Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1-35 - Nguyễn Thị Bắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Học sinh được củng cố thêm về kiến thức lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại

 - Hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt Cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật.

 - Biết trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại.

II.NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN

 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 - Lê Thanh Đức: Đồ dùng văn hoá Đông Sơn, NXB Giáo dục, tái bản năm 2000.

 - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng: Mĩ thuật của người Việt, NXB mĩ thuật.

 - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, NXB Giáo dục, tái bản năm 2002.

 - Bảo tàng mĩ thuật Việt Nam, NXB Mĩ Thuật năm 2002.

 - Các bài báo, bài nghiện cứu nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 a. Giáo viên.

 - Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.

 - Bộ ĐDDH mĩ thuật 6.

 - Phóng to hình ảnh trống Đồng (thuộc văn hoá Đông Sơn).

 - Các bài báo, bài nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

 b. Học sinh.

 - Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại in trên báo chí.

 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC:

 - Phương pháp thuyết trình.

 - Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp gợi mở.

 - Phương pháp luyện tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

 *. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP.

Sĩ số: 6A:

6B:

6C:

 *. KIỂM TRA.

 Chấm bài chép hoạ tiết trang trí dân tộc: 3- 5 em học sinh.

 

doc157 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1-35 - Nguyễn Thị Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............................. Tuần :1 Ngày giảng:............................ tiết 1- Bài 1 vẽ trang trí chép hoạ tiết trang trí dân tộc i. mục tiêu bài học: - Học sinh nhận biết được vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi, miền núi...... - Học sinh vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh biết yêu quý, trân trọng giữ gìn và bảo tồn bản sức dân tộc, những vốn cổ dân tộc quý hiếm của Việt Nam. ii. những thông tin cơ bản: 1. tài liệu tham khảo: - Trần Văn Cẩn, Trần Văn Thọ, Nguyễn Đỗ Cung: Tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, NXB Văn hoá, 1973. - Các báo, tạp chí có một số ảnh chụp về đình, chùa và trang phục của các dân tộc miền núi. a. Giáo viên. - Hình minh họa hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc (ĐDMT6). - Phóng to các bước chép hoạ tiết dân tộc trong SGK. - Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở: Quần, áo, khăn, túi, váy hoặc bản rập các họa tiết ở trên bia đá, hình vẽ, ảnh chụp các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam. b. Học sinh. - Sưu tầm các họa tiết dân tộc ở sách, báo. - Giấy vẽ, bút chì đen 2B -> 5B, thước, màu vẽ, tẩy........ 2. phương pháp dạy - học: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập - đánh giá. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp: Sĩ số: 6a: 6b: 6c: *. kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. *. Khởi động vào bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). - Giáo viên giới thiệu một vài hoạ tiết trang trí ở các công trình kiến trúc (đình, chùa) họa tiết trang trí ở trang phục của các dân tộc, ở vốn cổ dân tộc. ? Tên họa tiết là gì? Hoạ tiết này được dùng trang trí ở đâu? (Học sinh tự suy nghĩ, tìm phương án trả lời) ? Hình dáng chung của các họa tiết là hình gì? (Hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác) ? Bố cục của họa tiết được sắp xếp như thế nào? (Đối xứng, xen kẽ, nhắc lại) ? Hình vẽ chủ yếu là gì? (Hoa, lá chim muông....) ? Đường nét của họa tiết như thế nào? (Mềm mại, phong phú, khoẻ khoắn, nhưng giản dị,) ? Màu sắc của hoạ tiết ra sao? (Rực rỡ hoặc tương phản). II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách chép họa tiết. I. Quan sát, nhận xét. II. Cách chép hoạ tiết dân tộ - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm ra đặc điểm chung của hoạ tiết rồi tìm ra quy chúng vào các dạng hình học có bản. