Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.

- Tạo hình được mặt nạ con thú.

- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- Phương pháp: Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện.

- Hình thức: - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Giáo viên: Tranh, ảnh, bút dạ, bút sáp, chì màu,

- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu,

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 4 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 1 TUẦN 4 BÀI 2: SẮC MÀU EM YÊU Số tiết dạy: 2 tiết. I. MỤC TIÊU: - Nhận ra và nêu được màu sắc của các sự vật trong tự nhiên và các đồ vật xung quanh. - Nhận biết được ba màu chính : đỏ, lam, vàng. - Biết cách sử dụng màu sắc để vẽ theo ý thích. - Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Gợi mở, trực quan, thực hành - Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. Hoạt động cá nhân III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV: Tranh, ảnh thiên nhiên có màu sắc đẹp. HS: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU TIẾT 2 Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng của HS HĐ3: Hướng dẫn thực hành Cho HS hoạt động cá nhân. - Yêu cầu HS quan sát H2.6 để tham khảo cho bài làm. + Vẽ các hình ảnh theo ý thích bằng cách phối hợp ba màu đỏ, vàng, lam với các màu khác để tạo thành bức tranh. -Trước khi thực hành, GV đọc phần lưu ý (Tr10). - GV yêu cầu HS thực hành. HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm: - HDHS trưng bày sản phẩm. - HDHS thuyết trình về bài vẽ của mình. - Gợi ý cho HS cùng tham gia đặt câu hỏi để tự đánh giá, chia sẻ, trình bày cảm xúc lẫn nhau: + Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ này không? + Em đã thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình? + Em thích bài vẽ nào nhất của các bạn trong lớp? - GV nhận xét - đánh giá + Yêu cầu HS tự đánh giá bài học của mình vào sách MT(Tr11). - Tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành. - Gợi ý cho HS thực hiện phần:Vận dụng - Sáng tạo và chuẩn bị cho tiết học sau. Củng cố - dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để học chủ đề sau: Sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác. - Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo. - HS quan sát cá nhân - HS quan sát H2.6 để tham khảo cho bài làm - HS tự lựa chọn cách vẽ. - HS đọc phần lưu ý. - HS thực hành vẽ vào giấy A4. - HS trưng bày sản phẩm cá nhân. - HS lần lượt lên thuyết trình về sản phẩm của mình, cùng chia sẻ và bổ sung cho sản phẩm của bạn. - HS nêu cảm nhận của mình. - HS trình bày cách thể hiện màu sắc. - HS nhận xét bài vẽ của bạn. - HS tự đánh giá vào ô hoàn thành hay chưa hoàn thành. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. KHỐI 2 Tuần 4 BÀI 2: NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC (2 Tiết) I. MỤC TIÊU: - Nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc sống ở dưới nước. - Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật sống dưới nước theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện. - Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ PHƯƠNG TIỆN: * Giáo viên: - Tranh các con vật dưới nước (SGK) hay tranh vẽ phóng to. * Học sinh: - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS * Ổn định tổ chức * Khởi động Cho HS hát hay đọc thơ. Hoạt động 1 – Hướng dẫn tìm hiểu: - GV cho HS quan sát hình ảnh chụp ở (SGK) hay tranh tranh vẽ về các con vật dưới nước và đặt câu hỏi? - Tranh vẽ về những con vật nào? - Nêu hình dáng, đặc điểm các con vật? - Màu sắc các con vật? - Đường nét trên các bộ phận của con vật? - Nhìn vào hình 2.2 và nêu cách trang trí ? - Nêu ích lợi của các con vật? - Nêu cảm nhận của mình? GV tóm tắt: Các con vật sống dưới nước có hình dáng và màu sắc rất đa dạng như con