Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 20: Thực hành: Pha chế dung dịch boóc đô phòng, trừ nấm hại

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Học sinh pha chế được dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại.

2-Kỹ năng:

-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ, chính xác trong hoạt động khoa học.

 3-Thái độ:

 -Có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự.

 -Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn lao động.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1-Dụng cụ:

 -Que tre.

 -Cốc chia độ. -Chậu. -Cân kỹ thuật.

-Nước sạch. -Giấy quỳ, thanh sắt(đinh ) được mài sạch.

 2-Hóa chất: -Đồng sunphat. -Vôi tôi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 20: Thực hành: Pha chế dung dịch boóc đô phòng, trừ nấm hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20. Tiết 20. Ngày soạn: 24/12/2010. Bài 18: Thực hành: PHA CHẾ DUNG DỊCH BOÓC ĐÔ PHÒNG, TRỪ NẤM HẠI I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Học sinh pha chế được dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại. 2-Kỹ năng: -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ, chính xác trong hoạt động khoa học. 3-Thái độ: -Có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự. -Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn lao động. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1-Dụng cụ: -Que tre. -Cốc chia độ. -Chậu. -Cân kỹ thuật. -Nước sạch. -Giấy quỳ, thanh sắt(đinh ) được mài sạch. 2-Hóa chất: -Đồng sunphat. -Vôi tôi. III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phối hợp các phương pháp trực quan, biểu diễn thí nghiệm và giảng giải IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) 1/Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ? 2/Những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng / Đáp án: 1/Vì mỗi biện pháp phòng trừ dịch hại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định nên cần phải phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 2/Các biện pháp phòng trừ dịch hại: Biện pháp kỹ thuật ; biện pháp sinh học; sử dụng giống chống sâu bệnh; biện pháp cơ giới, vật lý; biện pháp điều hòa. 3- Nội dung bài mới: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu : Dung dịch Boóc đô là một loại thuốc phòng trừ nấm hại mà việc pha chế đơn giản, có thể tự pha chế tại gia đình để sử dụng.Vì vậy chúng ta cần biết để pha chế và sử dụng. -Nêu mục tiêu bài học -Chia lớp thành 4 nhóm và phân công vị trí thực hành. GV vừa giới thiệu, vừa làm mẫu quy trình thực hành pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ bệnh Chú ý các bước : B1: Cân đồng và vôi để riêng. B2: Cho 15 g vôi tôi vào cốc chia độ cộng thêm 200ml nước, khuấy đều để lắng, chắt bỏ phần sạn, nước vôi đổ ra chậu Quán xuyến các nhóm HS trong quá trình làm, luôn nhắc nhở HS phải làm đúng quy trình Chú ý nghe GV giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt -Sắp xếp nhóm thực hành theo sự phân công của GV -Từng nhóm kiểm tra dụng cụ , mẫu vật. -Quan sát kĩ thao tác GV làm mẫu theo trình tự cộng việc. Từng nhóm kiểm tra dụng cụ hoá chất I/ GIỚI THIỆU NỘI DUNG THỰC HÀNH (3ph) Giới thiệu mục tiêu bài học II/TỔ CHỨC PHÂN CÔNG NHÓM (3ph) -Phân nhóm học sinh thực hành. -Phân công vị trí thực hành. -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III/QUY TRÌNH THỰC HÀNH: PHA CHẾ DUNG DỊCH BOÓC ĐÔ PHÒNG, TRỪ NẤM HẠI (9 phút) 1-Bước 1: Cân 10g đồng sunphat (a), 15g vôi tôi (b). 2-Bước 2: Hòa 15g vôi tôi với 200ml nước, chắt bỏ sạn, sau đó đổ vào chậu. 3-Bước 3: H tan10g đồng sunphat trong 800ml nước. 4-Bước 4: Đổ từ từ dung dịch đồng sunphat vào dung dịch vôi(bắt buộc phải theo trình tự này), vừa đổ vừa khuấy đều. 5-Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Dùng giấy quỳ để thử pH (a) và dùng thanh sắt để kiểm tra lượng đồng (b), quan sát màu sắc dung dịch, Sản phẩm có màu xanh nước biển và có phản ứng (pH) kiềm. Dung dịch thu được là dung dịch Boóc đô 1% dùng để phòng trừ nấm. IV/ THỰC HÀNH: (20ph) -Học sinh thực hiện quy trình thực hành. -Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mẫu sau: Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Người đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình Kết quả thực hành 4- Củng cố và luyện tập:(4ph) -GV nhận xét giờ thực hành. -GV đánh giá cho điểm thực hành. 5- Dặn dò:(1ph) -Nhắc nhỡ vệ sinh sau thực hành. -Xem trước bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. -Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng quy định. 6- Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 18.doc