Giáo án Mĩ thuật tuần 11 - Trường tiểu học Võ Thị Sáu

Tuần 11 - Khối 1

Bài 11 : Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm

I .Mục đích yêu cầu :

 - Giúp học sinh tìm hiểu trang trí đường diềm đơn giản và bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đường diềm.

- Biết cách vẽ màu vào hình vẽ đường diềm có sẵn.

+ Học sinh biết cách lựa chọn màu đơn giản để vẽ vào đường diềm.

- Giáo dục cho học sinh biết được lợi ích của đường diềm đối với cuộc sống.

II. Chuẩn bị :

 - Gv: Tranh 2 đường diềm khác nhau cho học sinh quan sát so sánh, tranh đường tô màu hoàn thiện.cái đĩa.

 - Hs : Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy,màu.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật tuần 11 - Trường tiểu học Võ Thị Sáu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng Tuần 11 (Từ ngày 4/ 11/ 2013 đến ngày 8/ 11 / 2013) Thứ /ngày Buổi Lớp Tiết Bài dạy Hai 04/11/2013 Sáng 4D3,4D4,4D5 2,3,4 Bài 11: TTMT- Xem tranh của họa sĩ Tư 06/11/2013 Sáng 1A1,1A2, 2B1 1A6 1,2, 3 4 Bài 11: Vẽ trang trí- Vẽ màu vào đường diềm Bài 11: Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm vẽ màu. Bài 11: Vẽ trang trí- Vẽ màu vào đường diềm Năm 07/11/2013 Sáng 4D1,4D2 3C3, 2B1 1,3 2 4 Bài 11: TTMT- Xem tranh của họa sĩ Bài 11; Vẽ theo mẫu - Vẽ cành lá Bài 11: TCMT- Vẽ trang trí đường diềm Chiều 3C1 5E3,5E4 2 3,4 Bài11; Vẽ theo mẫu - Vẽ cành lá Bài 11: Vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo việt Nam Thứ 6 08/11/2013 Sáng 1A3,1A4,1A5 1,2,3 Bài 11: Vẽ trang trí- Vẽ màu vào đường diềm. Chiều 3C2 2B2 5E1,5E2 2 3 4,5 Bài 11; Vẽ theo mẫu - Vẽ cành lá Bài 11: Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm vẽ màu Bài 11: Vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo việt Nam Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2013 Tuần 11 - Khối 1 Bài 11 : Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm I .Mục đích yêu cầu : - Giúp học sinh tìm hiểu trang trí đường diềm đơn giản và bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đường diềm. - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ đường diềm có sẵn. + Học sinh biết cách lựa chọn màu đơn giản để vẽ vào đường diềm. - Giáo dục cho học sinh biết được lợi ích của đường diềm đối với cuộc sống. II. Chuẩn bị : - Gv: Tranh 2 đường diềm khác nhau cho học sinh quan sát so sánh, tranh đường tô màu hoàn thiện.cái đĩa. - Hs : Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy,màu. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức:Giáo viên cho học sinh hát. 2. kiểm tra đồ dùng Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu. + kiểm tra bài cũ:Giờ trước chúng ta học bài gì? Vẽ quả dạng tròn. - Có những quả nào có hình tròn? Hs tự kể.Gv cho gọi 3 em lên bảng vẽ cho cô 3 quả dạng tròn, giáo viên cùng hs nhận xét bài của bạn. 3. vào bài mới: a. giới thiệu bài: Gv đặt câu hỏi- Em có biết thế nào gọi là đường diềm không? Đường diềm là những hình hoa, lá, chim, thú, được vẽ lặp đi, lặp lại hoặc xen kẽ với nhau trên một đường thẳng thì gọi là đường diềm, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về bài đường diềm qua bài học hôm nay nhé. b. ghi bài lên bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Quan sát. Giáo viên cho học sinh quan sát cái đĩa hỏi. - Đây là đồ vật gì?+ - Hình dáng của cái đĩa này như thế nào, có hình gì?