Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được: môi trường thiên nhiên là tất cả cây cỏ, hoa lá, sông biển, không khí .bao quanh chúng ta;

- Thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường;

- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- Phương pháp:: + Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành.

 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Tranh ảnh về chủ đề môi trường.

- Hình minh hoạ cách vẽ.

- Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc8 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1: BÀI 12: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU ( 3 tiết ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được những hình ảnh và màu sắc trong bức tranh. - Nêu được nội dung của đề tài bức tranh và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh yêu thích. - Phát triển được kĩ năng phân tích và đánh giá tác phẩm mĩ thuật - Thể hiện được bức tranh có nội dung và chủ đề với tác phẩm được xem. - Giới thiệu, nhận xét nêu được cảm nhận và sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: - Liên kết HS với tác phẩm. 2. Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: - Tranh ảnh về gia đình - Các bước vẽ tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu” - Sách học Mĩ thuật lớp 1. 2. Học sinh. - Giấy A4, sách học Mĩ thuật lớp 1, chì, màu, kéo, đất nặn, giấy màu, bìa, hồ.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Tiết 2 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh * Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng HS *Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. - Yêu cầu HS nêu cách lựa chọn nội dung cho bức tranh mình vẽ. - Yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ. - GV cho HS vẽ một bức tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu”. Có thể vẽ lại một trong hai bức tranh trong hình 12.1 theo cảm nhận của mình. Lưu ý: Vẽ hình cân đối với khổ giấy, vẽ thêm hình ảnh phụ, vẽ màu sắc hài hòa có đậm có nhạt để cho bức tranh sinh động hơn. - GV quan sát hướng dẫn HS. * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo. - HS nêu cách lựa chọn nội dung cho bức tranh mình vẽ. - HS nêu lại các bước vẽ: + Vẽ hình ảnh chính (Vừa với phần giấy, sắp xếp ở vị trí trọng tâm của bức tranh). +Vẽ hình ảnh phụ (Phù hợp với hình ảnh chính). + Vẽ màu, kết hợp màu sắc đậm nhạt). - HS thức hành vẽ một bức tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu” trên giấy A4. KHỐI 2: Bài 11 MÔI TRƯỜNG QUANH EM (3 tiết ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được: môi trường thiên nhiên là tất cả cây cỏ, hoa lá, sông biển, không khí.bao quanh chúng ta; - Thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường; - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp:: + Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Tranh ảnh về chủ đề môi trường. - Hình minh hoạ cách vẽ. - Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 3 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh *Ổn định tổ chúc lớp: - Cho học sinh hát. - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS *Hoạt động 4:Tổ chức trưng bày giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình - Cho các nhóm thảo luận 5 đến 7 phút để chuẩn bị thuyết trình. + Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Khuyến khích các nhóm thuyết trình theo phương pháp kể chuyện và minh họa. - Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác trong nhóm bổ sung. - GV và các thành viên nhóm khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn. - Nhận xét khen ngợi các nhóm : Giáo dục HS thông qua các bức tranh. * Vận dụng sáng tạo: - Thể hiện một bức tranh bằng chất liệu khác kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường - Làm một thùng rác đơn giản từ các vật liệu dễ tìm để tại góc học tập. - Cả lớp hát - Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra, báo cáo. - HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV. - Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm trong nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn. - Tự nhận xét vào SHMTL2. - Vẽ một bức tranh bằng chất liệu khác kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. - Tìm vật liệu và trang trí thành thùng rác để ở góc học tập. KHỐI 3: Bài 12: TRANG PHỤC CỦA EM I. MỤC TIÊU: - Nhận ra được vẻ đẹp và đặc điểm của trang phục nam, nữ lứa tuổi học sinh tiểu học - Vẽ và trang trí được trang phục theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp:: + Sử dụng quy trình: Tiếp cận theo chủ đề. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Tranh ảnh về trang phục lứa tuổi tiểu học - Hình minh hoạ cách vẽ. - Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Khởi động: - GV vẽ hình người lên bảng, yêu cầu HS lên vẽ thêm trang phục cho hình vẽ đó. Sau đó GV giới thiệu chủ đề. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. - GV cho HS quan sát hình 12.1 SHMTL3 theo nhóm để tìm hiểu về kiểu dáng. Màu sắc, chi tiết trang trí,... của từng loại trang phục. - Trang phục nam có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...? - Trang phục nữ có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...? - Các chi tiết trang trí thường nằm ở bộ phận nào của trang phục? - Các trang phục trong hình sử dụng cho những mùa nào? - Giáo viên cho học sinh xem mẫu quần áo đã chuẩn bị Giáo viên chót ý: Mỗi trang phục đều có đặt điểm riêng tùy theo mục đích sử dụng mà kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải, chi tiết trang trí khác nhau, phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện - Trải nghiệm với vai trò nhà thiết kế thời trang bằng cách vẽ thêm các họa tiết trang trí và vẽ màu hoàn chỉnh cho hình chiếc váy, áo quần trong hình 12.1 SHMTL3. - Nêu cách thực hiện thiết kế trang phục theo cách hiểu của em? GV tóm tắt: Cách tạo dáng trang phục * Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục( nam, nữ, lớn