Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 20 đến bài 26

I/ Mục tiêu

* Kiến thức:

- Biết và trình bày được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật

- Trình bày được cơ sở khoa học và qui trình sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh

 * Kỹ năng:

- Rèn luyện kỷ năng phân tích, quan sát , tổng hợp

 * Thái độ:

II/ Chuẩn bị

 * Giáo viên:

- Nghiên cứu sách giáo viên phần thông tin bổ sung, hình 20.1, 20.2, 20.3

- Chuẩn bị câu trả lời cho các lệnh và câu hỏi cuối bài

 * Học sinh

- Chuẩn bị bài trước ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối bài

III/ Phương pháp

 

doc39 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 20 đến bài 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn:3/11 Tiết 17 Bài 20 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT I/ Mục tiêu * Kiến thức: - Biết và trình bày được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật - Trình bày được cơ sở khoa học và qui trình sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh * Kỹ năng: - Rèn luyện kỷ năng phân tích, quan sát , tổng hợp * Thái độ: II/ Chuẩn bị * Giáo viên: - Nghiên cứu sách giáo viên phần thông tin bổ sung, hình 20.1, 20.2, 20.3 - Chuẩn bị câu trả lời cho các lệnh và câu hỏi cuối bài * Học sinh - Chuẩn bị bài trước ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối bài III/ Phương pháp - Hỏi đáp + Giảng giải + Hoạt động nhóm IV/ Kiểm tra bài cũ - Cho biết các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học ? Thuốc hoá học có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ? * Chỉ sử dụng thuốc khi dịch hại đạt tới ngưỡng gây hại, sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao thời gian phân huỷ nhanh, sử dụng theo nguyên tắc bốn đúng, cần tuân thủ nguyên tắc bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường * Làm ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất, nông sản. Từ trong nông sản đi vào cơ thể động vật con người thông qua chuỏi thức ăn và lưới thức ăn V/ Giảng bài mới * Mở bài: - Một số chế phẩm thuốc trừ sâu có khả năng có khả năng giết chết sâu bệnh bằng cách làm tan rã chúng hoặc làm cho chúng bị đóng phấn nhưng không gây hại cho con người và môi trường.Vậy người ta đã làm như thế nào để sản xuất ra những chế phẩm này và tên gọi của chúng là gì * Tiến trình bài giảng: * Hoạt động 1:tìm hiểu khái niệm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật - Mục tiêu: học sinh trình bày được khái niệm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng? - Đặc điểm của chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng ? - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa thảo luận trả lời: - Là chế phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật, đặc điểm không độc hại cho môi trường và con người I/ Khái niệm - Là chế phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật Vd: chế phẩm Bt - Đặc điểm không độc hại cho môi trường và con người * Hoạt động 2: tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trừ sâu - Mục tiêu: học sinh trình bày được đặc điểm của chế phẩm Bt - Treo hình 20.1 phóng to - Loại vi khuẩn nào? Chúng có đặc điểm gì? - Bản chất của thuốc Bt ? - Sử dụng chế phẩm này nhằm mục đích gì ? - Học sinh quan sát trao đổi nhóm trả