Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 1-35 - Nguyễn Thị Bắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê - Thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam.

 - Nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của mĩ thuật thời Lê.

 - Biết trân trọng giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá của quê hương.

II. NHỮNGTHÔNGTIN CƠ BẢN.

 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 - Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (giáo trình đào tạo Giáo viên THCS hệ CĐSP) NXB Giáo dục1998 - phần phương pháp giảng dạy các phân môn.

 - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học.

 - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng: Mĩ thuật của người Việt, NXB Mĩ Thuật 1989.

 - Phan Cẩm Thượng: Chùa Bút Tháp, NXB Mĩ Thuật 1999.

 - Đất qua lửa, NXB Kim Đồng 2000.

 2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 a. Giáo viên.

 - Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê (ở bộ ĐDDH MT8).

 - Sưu tầm ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo ( Thái Bình) chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh ( Nam Định) Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.

 - Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm. liên quan đến mĩ thuật thời Lê.

 

doc128 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 1-35 - Nguyễn Thị Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............................. Tuần: Ngày giảng:............................ tiết 1- Bài 1 vẽ trang trí trang trí quạt giấy i. mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy. - Biết cách trang trí phù hợp với hình dáng của mỗi loại quạt giấy. - Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do. ii. những thông tin cơ bản. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau. - Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy. - Bài vẽ của học sinh năm trước. b. Học sinh. - Sưu tầm hình ảnh các loại quạt giấy để tham khảo. - Giấy vẽ, bút chì, com pa, màu vẽ.... 2. phương pháp dạy - học: - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp làm việc theo nhóm. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp đánh giá. - Phương pháp luyện tập. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số: 8A 8B 8C *. kiểm tra đầu giờ. - GV: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS *. Khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). ? Quạt giấy có công dụng như thế nào? + Dùng trong đời sống hàng ngày. + Dùng trong biểu diễn nghệ thuật. + Dùng để trang trí. ? Có mấy loại quạt thường được trang trí? (Có hai loại quạt: Quạt giấy và quạt lan) - Giáo viên cho học sinh quan sát quạt mẫu có hình dáng khác nhau. ? Quạt giấy có hình dáng như thế nào? (Có dáng nửa hình tròn, được làm bằng nan tre và bồi giấy hai mặt) ? Hoạ tiết trang trí trên quạt giấy được lấy từ đâu? (Từ thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, chim thú, người....) ? Màu sắc của quạt như thế nào? (Có nhiều màu sắc phong phú: Xanh, đỏ, tím, vàng......) II. Hoạt động: Hướng dẫn học sinh tạo dáng và trang trí quạt giấy. 1. Tạo dáng. - Vẽ hai nửa đường tròn đồng tâm có kích thước và bán kính khác nhau. - Tạo dáng và vẽ nan quạt. 2. Trang trí. - Vẽ phác các mảng chính. - Vẽ hoạ tiết. - Vẽ màu. III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ quạt giấy của học sinh các năm trước. - Giáo viên gợi ý. + Tìm mảng hình trang trí . + Tìm hoạ tiết phù hợp với các hình mảng. + Tìm màu theo ý thích. IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Cuối giờ, giáo viên cho học sinh treo một số bài để cả lớp nhận xét theo gợi ý của giáo viên về: + Bố cục + Hình vẽ. + Cách vẽ màu. - Giáo viên gợi ý cho học sinh tự đánh