rùa đầu nhỏ thân dạng hình tròn, trên lưng có mai, bốn chân ngắn,con tôm có thân dạng dài, có nhiều chân, thân có đốt... - Mỗi con vật trong hình vẽ có nét trang trí riêng. Hoạt động 2 – Hướng dẫn cách thực hiện: - GV hướng dẫn gợi ý cách vẽ. - Vẽ phác hình dáng con vật dưới nước (Vẽ cân đối ) - Vẽ phác các đường nét trang trí trên bộ phận của con vật. - Hoàn chỉnh con vật và thêm hình ảnh phụ. - Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3- Hướng dẫn thực hành: - GV cho HS thực cá nhân. Cho HS trang trí một con vật sống dưới nước theo ý thích ra giấy. - GV quan sát hướng dẫn, hỗ trợ cho HS. - Nhắc các em sắp xếp bố cục cho cân đối. - Chọn màu vẽ sao cho đẹp mắt. Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để tiết học sau vẽ tiếp. - HS hát hoặc đọc các bài thơ về con vật. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS nêu tên, hình dáng, đặc điểm, màu sắc, đường nét các con vật trong tranh. - Quan sát hình 2.2 và nêu cách trang trí. - HS nêu lợi ích của các con vật. - HS nêu lại ghi nhớ. - HS quan sát cách vẽ. - HS quan sát và nhắc lại cách vẽ. - HS làm bài cá nhân. - HS vẽ con vật vào giấy A4. KHỐI 3 BÀI 2: MẶT NẠ CON THÚ ( 3Tiết ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú. - Tạo hình được mặt nạ con thú. - Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện. - Hình thức: - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giáo viên: Tranh, ảnh, bút dạ, bút sáp, chì màu, - Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra đồ dùng học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện Mặt nạ con thú Hoạt động 3: Hướng dẫn thực Hành. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thực hiện cá nhân. - Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn học sinh tìm hình dáng đặc điểm của mặt nạ con thú. - GV yêu cầu: Vẽ và trang trí mặt nạ vào giấy vẽ. Dán mặt nạ đã tạo hình vào giấy bìa để tạo độ cứng cho mặt nạ. Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ bìa và làm dây đeo cho mặt nạ. *Lưu ý: Thể hiện đặc điểm riêng của mỗi con thú mà mình lựa chọn làm mặt nạ. Thể hiện tính cách đã được nhân hóa của con thú đó. - Tạo hình mặt nạ vừa với khuôn mặt, vị trí hai mắt trên mặt nạ vừa với vị trí mắt của người sử dụng. - GV quan sát hướng dẫn HS. Củng cố - dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để tiết học sau làm tiếp. - HS để đồ dùng lên bàn, nhóm trưởng kiểm tra báo cáo. - HS nêu lại cách thực hiện. - Học sinh quan sát tranh cá nhân và tìm hình dáng, đặc điểm của mặt nạ con thú. - Thực hành làm mặt nạ cá nhân. - Học sinh chú ý cách thực hiện. KHỐI 4 : BÀI 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 4 Tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết và nêu được đặc điểm hình dáng, môi trường sống của một số con vật. - Thề hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều. - Tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. - Phương pháp: + Vẽ cùng nhau- xây dựng cốt truyện + Tạo hình 2 chiều, 3 chiều- tiếp cận chủ đề. - Hình thức tổ chức: Hoạt động Cá nhân- Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG PHƯƠNG TIỆN: - Chuẩn bị của GV: + Sách học Mĩ Thuật 4 + Tranh ảnh, mô hình sản phẩm về các con vật phù hợp với nội dung chủ đề. - Chuẩn bị của HS: + Sách học mĩ thuật 4 + Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, giấy báo giấy bìa, màu vẽ, hồ, kéo, + Đất nặn, các vật dễ tìm như vỏ đồ hộp. chai lọ, đá sỏi, dây thép. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra đồ dùng - GV giới thiệu dẫn dắt vào chủ đề mới 1. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hiện - Yêu cầu HS lựa chọn con vật và hình thức để thể hiện con vật. - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Lựa chọn con vật nào để tạo hình? + Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Con vật đó sống ở đâu? + Thể hiện con vật đó bằng chất liệu gì? - GV nhận xét 2.1 Vẽ/ xé dán: - Yêu cầu HS tham khảo H2.3 tr14 để tìm hiểu và nhận biết cách vẽ/ xé dán bức tranh con vật. - GV tóm tắt cách tạo bức tranh con vật: + Vẽ/ xé dán con vật tạo kho hình ảnh. + Sắp xếp được con vật từ kho hình ảnh vào giấy khổ to + Vẽ/ xé dán thêm hình ảnh phụ 2.2 Nặn: - GV minh họa các bước tạo hình * Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại * Cách 2: Từ 1 thỏi đất nặn vê, vuốt tạo thành khối chính của con vật sau đó thêm chi tiết phụ. 2.3 Tạo hình từ vật liệu tìm được: - GV căn cứ trên vật liệu tìm được của HS lựa chọn để tạo hình cho phù hợp. - GV tóm tắt: + Tạo khối chính của con vật từ vật liệu tìm đươc. + Ghép nối các khối chính và thêm các chi tiết phụ. + Vẽ/ xé dán các chi tiết trang trí để hoàn thiện sản phẩm. Củng cố - dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để tiết học sau làm tiếp. - HS tự kt đồ dùng lẫn nhau - HS lắng nghe - HS lựa chọn con vật và hình thức để thể hiện. - HS nêu tên con vật, đặc điểm, nơi sống, cách thể hiện con vật bằng chất liệu lựa chọn. - HS quan sát và tham khảo hình 2.3 để nhận biết cách vẽ/ xé dán bức tranh con vật. - HS quan sát và tham khảo hình 2.3 để nhận biết các cách nặn con vật. - HS lắng nghe, quan sát và tham khảo hình 2.3 để nhận biết cách tạo tranh con vật bằng vật liệu tìm được. - Một vài HS nêu cách lựa chọn vật liệu để thực hiện. - HS nhắc lại ghi nhớ. KHỐI 5: BÀI 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ GIỮA CÁC HÌNH KHỐI (3 tiết) I . MỤC TIÊU - Nhận ra và phân biệt được các hình khối cơ bản. - Chỉ ra được sự liên kết của các hình khối trong đồ vật, sự vật, các công trình kiến trúc. - Tạo được hình khối 3 chiều từ vật liệu dễ tìm và liên kết chúng thành các đồ vật, con vật, ngôi nhà, phương tiện. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm nhóm mình, nhóm bạn. II. PHUƠNG PHÁPVÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Tạo hình 3D - Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: * GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật 5. - Đồ vật hoặc hình ảnh, mô hình về đồ vật, con vật. * Học sinh chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 5. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo gián và các vật liệu tìm được. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Kiểm tra đồ dùng của HS Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành - Cho HS tiếp tục hoàn thành bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hiện sản phẩm tạo hình của nhóm. - Cho HS quan sát lại sp của từng cá nhân HS ở tiết 1. - Sau khi tạo khối chính từ các vật liệu tìm được có thể dùng giấy màu bọc lại trước khi liên kết khối. có thể sử dụng các chất liệu khác nhau để trang trí, hoàn thiện sản phẩm. - Yêu cầu HS chỉnh sửa lại cho đẹp. - GV HD cho HS từ các sản phẩm cá nhân các em sắp xếp và tạo thành sản phẩm của nhóm. - GV cho HS làm bài theo nhóm. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý tưởng về sản phẩm, sau đó thực hiện tạo hình các chi tiết chính, sắp xếp bố cục tạo thêm không gian cho sản phẩm. - Chọn sản phẩm cá nhân, sắp xếp thành bố cục và thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm. Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để tiết học sau làm tiếp. - Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo. - HS tiếp tục hoàn thành bài cá nhân. - Quan sát hình ảnh, thảo luận, tìm ra cách thực hiện sản phẩm nhóm. - HS quan sát lại từng sản phẩm cá nhân. - HS chỉnh sửa lại sản phẩm. - HS thống nhất ý tưởng về sản phẩm, sau đó thực hiện tạo hình các chi tiết chính, sắp xếp bố cục tạo thêm không gian cho sản phẩm. - HS thực hành, hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_4_nam_hoc_2017_2018.doc