I. MỤC TIÊU :
- Hiểu biết về nguồn gốc, nội dung và vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.
- Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc.
- Trải nghiệm, liên kết với tác phẩm bằng hình thức in mộc bản ( nếu có ) vẽ màu vào hình tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: - Liên kết HS với tác phẩm.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4
+ Tranh ảnh, phù hợp với nội dung chủ đề
+ Hình minh họa mô phỏng tranh dân gian của HS.
2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 4.
- Bài viết, ảnh chụp về tranh dân gian Việt Nam (Nếu có)
- Giấy vẽ, màu vẽ,.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
7 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 34 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 1:
BÀI 13: KHU NHÀ NƠI EM Ở
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU.
- Nhận ra và nêu được đặc điểm cơ bản của một vài ngôi nhà đơn giản.
- Vẽ và trang trí được ngôi nhà theo ý thích.
- Biết hợp tác nhóm để tạo ra khu nhà nơi em sống.
- Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình,nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: - Sử dụng quy trình Xây dựng cốt truyện, vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân.
+ Hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên.
- Tranh vẽ về đề tài ngôi nhà, một số tranh của học sinh.
- Các bước vẽ tranh theo chủ đề
- Sách học Mĩ thuật lớp 1.
2. Học sinh.
- Sách MTH lớp 1,giấy vẽ A4, A3, chì, màu, tẩy, giấy màu, keo dán, các vật liệu dạng hộp, đất nặn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3
Giáo viên
Học sinh
* Khởi động:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
* Hoạt động cá nhân:
- GV hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân.
+ Vẽ ngôi nhà và trang trí theo ý thích.
+ Hướng dẫn HS cắt hoặc xé rời hình ngôi nhà ra khỏi tờ giấy để tạo kho hình của nhóm ( hình 13.5 Sách MTH tr 60)
+ Gợi ý HS có thể vẽ thêm cây cối, hàng rào, con vật,cho sinh động.
* Hoạt động nhóm:
- GV cho HS thực hiện theo nhóm 4
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các ngôi nhà thành khu nhà, hướng dẫn các em dán lên tờ giấy khổ lớn (A2)
* Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác để tạo thành bức tranh sinh động hơn (hình 13.6 trang 61/ sách HMT). Chú ý sắp xếp bố cục cho cân đối, nổi bật được hình ảnh chính, màu sắc có đậm có nhạt..
* Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- HS thực hiện cá nhân, vẽ và tô màu theo ý thích.
- HS thực hành cắt hoặc xé rời hình ngôi nhà ra khỏi tờ giấy để tạo kho hình của nhóm ( hình 13.5 Sách MTH tr 60)
+ HS vẽ thêm cây cối, hàng rào, con vật,cho sinh động.
- HS hoạt động theo nhóm 4
- Các bạn trong nhóm sắp xếp các ngôi nhà thành khu nhà.
- HS vẽ thêm các hình ảnh khác để tạo thành bức tranh sinh động hơn
KHỐI 2:
BÀI 14 : EM TƯỞNG TƯỢNG TỪ BÀN TAY
( 2 tiết).
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được sự cân đối của đôi bàn tay
- Sáng tạo và tưởng tượng ra nhiều hình ảnh từ đôi bàn tay
- Biết sử dụng đường nét, màu sắc để trang trí.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về nhóm mình, nhóm bạn
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp:: + Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
- Các sản phẩm của HS.
- Hình cách vẽ tưởng tượng từ bàn tay.
- Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2.
Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, keo dán.....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động:
- Cùng HS làm một số động tác tạo hình từ đôi bàn tay. Sau đó GV giới thiệu chủ đề.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Quan sát hình ảnh, tranh..
- Bàn tay có cấu tạo như thế
nào (bàn tay, ngón tay....)
- Em tưởng tượng gì về hình ảnh đôi bàn tay?
- Bàn tay nằm ngang, nằm thẳng đứng, bàn tay xòe...