giá xếp loại theo ý thích. - Giáo viên nhận xét, xếp loại động viên và khích lệ học sinh. *. dặn dò. I. Quan sát, nhận xét. II. Tạo dáng và trang trí quạt giấy. 1. Tạo dáng - Vẽ hai nửa đường tròn đồng tâm có kích thước và bán kính khác nhau. - Tạo dáng và vẽ nan quạt. 2. Trang trí. - Vẽ phác các mảng chính. - Vẽ hoạ tiết. - Vẽ màu. III. Bài tập: - Trang trí một quạt giấy có bán kính là: * Bài tập về nhà: - Hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong). - Xem trước bài 2 và chuẩn bị một số tư liệu cho bài 2. Duyệt giáo án: Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. tuần:2 Ngày giảng:............................ tiết 2 -Bài 2 thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) i. mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê - Thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam. - Nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của mĩ thuật thời Lê. - Biết trân trọng giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá của quê hương. ii. nhữngthôngtin cơ bản. 1. Tài liệu tham khảo. - Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật (giáo trình đào tạo Giáo viên THCS hệ CĐSP) NXB Giáo dục1998 - phần phương pháp giảng dạy các phân môn. - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai: Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học. - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng: Mĩ thuật của người Việt, NXB Mĩ Thuật 1989. - Phan Cẩm Thượng: Chùa Bút Tháp, NXB Mĩ Thuật 1999. - Đất qua lửa, NXB Kim Đồng 2000. 2. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê (ở bộ ĐDDH MT8). - Sưu tầm ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo ( Thái Bình) chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh ( Nam Định) Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.... - Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm... liên quan đến mĩ thuật thời Lê. b. Học sinh. - Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê. 3. phương pháp dạy - học. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp đánh giá. - Phương pháp trực quan. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số: 8A 8B 8C *. kiểm tra đầu giờ: - Gv chấm bài vẽ trang trí quạt giấy 3-5 em học sinh. *. khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội thời Lê. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). ? Em hãy nêu vài nét về bối cảnh xã hội thời Lê? (Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, trong giai đoạn đầu, nhà Lê đã xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá tích cực tiến bộ, tạo nên xã hội thái bình, thịnh trị). - Thời kì này tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và văn hoá Trung Hoa nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt được những đỉnh cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc. II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Lê. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK). - Giáo viên sử dụng ĐDDH kết hợp với gợi ý: + Mĩ thuật thời Lê vừa thừa kế tinh hoa của mĩ thuật thời Lý - Trần, vừa giàu tính dân gian. (Điêu khắc đá, chạm khắc trang trí dân gian, đồ gốm...) + Mĩ thuật thời Lê đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Các công trình kiến trúc, điêu khắc, tượng phật... ?Mĩ thuật thời Lê đã phát triển như thế nào? - Phát triển với quy mô to lớn, đồ sộ. 1. Về nghệ thuật kiến trúc. - Gồm 2 loại hình: + Kiến trúc cung đình. + Kiến trúc tôn giáo. a, Kiến trúc cung đình. * Kiến trúc Thăng Long. - Vẫn giữ nguyên lối sắp xếp như thành Thăng Long thời Lý - Trần. - Hoàng thành đã xây dựng và sửa chữa nhiều công trình kiến trúc to lớn như: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ.... - Bên ngoài Hoàng thành đã xây dựng những