Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 31: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi

I.MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh ở vật nuôi.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề qua khả năng phân tích kênh chữ SGK.

- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.

3/ Thái độ:

- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1/ GV:

a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

b) Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

 Tranh ảnh có liên quan.

2/ HS: Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Các đk nào làm cho vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh?

III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:

1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1)

2/ KT bài cũ (4):

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 31: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 35: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH Ở VẬT NUÔI Tuần: 26. Tiết: 31 I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh ở vật nuôi. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề qua khả năng phân tích kênh chữ SGK. - Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương. 3/ Thái độ: Hình thành khả năng làm việc có khoa học. Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Các đk nào làm cho vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh? III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (4’) : Các biện pháp chuẩn bị ao nuôi cá? 3/ Tiến trình bài mới: HĐGV HĐHS NỘI DUNG - Mầm bệnh là gì? - Khi vật nuôi mắc bệnh mà mần bệnh là vi khuẩn, vi rút được gọi là bệnh gì? - Bệnh do nấm có gây nên bệnh truyền nhiễm hay không? -Có mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi là phát bệnh ngay đúng không? * Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Sinh vật gây bệnh. - Bệnh truyền nhiễm, lây rất nhanh từ vật nuôi này sang vật nuôi khác. - Không phải là bệnh truyền nhiễm. Nhiều vật nuôi mắc bệnh cùng 1 lúc là do nhiễm nấm từ môi trường vào. - Không. Phát triển đủ số lượng mớiø gây thành bệnh. I. Điều kiện phát sinh,phát triển bệnh: 1. Các lọai mầm bệnh: Tồn tại trong môi trường sống, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển đủ số lượng và gây thành bệnh. - Vi khuẩn: lợn đóng dấu, tụ huyết trùng. - Vi rút: dịch tả, lở mồm long móng -Nấm: nấm phổi. -Kí sinh trùng: Các lọai giun sán, ve, ghẻ, mạt - Vì sao môi trường là nhân tố phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi? - Để hạn chế dịch bệnh phải tác động vào môi trường như thế nào? Dựa vào SGK HS hoạt động nhóm xây dựng bài: -Vật nuôi non, sức khỏe yếu, sức đề kháng kém. - Phải tiêm phòng vác xin định kì. - Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt cho con vật khoẻ mạnh. 2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống: Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh. -Yếu tố tự nhiên: không thích hợp cho vật nuôi sẽ là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển. -Thiếu dinh dưỡng, thành phần có độc, bị hỏng. -Chế độ quản lí, chăm sóc không tốt: bị chấn thương, bị con vật có nọc độc cắn. -Những lọai vật nuôi nào dễ mắc bệnh? -Để phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những việc gì? Dựa vào SGK/ trang 102 – 109, HS hoạt động nhóm xây dựng bài -Vật nuôi non,sức khỏe yếu, sức đề kháng kém. -Phải tiêm phòng vác xin định kì. Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt cho con vật khoẻ mạnh. 3.Bản thân con vật: -Sức đề kháng của con vật giảm và không có tính đặc hiệu rất dễ mắc bệnh. -Miễn dịch tiếp thu: được hình thành sau khi con vật đã tiếp xúc với mầm bệnh. VD: Vật nuôi mắc bệnh nhẹ rồi khỏi hoặc sau khi tiêm vác xin từ 1-3 tuần. -Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn? -Là thế nào để hạn chế lây nhiễm bệnh và dịch bệnh cho vật nuôi? -Có mầm bệnh nhiều, môi trường thuận lợi cho mầm bệnh, vật nuôi yếu không được tiêm phòng. -Chữa trị, tiêu hủy vật nuôi bị bệnh, cách ly ổ dịch với bên ngoài. Tiêm vác xin, hạn chế cao nhất sự vận chuyển gia súc bị bệnh đi tiêu thụ ở các nơi khác. II. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: -Mầm bệnh tồn tại, môi trường không tốt, vật nuôi không được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, miễn dịch yếu là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển thành dịch. -Đề cao phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 4/ Củng cố : (5 ) Trắc nghiệm: 1. Các lọai giun sán, ve, ghẻ, mạt là do mầm bệnh nào gây nên: A. Vi khuẩn. B. Kí sinh trùng. C. Vi rút. D. Nấm. 2. Mầm bệnh phát triển thành dịch là do sự kết hợp của các điều kiện: A. Có mầm bệnh tồn tại trong môi trường sống. B. Môi trường không tốt. C. Vật nuôi không được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, miễn dịch yếu. D. Mầm bệnh tồn tại, môi trường không tốt, vật nuôi không được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, miễn dịch yếu. ĐÁP ÁN: (1/B - 2/D). 5/ Dặn dò: Học bài cũ, xem bài mới. Chuẩn bị các nội dung: Vaccin là gì? SX vaccin bằng cách nào?

File đính kèm:

  • doct31cn10.doc