* - Cái đĩa có được trang trí gì không?+ - Được trang trí hình gì?+ - Các hình hoa được trang trí như thế nào?* - Hình hoa có màu gì?* - Cái đĩa có màu gì?+ Gv chốt lại: Những hình trang trí được vẽ lặp đi lặp lại ở xung quanh miệng giấy khen, miệng bát, cổ áo thì được gọi là đường diềm.Gv cho học sinh quan sát tiếp tranh mẫu đường diềm hỏi. - 2 bài đường diềm này giống nhau hay khác nhau?+ - Đường diềm thứ nhất có những hình gì?* - Được vẽ như thế nào?* - Có những màu gì được vẽ trong đường diềm này?* Gv chốt lại: Đây còn gọi là đường diềm xen kẽ, bởi các hình được vẽ xen kẽ nhau. - Đường diềm thứ hai có những hình gì?* - Các hình hoa ở mỗi ô có giống nhau không?* - Có những màu gì được vẽ trong bài đường diềm này?+ Gv chốt lại: Đường diềm này còn gọi là nhắc lại vì các hình hoa được vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. * Hoạt động 2: Hướng dẫn. .Gv hướng dẫn trực tiếp ở vở vẽ. B1: Chọn màu để tô cho hình hoa trước. B2: Chọn màu để tô cho màu nền, nhớ màu nền khác màu hoa. Hình hai cũng tương tự như vậy. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv cho học sinh quan sát tranh vẽ màu hoàn thiện nhắc nhở hs. - Lựa chọn màu theo ý thích để vẽ. - Tiến hành vẽ theo các bước. Gv quan sát học sinh làm bài để có cách hướng dẫn cho cụ thể. *Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá. Gv chọn một số bài vẽ điển hình cho học sinh quan sát hỏi. - Bài vẽ của bạn đã tô màu đều gọn trong hình chưa? - Màu có sáng tạo không? - Em thích bài vẽ của bạn nào nhất, vì sao? Gv xếp loại bài vẽ tuyên dương bài vẽ đẹp, bổ sung chỉnh sửa cho bài vẽ còn sai sót,nhận xét tiết học. 1. Quan sát nhận xét: - Quan sát mẫu cái đĩa trả lời câu hỏi. - Cái đĩa. - Có hình tròn. - Có ạ. - Được trang trí hình hoa. - Các hình hoa được trang trí lặp đi lặp lại nhiều lần, xung quanh miệng đĩa. - Hình hoa có màu xanh đâmk. - Cái đĩa có màu trắng. - Khác nhau. - Hình hoa, hình thoi. - Vẽ xen kẽ nhau. - màu xanh, màu vàng, màu đỏ. - Hình thoi bên ngoài, hình hoa bên trong. - Có giống nhau. - Có màu vàng, xanh lá, xanh nước biển, màu đỏ. 2. Hướng dẫn. - Quan sát gv vẽ mẫu lên bảng. 3/ Thực hành vẽ bài: - Vẽ màu xen kẽ ở hình hoa. - Vẽ màu hoa giống nhau. - Vẽ màu nền khác màu hoa. - Tô màu đều gọn trong hình. 4. Nhận xét đánh giá: - Hoàn thành bài, trưng bày bài, nhận xét bài của bạn. - Tìm bài vẽ đẹp mình thích. - Bổ sung bài chưa đạt. - Xếp loại bài vẽ. 4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước vẽ màu. - Thế nào là đường diềm? Là những hình hoa, lá được vẽ xen kẽ hoặc nối tiếp nhau, nhắc đi nhắc lại gọi là đường diềm. Giáo dục: Vẽ đường diềm vào có giúp cho cái đĩa đẹp hơn không? Có ạ. Gv chốt lại đường diềm giúp ích rất nhiều cho cuộc sống đường diềm có thể trang trí vào cổ áo, tay áo, vv. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Khối lớp 2. Bài 11 : Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm, vẽ màu. I .Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh nhận biết được các đường diềm đơn giản. - Học sinh vẽ tiếp được các họa tiết vẽ màu vào đường diềm. + Vẽ tiếp được họa tiết chọn được màu đơn giản để tô. - Giáo dục cho học sinh biết lợi ích của bài đường diềm có ích đối với cuộc sống. II. Chuẩn bị : - Gv: Tranh đường diềm hoàn thiện. - Hs: Vở tập vẽ 2, bút chì, màu. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. kiểm tra đồ dùng ; Vở tập vẽ, bút chì, màu. + kiểm tra bài cũ: Gọi 3 hs lên bảng vẽ lại bài chân dung.Gv cùng hs nhận xét tuyên dương bạn vẽ đẹp. 3. vào bài mới: a. giới thiệu bài: ở lớp 1 chúng ta đã học làm quen với bài đường diềm rồi hôm nay chúng ta sẽ học vẽ tiếp các họa tiết vò đường diềm vẽ màu nhé. b. ghi bài lên bảng: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Quan sát Gv treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát. - Hai bài đường diềm này giống nhau hay khác nhau?+ - Đường diềm 1 là những hình gì? * - Có những màu gì trong tranh?* - Đường diềm 2 có những hình gì?+ - Các hình hoa đó được vẽ như thế nào?* - Có những màu gì trên bài đường diềm 2?+ Gv chốt lại: Ngoài 2 cách này còn có rất nhiều cách khác nữa, bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 cách khác nữa *Hoạt động 2: Hướng dẫn. Gv giới thiệu cách vẽ trực tiếp vào vở vẽ. B1: Vẽ tiếp các hình lá ở vở vẽ theo các nét chấm. B2: Chọn màu để vẽ cho hình hoa, b3: Chọn màu để vẽ cho màu nền, màu nền khác màu hoa. *Hoạt động 3: Thực hành. Gv treo tranh hoàn thiện cho học sinh quan sát gợi ý cho học sinh. - Cách vẽ tiếp họa tiết. - Cách vẽ màu. Gv quan sát học sinh làm bài để có cách hướng dẫn cho cụ thể. *Hoạt động 4: Nhận xét. Gv lựa chọn số bài điển hình hỏi. - Em có nhận xét gì về bài vẽ này? - Họa tiết vẽ đã đều nét chưa? - Màu có đậm, nhạt chưa? - Cách tô màu đã đều tay chưa? Gv nhận xét chung tuyên dương bài vẽ đẹp , nhận xét tiết học. Quan sát nhận xét. Quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Khác nhau. - Hình hoa, hình thoi. - Màu xanh, đỏ, vàng. - Có những hình hoa. - Được vẽ giống nhau liên tiếp trên đường diềm. - Có màu xanh, vàng, đỏ. 2. Hướng dẫn. Hs theo dõi gv hướng dẫn trên bảng. 3.Thực hành vẽ bài. - Thực hành vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm, vẽ màu. - Tiến hành vẽ theo các bước. - Vẽ màu. 4. Nhận xét đánh giá: - Hs hoàn thành bài tại lớp. - Trưng bày bài. - Nhận xét bài của bạn. - Xếp loại bài vẽ. 4.Củng cố: Gv hỏi lại bài học, nêu các bước vẽ đường diềm. - Giáo dục: bài đường diềm này sẽ được áp dụng vào những đồ vật nào? Cái đĩa, giấy khen. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Khối lớp 3 Bài 11 : Vẽ theo mẫu- vẽ cành lá. I. Mục đích yêu cầu: - Giúp hs nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá. - Học sinh biết cách vẽ cành lá. + Học sinh vẽ được cành lá đơn giản. -(GDMT) Giáo dục học sinh thấy được lợi ích của cây, cành lá đối với đời sống của con người. II. Chuẩn bị : - Gv: Cành lá mẫu, tranh quy trình. - Hs: Vở tập vẽ, bút chì, màu. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức:Gv cho học sinh hát. 2. kiểm tra đồ dùng Vở tập vẽ, bút chì, màu + kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta học bài gì? Xem tranh tĩnh vật. - Bức tranh tĩnh vật giờ trước chúng ta đã xem có tên gọi là gì ? Tĩnh vật. - Do họa sĩ nào vẽ? Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh. 3. vào bài mới: a. giới thiệu bài:Lớp 2 chúng ta đã học vẽ lá cây rồi, hôm nay chúng ta sẽ học vẽ cả cành lá nhé. b. ghi bài lên bảng: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Quan sát. Giáo viên cho học sinh quan sát cành ls mẫu hỏi. - Hai cành lá này có tên gọi là gì?+ - Nó giống nhau hay khác nhau?+ - Cụ thể đây là cành lá gì?* - Hình dáng của mỗi chiếc lá này như thế nào?