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ. + Quan sát, tìm ra đặc điểm của hoạ tiết (hình tròn, tam giác, vuông, chữ nhật). + Vẽ phác khung hình và đường trụ. - Vẽ phác họa bằng nét thẳng. - Hoàn thiện hình và vẽ màu theo ý thích. III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên giao bài tập cho học sinh. + Tự chọn một họa tiết ở SGK hoặc họa tiết đã sưu tầm được để vẽ. + Vẽ họa tiết vừa và cân đối với khổ giấy. + Nhớ lại quy trình chép họa tiết dân tộc. + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên góp ý, động viên học sinh là bài. IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Cho học sinh tự chọn bài theo nhóm để treo lên bảng -> Cả lớp nhận xét theo gợi ý của giáo viên về. + Bố cục. - Quan sát, tìm ra đặc điểm của họa tiết. - Vẽ khung hình trụ và đường trụ. - Vẽ phác hình bằng nét thẳng. - Hoàn thiện hình vẽ và vẽ màu theo ý thích. III. Thực hành Hãy chọn 1 hoạ tiết đân tộc mà em thích để chép. Vẽ trên giấy A4 + Hình vẽ. + Màu sắc. => Giáo viên nhân xét bổ sung, đánh giá và xếp loại một số bài. *. Dặn dò: về nhà: - Vẽ thêm bài ở nhà. - Xem trước bài 2 trang 76. - Chuẩn bị: + Giấy viết thảo luận. + Sưu tầm một số tranh ảnh về MT Việt Nam thời kì cổ đại. Duyệt giáo án : Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. tuần : 2 Ngày giảng:............................ tiết 2 - Bài 2 Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật việt nam thời kì cổ đại i. mục tiêu bài học: - Học sinh được củng cố thêm về kiến thức lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại - Hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt Cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật. - Biết trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại. ii.những thông tin cơ bản 1. tài liệu tham khảo: - Lê Thanh Đức: Đồ dùng văn hoá Đông Sơn, NXB Giáo dục, tái bản năm 2000. - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng: Mĩ thuật của người Việt, NXB mĩ thuật. - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, NXB Giáo dục, tái bản năm 2002. - Bảo tàng mĩ thuật Việt Nam, NXB Mĩ Thuật năm 2002. - Các bài báo, bài nghiện cứu nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. 2. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên. - Tranh, ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng. - Bộ ĐDDH mĩ thuật 6. - Phóng to hình ảnh trống Đồng (thuộc văn hoá Đông Sơn). - Các bài báo, bài nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. b. Học sinh. - Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại in trên báo chí. 3. phương pháp dạy - học: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số: 6a: 6b: 6c: *. kiểm tra. Chấm bài chép hoạ tiết trang trí dân tộc: 3- 5 em học sinh. *. Khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng - học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét về bối cảnh lich sử. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I-SGK). ? Em biết gì về thời kì đồ đá trong lịch sử Việt Nam? (Thời kì đồ đá còn được coi là thời kì nguyên thuỷ, cách ngày nay hàng vạn năm). ? Em hãy cho biết thời kì đồ đồng trong lịch sử Việt Nam? (Thời kì đồ đồng cách ngày nay khoảng 4000 ->5000 năm. Tiêu biểu của thời kì này là trống Đồng thuộc văn hoá Đông Sơn). - Giáo viên tóm tắt ý chính và vào bài mới. ? Thời kì đồ đá được chia làm mấy thời kì? (Hai thời kì: Đồ đá cũ và đồ đá mới) - Các hiện vật thuộc thời kì đồ đá cũ được các nhà khảo cổ học phát hiện ở di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá) còn các hiện vật thời kì đồ đá mới được phát hiện với nền văn hoá Bắc Sơn (miền núi phía bắc) và Quỳnh Văn (đồng bằng ven biển miền trung ở nước ta). ? Thời kì đồ đồng gồm có mấy giai đoạn? ( Bốn giai đoạn kế tiếp, liên tục từ thấp tới cao là: Phùng nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử. - Việt Nam được xác định là một trong những cái nôi của loài người. Đông Sơn) - Trống Đồng của văn hoá Đông Sơn đạt tới đỉnh cao về chế tác nghệ thuật trang trí của người Cổ Việt. II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ Đại. ( Tìm hiểu hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội (Hoà Bình) thuộc mĩ thuật thời kì đồ đá) - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II-SGK). - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ mặt người trong SGK. ?Em thấy mặt người trên vách hang như thế nào? (Các hình vẽ cách đây khoảng 1 van năm, là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật thời kì đồ đá). ? Vị trí hình được đặt như thế nào? (Được khắc vào đá ngay gần của hang trên vách nhũ, cao từ 1,5m -> 1,75 m) ? Trong nhóm hình mặt người, em thấy có những đặc điểm gì? (Có thể phân biệt được nam, nữ qua nét mặt và kích thước). ? Nghệ thuật diễn tả hình vẽ mặt người ra sao? (Hình vẽ được khắc trên đá sâu khoảng 2 cm, hình mặt người được diễn tả với góc nhìn chính diện, đường nét dứt khoát, hình rõ ràng, cách sắp xếp bố cụ cân xứng, tỉ lệ hợp lí tạo cảm giác hài hoà) III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật thời kì đồđồng. - Nghệ thuật Cổ Đại Việt Nam có sự phát triển liên tục, trải qua những thế kỉ và đạt được những đỉnh cao trong sáng tạo. II. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì Cổ Đại. - Hình vẽ mặt người được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật thời kì đồ đá được phát hiên ở Việt Nam. - Hình vẽ được khắc vào đá ngay gần cửa hang, cao 1,5 m -> 1,75m. - Có thể phân biệt được nam, nữ. Các người đều có sừng cong ra hai bên. III. tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật thời kì đồ đồng. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần III-SGK). ? Đồ đồng được xuất hiện từ bao giờ? (Cách đây hàng nghìn năm, sự xuất hiện của chúng đã cơ bản biến đổi xã hội Việt Nam từ hình thái nguyên thuỷ sang xã hội văn minh). ? Hiện đồ đồng còn lưu giữ được những gì? (Rìu, thạp, dao găm, giáo mác, mũi lao). ? Nghệ thuật trang trí trên trống đồng Đông Sơn như thế nào? (Được coi là đẹp nhất trong các trống Đồng tìm thấy ở Việt Nam "tiêu biểu là trống đồng Ngọc lũ". Bố cục mặt trống là những vòng ngôi sao nhiều cánh ở giữa. Nghệ thuật trang trí mặt trống và tang trống là sự kết hợp giữa hoá văn hình học và chữ S. Những hoạt động tập thể của con người đều thống nhất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Hoa văn diễn tả theo lối hình học hoá). IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Giáo viên củng cố kiến thức trọng tâm của bài. ? Thời kì đồ đá cơ bản những dấu ấn lịch sử nào? (Hình mặt người ở hang Đông Nội, những viên đá cuội hình mặt người) ? Vì sao nói trống đồng Đông Sơn không chỉ là nhạc cụ tiêu biểu của nghệ thuật tuyệt đẹp của nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại? - Đồ đồng xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. - Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đống tìm thấy ở Việt Nam (tiêu biểu là trống Ngọc Lũ). - Học bài và xem kĩ tranh minh hoạ SGK. - Xem trước bài 3. - Chuẩn bị: ảnh, tranh vẽ có lớp cảnh xa gần. (Trống đồng Đông Sơn đẹp ở sáng tạo dáng với nghệ thuật chạm khắc trên mặt trống và tang trống rất sống động, bằng lối vẽ hình học hoá...) *. Dặn dò. Ngày soạn:............................. tuần : 3 Ngày giảng:............................ tiết 3- Bài 3 vẽ theo mẫu sơ lược về luật xa gần i. mục tiêu bài học: - Học sinh được những điểm cơ bản về luật xa gần - Biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ hình. - Biết sáng tạo và phát huy luật xa gần vào bài vẽ của mình. ii. những thông tin cơ bản. 1. tài liệu tham khảo. - Trình Thiệp, ưng Thị Châu: Mĩ thuật và phương pháp dạy - học tập I (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2) NXB giáo dục, tái bản 2001, trang 22, phần xa gần. - Trần Tiểu Lâm, Đăng Xuân Cường: Luật xa gần và giải phẫu tạo hình (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) NSB Giáo Dục, tái bản 2001, trang 5 -> 49, phần xa gần. 2. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - ảnh chụp có lớp cảnh xa, lớp cảnh gần (cảnh biển, con đường, hàng cây, nhà cửa....). -Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần. - Một vài đồ vật ( hình hộp, hình trụ.....). - Hình minh họa về luật xa gần (ĐDDH MT6) . b. Học sinh. - Sưu tầm tranh, ảnh có lớp cảnh xa, gần. 3. phương pháp dạy - học. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp minh họa. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số: 6a: 6b: 6c: *. kiểm tra. - Tìm hiểu hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội (Hoà Bình). - Mĩ thuật thời kì đồ đồng được phát hiện như thế nào?(Dìu, dao, mũi giáo, mũi lao) *. Khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo viên ghi bảng và học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm "xa, gần" - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). - Giáo viên giới thiệu một số bức tranh cảnh rõ về xa gần - gần cho học sinh quan sát, nhận xét. ? Vì sao hình này to, rõ hơn hình kia? (hình cùng loại). ? Vì sao con đường chỗ này là to, chỗ kia lại nhỏ dần? (Học sinh quan sát => Trả lời). - Giáo viên đưa ra một số đồ vật (hình hộp, bát, cốc......) để ở nhiều vị trí khác nhau, để học sinh thấy được sự thây đổi hình dáng của mọi vật khi nhìn ở khoảng xa - gần. ? Tại sao hình mặt hộp lúc là hình vuông và khi là hình bình hành? ? Vì sao hình miệng bát và cốc lúc là hình tròn, lúc là hình bầu dục, khi là đường cong khi là đường thẳng? I. Quan sát, nhận xét. Mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo xa (gần). - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình minh họa trong SGK trang 79. ? Em có nhận xét gì về hình của hàng cột và hình đường ray của tầu hoả. (Càng về phía xa cột càng thấp và mờ). - Càng xa, khoảng cách hai đường ray của đường tầu hoả càng thu hẹp dần. ? Hình ảnh bức tượng ở xa như thế nào? (Hình các bức tượng ở gần to, cao hơn hình các bức tượng ở xa). II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa - gần: 1. Đường tầm mắt (Đường chân trời). - GV gọi học sinh đọc bài (Phần II - SGK). - GV giới thiệu hai hình vẽ ở ĐDDH và hình minh hoạ ở SGK. ? Các hình này có đường nằm ngang không? ? Vị trí của các đường nằm ngang như thế nào? - GV kết luận: + Khi đứng trước cảnh rộng như biển, cánh đồng, ta thấy có đường nằm ngang ngăn cách giữa nước và trời, giữa trời và đất. Đường nằm ngang đó chính là đường chân trời. Đường nằm ngang này nằm ngang với tầm mắt của người nhìn, nên gọi là đường tầm mắt. + Vị trí của đường tầm mắt có thể thay đổi, phụ thuộc vào vị trí của người nhìn cảnh(Đứng hoặc ngồi). 2. Điểm tụ. - GV giới thiệu hình minh hoạ SGK. ? Theo em như thế nào gọi là điểm tụ? (Các đường song song với mặt đất như: ở các cạnh hộp, tường nhà, đường tàu hoảhướng về chiều sâu, càng xa thu hẹp và cuối cùng tụ lai một điểm tại đường tầm mắt). - Các đường song song ở dưới thì chạy hướng lên đường tầm mắt, các đường ở trên thì chạy hướng đường tầm mắt. III. