích bức chạm khắc (SGK trang 99).
+ GVKL: Qua bức chạm khắc -> NT chạm khắc gỗ của cha ông ta đạt trình độ cao về bố cục và cách diễn tả.
Hoạt động 3
+ GV đặt câu hỏi:
- Miêu tả một số nét về tháp Bình Sơn và lăng mộ An Sinh?
- Nhận xét gì về tượng Hổ.
+ GV đưa ra ý kiến, động viên học sinh.
* Bài tập về nhà:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị cho giờ sau KT 1 tiết.
Kiến Trúc
+ H/s thảo luận
* Nhóm 1:
+ Tháp Bình Sơn:
- Thuộc KT Phật giáo.
- XD bằng đất nung -> Tháp còn 11 tầng, cao hơn 15m (tầng trên đã bị hư hỏng).
- Tháp có mặt bằng vuông, càng lên cao càng thu nhỏ dần -> chứng tỏ người dân xây dựng đã biết tận dụng hiểu biết về KH -> CT bền vững, lâu dài.
- Tháp được trang trí bằng hoa văn.
- Tháp được XD: Cách tạo hình vững chắc, vật liệu bình dị, kĩ thuật khéo léo, chạm khắc công phu.
+ Khu lăng mộ An Sinh:
- KT cung đình (nơi chôn cất và thờ các vị vua Trần).
- Xây dựng ở chân núi: Các lăng mộ được xây cách xa nhau nhưng quy tụ 1 hướng là khu đền An Sinh.
- Ngoài ra xây dựng thêm nhiều toà điện miếu lớn -> tế lễ hàng năm.
Điêu khắc
* Nhóm 2:
+ Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ
- Gần như thực (dài 1,43m – cao 0,75m – rộng 0,64m)
- Thân hình thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn.
- Tạo hình khối đơn giản, dứt khoát, có cấu trúc chặt chẽ, diễn tả vẻ oai phong lẫm liệt của vị chúa sơn lâm -> Tăng vẻ uy nghi của lăng.
- Hình ảnh đuôi con hổ.
+ Chạm khắc gỗ Chùa Thái Lạc (Hưng Yên):
- Nội dung: Cảnh dương hoa tấu nhạc của người vũ nữ, nhạc công, chim thần thoại Kinari (nửa trên hình người, nửa dưới hình chim)
- Sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu và buồn tẻ bởi độ nông sâu khác nhau.
- Cách tạo khối tròn đầy tạo thêm sự êm đềm thanh tĩnh, phù hợp với không gian vừa thực vừa ảo của lớp hoa văn dày đặc.
Đánh giá kết quả học tập
- H/s trả lời và tự nhận xét.
Tuần 9 (tiết 9)
Soạn :
Giảng:
Tiết 9: Vẽ trang trí
Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật
(Kiểm tra 1 tiết)
I. Mục tiêu:
- H/s biết cách trang trí bề mặt một số đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách.
- H/s trang trí được một số vật có dạng hình chữ nhật.
- Thấy được khả năng của h/s qua cách trang trí.
- H/s yêu thích và giữ gìn đồ vật.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Tranh một số đồ vật có dạng hình chữ nhật.
b. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
……………………………..… 7A……………………………………………….……………..…………………….…………….………….
…………………………….…. 7B………………………………………………….…………………………………………….…..…………
……………………………… 7C…………
File đính kèm:
- My thuat 7.doc