lời: + Bacillus Thuringiensis + Đặc điểm hình quả trám hay lập phương làm cho sâu chết sau 2 - 4 ngày - Độc hại đối với sâu không độc đối với người và môi trường II/ Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu - Là chế phẩm Bacillus Thuringiensis, giai đoạn bào tử có tinh thể P độc đối với sâu bọ - Đặc điểm hình quả trám hay lập phương làm cho sâu chết sau 2 - 4 ngày( bị liệt đến chết) * Bản chất của thuốc Bt - Là chất độc được chiết ra từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis độc hại đối với sâu không độc đối với người và môi trường - Trừ sâu róm thông, sâu tơ, sâu khoang.. * Hoạt động 3: tìm hiểu chế phẩm vi rút trừ sâu - Mục tiêu: trình bày được cơ chế tiêu diệt sâu hại của chế phẩm, và cá đối tượng được sử dụng - Sử dụng hình 20.2 . Cho bíet sự khác nhau về thành phần và phương thức diệt trừ sâu giữa chế phẩm Bt và chế phẩm NPV - Học sinh dựa vào hình thảo luận nhóm II/ Chế phẩm virut trừ sâu - Chế phẩm NPV được sản xuất ra từ dịch lọc virut - Phương thức diệt trừ làm cho sâu bọ mềm nhũng và chết - Dúng trừ sâu róm thông, sâu đo, sâu xanh hại bông, đay thuốc lá * Hoạt động 4: tìm hiểu chế phẩm nấm trừ sâu - Mục tiêu: nắm được đặc điểm của nấm túi và nấm phấn trắng khi trừ sâu - Dựa vào sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập có nội dung như sau Nội dung so sánh Nấm túi Nấm phấn trắng Đối tượng diệt trừ Đặc điểm - Dựa vào sách giáo khoa học sinh thảo luận trả lời Nội dung so sánh Nấm túi Nấm phấn trắng Đối tượng diệt trừ Đặc điểm IV/ Chế phẩm nấm trừ sâu 1/ Nấm túi - Diệt trừ nhiều loại sâu bệnh đặc biệt là rệp hại cây - Sâu nhiễm nấm túi làm chp cơ thể bị trương lên sâu suy yếu và chết 2/ Nấm phấn trắng - Gây hại tới 200 loài sâu hại: sâu róm thông, sâu đục thân ngô, rầy nâu, bọ cánh cứng - Cơ thể sâu cứng lạitrắng như rắc bột -> chết VI/ Củng cố - Phương thức diệt trừ sâu hại của nấm túi và nấm phấn trắng có gì khác - Sử dụng các câu hỏi cuối bài để củng cố VII/ Dặn dò - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị nội dung bài mới” Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi” * Rút kinh nghiệm: Tuần 19 Ngày soạn:12/11 Tiết: 19 CHƯƠNG II: CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG Bài: 22 QUI LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I/ Mục tiêu * Kiến thức: - Hiếu và trình bày được khái niệm về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Phân biệt được đặc điểm và vai trò của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Vận dụng qui luật sinh trưởng và phát dục, cũng như các yếu tố ảnh hưởng vào trong sản xuất chăn nuôi * Kỹ năng: - Phân tích, so sánh, kỷ năng hoạt động nhóm * Thái độ: II/ Chuẩn bị * Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị các câu hỏi cuối bài và các lệnh sách giáo khoa * Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung bài, câu trả lời cho các lệnh và câu hỏi cuối bài - Đọc phần thông tin bổ sung trong sách thiết kế, hình 22.1, 22.2, 22.3 SGK III/ Phương pháp - Giảng giải + Thảo luận nhóm IV/ Kiểm tra bài cũ - Bản chất của chế phẩm Bt và chế phẩm NPV + Độc hại đối sâu không độc đối với người, làm cho sâu bị tê liệt và chết, trừ sâu róm sâu tơ, sâu khoang + Được sản xuất từ dịch lọc virut, làm cho sâu bọ mềm nhũng và chết, dùng trừ sâu róm thông, sâu