* - Khung hình cụ thể của toàn bộ cành lá này?* - Nêu các bộ phận của cành, lá?* - Em còn biết về loại lá nào nữa không, đặc điểm của chiếc lá đó như thế nào?* - Màu sắc của lá như thế nào?* Gv chốt lại: Cành lá rất phong phú về hình dáng, đặc điểm, màu sắc. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Gv cho học sinh quan sát cành lá mẫu rồi gợi ý cho học sinh cách vẽ. B1: Vẽ phác bao quát hình dáng chung của cả cành lá, vào một khung hình cụ thể, cho vừa với phần giấy. B2: Vẽ phác cành và cuống lá. B3: Vẽ phác hình của tưng chiếc lá. B4: Vẽ chi tiết cho lá, vẽ màu. Gv cho học sinh nhắc lại các bước vẽ. * Hoạt động 3: Thực hành. Gv cho học sinh vẽ thực hành vào vở vẽ, cho học sinh quan sát lại tranh quy trình, nhắc nhở. - Phác hình dáng chung của toàn bộ cành lá. - Vẽ rõ đặc điểm của lá cây. - Vẽ màu cho lá phong phú, cần có đậm, nhạt cho đẹp. *HĐ 4: Nhận xét đánh giá. Gv thu bài cho học sinh quan sát 1 số bài vẽ điển hình hỏi. - Bài vẽ cành lá của bạn đã hoàn chỉnh chưa? - Cành lá vẽ cân đối với khung hình chưa? - Cành lá đã rõ đặc điểm chưa? - Màu đã đẹp chưa? Gv khen ngợi tuyên dương bài vẽ đẹp,bổ sung bài cần chỉnh sửa. Giáo viên nhận xét chung tiết học, 1. Quan sát. Quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Cành lá mít, cành lá ổi. - Khác nhau. - Lá mít. - Hình dáng của lá tròn. - Khung hình tam giác. - Cành lá, thân lá, gân lá. - Cành lá cà phê, lá bưởi, lá chuối rất to, cánh rộng, lá dừa như hình răng cưa. - Lá có màu xanh, thỉnh thoảng có màu vàng. Cách vẽ: 3. Thực hành vẽ bài: - Quan sát mẫu cành lá để vẽ. - Tiến hành vẽ theo các bước. - Vẽ màu cho lá, vẽ màu cho khung. + Chọn hình dáng của lá đơn giản để vẽ, vẽ màu. 4. Nhận xét đánh giá. - Hoàn thành bài. - Nhận xét bài của bạn. - Tìm bài vẽ đẹp mình thích. - Xếp loại bài vẽ. 4. Củng cố.Gv củng cố lại tiết học, hỏi lại bước vẽ cành lá- Có mấy bước để vẽ cành lá? Có 3 bước. - Giáo dục: Cái gì cho cành lá? Cây. - Chúng ta có được phá cây, bẻ cành ngắt lá không? Không. - Vì sao chúng ta phải chăm sóc cho cây? Để cây cho bómg mát. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Khối lớp 4. Bài 11 : TTMT- Xem tranh của họa sĩ I.Mục đích yêu cầu; - Giúp học sinh thấy được sự phong phú, đa dạng, vẻ đẹp của tranh do các họa sĩ thực hiện. - Học sinh biết cách nhận xét về tranh, về hình vẽ, bố cục, màu sắc của tranh. + Học sinh trả lời được những câu hỏi đơn giản do giáo viên đưa ra. ( GDMT) Yêu quý cảnh đẹp quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. II. Chuẩn bị : - Gv: SGK, vở vẽ. - HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. kiểm tra đồ dùng : Vở tập vẽ, bút chì, màu + kiểm tra bài cũ: Giáo viên chấm bài trước. 3. vào bài mới: a. giới thiệu bài: Giáo viên chọn nội dung cho phù hợp để giới thiệu. b. ghi bài lên bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Quan sát. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh mẫu trong sách giáo khoa hỏi. - Tên bức tranh là gì?+ - Tên tác giả?+ - Trong tranh có những hình ảnh gì?* - Tranh vẽ về đề tài gì?* - Đâu là hình ảnh chính của tranh?* - Đâu là hình ảnh phụ của tranh?* - Màu sắc của tranh như thế nào?* Gv tóm lại toàn bộ bức tranh 1. + Gv cho hs quan sát tiếp tranh 2 hỏi - Tên bức tranh là gì?+ - Tác giả của tranh?+ - Tranh vẽ về hình ảnh gì?* - Đâu là hình ảnh chính của tranh?* - Đâu là hình ảnh phụ của tranh?* - Dáng vẻ của cô gái trong bức tranh ntn?* - Màu sắc của tranh?* Gv cho hs quan sát tiếp tranh 3 ở vở vẽ hỏi. - Tên bức tranh?+ - Tác giả?+ - Màu sắc của tranh như thế nào?* Gv cho học sinh tự cảm nhận về vẻ đẹp của 2 bức tranh có trong vở vẽ. * Hoạt động 2: Nhận xét Gv nhận xét chung tiết học, tuyên dương học sinh có câu trả lời hay, tích cực phát biểu xây dựng bài. 1. Giới thiệu tranh của họa sĩ: A, Về nông thôn sản xuất: Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi -Về nông thôn sản xuất Họa sĩ Ngô Minh Cầu -Làng quê, có cây rơm ngôi nhà, có người đang dắt trâu ra đồng. - Nông thôn. Hình dáng người. Nhà cửa. - Hs trả lời. B,Tranh gội đầu: - Gội đầu: - Trần Văn Cẩn. - Chân dung. - Cô gái - Cái chậu thau, chậu hoa sau lưng cô gái - Mềm mại - Hài hòa. Chợ đầu làng. Triệu khắc Lễ. - Hài hòa. 2. Nhận xét đánh giá. Nhận xét bạn tích cực, có câu trả lời hay. Củng cố: Hỏi lại bài học. - Giáo dục: Hs biết yêu mến cuộc sống xung quanh, biết tham gia vào các công việc làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Khối lớp 5 Bài 11: Vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo việt nam I.Mục đích yêu cầu; - Giúp học sinh hiểu được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. + Chọn được hình ảnh đơn giản về đề tài ngày nhà giáo để vẽ. - Giáo dục học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày nhà giáo. II. Chuẩn bị : - Gv:1 số tranh mẫu về ngày nhà giáo. - HS :SGK, vở vẽ , bút chì, màu. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức:Cho học sinh hát. 2. kiểm tra đồ dùng: SGK, vở vẽ , bút chì, màu. + kiểm tra bài cũ:Giờ trước học bài gì? Vẽ trang trí đối xứng qua trục. - Để vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục chúng ta phải thực hiện theo mấy bước? 4 bước. 3. vào bài mới: a. giới thiệu bài: Gv hỏi tháng này là tháng mấy? Tháng 11.- Có ngày gì? Ngày nhà giáo Việt Nam. Gv chốt lại, hôm nay chúng ta sẽ vẽ tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam nhé. b. ghi bài lên bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Quan sát. Gv cho học sinh quan sát tranh hỏi. - Tranh vẽ hình ảnh gì?+ - Đâu là hình ảnh chính của tranh?* - Đâu là hình ảnh phụ trong tranh?* - Bức tranh có những màu nào, cụ thể những màu đó?* - Những hình ảnh trên có quen thuộc đối với em không, nói với em điều gì? * - Em hãy kể lại những hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam?* - Quang cảnh của ngày 20/11 như thế nào?* Gv chốt lại: Qua những hình ảnh vừa xem, sẽ giúp cho các em nhớ lại để vẽ tranh về đề tài ngày nhà giáo VN * Hoạt động 2: Hướng dẫn. Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ lên bảng. B1: Sắp xếp và vẽ các hình vẽ sao cho rõ nội dung, phù hợp cân đối với khung hình. B2: Vẽ phác hình ảnh chính trước. B3: Vẽ phác hình ảnh phụ cho phù hợp với hình ảnh chính. B4: Hoàn thiện hình vẽ, vẽ màu. Màu sắc có đậm, nhạt cho sinh động, vẽ xong ke lại bằng bút đen cho nổi. * Hoạt động 3: Thực hành. GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài vào vở thực hành. - Nhắc nhở học sinh tiến hành vẽ theo các bước. - vẽ màu có đậm, nhạt. * Hoạt động 4: Nhận xét Giáo viên lựa chọn một số bài vẽ điển hình cho học sinh quan sát hỏi. - Cách sắp xếp hình cân đối với khung hình chưa? - Hình dáng người phong phú