tuổi, nhỏ tuổi,..). Xác định trang phuc này sẽ dùng trong mùa nào ( xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào (đi hoc, đi chơi, đi dã ngoại,) * Vẽ hình dáng của trang phục( quần, áo, váy, mũ..) * Tạo thêm các họa tiết trang trí cho trang phục. * Vẽ màu( Theo ý thích) Cho học sinh xem bài tham khảo hình 12.3 SHMTL3 trang 60 - Giáo viên yêu cầu học sinh trang trí hình 12.2 SHMTL3. * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị Tiết 2 ( giấy A3, giấy màu, màu, kéo). - HS lên vẽ thêm trang phục cho hình vẽ. - HS quan sát hình 12.1 SHMTL3 theo nhóm để tìm hiểu về kiểu dáng. Màu sắc, chi tiết trang trí,... của từng loại trang phục. - HS thảo luận trả lời câu hỏi - HS quan sát mẫu quần áo do GV chuẩn bị. - Học sinh nêu cách thực hiện - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS trang trí hình 12.2 SHMTL3. KHỐI 4 Bài 11. EM THAM GIA GIAO THÔNG. ( 4 tiết ). I. Mục tiêu : - Hiểu biết về giao thông và tham gia giao thông an toàn. - Biết cách thực hiện và tạo hình được sản phẩm bằng hình thức vẽ; xé/ cắt dán giấy; nặn, tạo hình từ vật tìm được. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. Giới thiệu , nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: - Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau, 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: *Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4. - Mẫu thật về một số đồ vật - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy báo, bìa, giấy màu, kéo, hồ dán,.. *Học sinh : + Sách học mĩ thuật 4. + Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh * Khởi động: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Di chuyển theo tín hiệu đèn” GV cầm 3 hình tròn với ba màu xanh, đỏ, vàng. Yêu cầu HS tham gia sẽ di chuyển theo tín hiệu đèn. *HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. -Yêu cầu HS quan sát H11.1 và H12.2 để thảo luận để tìm hiểu nội dung chủ đề giao thông - Gọi đại diện nhóm lên chỉ vào tranh minh họa và nói theo yêu cầu. * Câu hỏi gợi mở: + Em tham gia giao thông khi nào? Ở đâu? Bằng phương tiện gì? + Khi tham gia giao thông em thấy xung quanh có những phương tiện nào khác? + Qua những hình ảnh đã quan sát, em thấy ảnh nào chụp cảnh giao thông không an toàn? + Em đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông? - Yêu cầu HS quan sát hình 11.2 SHMTL4, thảo luận và tìm hiểu nội dung và các hình thức thể hiện tranh về chủ đề giao thông. * Câu hỏi gợi ý: + Các bức tranh thể hiện hình ảnh giao thông bằng phương tiện gì? Ở đâu? + Bức tranh nào thể hiện giao thông an toàn, người tham gia giao thông có ý thức văn hóa? Bức tranh nào thể hiện giao thông không an toàn? + Em thích bức tranh nào? Vì sao? + Bức tranh em thích được tạo hình bằng chất liệu gì? Em hình dung ra cách thực hiện như thế nào? + Em sẽ chọn nội dung nào để thể hiện chủ đề “Em tham gia giao thông”? + Trong tranh của em sẽ có những hình ảnh nào? Em sẽ hợp tác với các bạn như thế nào để thể hiện bức tranh chung của nhóm? - Nhận xét, chốt lại ý đúng. -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SHMTL4 trang 62 * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. * GV nhấn mạnh về ý thức chấp hành giao thông của học sinh. - HS tham gia chơi di chuyển theo tín hiệu đèn. - Quan sát và thảo luận nhóm 2 : - HS quan sát H11.1 và H12.2 để thảo luận, và ghi kết quả ra giấy nháp. - Đại diện các nhóm chỉ vào tranh minh họa và nói theo yêu cầu trước lớp. - HS quan sát hình 11.2 SHMTL4, thảo luận và tìm hiểu nội dung và các hình thức thể hiện tranh về chủ đề giao thông. - Đại diện các nhóm trả lời. - HS các nhóm khác nhận xét- Bổ sung. - HS đọc ghi nhớ SHMTL4 trang 62. KHỐI 5 Bài 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT ( 2 tiết ) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật. - Vẽ được tranh biểu cảm đồ vật - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình của bạn II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp : Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Hình vẽ biểu cảm các đồ vật khác nhau. - Mẫu vẽ bình nước, ấm tích, chai, lọ hoa, ca, cốc,... - Hình minh hoạ cách vẽ biểu cảm các đồ vật. 2.HS : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5. - Một số đồ vật như bình nước, ấm tích, chai, lọ hoa, ca, cốc,...để làm mẫu vẽ. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, ... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh * Kiểm tra đồ dùng của HS Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. - Giáo viên đặt mẫu cho HS vẽ cá nhân. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ không nhìn giấy. - GV quan sát hướng dẫn HS. - Yêu cầu HS vẽ thêm các nét (chiều dọc, chiều ngang, hoặc bao quanh hình vẽ theo cảm xúc). - GV yêu cầu HS vẽ màu biểu cảm theo ý thích. - GV lưu ý khuyến khích HS mạnh dạn đưa tay để hình vẽ không quá nhỏ. *Hoạt động 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm - GV cho HS trưng bày sản phẩm của mình + Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác bổ sung. - GV và các thành viên khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của lớp. - Nhận xét tiết học. * Vận dụng sáng tạo: - Gợi ý HS vẽ một đồ vật theo trí tưởng tượng, quan sát mẫu hoặc vẽ theo trí nhớ dưới hình thức không nhìn giấy. - Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra báo cáo. - HS quan sát cách vẽ. - HS quan sát mẫu vẽ không nhìn giấy. - HS vẽ thêm các nét (chiều dọc, chiều ngang, hoặc bao quanh hình vẽ theo cảm xúc). - Vẽ màu biểu cảm theo ý thích. - HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV. - Lần lượt mỗi HS lên thuyết trình về các sản phẩm của mình theo các hình thức khác nhau, HS khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho bạn. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đặt câu hỏi bổ sung. - HS ghi nhận xét vào SHMTL5.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_30_nam_hoc_2017_2018.doc