đo, sâu xanh hại bông đay, thuốc lá V/ Tiến trình bài giảng * Mở bài: - Lợn sau khi nuôi 6 tháng từ 1 kg -> 100 kg, 4cm -> 1.5m quá trình thay đổi về kích thước và khối lượng người ta gọi là sinh trưởng vậy sinh trưởng là gì ? * Phát triển bài: * Hoạt động 1:tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát dục - Mục tiêu: nêu được khái niệm sinh trưởng và phát dục, nắm được mối quan hệ giữa chúng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Giáo viên đưa ra một ví dụ gọi một học sinh phân tích ví dụ? - Sau khi phân tích xong ví dụ giáo viên cho đây là sinh trưởng. Vậy sinh trưởng là gì ? - Giáo viên lại cho một ví dụ học sinh phân tích xonh trả lời câu hỏi phát dục là gì? - Mối quan hệ giữa chúng ? ( cho 1ví dụ) - Học sinh phân tích ví dụ, thảo luận trả lời: + Là quá trình tích luỹ chất hửu cơ để gia tăng kích thước và khối lưọng cơ thể + Là quá trình hoàn thiện cấu tạo cơ quan để thực hiện chức năng +Xảy ra song song hổ trợ cho nhau I/ Khái niệm về sinh trưởng và phát dục 1/ Sinh trưởng - Là quá trình tích luỹ chất hửu cơ để gia tăng kích thước và khối lưọng cơ thể Vd: Lợn mới sinh nặng 1.5-2 kg sau 6 tháng nuôi-> 80-100 kg 2/ Phát dục - Là quá trình hoàn thiện cấu tạo cơ quan để thực hiện chức năng Vd: quá trình hoàn thiện cấu tạo dạ dày bò 3/ Mối quan hệ - Xảy ra song song hổ trợ cho nhau - Sinh trưởng hổ trợ cho phát dục, phát dục làm thay đổi sinh trưởng. Đây là hai mặt của một quá trình thống nhất-> phát triển * Hoạt động 2: tìm hiểu qui luật sinh trưởng và phát dục - Mục tiêu: trình bày được các quy luật sinh trưởng và phát dục - Dựa vào sơ đồ 22.2 cho biết cơ thể vật nuôi phát triển qua mấy giai đoạn - Cho ví dụ để thấy sự phát triển không đồng đều của các cơ quan bộ phận trên cơ thể trên cơ thể - Hoạt động nào của vật nuôihể hiện tính chu kì ? - Học sinh dựa vào thông tin sách giáo khoa, thảo luận nhóm trả lời: + Giai đoạn trong thai + Giai đoạn ngoài thai + Giai đoạn trong thi xương sọ phát triển, giai đoạn ngoài thai xương chi phát triển mạnh + Chu kì tim, chu kì kinh nguyệt, chu kì động dục II/ Quy luật sinh trưởng và phát dục 1/ Quy luât sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn - Giai đoạn trong thai + Thời kì tiền phôi + Thời kì tiền thai + Thời kì thai nhi - Giai đoạn ngoài thai + Thời kì bú sữa + Thời kì thành thục + Thời kì trưởng thành + Thời kì già cổi 2/ Quy luật không đồng đều - Tuỳ từng thời kì mà sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều + Bộ xương phát triển không đều + Cơ quan phát triển không đều + Bộ phận cơ thể phát triển không đều 3/ Quy luật chu kì - Chu kì tim, chu kì động dục - Trong chăn nuôi nắm rỏ quy luật chu kì người chăn nuôi có thể chủ động điều khiển sinh sản của vật nuôi * Hoạt động 3: tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Mục tiêu: Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục - Chăn nuôi chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào ? - Trong ba yếu tố trên theo em yếu tố nào quan trọng nhất cho ví dụ chứng minh ? - Học sinh dực vào sơ đồ hình 22.3 thảo luận trả lời: + Yếu tố di truyền + Yếu tố môi trường + Yếu tố nuôi dưỡng - Học sinh thảo luận nhóm trả lời: ( yếu tố di truyền ) III/ Cá yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục 1/ Yếu tố di truyền - Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vật nuôi đặc biệt là những bộ phận liên quan đến hướng sản xuất 2/ Yếu tố môi trường - Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát dục 3/ Yếu tố nuôi dưỡng - Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát dục VII/ Củng cố - Sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố, tại sao nắm vửng các qui luật sinh trưởng sinh trưởng và phát dục có thể giúp người chăn nuôi đạt được kết quả cao ? VIII/ Dặn dò - Học bài, chuẩn bị các câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị nội dung bài “ Chọn lọc giống vật nuôi ”, chuẩn bị nội dung trước các câu hỏi cuối bài * Rút kinh nghiệm Tuần: 20 Ngày soạn: Tiết: 20 Bài: 23 CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI I/ Mục tiêu: * Kiến thức: - Trình bày được cá chỉ tiêu cơ bản để chọn lọc giống vật nuôi - Nắm được các biện pháp chọn lọc giống vật nuôi phổ biến ở nước ta * Kỷ năng: - Phân tích, so sánh, tổn hợp * Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của công tác chọn lọc giống vật nuôi, từ đó có ý thức cao trong công tác chọn giống ở gia đình và địa phương II/ Chuẩn bị * Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, chuẩn bị ba câu hỏi cuối bài, một số chỉ tiêu chọn giống của nhân dân ta * Giáo viên: - Đọc phần chuẩn bị nội dung trong sách thiết kế, chuẩn bị phiếu học tập - Hình 23 sách giáo khoa III/ Phương pháp - Hỏi đáp + Thảo luận nhóm IV/ Kiểm tra bài cũ - Phân biệt sinh trưởng và phát dục ? + Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hửu cơ để gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể + Phát dục là quá trình hoàn thiện cấu tạo cơ quan để thực hiện chức năng V/ Tiến trình bày giảng * Mở bài - Theo em các chỉ tiêu để chọn một con lợn tốt là gì ? * Phát triển bài mới * Hoạt động 1: tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, chọn lọc giống vật nuôi - Mục tiêu: trình bày được các chỉ tiêu cơ bản để chọn lọc giống vật nuôi Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Để chọn lọc giống vật nuôi nguời ta dựa vào những chỉ tiêu nào ? - Quan sát hình 23 cho biết ngoại hình bò hướng thịt và bò hướng sữa có gì khác ? - Thể chất của vật nuôi do yếu tố nào quyết định nhiều nhất ? - Thế nào là sức sản xuất của vật nuôi sức sản xuất do yếu tố nào quyết định nhiều nhất ? - Học sinh dựa vào thông tin sách giáo khoa thảo luận trả lời: + Ngoại hình, Thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Sức sản xuất - Học sinh thảo luận nhóm trả lời: + Do yếu tố di truyền - Học sinh thảo luận trả lời: + Là mức độ sản xuất ra sản phẩm của vật nuôi + Do yếu tố di truyền quết định, và do nuôi dưỡng I/ Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc giống vật nuôi 1/ Ngoại hình - Là hình dạng bên ngoài của vật nuôi mang đặc điểm đặc trưng cho giống -> có thể dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi 2/ Thể chất - Là chất luợng bên trong của vật nuôi liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện sống 3/ Khả năng sinh trưởng và phát dục - Được đánh giá bằng tốc độ tăng khối lượng và mức tiêu tốn thức ăn của vật nuôi 4/ Sức sản xuất - Là mức độ sản xuất ra sản phẩm của vật nuôi * Hoạt động 2: tìm hiểu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi - Mục tiêu: nắm được