- Sự chuyển động của đôi bàn tay, các ngón tay ta sẻ tạo ra các hình ảnh khác nhau (hình 14.2)
- Hình ảnh đôi bàn tay có thể tượng tượng được nhiều ảnh đẹp. Vd hình con vật, cá, mèo, thỏ chim...
- Hình ảnh cây, hoa ,lá
- Hình trang trí đôi găng tay.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn cách thực hiện
- Cách thực hiện tạo dáng hình đôi bàn tay.
- Áp bàn tay lên mặt giấy theo chiểu thẳng đứng hoặc nằm ngang, ngón tay khép hoặc mở...
- Vẽ hoặc in lại đường viền bàn tay.
- Vẽ sáng tạo thêm chi tiết và trang trí để được sản phẩm đẹp.
- Màu vẽ theo ý thích.
* Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS quan sát và tưởng tượng các hình ảnh.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- Học sinh chú ý xem đôi bàn tay của mình và thảo luận đưa ra kết quả
- Học sinh quan sát nhận ra được hình ảnh gì của bàn tay bạn
- Học sinh chú ý tham khảo một số sản phẩm trong hình và có ý tưởng tượng tượng cho mình.
- HS nêu lại cách thực hiện.
KHỐI 3:
BÀI 13: CÂU CHUYỆN EM YÊU THÍCH
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được nội dung,biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa.
- Thể hiện được bức tranh vẽ câu chuyện yêu thích, thể hiện bằng hình thức vẽ.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp:: + Sử dụng qtrình: Vẽ cùng nhau, Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn, Xây dựng cốt truyện.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Một số tranh ảnh gần gủi với HS.
- Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo dán
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 2
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
* Khởi động:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
*Hoạt động cá nhân:
- Yêu cầu HS lựa chọn và thống nhất nội dung câu chuyện yêu thích để tạo hình nhân vật và các hình ảnh liên quan.
*GV hướng dẫn và nhắc nhở HS:
+ Vẽ hình ảnh nhân vật và bối cảnh phù hợp với nội dung câu chuyện.
+ Sử dụng dường nét và màu sắc để thể hiện rõ tính cách của nhân vật. (VD: Nhân vật thiện, nhân vật ác,...)
+ Hướng dẫn HS cắt hoặc xé rời nhân vật ra khỏi tờ giấy (Có thể tạo nhân vật con rối)
* Hoạt động nhóm:
- Gợi ý HS thảo luận nhóm, sắp xếp nhân vật, bối cảnh để thành bức tranh hoàn thiện của nhóm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng tuần sau.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- HS lựa chọn và thống nhất nội dung câu chuyện yêu thích để tạo hình nhân vật và các hình ảnh liên quan.
- HS cắt hoặc xé rời nhân vật ra khỏi tờ giấy (Có thể tạo nhân vật con rối)
- HS thảo luận nhóm, sắp xếp nhân vật, bối cảnh để thành bức tranh hoàn thiện của nhóm.
KHỐI 4:
Bài 12. TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM.
(2tiết).
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu biết về nguồn gốc, nội dung và vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.
- Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc.
- Trải nghiệm, liên kết với tác phẩm bằng hình thức in mộc bản ( nếu có ) vẽ màu vào hình tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: - Liên kết HS với tác phẩm.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : - Sách học mĩ thuật lớp 4
+ Tranh ảnh, phù hợp với nội dung chủ đề
+ Hình minh họa mô phỏng tranh dân gian của HS.
2. Học sinh : - Sách học mĩ thuật 4.
- Bài viết, ảnh chụp về tranh dân gian Việt Nam (Nếu có)
- Giấy vẽ, màu vẽ,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
* Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi dân gian kết hợp đọc bài đồng dao: “Chi chi chành chành”. Sau đó GV giới thiệu bài.
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
HĐ 1: Hướng đẫn tìm hiểu sơ lược về tranh dân gian.
-Yêu cầu HS quan sát H12.1,thảo luận tìm hiểu câu gợi ý SHMT tr 67
- GV cho học sinh nhận biết về tranh dân gian Việt Nam qua gợi ý ở phần ghi nhớ.
- Cho HS quan sát giấy dó.
