Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.

- Bước đầu biết nhận xét, phân tích về tranh dân gian Đông Hồ.

- Biết vẽ màu vào tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm tranh của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

 - Phương pháp: Liên kết HS với tác phẩm.

 - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

* Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Tranh dân gian Đông Hồ.

- Hình minh hoạ sản phẩm cả HS.

* Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Các phiên bản tranh dân gian (nếu có)

- Giấy vẽ, tẩy, bút chì,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1: BÀI 10: ĐÀN GÀ CỦA EM . ( 5 tiết ) I. Mục tiêu: HS cần nắm được: - Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng của gà mái, gà trống, gà con. - Vẽ được con gà theo ý thích, tạo hình được con gà bằng các vật liệu khác. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: - Trực quan, gợi mở, luyện tập thực hành. 2. Hình thức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - Sách dạy mĩ thuật lớp 1. - Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con. - Hình minh hoạ các sản phẩm của học sinh. - Hình hướng dẫn cách vẽ và cách tạo hình đàn gà bằng các vật liệu khác nhau. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 1. - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 5 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng học tập. * Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm. - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Yêu cầu HS thuyết trình về sản phẩm của mình - Yêu cầu HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Em biết những gì về con gà? (Hình dáng, đặc điểm riêng, hoạt động, thói quen, thức ăn,...) + Em đã tạo hình con gà bằng những hình thức nào? Em thích cách thực hiện nào? Vì sao? + Em đã tạo hình con gà đang làm gì? + Em có thích tham gia tạo bức tranh của nhóm không? Vì sao? + Em và các bạn trong nhóm muốn kể câu chuyện gì về những chú gà trong sản phẩm của nhóm mình? (Đang làm gì? Ở đâu?...) + Em và các bạn trong nhóm có thuộc bài hát hay bài thơ nào có nội dung về gà không? Hãy trình bày bài hát hoặc bài thơ đó? - GV nhận xét tuyên dương HS tích cực tham gia thuyết trình, đặt câu hỏi. * Tổng kết chủ đề. - Gợi ý HS tạo con gà bằng các vật liệu khác. Có thể sử dụng các vật liệu có sẵn và dễ tìm như cốc giấy, thìa nhựa, giấy màu,... * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - HS thuyết trình về sản phẩm của mình - HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - HS kể về hình dáng, đặc điểm riêng, hoạt động, thói quen, thức ăn,...của gà. - HS nêu cách tạo hình con gà của mình. - HS nêu cách tạo hình con gà đang hoạt động. Nêu cảm nghĩ khi thực hiện bức tranh của nhóm. - HS kể chuyện về những chú gà trong sản phẩm của nhóm mình. - HS thi hát các bài hát và đọc thơ về gà. KHỐI 2 BÀI 10: TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ ( 2 tiết ) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ. - Bước đầu biết nhận xét, phân tích về tranh dân gian Đông Hồ. - Biết vẽ màu vào tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian. - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm tranh của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Liên kết HS với tác phẩm. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: * Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Tranh dân gian Đông Hồ. - Hình minh hoạ sản phẩm cả HS. * Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Các phiên bản tranh dân gian (nếu có) - Giấy vẽ, tẩy, bút chì, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt đông 1: Hướng dẫn trải nghiệm, liên kết với tác phẩm. * Vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian. - Yêu cầu HS quan sát hình 10.3, SHMTL2 để nhận ra cách thực hiện vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian. - Nêu câu hỏi gợi mở để giúp HS có ý tưởng vẽ màu vào bức tranh ở hình 10.4, SHMTL2. * Câu hỏi gợi ý: + Theo em bức tranh ở hình 10.4, SHMTL2 đã hoàn chỉnh chưa? + Em định vẽ những màu gì cho hình ảnh gà mẹ? Những màu gì cho hình ảnh gà con? + Em định vẽ màu gì vào nền bức tranh? * GV lưu ý HS: Khuyến khích vẽ kín nền tranh, chọn màu có màu đậm, màu nhạt cho hài hòa và nổi bật hình ảnh chính. + Không nên đặt màu giống nhau bên cạnh nhau. + Có thể vẽ màu nền hoặc vẽ màu không nền cho bức tranh. * GV tóm tắt cách vẽ tranh dân gian: + Quan sát tranh. + Vẽ hình ảnh cân đối vào trang giấy. + Vẽ màu có đậm, nhạt. + Vẽ lại các nét bằng màu đậm để làm nổi bật hình ảnh. - GV quan sát, giúp đỡ HS. * Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Yêu cầu HS thuyết trình về sản phẩm của mình - Yêu cầu HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Em vẽ lại bức tranh dân gian nào? + Vì sao em thích thể hiện bức gtranh đó? + Em có nhận xét gì về bức tranh của mình? + Em có cảm nhận gì sau khi được thưởng thức và tìm hiểu về tranh dân gian? + Em thích bức tranh nào của các bạn trong nhóm? Em có nhận xét gì về bức tranh của bạn? * Tổng kết chủ đề: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài. - GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ. * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - HS quan sát hình 10.3, SHMTL2 để nhận ra cách thực hiện vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian. - HS đọc lại ghi nhớ ở SHMTL2 T.46. - HS nêu lại cách vẽ lại tranh dân gian. - HS thực hành vẽ vào SHMTL2. - HS trưng bày sản phẩm. KHỐI 3 BÀI 10 CỬA HÀNG GỐM SỨ (3 tiết). I. MỤC TIÊU: - HS hiểu và nêu được đặc điểm hình dạng, cách trang trí của một số đồ gốm,sứ như: lọ hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa... - HS nặn và tạo được mốt số sản phẩm như: lọ hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa... - HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình của nhóm II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Sử dụng quy trình Tiếp cận theo chủ đề. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: * Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 3. - Một số hình ảnh về lọ hoa, chậu cảnh, bát, đĩa, ...hoặc đồ thật (nếu có) - Bài nặn cùng chủ đề của HS (nếu có). * Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 3. - Đất nặn, dao cắt đất, bảng con - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng học tập *Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành + Hoạt động cá nhân: - Yêu cầu HS tạo dáng và trang trí một số đồ vật như lọ hoa, chậu cảnh, bát, ấm chén,...theo ý thích. - GV quan sát hướng dẫn HS. + Hoạt động nhóm: - Hướng dẫn HS hợp tác nhóm để chuẩn bị trưng bày sản phẩm và giới thiệu sản phẩm. - Gợi ý, hướng dẫn HS cách trưng bày sản phẩm của nhóm mình như một cửa hàng gốm, sứ. * Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. - HS tạo dáng và trang trí cá nhân một số đồ vật như lọ hoa, chậu cảnh, bát, ấm chén,...theo ý thích. - HS thảo luận, trao đổi trong nhóm về cách trưng bày và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. - HS lắng nghe cách hướng dẫn của GV. KHỐI 4: BÀI 9: SÁNG TẠO HỌA TIẾT, TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ ĐỒ VẬT ( 4 tiết ) . I. MỤC TIÊU: - HS hiểu sơ lược về họa tiết trang trí . - HS vẽ được họa tiết theo ý thích . - HS tạo dáng được đồ vật và sử dụng họa tiết để trang trí. - HS phát huy trí tưởng tượng để phát triển sản phẩm . - HS giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình ,của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: -Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4 - GV: Tranh (ảnh) một số họa tiết hoa lá , con vật. Hình minh họa cách vẽ họa tiết Một số đồ vật có trang trí họa tiết . Bài vẽ của HS năm trước . 2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 4. - Màu vẽ, giấy vẽ, bìa, giấy màu, kéo, hồ dán... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 3 Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng học tập HĐ3: Hướng dẫn cách thực hành. + Sáng tạo họa tiết và tạo kho hình ảnh: - Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 SHMTL4 để tham khảo họa tiết đối xứng và họa tiết tự do để có ý tưởng sáng tạo riêng. + Tạo dáng và trang trí đồ vật: - Yêu cầu HS tạo dáng đồ vật theo ý thích. - GV hướng dẫn HS trang trí đồ vật theo những cách sau: + Chọn họa tiết trong kho hình ảnh phù hợp với đồ vật được tạo dáng rồi dán vào vị trí thích hợp + Chọn họa tiết trong kho hình ảnh rồi vẽ lại hoặc can lại vào dồ vật cho phù hợp với kích thước. - GV quan sát hướng dẫn. - Yêu cầu HS vẽ màu vào đồ vật làm họa tiết thêm nổi bật. + Sáng tạo thêm các hình ảnh khác - Yêu cầu HS thực hành vẽ họa tiết và xây dựng kho họa tiết trang trí - Yêu cầu HS thực hành tạo dáng đồ vật và sử dụng họa tiết từ kho họa tiết để trang trí đồ vật * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo. - HS quan sát 9.3 SHMTL4 để tham khảo họa tiết đối xứng và họa tiết tự do để có ý tưởng sáng tạo riêng. - HS tạo dáng đồ vật theo ý thích. - HS lắng nghe cách thực hiện. - HS nêu lại cách thực hiện. - HS thực hành. - HS vẽ màu vào đồ vật làm họa tiết thêm nổi bật. - HS thực hành vẽ họa tiết và xây dựng kho họa tiết trang trí. - HS thực hành tạo dáng đồ vật và sử dụng họa tiết từ kho họa tiết để trang trí đồ vật. KHỐI 5 Bài 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH (3 tiết) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được đặc điểm của một số trang phục quen thuộc. - Biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé/ cắt dán, kết hợp với những chất liệu khác theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình: + Vẽ cùng nhau. + Tạo hình từ vật tìm được. + Vẽ theo âm nhạc. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN + GV chuẩn bị: Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Hình ảnh các trang phục có kiểu dáng và trang trí đẹp. - Hình minh hoạ cách thực hiện trang phục. + HS chuẩn bị: Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, các vật liệu tìm được (giấy báo, giấy gói quà, giấy gói hoa, vải vụn, sợi len)... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng học tập * Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. - Yêu cầu HS khác cùng tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - GV đặt cẩu hỏi gợi mở: + Em đã tạo được sản phẩm thời trang gì? Sản phẩm thời trang đó là đặc trưng cho vùng miền nào? Được sử dụng vào dịp nào, mùa nào? + Em đã trang trí cho sản phẩm thời trang của mình như thế nào? + Em đã dùng những chất liệu gì để sáng tạo sản phẩm? + Em có nhận xét gì về sản phẩm của các bạn trong lớp? * Tổng kết chủ đề: - Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài. * Vận dụng sáng tạo: - Gợi ý HS tạo hình trang phục cho mình và bạn để sử dụng trong buổi hoạt động ngoại khóa. - Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo. - HS trưng bày sản phẩm. - HS thuyết trình về sản phẩm của mình. - HS khác cùng tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_25_nam_hoc_2017_2018.doc