các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đối tượng cách tiến hành ưu và nhựơc điểm - Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập với nội dung như sau: - Mỗi nhóm làm một nôi dung ? - Học sinh hoạt động nhóm trả lời Nội dung Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể - Khái niệm - Đối tượng - Cách tiến hành - Ưu điểm Nhược điểm II/ Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi 1/ Chọn lọc hàng loạt a/ Khái niệm - Là kiểm tra trên số lựơng lớn chỉ kiểm tra kiểu hình không thể kiểm tra kiểu gen b/ Đối tượng - Chọn giống gia súc, thuỷ sản, gia cầm c/ Cách tiến hành - Đặt ra tiêu chuẩn - Căn cứ vào tiêu chuẩn chọn ra con giống d/ Ưu và nhược điểm * Ưu điểm: - Đơn giản, dể làm kết quả nhanh * Nhược điểm: - Hiệu quả chọn lọc thấp 2/ Chọn lọc cá thể a/ Khái niệm - Dựa vào kiểu hình có kết hợp kiểm tra kiểu gen b/ Đối tượng - Chọn giống có chất lượng cao ( giống nhập nội ) c/ Cách tiến hành - Chọn lọc tổ tiên - Chọn lọc bản thân - Kiểm tra đời sau d/ Ưu và nhược điểm * Ưu điểm - Hiệu quả chọn lọc cao * Nhược điểm - Khó làm kết quả chậm VI/ Củng cố - Sử dụng các câu hỏi cuối bài để củng cố VII/ Dặn dò - Về nhà chuẩn bị nội dung bài thực hành hoàn thành phiếu học tập với nội dunh như sau Giống vật nuôi Nguồn gốc Đặc điểm ngoại hình Hướng sản xuất Bò vàng Thanh Hoá Bò lai sin Bò Hà Lan * Rút kinh nghiệm . Tuần: 20 Ngày soạn: 2/1/08 Tiết: 21 THỰC HÀNH Bài: 24 QUAN SÁT NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI I/ Mục tiêu * Kiến thức - Khắc sâu cac kiến thức đã học ở bài trước - Nhận dạng được ngoài hình một số giống vật nuôi phổ biến và hướng sản xuất của chúng - Phân biệt và nhớ tên một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương * Kỷ năng - Phân tích, so sánh, tổng hợp * Thái độ - Thấy được tầm quan trọng của công tác giống trong chăn nuôi I/ Chuẩn bị * Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà, hoàn thành phiếu học tập * Giáo viên: - Hình ảnh một số giống vật nuôi phổ biến III/ Phương pháp - Vấn đáp + thảo luận nhóm IV/ Kiểm tra bài cũ - Tiến hành kiểm tra bài cũ trong lúc thực hành: các chỉ tiêu cơ bản chọn lọc giống vật nuôi, trình bài phương pháp chọn lọc hàng loạt + Ngoại hình, thể chất, sức sản xuất, khả năng sinh trưởng phát dục.. V/ Tiến trình bày giảng * Mở bài - Ngoại hình vật nuôi mang tính chất đặc trưng cho giống, vậ ngoài hình vật nuôi giữa giống này và giống khác có gì khác và có thể dựa vào ngoại hình biết được hướng sản xuất của vật nuôi hay không? * Phát triển bài: * Hoạt động 1: nhận dạng các giống bò qua hình dạng - Mục tiêu: mô tả đặc điểm ngoại hình của từng giống, cho biết hướng sản xuất Giống vật nuôi Nguồn gốc Đặc điểm ngoại hình Hướng sản xuất -Bó vàng Thanh Hoá - Bò Lai Sin - Bò Hà lan - Giống nội - Giống nội (VN + ÂĐ) - Giống nhập nội -Hình chử nhật, đầu đực thô, sừng ngắn, trán phẳng, hơi lõm, mõm ngắn, yếm dài, bò cái không u - Lông vàng hoặc đỏ sẫm, trán gồ, tai to cụp, yếm phát triển mạnh, u vai nổi rõ, lưng ngắn, mông dốc đuôi dài. - Lông lưng trắng đen, loang trắng đỏ hoặc đen, tai nhỏ, sừng thanh, cong vế trước, cổ dài, không yếm bầu vú phát triển, da mỏng. - - Lấy thịt - Lấy thịt, sức kéo - Lấy sữa * Hoạt động 2: nhận biết các giống lợn - Mục tiêu: phân biệt được ngoại hình cá giống lợn và