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. ? Nêu một số hình ảnh vừa rồi của bài học ? ? Như thế nào là đường tầm mắt ? ? Vị trí của đường tầm mắt nằm ở đâu? ? Thế nào là điểm tụ? (Học sinh nhớ nội dung bài học => Trả lời) => GV nhận xét bổ sung. *. Dặn dò. - Giáo viên khẳng định: Vật cùng loại, có cùng kích thước khi nhìn theo xa - gần ta thấy: + ở gần: Hình to, cao, rộng và rõ hơn. + ở xa: Hình nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn. + Vật ở phía trước che khuất vật ở phía sau. => Mọi vật thay đổi hình dáng khi nhìn ở các góc độ khác nhau (trừ hình cầu). * Khái niệm: Xa - gần là một bộ môn khoa học giới thiệu về cách nhìn trang không gian gọi là luật xa - gần. II. Những điểm cơ bản của luật xa - gần. 1. Đường tầm mắt (Đường chân trời). - Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với mắt người vẽ (Song song với mắt đất). Nó chia cắt bầu trời và mặt đất (cánh đồng) hoặc bầu trời và mặt biển. Nó cao hay thấp tuỳ thuộc vào vị trí của người vẽ. 2. Điểm tụ. - Điểm gặp nhau của các đường song song hướng vê` các đường tầm mắt gọi là điểm tụ * Về nhà: - Làm các bài tập trong SGK trang 81. - Xem kĩ mục 2 bài 3 - SGK. - Chuẩn bị một số đồ vật: Chai, lọ, ca Duyệt giáo án Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. tuần : 4 Ngày giảng:............................ tiết 4- Bài 4 : vẽ theo mẫu cách vẽ theo mẫu i. mục tiêu bài học: - Học sinh hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành vẽ theo mẫu. - Vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu. - Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học. ii. những thông tin cơ bản. 1. tài liệu tham khảo. - Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP) NXB Giáo Dục, tái bản 2001. - Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Lăng Bình, Triệu Khắc Lễ: Mĩ thuật và phương pháp dạy học, tập hai (Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu Học hệ CĐSP và 12+2) NXB Giáo Dục, tái bản 2001, phần phương pháp vẽ theo mẫu). 2. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - ĐDDH mĩ thuật 6. - Một vài bức tranh hướng dẫn cách vẽ mẫu khác nhau. - Một số đồ vật khác để làm mẫu (Lọ, chai, hộp). - Một số bài vẽ của hoạ sĩ và học sinh. b. Học sinh. - Một số đồ vật: Hình hộp, chai, lọ, ca, cốc, quả, lá.. 3. phương pháp dạy - học: - Phương pháp minh họa. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số: 6a: 6b: 6c: *. kiểm tra đầu giờ. - Như thế nào là đường tầm mắt? - Điểm tụ là gì? *.khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng - học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm "Vẽ theo mẫu". - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần 1 - SGK). - Giáo viên đặt mẫu lên bàn: Một cái ca, một cái chai, một quả và yêu cầu học sinh quan sát mẫu. - Giáo viên vẽ lên bảng: Chi tiết của cái ca trước và vẽ từng đồ vật (quả trước) và dừng lại. ? Em trông thấy cô vẽ cái gì trước? (Quai ca, quả..) ? Theo em, vẽ riêng từng đồ vật, từng bộ phận như vậy có đúng không? (Không được vẽ như vậy). - Giáo viên nhận xét: Vẽ từng chi tiết, từng đồ vật trong mẫu vẽ như vậy là không đúng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét hình 1 - SGK. ? Đây là hình vẽ cái gì? (Cái ca). ? Vì sao các hình này lại không giống nhau? (Giáo viên kết hợp cầm cái ca tương tự như hình 1 - SGK). I. Thế nào là vẽ theo mẫu. - ở mỗi vị trí ta cần nhìn thấy cái ca một khác: Có vị trí thấy quai ca hoặc không thấy quai hoặc chỉ thấy một phần quai. - ở mỗi vị trí cao thấp khác nhau ta thấy hình vẽ cái ca cũng không giống nhau: Miệng ca là hình tròn, e líp, là nét cong hoặc nét thẳng, thân ca khi thấp, khi cao. ? Vậy hình dáng của ca thay đổi tuỳ thuộc vào đâu? (Phụ thuộc vào vị trí của người vẽ). ? Vậy thế nào là vẽ theo mẫu? (Học sinh suy nghĩ trả lời). => Giáo viên củng cố và kết luận. II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách vẽ theo mẫu. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK), 1. Quan sát, nhận xét mẫu. - Giáo viên vẽ nhanh lên bảng một vài hình cái ca: (Cái xen kích thước: Cao, thấp, rộng, hẹp, cai đúng, đẹp). - Học sinh quan sát để tìm ra hình vẽ đẹp và chưa đúng (xem hình 1 - SGK). ? Bày mẫu như thế nào để bài vẽ có bố cục đẹp? (Đặt mẫu ngang tầm mắt, giữa hai mẫu có khoảng cách vừa phải, có gần, có xa, có đậm, có nhạt.). ? Quan sát, nhận xét mẫu để làm gì? (Để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, mầu sắc và độ đậm nhạt của mẫu). * Khái niệm: Vẽ theo mẫu là mô phỏng lại mẫu bày trước mặt bằng hình vẽ thông qua suy nghĩ, cảm xúc của mỗi người để diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu. II. Cách vẽ theo mẫu. 1. Quan sát , nhận xét mẫu. - Quan sát, nhận xét mẫu để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, mầu sắc và độ đậm nhạt của mẫu và để xác định vị trí bố cục cho hợp lí, cân đối. 2. Vẽ phác khung hình. - Vẽ khái quát đồ vật bằng những hình cơ bản như: Hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.... 3. Vẽ phác nét chính (nét kỉ hà). - Vẽ khái quát vật cần vẽ những nét thẳng, mờ. 4. Vẽ chi tiết. - Nhìn mẫu để điều chỉnh lại tỉ lệ chung và vẽ chi tiết. - Nét vẽ có đậm, nhạt. 5. Vẽ đậm nhạt. - Diễn tả đậm nhạt bằng chì đen nhưng làm cho người ta để nhận ra chất liệu của mẫu. - Diễn tả mảng đậm nhạt trước rồi so sánh tìm ra độ đậm nhạt. III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. GV hướng dẫn HS làm bài. Quan sát giúp đỡ các em hoàn thiện bài. III. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. ? Hình dáng của mẫu thay đổi phụ thuộc vào đâu? ? Như thế nào là vẽ theo mẫu? - Học sinh trả lời => Giáo viên bổ sung. *. Dặn dò. 2. Vẽ phác khung hình. - Vẽ khái quát đồ vật bằng những hình cơ bản như: Hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.... 3. Vẽ phác nét chính. - Vẽ khái quát vật cần vẽ những nét thẳng, mờ. 4. Vẽ chi tiết. - Diễn tả đặc điểm của mẫu. 5. Vẽ đậm nhạt. - Diễn tả đồ vật bằng 3 độ đậm nhạt cơ bản: Đậm - đậm vừa - nhạt. III. Hoạt động 3: Bài tập. Tập quan sát vật mẫu và vẽ dựa trên cách vẽ vừa học. Về nhà. - Làm bài tập trong SGK. - Xem kĩ mục II - bài 4 – SGK Duyệt giáo án Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. Ngày giảng:............................ tiết 5- Bài 5 vẽ tranh cách vẽ tranh đề tài i. mục tiêu bài học. - Học sinh cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống. - Nắm được những kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh. - Có ý thức, thái độ yêu quý và trân trọng các hoạt động của quy luật tự nhiên đối với con người. ii. những thông tin cơ bản. 1. tài liệu tham khảo. - Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP) NXB Giáo Dục, tái bản 2001). - Tạ Phương Thảo: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) NXB giáo dục, tái bản năm 2001. - Nguyễn Lăng Bình: Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học (BDTX) tái bản năm 2001. - Bộ tranh phương pháp vẽ tranh đề tài (ĐDDH mĩ thuật 6). 2. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên. - Một số tranh ảnh của các hoạ sĩ trong nước và thế giới về tranh đề tài. - Một vài bức tranh của học sinh vẽ về đề tài. - Một số tranh ảnh của thiếu nhi, học sinh vẽ chưa đạt về bố cục, mảng hình và màu sắc để phân tích, so sánh. b. Học sinh. - Bút chì giấy vẽ (để làm phác hoạ). 3. phương pháp dạy - học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp luyện tập - đánh giá. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số: 6a: 6b: 6c: *. kiểm tra đầu giờ. - Như thế nào là vẽ theo mẫu? - Em hãy nêu cách vẽ theo mẫu? *. Khởi động vcào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh vẽ theo đề tài. ? Tranh đề tài là gì? (Là tranh được vẽ chủ yếu theo một đề tài cho trước). ?Tranh đề tài chủ yếu vẽ về hình ảnh gì? (Thiên nhiên, cuộc sống, sinh hoạt của con người). ? Tranh đề tài thường có những chủ đề gì? (Có nhiều chủ đề khác nhau như: Chủ đề nhà trường, phong cảnh quê hương, chủ đề về bộ đội, ngày tết.) I. Tìm và chọn nội dung đề tài. - Tranh đề tài có nhiều chủ đề khác nhau như: Nhà trường, phong cảnh, quê hương, bộ đội, lễ hội, ngày tết. - Tranh đề tài có nhiều cách thể hiện khác nhau. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh có cùng chủ đề nhưng cách thể hiện khác nhau. VD: Chủ đề nhà trường: Giờ ra chơi, buổi lao động, học nhóm, cắm trại. II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh đề tài. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK). ? Muốn vẽ được một bức tranh đề tài ta phải làm như thế nào?. * Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài. - Thực tế có rất nhiều nội dung đề tài, do vậy phải tìm một nội dung thích hợp để vẽ. * Bước 2: Tìm bố cục (xếp đặt mảng hình chính, mảng hình phụ). - Hình ảnh chính, phụ thường được quy vào các mảng to, nhỏ để làm rõ trọng tâm tranh (sắp xếp hình mảng không lặp lại, không đều nhau, không chật trội, dàn trải ...). * Bước 3: Vẽ hình. - Dựa vào các mảng hình đã phác để vẽ các hình dáng cụ thể (con người, cảnh vật....). - Hình dáng nhân vật nếu có sự khác nhau có dạng tĩnh, dạng động. * Bước 4: Vẽ màu. - Màu sắc trong tranh có thể rực rỡ hoặc êm dịu, tuỳ theo đề tài và cảm xúc của người vẽ. - Tranh được vẽ bằng nhiều chất liệu màu khác nhau như: Chì màu, sáp màu, dạ màu, màu nước, màu bột... II. Cách vẽ tranh. * Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài. * Bước 2: Tìm bố cục * Bước 3: Vẽ hình. * Bước 4: Vẽ màu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên gợi ý cho học sinh tự chọn một nội dung đề tài. - Sau khi đã chọn được đề tài thì tập xây dựng bố cục (tìm mảng hình chính, phụ, to, nhỏ). - Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung tranh. IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. ? Em hãy nêu cách vẽ tranh đề tài? (Tìm hiểu đề tài, tìm bố cục, mảng hình, vẽ hình và vẽ màu). - Giáo viên chọn một số bài của học sinh (bài hoàn thành và chưa hoàn thành) cho học sinh nhận xét về. + Cách khai thác đề tài. + Các mảng hình (chính, phụ). + Các hình ảnh. + Màu sắc. + Cảm nhận của mỗi học sinh khi vẽ tranh đề *. Dặn dò. - Tiếp tục hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị: Giấy vẽ, thước kẻ, ê ke, bút chì, tẩy, màu vẽ. - Mẫu thật: ấm, chén, khăn vuông. tài. III. Bài tập. - Tự chọn một đề tài và tập tìm bố cục (tìm mảng hình chính, phụ, to, nhỏ.). * Duyệt giáo án Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. Ngày giảng:............................ Bài 6 - tiết 6 vẽ trang trí cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí i. mục tiêu bài học. - Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản. - Phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Biết cách làm bài vẽ trang trí. ii. những thông tin cơ bản 1. tài liệu tham khảo: - Trịnh Thiệp, Ưng Thị Châu: Mĩ thuật và phương pháp dạy học, tập một (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và hệ 12+2) NXB Giáo Dục tái bản năm 2001. - Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Lăng Bình, Triệu Khắc Lễ: Mĩ thuật và phương pháp dạy học tập hai (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và 12+2) NXB Giáo Dục, tái bản năm 2001. 2. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - Một số tranh đồ dùng là vật thật: ấm, chén, khăn vuông có hoạ tiết trang trí.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_tiet_1_35_nguyen_thi_bac.doc
Giáo án liên quan