công trình khác đẹp như: Đình Quảng Văn ở ngoài cửa Đại Hưng (cửa phía nam) cầu Ngoạn Thiền để vào Hoàng thành. * Kiến trúc Lam Kinh: - Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433. Đây là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua. Xung quanh điện là khu lăng tẩm của các vua và hoàng hậu nhà Lê. - Khu điện Lam Kinh được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông, bốn bề nước non xanh biếc, rừng rậm. - Hiện nay vẫn còn bia Vĩnh Lăng ghi công Lê Thái Tổ và lăng của các vua Lê với nhiều tác phẩm điêu khắc đá. b. Kiến trúc tôn giáo: ? Kiến trúc tôn giáo thời Lê có đặc điểm gì? - Nhà Lê đề cao Nho Giáo nên những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học được xây dựng nhiều. - Từ năm 1593 - 1788 là thời kì trở lại nắm chính quyền trên danh nghĩa của nhà Lê (sau nội chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc). ? Hãy kể tên những công trình kiến trúc phật giáo tiêu biểu thời Lê ? - Chùa Keo (Thái Bình). - Chùa Mía (Hà Tây). - Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). - Chùa Thánh, chùa Kim Sơn, chùa Thanh Long Bảo Khánh (Hội An). - Chùa Từ Đàm (Huế).... 2. Về nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí. ? Thông qua các hình trong SGK, ta nhận thấy các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc thường gắn với loại hình nghệ thuật nào? (Nghệ thuật kiến trúc). ? Bằng những chất liệu gì là chủ yếu? (Đá và gỗ). a, Điêu khắc. - Các pho tượng bằng đá tạc người, lân, ngựa, tê giác hoặc hổ, voi ở khu lăng miếu Lam Kinh đều nhỏ và được tạc rất gần với nghệ thuật dân gian. - Tượng rồng tạc ở thành bậc điện Kính Thiên (1467) và điện Lam Kinh (1433 - 1448) có kích thước lớn, lượn suốt từ bậc trên cùng xuống bậc dưới cùng, dài khoảng 9 mét. Với khối hình tròn trịa, đầu rồng có bờm tóc uốn mượt phủ sau gáy, có sừng và tai nhỏ, mũi sư tử trên thân có nhiều dải mây, khúc uốn lượn. - Các tượng phật bằng gỗ như: Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh) phật nhập Nát Bàn (chùa Phổ Minh - Nam Định). b, Chạm khắc trang trí. - Có nhiều hình chạm khắc trang trí trên đá. Đó là bậc cửa trước một số công trình kiến trúc lớn, trên bia ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa chiền. Hình chạm khắc chỗ nổi, chỗ chìm, với độ nông sâu, cao thấp khác nhau nhưng đều uyển chuyển, sắc sảo với những nét uốn lượn dứt khoát và rõ ràng. - ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hiện có 58 bức chạm khắc. ? Hình ảnh chủ yếu trên những bức chạm khắc trang trí là gì? - Đánh cờ, chọi gà, chèo thuyền, uống rượu, nam nữ vui chơi.... => Nghệ thuật diễn tả hóm hỉnh, ý nhị về nội dung đề tài. 3. Nghệ thuật đồ gốm. ? Gốm thời Lê có những đặc điểm gì khác với gốm thời Lý - Trần? - Kế thừa truyền thống thời Lý - Trần, thời Lê chế tạo được nhiều loại gốm quý hiếm như: Gốm men ngọc tinh tế, gốm hoa nâu giản dị mà chắc khoẻ. - Phát triển gốm hoa lam phủ men trắng, vẽ trang trí men xanh. ? Đề tài trang trí trên gốm là gì? (Các loại hoa sen, cúc, hoặc hoa văn hình muông thú, cỏ cây quen thuộc trong cuộc sống). (Bố cục hình thể theo một tỷ lệ cân đối và chính xác). III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm của mĩ thuật thời Lê. ? Mĩ thuật thời Lê có những đặc điểm gì? - Nghệ thuật chạm khắc, gốm và tranh dân gian đã đạt đến mức điêu luyện và giàu tính dân tộc. IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. ? Kể tên các công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê ? ? Hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí tiêu biểu thời Lê? ? Gốm thời Lê có đặc điểm gì khác với gốm thời Lý - Trần? *. dặn dò. I. Vài nét về bối cảnh lịch sử. - Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, trong giai đoạn đầu, nhà Lê