hướng sản xuất của chúng Giống Nguồn gốc Ngoại hình Hướng sản xuất - Lợn Móng Cái - Lợn Ba Xuyên - Lơn Landrat - Giống nội (Quãng Ninh) - Giô`ng nội ( Sóc Trăng) - Giống ngoại ( Đan Mạch) - Đầu đen, mõm trắng, chân ngắn, lưng cong, bụng xệ - Đen đóm trắng, tai to hướng về trước, mõm ngắn - Lông trắng tuyền, mình dài, tai to úp, bụng gọn, nhực không sâu, chân mãnh dẽ, đẹp - Mỡ nạc - Mỡ nạc - Nạc mỡ * Hoạt động 3: nhận biết các giống gà - Mục tiêu phân biệt được ngoại hình của các giống gà, hướng sản xuất của chúng Giống vật nuôi Nguồn gốc Ngoại hình Hướng sản xuất - Gà Ác Việt nam - Gà lương phượng - Gà lơgo - Gà Tam Hoàng - Giống nội - Giống nhập( TQ) - Giống nhập(Itali) - Giống ngoại ( TQ) - Đầu nhỏ, chân thấp, ngực sâu, lông trắng , thit đen, trứng nhỏ 80/năm - Lông nhiều màu, đầu to, chân ngắn, tăng trong nhanh 150-175tr/năm - Lông trắng. đầu nhỏ, mình dài chân khoẻ 250-270tr/năm - Nhiều màu lông khác 10 tuần nặng 1.4-1.5 kg, 148-155tr/năm - Lấy thịt bồi bổ - Lấy thịt - Lấy trứng thịt - Lấy thịt trứng * Hoạt động 4: nhận biết các giống vịt - Mục tiêu nhận dạng được ngoại hình các giống vịt hướng sản xuất của chúng Giống vật nuôi Nguồn gốc Ngoại hình Hướng sản xuất - Vịt bầu - Vịt Bắc Kinh - Vịt CV Supe M - Giống nội ( Hoà Bình) - Giống ngoại ( TQ) - Giống ngoại (Anh) - Đầu to, mỏ vàng, đực mỏ xanh lá cây cổ dài, chân vàng, 3-3.5kg ,90-100 tr/năm - Đầu to, mỏ vàng cam, hơi cong xuống, mắt to, mình dài, ngực sâu lông trắng tuyền chân ngắn vàng cam, 3-4 kg, 120-130tr/năm - Lông trắng, chân ngắn, ngực sâu, 180-220tr/năm - Thịt trứng - Lấy thịt trứng - Lấy thịt VI/ Cũng cố: - Học sinh mô tả lại ngoại hình một số giống vật nuôi phố biến VII/ Dặn dò -Chuẩn bị bài các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản - Chuẩn bị các câu hỏi cuối bài * Rút kinh nghiệm .. Tuần:20 Ngày soạn: 04/01 Tiết: 22 Bà 25 CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN I/ Mục tiêu: * Kiến thức - Trình bày được khái niệm, mục đích, phương pháp nhân giống htuần chủng, phương pháp lai giống vật nuôi thuỷ sản * Kỹ năng - Phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng * Thái độ: - Nghiêm túc II/ Chuẩn bị * Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị nội dung các câu hỏi cuối bài * Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung bài, chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi cuối bài III/ Phương pháp - Giảng giải + Hoạt động nhóm IV/ Kiểm tra bài cũ - Không có do tiết trước thực hành VI/ Tiến trình bài giảng * Mở bài: - Khi có một giống tốt muốn duy trì đặc điểm tốt đó cho các cá thể trong dòng thì phải làm như thế nào * Phát triển bài: * Hoạt động 1: tìm hiểu phương pháp nhân giống thuần chủng - Mục tiêu: nêu được khái niệm, mục đích, và phương pháp nhân giống thuần chủng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau: - Cho biết nhân giống thuần chủng là gì ? - Mục đích của phương pháp này là gì ? - Phương pháp này được tiến hành như thế nào? - Tại sao lại lựa con đực là con đầu dòng ? - Học sinh hoạt động nhóm + nội dung sách giáo khoa thảo luậntrả lời: + Nhân giống thuần chủng là phương pháp ghép đôi giao phối giữa đực và các của cùng một giống + Duy trì, cũng cố nâng cao chất lượng của giống, phát triển nhanh về số lượng + Số lượng cá thể dùng để