I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Biết quy trình sản xuất giống cây trồng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh
- Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào đời sống sản xuất.
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: +Nghiên cứu SGK, tham khảo tài liệu chọn giống cây trồng.
+Đồ dùng dạy học : Vẽ bảng phụ: Hình 3.1,3.2,3.3,4.1
+Chia nhóm thảo luận 1 nhóm ( 8 học sinh)
- Học sinh: Xem trước SGK ở nhà, vẽ trước các hình 3.1,3.2,3.3 SGK
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn định trật tự
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Công tác khảo nghiêm giống cây trồng được tiến hành qua mấy thí nghiệm? Mục đích của từng thí nghiệm.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 3, 4: Sản xuất giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2, tiết 2
Ngày soạn: 30/7/2009
Bài 3,4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Biết quy trình sản xuất giống cây trồng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh
- Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào đời sống sản xuất.
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
Giáo viên: +Nghiên cứu SGK, tham khảo tài liệu chọn giống cây trồng.
+Đồ dùng dạy học : Vẽ bảng phụ: Hình 3.1,3.2,3.3,4.1
+Chia nhóm thảo luận 1 nhóm ( 8 học sinh)
- Học sinh: Xem trước SGK ở nhà, vẽ trước các hình 3.1,3.2,3.3 SGK
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn định trật tự
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Công tác khảo nghiêm giống cây trồng được tiến hành qua mấy thí nghiệm? Mục đích của từng thí nghiệm.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐÔNG TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học:
1’
- Để có được giống mới đưa vào sản xuất đại trà phải tuân theo các quy trình nghiêm ngặt. Các qui trình đó thể hiện như thế nào? Ta cùng nghiên cứu bài “ Sản xuất giống cây trồng”
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
5’
I) Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
- Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
- Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
- Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
- Gọi học sinh đọc mục I SGK
- Giải thích: độ thuần chủng của giống là nói tới kiểu gen đồng hợp, sức sống là khả năng chống chịu, tính trạng điển hình là năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Chú ý nghe giáo viên giải thích và ghi lại mục đích công tác sản xuất giống cây trồng
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng
5’
Hạt giống SNC
II) II)Hệ thống sản xuất giống cây trồng: Gđ1:là hạt có chất lượng và độ thuần khiết cao. Nhiệm vụ duy trì, phục tráng và sản xuất.Thực hiện ở trung tâm sản xuất giống
NC
Gđ2: là hạt có chất lượng cao được nhân ra từ hạt SNC.Thực hiện ở các trung tâm giống cây trồng
XN
Gđ3: là hạt nhân ra từ hạt NC cung cấp cho sản xuất đại trà. Được thực hiện ở các cơ sở liên kết với trung tâm và cơ sở sản xuất.
Đại trà
- Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc?
- Tìm hiểu SGK, hãy cho biết hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm những giai đoạn nào?
- Giai đoạn 1: +Thế nào là hạt giống SNC?
+ Nhiệm vụ của giai đoạn 1 là gì?
+ Nơi nào sản xuất hạt SNC?
- Giai đoạn 2+3: +Thế nào là hạt NC? Hạt giống XN? Cơ quan nào sản xuất hạt NC và XN?
- Tại sao hạt giống SNC và NC cần được sản xuất ở các cơ sở sản xuất giống chuyên ngành?
- Từ khi nhận hạt giống do các cơ sở chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà.
- Xem SGK và trả lời các câu hỏi, ghi chú vào sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Vì đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp
Họat động 4: Tìm hiểu qui trình sản xuất giống cây trồng:
2’
IV III) Quy trình sản xuất giống cây trồng:
1) Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp:
a) Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn:
* Đối với cây trồng do tác giả cung cấp( sơ đồ duy trì)
Hình 3.2: Sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn
Vật liệu khởi đầu là hạt tác giả
Trải qua 4 năm
* Đối với giống nhập nội, giống bị thoái hoá ( sơ đồ phục tráng)
Hình 3.3:Sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn
Vật liệu khởi đầu là giống bị thoái hoá hoặc giống nhập nội
Trải qua 5 năm
b) Sản xuất giống cây trồng ở cây tự thụ phấn:
- Quy trình này khác với quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn:
+ Yêu cầu phải có khu cách ly
+Loại bỏ những cây không đạt trước khi tung phấn
+ Yêu cầu kỹ thuật ở vụ thứ nhất
c) Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính:
Thực hiện qua 3 giai đoạn:
Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính SNC ( chọn củ. thân ngầm, cây ghép, cành ghép)
Sản xuất ra cây cấp NC
Nhân ra thành vật liệu giống
2) Sản xuất giống cây rừng:
Cây rừng là cây dài ngày, nên qui trình sản xuất gồm 2 giai đoạn.
