I) MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: - sưu tầm một số tranh ảnh về các loại phân vi sinh vật
- Tham khảo một số tài liệu liên quan
- Học sinh: Xem trước bài
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Ổn định lớp: 2’- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ: 5’- Thế nào là phân hoá học, phân hữu cơ, phân VSV?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10, tiết 10
Ngày soạn: 7/10/2008
BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
I) MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: - sưu tầm một số tranh ảnh về các loại phân vi sinh vật
- Tham khảo một số tài liệu liên quan
- Học sinh: Xem trước bài
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Ổn định lớp: 2’- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ: 5’- Thế nào là phân hoá học, phân hữu cơ, phân VSV? Cho ví dụ
- Nêu đặc điểm, cách sử dụng phân vi sinh vật
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: 5’
Hiện nay với việc tăng nhu cầu về lương thực thúc đẩy sản xuất tăng vì thế đất ngày càng được sử dụng một cách quá mức dẫn đến con người phải dung các loại phân hóa học để cải tạo đất, nhưng nếu dung quá mức thì sẽ làm cho đất hoá chua chính vì thế hiện nay các nhà khoa học đã đưa ra phân VSV vừa ít tốn kém, vừa có thể bảo vệ đất không bị thoái hoá
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật: 5’
I) Nguyên lý sản xuất phân vi sinh vật:
Phân lập và nhân các chủng VSV đặc hiệu → trộn đều các chủng VSV đặc hiệu với chất nền → phân VSV
- Thế nào là công nghệ vi sinh?
- Cho biết các loại phân VSV dung trong nông, lâm nghiệp?
- Hãy nêu nguyên lý sản xuất phân VSV?
- Nghiên cứu, khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội
- Phân VSV cố định đạm, VSV chuyển hoá lân, VSV chuyển hoá các chất hữu cơ
-Nhân giống chủng VSV đặc hiệu sau đó trộn với chất nền
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại phân VSV thưởng dung: 25’
II) Một số loại phân VSV thường dùng:
1) Phân VSV cố định Đạm:
- Phân Nitragin: có chứa các VSV cố định Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu
- Phân Azogin: có chứa cácVSV hội sinh với cây lúa
- Thành phần chính phân Nitragin: than bùn, VSV nốt sần cây họ Đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng
- Tẩm vào hạt giống trước khi gieo, có thể bón trực tiếp vào đất
2) Phân VSV chuyên hoá lân:
- VSV chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ ( photphobacterin)
- VSV chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan ( phân lân hữu cơ vi sinh)
- Dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo ( photphobacterin), hoặc bón trực tiếp vào đất
3) Phân VSV phân giải chất hữu cơ:
- VSV phân huỷ và chuyển hoá các chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng cho cây hấp thụ
- Có thể bón trực tiếp vào đất
- Cho HS hoạt đông nhóm, thảo luận 2 phiếu học tập 1,2 (phân VSV cố định đạm, phân VSV chuyển hoá lân)
- GV nhận xét
- Hiện nay chúng ta đang dùng loại phân VSV cố định đạm nào?
- Nitragin và azogin là loaỊ phân có mật độ VSV hữu ích cao. Liều lượng sử dụng từ 300-3000g/ha
- Thành phần chủ yếu của Nitragin là gì?
- Thành phần chủ yếu của Azogin là gì?
- Nêu thành phần chính của phân Nitragin
- Trong các thành phần đó thành phần nào giữ vai trò quan trọng
- Hãy nêu cách sử dụng phân VSV cố định đạm.
- Tại sao cần tiến hành nơi râm mát?
- Phân VSV chuyển hoá lân có những dạng nào?
- Sử dụng phân này như thế nào?
- Do thành phân chính của xác thực vật là xenluloze, rất khó bị phân huỷ muốn phân huỷ cần một thời gian dài ví thế rất cần các enzim do một số VSV tiết ra để đẩy nhanh quá trình phân huỷ
- Thành phần chủ yếu của loại phân này là gì?
- Thảo luận
- Trình bày, các nhóm nhận xét
- Nitragin, Azogin
- Là nhóm VSV cố định Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu
- Là nhóm VSV sống hội sinh với cây lúa
- Than bùn, VSV nốt sần cây họ Đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng
- VSV nốt sần cây họ Đậu
- Tẩm vào hạt giống trước khi gieo, cần tiến hành nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp làm chết VSV. Có thể bón trực tiếp vào đất
- Photphobacterin và phân lân hữu cơ vi sinh
- Dùng tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất
- Là các VSV phân giải các chất hữu cơ
IV) CỦNG CỐ VÀ CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: 2’
* Củng cố: - Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân VSV cố định Đạm
- Nitragin, Azogin thuộc nhóm phân nào?
* Công việc về nhà: - chuẩn bị các dụng cụ để thực hiện bài thực hành tiếp theo
V) RÚT KINH NGHIỆM: 1’
- Học sinh hoạt động còn chưa tích cực
- Thời gian phân bố chưa hợp lý
File đính kèm:
- BAI10C~1.DOC