nhân giống phải lớn,chọn đực giống tốt làm đực đầu dòng, chọn đôi giao phối đồng chất, chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn lọc con lai + Một con đực có thể giao phối với nhiều con cái I/ Nhân giống thuần chủng 1/ Khái niệm - Nhân giống thuần chủng là phương pháp ghép đôi giao phối giữa đực và các của cùng một giống, đời con mang hoàn toàn đặc điển di truyền của giống đó - Vd: Lợn ỉ đực và lợn ỉ cái 2/ Mục đích - Duy trì, cũng cố nâng cao chất lượng của giống - Phát triển nhanh về số lượng 3/ Phương pháp - Số lượng cá thể dùng để nhân giống phải lớn - Chọn đực giống tốt làm đực đầu dòng - Chọn đôi giao phối đồng chất - Chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn lọc con lai 4/ Kết quả - Tăng số lượng cá thể - Cũng cố tính trạng của giống * Hoạt động 2:tìm hiểu các phương pháp lai giống vật nuôi - Mục tiêu: học sinh trình bày được các phương pháp lai giống vật nuôi - Khái niệm lai giống vật nuôi ? - Mục đích của lai giống vật nuôi? - Các phương pháp lai giống vật nuôi ? + Tại sao con lai trong lai kinh tế dùng làm sản phẩm không dùng làm giống ? - Trả lời lệnh sách giáo khoa - Ưu điểm của phương pháp lai gây thành ? - Học sinh thảo luận + sgk trả lời: +Ghép đôi giao phối giữa cá thể đực và cái khác giống tạo con lai mang nhiều đặc điểm tốt + Tạo ưu thế lai, làm thay đổi đặc điểm di truyền của giống hoặc tạo ra giống mới + Lai kinh tế, lai gây thành - Học sinh hoạt động nhóm trả lời hai câu hỏi này: II/ Lai giống 1/ Khái niệm - Ghép đôi giao phối giữa cá thể đực và cái khác giống tạo con lai mang nhiều đặc điểm tốt - Vd: lợn Landrat với duroc 2/ Mục đích - Tạo ưu thế lai - Làm thay đổi đặc điểm di truyền của giống hoặc tạo ra giống mới 3/ Phương pháp a/ Lai kinh tế - Lai giữa những cá thể khác giống mục đích tạo con lai dùng làm sản phẩm không dùng làm giống - Vd: lai hai giống, ba giống hay nhiều giống b/ Lai gây thành - Là phương pháp lai hai hay nhiều giống sau đó chọn lọc đời lai tốt nhất để nhân lên tạo giống mới - Vd: công thức lai giống cá V1 ở nước ta VI/ Cũng cố - Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố VII/ Dặn dò - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị bài mới “ Sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản ” và các câu hỏi cuối bài * Rút kinh nghiệm: Tuần 21 Ngày sọan: Tiết 23 Bài 26 SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THUỶ SẢN I/ Mục tiêu * Kiến thức: - Hiểu và trình bày được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi - Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản * Kỹ năng: - Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm * Thái độ: II/ Chuẩn bị * Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị câu hỏi cuối bài, và lệnh sách giáo khoa * Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung bài, hình 26.1, 26.2, 26.3 sách giáo khoa III/ Phương pháp - Hỏi đáp + thảo luận IV/ Kiểm tra bài cũ - Mục đích của lai giống là: a/ Phát triển nhanh về số lượng b/ Duy trì tính trạng của giống c/ Ổn định tính trạng của giống d/ Tạo giống mới - Khái niệm nhân giống thuần chủng ? Phương pháp nhân giống thuần chủng ? + Nhân giống thuần chủng là phương pháp ghép đôi giao phối giữa đực và các của cùng một giống, đời con mang hoàn toàn đặc điển di truyền của giống đó V/ Tiến