đã xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá tích cực tiến bộ. - Thời kì này tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và văn hoá Trung Hoa nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt được những đỉnh cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc. II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lê. 1. Về nghệ thuật kiến trúc a, Kiến trúc cung đình. * Kiến trúc Thăng Long. - Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi cho xây tiếp nhiều cung điện to lớn như: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ.... * Kiến trúc Lam Kinh: - Năm 1433, nhà Lê cho xây dựng khu Lam Kinh tại quê hương Thọ Xuân - Thanh Hoá. b. Kiến trúc tôn giáo: - Nhà Lê đề cao Nho Giáo nên những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học được xây dựng nhiều. * Công trình kiến trúc tiêu biểu: - Chùa Keo (Thái Bình). - Chùa Mía (Hà Tây). - Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). - Chùa Thánh, chùa Kim Sơn, chùa Thanh Long Bảo Khánh (Hội An). - Chùa Từ Đàm (Huế).... 2. Nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí. a, Điêu khắc. - Nghệ thuật điêu khắc đá tạc các con vật, người rất gần với nghệ thuật dân gian. - Tượng rồng có kích thước lớn, lượn suốt từ bậc trên cùng xuống bậc dưới cùng, dài khoảng 9 mét. b, Chạm khắc trang trí. - Nghệ thuật chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo. - ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hiện có 58 bức chạm khắc. 3. Nghệ thuật gốm. - Gốm thời Lê kế thừa truyền thống thời Lý - Trần nhưng rất độc đáo mang đậm chất dân gian. III. Đặc điểm mĩ thuật thời Lê. - Nghệ thuật chạm khắc, gốm và tranh dân gian đã đạt đến mức điêu luyện và giàu tính dân tộc. * Bài tập về nhà: - Học thuộc bài - Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê. - Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ..... Duyệt giáo án: Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. tuần:3 Ngày giảng:............................ tiết 3 -Bài 3 Vẽ tranh đề tài phong cảnh mùa hè i. mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu được cách vẽ tranh phong cảnh mùa hè. - Vẽ được một số bức tranh phong cảnh mùa hè theo ý thích. - Thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước. iinhững thông tin cơ bản. 1. Tài liệu tham khảo. - Nguyễn Văn Tỵ, Phạm Viết Song: Tự vẽ, NXB Giáo dục, năm 2000 (phần vẽ tranh phong cảnh). - Tạ Phương Thảo, Nguyễn Lăng Bình: Kí hoạ và bố cục, NXB Giáo dục năm 1998 (phần kí hoạ, bố cục tranh phong cảnh). 2. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - Tranh ảnh của học sinh năm trước. - Bộ tranh ĐDDH MT 8 (bài vẽ tranh phong cảnh mùa hè). - Sưu tầm tranh phong cảnh các mùa khác để so sánh. b. Học sinh. - Bảng vẽ bằng gỗ hoặc bìa các tông cứng. - Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ. 3. phương pháp dạy - học. - Phương pháp luyện trí nhớ. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp đánh giá. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp luyện tập. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số: 8A 8B 8C *. kiểm tra đầu giờ. - Hãy kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê? - Gốm thời Lê có đặc điểm gì khác với gốm thời Lý - Trần? *. khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh vẽ và ảnh chụp về các mùa khác nhau: Xuân - Hạ - Thu - Đông. ? Phong cảnh mùa hè khác với cảnh sắc mùa đông, xuân, thu như thế nào? (Khác về đường nét và màu sắc) ?Em được biết phong cảnh mùa hè ở những nơi đâu? (Thành phố, thôn quê, sùgn trung du, miền núi, miền biển, hải đảo.....) => Phong cảnh mùa hè ở những nơi này đều có những nét riêng về không gian, hình khối, màu sắc và thay đổi theo thời gian sáng, trưa chiều, tối. - Giáo viên cho học sinh xem những bức tranh phong cảnh của các hoạ sĩ (trong nước và thế giới) bài vẽ của học sinh năm trước để các em cảm thụ vẻ đẹp và nhận biết được cảnh sắc mùa hè II. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoc sinh cách vẽ tranh. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK). ? Vẽ tranh phong cảnh cần phải tuân theo những quy tắc nào(Bố cục, hình vẽ, màu sắc, đậm nhạt).? I.Tìm và chọn nội dung đề tài II. Cách vẽ tranh. ? Tranh phong cảnh thường vẽ trực tiếp hay nhớ lại để vẽ? (Có thể vẽ trực tiếp hoặc vẽ từ những kí hoạ ghi chép cảnh thật). - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh phong cảnh mùa hè (hướng dẫn học sinh tìm được không gian và màu sắc thể hiện đặc điểm của mùa hè: Nắng, hoa, lá, cỏ cây...). + Bước 1: Chọn cảnh và cắt cảnh. + Bước 2: Tìm bố cục (mảng chính, phụ). + Bước 3: Vẽ hình (vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ). - Bước 4: Vẽ màu theo ý thích. III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên yêu cầu: Vẽ trực tiếp ở ngoài trời hay vẽ tại lớp cần thực hiện qua các bước: + Phác bố cục. + Vẽ chi tiết. + Vẽ màu. - Giáo viên gợi ý cho học sinh về: + Cách chọn cảnh, cắt cảnh. + Cách bố cục trên giấy. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu. IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. ? Nêu lại cách vẽ tranh phong cảnh mùa hè(Học sinh trả lời => Giáo viên nhận xét). - Cuối giờ học giáo viên cho khoảng 5 - 6 học sinh treo bài lên bảng và gợi ý cho học sinh nhận xét bài của bạn về: + Bố cục bài vẽ. + Hình vẽ. + Màu sắc. + Đặc biệt chú trọng tới nét đặc trưng không gian và sắc thái của mùa hè. - Chọn cảnh và cắt cảnh. - Tìm bố cục - Vẽ hình. - Vẽ màu theo ý thích. III. Bài tập. - Vẽ một bức tranh phong cảnh mùa hè mà em thích vào giấy A4. *. dặn dò. * Bài tập về nhà: - Vẽ một bức tranh phong cảnh tuỳ theo ý thích. - Quan sát chậu cảnh và chuẩn bị giấy vẽ, màu vẽ, bút chì..... Duyệt giáo án: Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. Tuần: Ngày giảng:............................ tiết 4 -Bài 4 Vẽ trang trí tạo dáng và trang trí chậu cảnh i. mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh. - Biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh. - Tạo dáng và trang trí được một chậu cảnh theo ý thích. ii. những thông tin cơ bản. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một bài vẽ trang trí chậu cảnh của học sinh các năm trước. b. Học sinh. - Sưu tầm ảnh chụp các chậu cảnh. - Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ........ 2. phương pháp dạy - học. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp liên hệ với bài học thực tế. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp luyện tập - đánh giá. iii. tiến trình dạy - học. *. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số: 8A 8B 8C *. kiểm tra đầu giờ. - Gv chấm bài phong cảnh mùa hè.3-5 em HS. *. khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về chậu cảnh và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các loại chậu cảnh. ? Có bao nhiêu loại chậu cảnh? (Có nhiều loại chậu cảnh và có nhiều hình dáng khác nhau: Cao, thấp, to, nhỏ....). ? Chậu cảnh thường có hình dáng như thế nào? (Hình dáng chậu cảnh rất phong phú và đa dạng: H1 - SGK). ? Chậu cảnh có tác dụng như thế nào đối với trang trí nội thất, ngoại thất? (Làm đẹp và tôn thêm vẻ đẹp trang trọng của cuộc sống con người đối với việc trang trí nội thất và ngoại thất). ? Chậu cảnh thường được dùng trang trí như thế nào ? (Sắp xếp các hoạ tiết xung quanh chậu, màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng, làm tôn thêm vẻ đẹp của cây cảnh). II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí. 1. Tạo dáng. - Giáo viên giới thiệu cách tạo dáng chậu cảnh: + Phác khung hình và đường trục để tìm dáng chậu (cao, thấp, rộng, hẹp...). + Tìm tỷ lệ các phần (miệng, cổ, thân, đáy...) và vẽ hình dáng chậu. I. Quan sát, nhận xét. II. Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh. 1. Tạo dáng. - Phác khung hình và đường trục. - Tìm tỷ lệ các phần miệng, cổ, thân, đáy... và vẽ chi tiết. 2. Trang trí. - Tìm bố cục và hoạ tiết trang trí. - Tìm màu của hoạ tiết và vẽ màu sao cho phù hợp, hài hoà. III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Giáo viên gợi ý cho học sinh: + Tìm khung hình chậu (dán cao, thấp, to, nhỏ...) trong khuôn khổ trang giấy. + Tạo dáng chậu. + Vẽ hoạ tiết và vẽ màu. - Học sinh tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích. IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Cuối giờ, giáo viên cho học sinh dán bài lên bảng và gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. - Giáo viên tổng kết, nhận xét chung và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. *. dặn dò. 2. Trang trí. - Tìm bố cục và hoạ tiết trang trí. - Tìm màu của hoạ tiết và vẽ màu. III. Bài tập. - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh rồi vẽ màu theo ý thích. * Bài tập về nhà: - Hoàn thành bài tập (nếu ở trên lớp vẽ chưa xong). - Xem trước bài 5. - Chuẩn bị: + Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết có liên quan đến mĩ thuật thời Lê. Duyệt giáo án: Ngày tháng năm Ngày soạn:............................. Ngày giảng:............................ tiết 5 - Bài 5 thường thức mĩ thuật một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê i. mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu biết thêm một số công trình mĩ thuật thời Lê. - Biết yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật ông cha để lại. ii. những thông tin cơ bản. 1. tài liệu tham khảo. - Những giáo trình, tài liệu như bài 2. - Tài liệu nghiên cứu phân tích về chùa Keo, tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, hình rồng trên bia đá thời Lê.(nếu có). 2. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên. - Nghiên cứu kĩ hình ảnh trong SGK và bộ ĐDDH MT8. - Sưu tầm thêm tranh, ảnh về chùa Keo, tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, hình ảnh con rồng trên bia đá thời Lê. - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê. b. Học sinh. - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Lê. 3. phương pháp dạy - học. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp đánh giá. iii. tiến trình dạy - học. ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số: 8A 8B 8C *. kiểm tra đầu giờ. _ GV chấm bài vẽ trang trí chậu cảnh 4 em HS. *. khởi động vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung giáo viên ghi bảng học sinh ghi vở I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK). ? Em hãy nêu vài nét về mĩ thuật thời Lê? (Học sinh nhớ lại kiến thức bài 2 => Trả lời). * Chùa Keo: - Chùa Keo là một điển hình của nghệ thuật kiến trúc phật giáo ở Việt Nam. ? Chùa Keo ở đâu? Em biết gì về chùa Keo? - Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự) hiện ở tại xã Duy Nhất - Vũ Thư - Thái Bình, là một công trình kiến trúc có quy mô khá lớn, gắn với tên tuổi của các nhà sư Dương Không Lộ và Từ Đạo Hạnh thời Lý. ? Chùa được xây dựng năm nào? ở đâu? - Chùa được xây dựng từ thời Lý năm 1061 bên cạnh biển. Năm 1611 bị lụt lớn nên được rời về vị trí ngày nay. - Năm 1630 chùa được xây dựng lại và được trùng tu lớn vào các năm 1689, 1707, 1957. ? Tổng diện tích khu chùa rộng bao nhiêu mẫu? Bao nhiêu công trình? - Tổng diện tích khu toàn bộ khu chùa rộng 28 mẫu với 21 công trình gồm 154 gian (diện tích khoảng 58.000 m2). Hiện chùa còn 17 công trình với 128 gian. - Chùa được xây dựng theo thứ tự các công trình nối tiếp nhau trên đường trục: Tam Quan nội (khu tam bảo thờ phật, nhà giá roi và khu I. Kiến trúc: Chùa Keo. - Chùa Keo hiện ở tại xã Duy Nhất - Vũ Thư - Thái Bình. - Chùa được xây dựng từ thời Lý năm 1061 bên cạnh biển. - Năm 1630 chùa được xây dựng lại. - Chùa rộng 28 mẫu với 21 công. trình gồm 154 gian. Hiện chùa còn 17 công trình với 128 gian điện thờ Thánh) cuối cùng là gác chuông. Xung quanh chùa có tường và hành lang bao bọc. + Về nghệ thuật: Từ Tam Quan tới gác chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái liên tiếp trong không gian. + Gác chuông chùa Keo điển hình cho nghệ thuật kiến trúc gỗ cao tầng (4 tầng gần 12 mét). Ba tầng mái trên theo lối chông diêm, dưới tầng mái có 84 cửa dàn thành 3 tầng, 28 cụm lớp tạo thành những dàn cánh tay đỡ mái. - Gác chuông chùa Keo xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam: Các tầng mái uốn cong thanh thoát, vừa đẹp, vừa trang nghiêm. II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK). 1. Điêu khắc: Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh). - Giáo viên diễn giải kết hợp với minh hoạ ĐDDH và tranh, ảnh lên quan đến tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. ? Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay có tên gọi là gì? Được thờ ở đâu? (Quan Âm thiên thủ thiên nhỡn) Thường được thờ trong các chùa ở Việt Nam. ? Tượng được tạc vào năm nào? ở đâu? Tạc bằng chất liệu gì? - Tượng được tạc vào năm 1656 ở chùa Bút Tháp - Bắc Ninh. Đây là pho tượng Quan Âm cổ của Việt Nam. Đây là pho tượng cổ hiếm - Về nghệ thuật: Từ Tam Quan tới gác chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái liên tiếp trong không gian. - Gác chuông chùa Keo điển hình cho nghệ thuật kiến trúc gỗ cao tầng (4 tầng gần 12 mét). II. Điêu khắc và chạm khắc trang trí. 1. Điêu khắc: Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh). - Tượng thường được thờ trong các chùa ở Việt Nam. hoi có tên người sáng tạo là tiên sinh họ Trương. - Pho tượng được tạc bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen. Toàn bộ tượng và bệ cao 3.70 mét với 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ (cách nói ước lệ của dân gian là "Nghìn mắt, nghìn tay"). - Nghệ thuật thể hiện đạt tới sự hoàn hảo, đã tạo ra những hình phức tạp với nhiều đầu, nhiều tay mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên , cân đối, thuận mắt: + Các cánh tay lớn, 1 đôi đặt trước bụng, 1 đôi chắp trước ngực còn 38 tay kia đưa lên như đoá sen nở. + Phía trên đầu tượng lắp ghép 11 mặt người chia làm 4 tầng, trên cùng là tượng A - Di - Đà nho. + Vòng ngoài là những cánh tay nhỏ trong mỗi lòng bàn tay là một con mắt tạo thành vòng hào quang toả sáng xung quanh tượng. => Toàn bộ pho tượng là sự thống nhất trọn vẹn. 2. Chạm khắc trang trí: Hình tượng con rồng trên bia đá. ? Rồng thời Lê có đặc điểm gì khác so với rồng thời Lý - Trần? (Rồng thời Lý có dáng hiền hoà, mềm mại, luôn có hình chữ S, khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiêu thắt túi) từ to đến nhỏ dần về phía sau. Rồng thời Trần cấu tạo mập hơn, khúc uốn lượn theo nhịp điệu "Thắt túi" nhưng doãng ra đôi chút so với rồng thời Lý. - Giáo viên phân tích trên ĐDDH MT8, các hình rồng ở bia Vĩnh Lăng: + ở bia lăng Lê Thái Tổ (tức bia Vĩnh Lăng 1433) trừ hình rồng ở trán bia, còn hàng chục con rồng lớn nhỏ trên bia đều là sự tái hiện rồng thời Lý - Trần và đạt mức hoàn chỉnh. - Tượng được tạc vào năm 1656 ở chùa Bút Tháp - Bắc Ninh. - Pho tượng được tạc bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen. - Nghệ thuật thể hiện đạt tới sự hoàn hảo. 2. Chạm khắc trang trí: Hình tượng con rồng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_8_tiet_1_35_nguyen_thi_bac.doc