Bài 21. Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
- HS nhận thức được hình dáng, động tác của các con vật, đồ vật khi thực hiện bài tập nặn tạo dáng theo ý thích.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo hình.
- HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được tạo hình thông qua sự tưởng tượng, tư duy sáng tạo, bản tay khéo léo của tác giả.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật tuần 21: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21. Tập nặn tạo dáng
Đề tài tự chọn
I. Mục tiêu
- HS nhận thức được hình dáng, động tác của các con vật, đồ vật khi thực hiện bài tập nặn tạo dáng theo ý thích.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo hình.
- HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được tạo hình thông qua sự tưởng tượng, tư duy sáng tạo, bản tay khéo léo của tác giả.
II. Chuẩn bị
GV:
Chuẩn bị một số nguyên vật liệu khác nhau như: Đất nặn, giấy màu, len, vải, viên đá nhỏ có hình đẹp, các loại chai lọ nhựa, lá cây, cành cây khô, keo dán, băng dính...
Bài tập nặn tạo dáng bằng một vài chất liệu làm sẵn
HS:
Chuẩn bị một vài nguyên liệu có sẵn ở địa phương mà các em tự kíêm được.
Các dụng cụ học tập cần thiết
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
GV cho HS xem một số sản phẩm đã làm sẵn và gợi ý.
Chúng ta có thể tạo hình các đồ vật, hình người từ nhiều vật liệu khác nhau.
GV thị phạm: Có thể dùng cách tạo hình khác với cách nặn. Chọn 1 viên đá có hình con cá và GV thêm các chi tiết bằng cách dán, vẽ thêm mắt, vây, đuôi... lập tức viên đá nhỏ đã có thể trở thành một con cá vàng sinh động.
GV cũng có thể tạo hình con bướm từ 2 chiếc lá khô ghép với nhau, sau đó cô giáo tô màu hoặc dán giấy màu vào cánh bướm, dùng dây thép nhỏ làm thân và râu...
Như vậy: bài học này các em tự do suy nghĩ và tự do thể hiện suy nghĩ của mình bằng các loại chất liệu khác nhau để tạo hình theo ý thích.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm bài
Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, có thể học trong lớp và có thể cho các nhóm học ngoài sân trường, bên hành lang lớp học, hoặc dưới gốc cây... nhưng phải đảm bảo điều kiện chỗ học vệ sinh, râm mát và gợi hứng thú cho học sinh làm bài.
Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, các cá nhân trong một nhóm nên có sự thảo luận thống nhất hệ thống các sản phẩm trong nhóm bài tập của mình.
- Ví dụ: Một bạn nặn hình người bằng đất, một bạn ghép cành cây khô và dán lá thành 1 cây xanh, một bạn tạo hình con bướm bằng lá khô, một bạn tạo hình hoa bằng giấy... sau đó sắp đặt cùng nhau để có nội dung.
Hướng dẫn học sinh chọn vật liệu thể hiện bài tập của mình.
- Có ý định trước, sau đó chọn vật liệu để thể hiện ý định.
- Chọn vật liệu trước, sau đó trên cơ sở hình thù sẵn có của vật liệu để hình dung ra sản phẩm.
Hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ học tập như dao cắt đất, kéo cắt giấy, băng dính hai mặt...
GV chú ý đến công việc của từng học sinh và hướng dẫn, gợi mở cho học sinh cách tìm hình, cách tạo dáng của đồ vật.
Hoạt động 3. Trình bày sản phẩm và nhận xét
+ Học sinh trình bày sản phảm theo nhóm và yêu cầu phải có tính logic khi sắp xếp các sản phẩm cạnh nhau.
+ Các nhóm tự trình bày ý đồ nhóm sản phẩm của mình.
+ GV khen ngợi cả lớp và động viên khích lệ học sinh quá trình tìm tòi suy ngẫm tạo dáng đồ vật từ mọi vật liệu khác nhau.
+ GV khen và nhắc nhở tinh thần làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ của các nhóm, những điều cần phát huy và những điều cần tránh ở những giờ học sau.
Nhắc nhở bài tập sau.
File đính kèm:
- T21.1.doc