I/- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1)- Kiến thức:
- Trẻ biết dược trên cơ thể có 5 giác quan (Xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác)
- Biết chức năng, tác dụng của các giác quan đó
- Cách rèn luyện, chăm sóc và bảo vệ các giác quan.
2)- Kỹ năng:
- Biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, lễ phép
- Trẻ biết phối hợp với bạn vận động theo nhạc một số bài hát: “ Tập rửa mặt”
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui, tác dụng của mũi qua bài thơ: “Tâm sự cái mũi”
- Trẻ có kỹ năng quan sát nhận xét và thảo luận về các giác quan.
3)- Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ các giác quan.
- Đoàn kết phối hợp cùng các bạn.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môi trường xung quanh - Đề tài giác quan của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Môi trường xung quanh
Đề tài: Giác quan củ bé
Chủ điểm: Bản thân
Đối tượng: MGN - Lớp B1 - Trường MN Quan Hoa
Thời gian: 20 - 25 phút
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Huế
Ngày dạy: 18/10/2008
I/- Mục đích – Yêu cầu:
1)- Kiến thức:
- Trẻ biết dược trên cơ thể có 5 giác quan (Xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác)
- Biết chức năng, tác dụng của các giác quan đó
- Cách rèn luyện, chăm sóc và bảo vệ các giác quan.
2)- Kỹ năng:
- Biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc, lễ phép
- Trẻ biết phối hợp với bạn vận động theo nhạc một số bài hát: “ Tập rửa mặt”
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui, tác dụng của mũi qua bài thơ: “Tâm sự cái mũi”
- Trẻ có kỹ năng quan sát nhận xét và thảo luận về các giác quan.
3)- Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ các giác quan.
- Đoàn kết phối hợp cùng các bạn.
II/- Chuẩn bị:
1)- Đồ dùng:
- Tranh ảnh về các giác quan
- 1 số đồ dùng dạy học: Muối, đường, hoa quả bằng nhựa, con thú nhồi bông, những đồ chơi quen thuộc, xà bông, nước hoa
- Tranh lô tô các vậtt có thể nghe, nhì, nếm, ngửi, sờ
2)- Trang phục, tâm sinh lý:
- Cô và trẻ mặc quần áo gọn gàng, thoải mái, tự tin.
3)- Địa điểm: Trong lớp học.
III/- Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1- ổn định tổ chức:
- TC: “Sáng ngủ dậy”
2. Bài mới
* Mắt - thị giác
- Sáng nay con đi học con nhìn thấy gì trên đường?
- Cái gì giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật? (Cho trẻ quan sát mắt: Trong mắt có hai hòn bi tròn xoe, đó là hai con ngươi, giúp bé nhìn thấy mọi vật xung quanh. Lông mày và lông mi là những sợi lông nhỏ bảo vệ cho mắt bé không bị bụi bẩn rơi vào đấy)
- Nếu nhắm mắt lại thì có nhìn thấy gì không?
- Để cho đôi mắt luôn sáng ngời phải làm gì?
- Giáo dục trẻ khi ngồi học, xem tivi, khi chơi
- ánh sáng và tư thế ngồi đọc sách, xem ti vi có ảnh hưởng rất quan trọng đến mắt của bé. Bé hãy đánh dấu (x) vào những tư thế ngồi sai và có hại cho mắt nhé (Chơi trên máy)….
* Lưõi - vị giác
- Cho trẻ nếm vị của muối, đường -> nêu lên nhận xét của trẻ
- Vì sao con lại thấy măn (ngọt)? Nhờ có cái gì đã giúp con nhận biết được vi mặn của muối, vị ngọt của đường?
- Lưỡi có tác dụng gì?(để phân biệt vị của thức ăn, ngoài ra lưỡi còn giúp chúng ta nói tròn vành rõ chữ, cho trẻ thử giữ nguyên lưỡi để nói…)
* Mũi - khứu giác (Cô xịt nước hoa)
- Hỏi trẻ ngửi thấy mùi gì?
- Dùng bộ phận nào để ngửi?
-> Mũi là cơ quan khứu giác, xung quanh chúng ta có rất nhiều mùi vị khác nhau, có những mùi thơm và có cả những mùi khó chịu, mũi của chúng ta sẽ nửi và phân biệt các mùi vị đó.
- Muốn giữ mũi sạch phải làm ntn?
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Tâm sự cái mũi”
* Tay - súc giác
- Cho trẻ chơi TC: “Chiếc túi kỳ lạ”
- Trẻ sờ và đoán vật nhẵn, sần sùi -> tên vật
-> Vì sao con lại đoán đúng? -> Tay là cơ quan xúc giác
* Tai - thính giác
- TC: “Đoán tiếng động”
+ Một trẻ bịt mắt, các bạn khác đứng xung quanh và làm các tiếng động như: Tiếng rót nước, tiếng vò giấy, tiếng vỗ tay, tiếng dậm chân…Bạn bịt mắt phải đoán xem đó là tiếng động gì?
- Khi nghe tiếng động đó chúng ta dùng bộ phận nào?
- Tai dùng để làm gì? (Có hai cái tai ở hai bên đầu. Phần lộ ra ngoài của tai bé gọi là vanh tai và dái tai. Những phần này đón nhận âm thanh và chuyển vào bên trong giúp bé nghe được)
- Muốn tai luôn nghe rõ phải làm gì?
- TC: “Thi xem tổ nào nhanh”
+ Trẻ chọn lô tô với các hình vẽ về hoạt động, hiện tượng hoặc đồ vật phát ra âm thanh. Chơi theo luật tiếp sức.
=> Cô khái quát: Tất cả những bộ phận vừa nói đến được gọi là giác quan của cơ thể.
* Có khi dùng tất cả các giác quan cùng một lúc, có khi chỉ dùng một giác quan, như khi nhìn thấy mặt trời chúng ta chỉ sử dụng thị giác, còn khi tâng quả bóngdùng 3 giác quan: Thị giác, thính giác và xúc giác
* Giáo dục: Có lúc sử dụng giác quan này, có lúc sử dụng giác quan kia. Nhưng mỗi giác quan đều rất quan trọng vì nó giúp nhận thức được thế giới xung quanh. Để giữ gìn và bảo vệ các giác quan chúng mình phải giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ để cơ thể luôn khoẻ mạnh
c. Luyện tập củng cố:
-TC 1:
+ Cô nói tên giác quan – trẻ nói tên bộ phận cơ thể
+ Cô nói tên hành động – trẻ nói tên bộ phận cơ thể
+ Cô nói tên hành động – trẻ nói tên các giác quan
+ Cô nói tên các bộ phận cơ thể – trẻ nói các giác quan
- TC 2: “Ai thông minh” (trên máy)
3. Kết thúc:
- Nhận xét
- Cả lớp hát bài “Tập rửa mặt”
File đính kèm:
- Giao an MTXQ. Giac quan cua be.doc