I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Học sinh biết thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này
- Biết được qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: +Nghiên cứu SGK, tham khảo tài liệu Công nghệ sinh học liên quan đến Công nghệ nuôi cấy mô tế bào
+Sưu tầm 1 số tranh ảnh giới thiệu phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
+ Vẽ hình 6 SGK
+ Chia nhóm thảo luận 2 bàn 1 nhóm
- Học sinh: Xem bài trước
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng trong nông - Lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4, tiết 4
Ngày soạn:
Bài 6 : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG
TRONG NÔNG- LÂM NGHIỆP
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Học sinh biết thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này
- Biết được qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
II) NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: +Nghiên cứu SGK, tham khảo tài liệu Công nghệ sinh học liên quan đến Công nghệ nuôi cấy mô tế bào
+Sưu tầm 1 số tranh ảnh giới thiệu phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
+ Vẽ hình 6 SGK
+ Chia nhóm thảo luận 2 bàn 1 nhóm
- Học sinh: Xem bài trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp(2’): - Kiểm tra sĩ số
- Ồn định trật tự
* Kiểm tra bài cũ(5’): GV dựa vào kết quả thực hành của học sinh cho điểm theo nhóm
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học(4’)
Chúng ta đã học về các qui trình sản xuất giống và thấy rằng muốn tạo ra một giống mới yêu cầu phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và phải thực hiện trên diện tích lớn. Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, các nhà tạo giống đã đưa ra phương pháp tạo và nhân giống mới vừa nhanh, ít tốn vật liệu, diện tích. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp đó
Hoạt đông 2: Tìm hiểu khái niệm phương pháp nuôi cấy mô (5’)
I) Khái niệm:
Là phương pháp tách rời tế bào, mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hoá thành mô, cơ quan và phát triển thành cây mới
- Gọi 1 HS đọc mục I: Khái niệm
- Thông báo: Nuôi cấy mô tế bào là phướng pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hoá thành mô, cơ quan và phát triển thành cây mới.
- Môi trường thích hợp là môi trường có đủ các nguyên tố đa lượng (N,S,Ca,K,P), nguyên tố vi lượng ( Fe,Mo,I,Cu,), glucose, chất điều hoà sinh trưởng: auxin, cytokinin
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào: (15’)
II) Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
- Tế bào thực vật có tính toàn năng
- Tất cả tế bào đều có cùng nguồn gốc là tế bào hợp tử
- Tế bào hợp tửàtế bào phôi sinhàtế bào chuyên hoá đặc hiệuàmô, cơ quanàcây trưởng thành
- Có sự phân hoá và phản phân hoá tế bào
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hoá và phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của tế bào
- Dựa vào khả năng nào của tế bào thực vật mà có thể nuôi cấy tế bào tạo ra cơ thể mới?
- Tính toàn năng là gì?
Theo quan điểm sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã phân hoá đều mang toàn bộ thông tin di truyền của cơ thể. Trong điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành 1 cơ thể hoàn chỉnh
- Hãy trình bày tóm tắt sự phân hoá từ tế bào hợp tử đến khi thành các mô, cơ quan
- Phản phân hoá là gì?
- Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là gì?
- Đánh giá và đưa ra khái niệm
- Tính toàn năng của tế bào
- Tế bào hợp tửàTế bào phôi sinh chưa mang chức năngàTế bào chuyên hoá đặc hiệuàmô, cơ quan
- Ở điều kiện thích hợp tế bào chuyên hoá đặc hiệu àtế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ
- Là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hoá, phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo, vô trùng
Hoạt động 4: Tìm hiểu qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: (10’)
III) Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
1) Ý nghĩa:
- Có thể nhân giống cây trồng ở qui mô công nghiệp
- Hệ số nhân giống cao, tính di truyền cao, sạch bệnh
2) Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô:
- Chọn vật liệu nuôi cấy: là tế bào mô phân sinh không bị bệnh
- Khử trùng: Phân cắt đỉnh sinh trưởng thành các phần nhỏ, tẩy rửa bằng nước sạch và khử trùng
- Tạo chồi trong môi trường nhân tạo: Mẫu được nuôi trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi
- Tạo rễ: chồi đã đạt tiêu chuẩn về kích thước thì tách chồi và chuyển sang môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng
- Cấy cây vào môi trường thích ứng
- Trồng cây trong vườn ươm
- Do đó chủ động cung cấp giống với số lượng đủ cho sản xuất không phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, đảm bảo thời vụ. Ví dụ: để có đủ giống khoai tây trồng trên 1ha, theo phương pháp truyền thống, nông dân phải để giống hàng tạ khoai, còn với kỹ thuật nuôi cấy mô, trong 8 tháng 1 củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ cho 40ha
- Do đều được tiến hành trong điều kiện vô trùng
- Giới thiệu hình 6 SGK
- Vật liệu nuôi cấy mô là gì? Nên chọn như thế nào?
- Tế bào mô phân sinh sau khi đã khử trùng được nuôi cấy trong môi trường nào? Nhằm mục đích gì?
- Công việc taọ rễ cho chồi được tiến hành như thế nào?
- Trong giai đoạn này cần cách ly chống sâu bệnh
- Với qui trình này người ta đã tạo ra nhiều cây giống. Hãy cho ví dụ về những giống cây trồng nhân lên từ phương pháp này
- Quan sát hình
- Là tế bào mô phân sinh và sạch bệnh
- Cấy trong môi trường nhân tạo để tạo chồi
- Tách chồi và chuyển sang môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng
- Lúa, khoai tây, súp lơ, mía, cà phê, hoa lan, cẩm chướng,
IV) CỦNG CỐ VÀ CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (3’)
* Củng cố: - Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô
- Trình bày qui trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
* Công việc về nhà: Học sinh xem trước bài “ Một số tính chất của đất trồng”
V) RÚT KINH NGHIỆM: (1’)
- Phần chuẩn bị bài cũ và mới
- Không khí lớp học
Tổ trưởng ký duyệt
File đính kèm:
- BAI4CN.DOC