chưa? - Hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính chưa? - Màu sắc có đậm, nhạt chưa? Gv nhận xét chốt lại: Tuyên dương bài vẽ đẹp GV nhận xét chung tiết học 1. Quan sát nhận xét - Cô giáo với học sinh. - Cô giáo và bạn học sinh đang tặng cho cô bó hoa tươi thắm. - Lọ hoa. - Có màu xanh, màu vàng, màu đỏ của hoa. - Có ạ, biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ chúng em. -Văn nghệ, hoa điểm mười. - Vui tươi, phấn khởi. 2. Cách vẽ: Học sinh quan sát gv vẽ mẫu lên bảng. 3. Thực hành vẽ bài: - Chọn nội dung để vẽ cho phù hợp. - Hs thực hành vẽ bài. - Tiến hành vẽ theo các bước. - Vẽ màu. 4. Nhận xét đánh giá. - Nhận xét bài của bạn. - Tìm bài vẽ đẹp mình thích. - Xếp loại bài. Củng cố: Gv hỏi lại các bước vẽ - Có mấy bước để vẽ được bài vẽ này? Có 4 bước. - Giáo dục: Nêu ý nghĩa của ngày 20/11? Hs trả lời là ngày để chúng em nhớ ơn các thầy cô giáo. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Lớp 2- Hai buổi. Bài 11 : TCMT- Vẽ trang trí đường diềm, vẽ màu. I .Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh nhận biết được các đường diềm đơn giản. - Học sinh vẽ được 1 bài đường diềm đơn giản. - Giáo dục cho học sinh biết lợi ích của bài đường diềm có ích đối với cuộc sống. II. Chuẩn bị : - Gv: Tranh đường diềm hoàn thiện. - Hs: Vở rèn, bút chì, màu. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. kiểm tra đồ dùng ; Vở rèn, bút chì, màu. + kiểm tra bài cũ: Gv chấm bài giờ trước học sinh chưa hoàn thành. 3. vào bài mới: a. giới thiệu bài: b. ghi bài lên bảng: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Quan sát Gv treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát. - Hai bài đường diềm này giống nhau hay khác nhau?+ - Đường diềm 1 là những hình gì? * - Có những màu gì trong tranh?* - Đường diềm 2 có những hình gì?+ - Các hình hoa đó được vẽ như thế nào?* - Có những màu gì trên bài đường diềm 2?+ Gv chốt lại: Ngoài 2 cách này còn có rất nhiều cách khác nữa, bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 cách khác nữa *Hoạt động 2: Hướng dẫn. Gv vẽ mẫu lên bảng. B1: Vẽ tiếp các hình lá ở vở vẽ theo các nét chấm. B2: Chọn màu để vẽ cho hình hoa, b3: Chọn màu để vẽ cho màu nền, màu nền khác màu hoa. *Hoạt động 3: Thực hành. Gv treo tranh hoàn thiện cho học sinh quan sát gợi ý cho học sinh. - Cách vẽ họa tiết. - Cách vẽ màu. Gv quan sát học sinh làm bài để có cách hướng dẫn cho cụ thể. *Hoạt động 4: Nhận xét. Gv lựa chọn số bài điển hình hỏi. - Em có nhận xét gì về bài vẽ này? - Họa tiết vẽ đã đều nét chưa? - Màu có đậm, nhạt chưa? - Cách tô màu đã đều tay chưa? Gv nhận xét chung tuyên dương bài vẽ đẹp , nhận xét tiết học. Quan sát nhận xét. Quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Khác nhau. - Hình hoa. - Màu xanh, đỏ, vàng. - Có những hình hoa. - Được vẽ giống nhau liên tiếp trên đường diềm. - Có màu xanh, vàng, đỏ. 2. Hướng dẫn. Hs theo dõi gv hướng dẫn trên bảng. 3.Thực hành vẽ bài. - Thực hành vẽ đường diềm, vẽ màu. - Tiến hành vẽ theo các bước. - Vẽ màu. 4. Nhận xét đánh giá: - Hs hoàn thành bài tại lớp. - Trưng bày bài. - Nhận xét bài của bạn. - Xếp loại bài vẽ. 4.Củng cố: Gv hỏi lại bài học, nêu các bước vẽ đường diềm. - Giáo dục: bài đường diềm này sẽ được áp dụng vào những đồ vật nào? Cái đĩa, giấy khen. - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiaoanmithuat1.doc