- Nhấn mạnh lại cách in tranh bằng bảng khắc gỗ của 2 dòng tranh lớn : Đông Hồ và Hàng Trống.
HĐ 2: Xem tranh “Cá chép trông trăng” (tranh Hàng Trống) và “Cá chép” (tranh Đông Hồ).
- Giới thiệu tranh
+ Tranh cá chép trông trăng có những hình ảnh nào?
+ Tranh cá chép có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh cá chép ở cả hai bức tranh được thể hiện như thế nào?
+ Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 bức tranh
- Cho học sinh nhận biết về đường nét, màu sắc trên từng loại tranh (ghi nhớ SHMTL4)
3. Củng cố- dặn dò:
- Vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng tuần sau.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau đối với mỗi bức tranh:
+ Hình ảnh gì, đường nét, màu sắc của từng bức tranh?
+ Em thích bức tranh nào, em hiểu nội dung và ý nghĩa của từng bức tranh đó như thế nào?
- HS chia sẻ ý kiến của mình
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SHMT tr67
- Cá chép, đàn cá con, mặt trăng và rong rêu.
- Cá chép, đàn cá con, và những bông hoa sen
- Hình ảnh cá chép như đang vẫy đuôi để bơi, các bộ phận nư vây, mang, vẩy cá được thể hiện rất đẹp.
- Học sinh quan sát và so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 bức tranh
- HS đọc ghi nhớ SHMTL4.
KHỐI 5 :
BÀI 13: XEM TRANH “ BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC”
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Biết sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Nêu được hình ảnh, màu sắc, nội dung và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh “ Bác Hồ đi công tác “.
- Thể hiện được bức tranh về Bác Hồ hoặc mô phỏng lại nội dung của tác phẩm được xem.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : Liên kết HS với tác phẩm và quy trình:
+ Vẽ cùng nhau
+ Tạo hình ba chiều
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1.GV : Sách học sinh mĩ thuật lớp 5.
- Tranh “ Bác Hồ đi công tác” và một số bức tranh khác của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Hình minh hoạ cách vẽ tạo sản phẩm mô phỏng theo tranh "Bác Hồ đi công tác”.
- Một số câu chuyện về Bác Hồ.
2.HS: - Sách học sinh mĩ thuật lớp 5.
- Một số câu chuyện về Bác Hồ.
- Giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, keo dán, các vật tìm được..
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
* Khởi động:
- Cho cả lớp hát bài hát về Bác Hồ.
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu:
*Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Văn Thụ.
- Yêu cầu HS tìm hiểu và nắm được vài nét sơ lược về cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Thụ
- Tiểu sử của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Sự nghiệp và phong cách sáng tác.
*Xem tranh “ Bác Hồ đi công tác.”
- Quan sát bức tranh hình 13.1 SHMTL5 để tìm hiểu về chất liệu, hình ảnh, dáng vẻ, phong thái, màu sắc.
- Yêu cầu HS đọc những thông tin trong sách HMTL5 về bức tranh “Bác Hồ đi công tác”
- Tham khảo một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Văn Thụ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Quan sát hình 13.3 để nhận ra một số cách tạo sản phẩm mô phỏng lại tranh “ Bác Hồ đi công tác”.
- Yêu cầu HS quan sát một số sản phẩm trong hình 13.4 để có thêm ý tưởng thực hiện mô phỏng lại tranh” Bác Hồ đi công tác”.
3.Củng cố- dặn dò:
- Vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng tuần sau.
- Cả lớp hát.
- Ban kiểm tra đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- HS đọc tiểu sử SHMTL5 và thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu tiểu sử, sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- HS quan sát tranh và trả lời.
- HS đọc những thông tin trong sách HMTL5 về bức tranh “Bác Hồ đi công tác”
- HS xem tranh hình 13.2 SHMTL5
- HS quan sát hình 13.3 SHMTL5.
- Quan sát một số sản phẩm trong hình 13.4 để có thêm ý tưởng thực hiện mô phỏng lại tranh” Bác Hồ đi công tác”.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_tuan_34_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_chau.doc