Chọn cây trội, khảo nghiệm và chọn những cây đạt tiêu chuẩn xây dựng rừng giống
Lấy hạt giống từ rừng giống sản xuất cây con. Cây rừng có thể nhân bằng hạt hoặc bằng công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom.
- Cây trồng nông nghiệp có 2 phương thức sinh sản: hữu tính và vô tính, sinh sản hữu tính có thể bằng tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo. Vì vậy sản xuất giống cây trồng có 3 quy trình tương ứng
- Quan sát hình 3.2 cho biết quy trình sản xuất theo sơ đồ duy trì diễn ra trong mấy năm? Nhiệm vụ của từng năm?
- Cho học sinh vẽ hình 3.2 vào tập
- Hạt tác giả là hạt do cá nhân tác giả,một nhóm tác giả hay cơ quan của tác giả sản xuất bằng con đường lai tạo, gây đột biến, kĩ thuật gen
- Từ hạt tác giả, gieo trồng và chọn lọc qua 3 vụ sẽ được hạt giống NC. Từ hạt NC đem gieo trồng, nhân lên được hạt XN, đó là cung cấp giống theo sơ đồ duy trì
- Giống thoái hoá là giống như thế nào?
- Giải thích: vật liệu khởi đầu trong sơ đồ phục tráng là giống nhập nội , giống bị thoái hoá vì vậy cần chọn lọc chặt chẽ hơn
- Cho học sinh vẽ hình 3.3 vào tập
- Dựa vào sơ đồ hình 3.2 và 3.3 em hãy cho biết quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng có gì giống và khác nhau?
- Giới thiệu sơ đồ 4.1. Yêu cầu học sinh đọc kỹ qui trình và nêu lên sự khác nhau giữa qui trình sản xuất tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
- Tại sao phải trồng trong khu cách ly?
- Tại sao cần loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi tung phấn?
- Cây rừng có đặc điểm gì khác với cây lương thực, thục phẩm?
- Xem SGK trả lời các câu hỏi để xây dựng bài
- Là giống đã bị giảm chất lượng và năng suất.
- Giống: đều là chọn lọc cá thể
- Khác:
+ Duy trì: Hạt tác giả vàThời gian sản xuất ngắn
+ Phục tráng: Giống nhập nội, giống bị thoái hoá và thực hiện chọn lọc hang loạt, thí nghiệm so sánh để có được hạt SNC do đó thời gian dài
- Không để cho cây giống được thụ phấn từ các cây không mong muốn đảm bảo độ thuần khiết của giống.
-không để cho những cây xấu được tung phấn nên không có điều kiện phát tán vào những cây tốt
- Thời gian sinh trưởng dài.
IV) CỦNG CỐ VÀ CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: 5’
* Củng cố: Học sinh làm việc theo nhóm thực hiện phiếu học tập.
SO SÁNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG Ở 3 NHÓM CÂY TRỒNG
Cây tự thụ phấn
Cây thụ phấn chéo
Cây nhân giống vô sinh
Giống nhau
Khác nhau
- Đáp án:
Cây tự thụ phấn
Cây thụ phấn chéo
Cây nhân giống vô sinh
Giống nhau
Qua 3 giai đoạn: sản xuất hạt SNC, NC, hạt XN
Qua 3 giai đoạn
Qua 3 giai đoạn: sản xuất tthế hệ vô tính SNC, thế hệ NC, thế hệ XN
Khác nhau
- Vật liệu khởi đầu là hạt tác giả, hạt nhập nội, hoặc hạt bị thoái hoá
- Không đòi hỏi yêu cầu cách ly cao
- Vật liệu khởi đầu là hạt SNC: hạt tác giả
- Yêu cầu cách ly nghiêm ngặt
- Vật liệu khởi đầu là thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp SNC
- Không yêu cầu cách ly
* Công việc về nhà:
+ Chuẩn bị ở nhà. Trả lời các câu hỏi SGK
+ Xem trước bài kế
V) RÚT KINH NGHIỆM:3’
- Phần chuẩn bị bài cũ
Ngày.tháng.năm 2009
Tổ trưởng
File đính kèm:
- BAI2CN.DOC