trình bài giảng * Mở bài: - Khi có một con giống tốt làm thế nào để phát triển chúng và các bước thực hiện như thế nào ? * Phát triển bài: * Hoạt động 1: tìm hiểu hệ thống nhân giống vật nuôi - Mục tiêu: trình bày được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Thế nào là một đàn gia súc, gia cầm ? - Theo mô hình nhân giống hình tháp thứ tự đàn giống được sắp xếp như thế nào? - Đặc điểm của từng đàn nhân giống? - Theo mô hình nhân giống nhình tháp có thể đảo vịt trí các đàn nhân giống được hay không vì sao ? - Học sinh thảo luận trả lời: + Đàn là một tập hợp các vật nuôi cùng loại hay khác loại +Đàn hạt nhân,đàn nhân giống, đàn thương phẩm - Học sinh thạo luận trả lời: + Phẩm chất cao nhất, điều kiện nuôi tốt nhất + Phẩm chất điều kiện nuôi, chọn lọc kém hơn đàn hạt nhân + Do đàn nhân giống sinh ra dùng làm sản phẩm số lượng nhiều nhất - Học sinh hoạt động nhóm trả lời: + Không vì giống không thuần chủng I/ Hệ thống nhân giống vật nuôi 1/ Tổ chức các đàn giống - Đàn là tập hợp các vật nuôi cùng loại hay khác loại nuôi tại một nơi nào đó - Thứ tự các đàn giống theo mô hình hệ thống nhân giống hình tháp + Đàn hạt nhân:phẩm chất cao nhất, điều kiện nuôi tốt nhất chọn lọc nghiêm ngặc nhất, số lượng ít nhất + Đàn nhân giống: do đàn hạt nhân sinh ra, phẩm chất điều kiện nuôi, chọn lọc kém hơn đàn hạt nhân nhưng số lượng nhiều hơn + Đàn thương phẩm: do đàn nhân giống sinh ra dùng làm sản phẩm số lượng nhiều nhất 2/ Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp - Cả ba đàn giống đều thuần chủng - Không thể làm ngược lại * Hoạt động 2: tìm hiểu quy trình sản xuất con giống - Mục tiêu: trình bày được các khâu của quy trình sản xuất giống gia súc - Quy trình sản xuất gia súc giống được thực hiện như thế nào? - Quy trình sản xuất cá giống có gì giống và khác với qui trình sản xuất gia súc giống ? - Học sinh thảo luận trả lời: + Chọn lọc giống bố mẹ, phối giống, nuôi dưỡng gia súc mang thai, gia súc đẻ con, nuôi con gia súc, cai sữa chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích + Chọn lọc cá bố mẹ, cho cá đẻ tự nhiên hay nhân tạo, ấp trứng nuôi cá hương, cá bột, cá giống, chọn lọc chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích - Học sinh hoạt động nhóm trả lời: + Gồm bốn bước + Khác bước hai và ba II/ Quy trình sản xuất con giống 1/ Quy trình sản xuất gia súc giống - Chọn lọc giống bố mẹ - Phối giống, nuôi dưỡng gia súc mang thai - Gia súc đẻ con, nuôi con gia súc - Cai sữa chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích 2/ Quy trình sản xuất cá giống - Chọn lọc cá bố mẹ - Cho cá đẻ tự nhiên hay nhân tạo - Ấp trứng nuôi cá hương, cá bột, cá giống - Chọn lọc chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích VI/ Cũng cố - Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố VII/ Dặn dò - Học bài chuẩn bị nội dung các câu hỏi cuối bài 23 “ ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống ” * Rút kinh nghiệm .. Tuần 21 Ngày sọan: Tiết 24 Bài 27 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG I/ Mục tiêu * Kiến thức: - Trình bày được khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò - Nêu được trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò * Kỹ năng: - Rèn luyện kỷ năng phân

File đính kèm:

  • docga CN 10 Ca Nam.doc