Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 40: Quản lí doanh nghiệp

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

- Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp.

- Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp.

 2-Kỹ năng:

 Vận dụng kiến thức vào thực tế.

Kỹ năng phân tích phán đoán để đưa ra quyết định kinh doanh thích hợp

 3-Thái độ:

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK.

III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Trực quan, vấn đáp

IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

 -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.

 -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 40: Quản lí doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32, Tiết: 40. Bài 55: QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: - Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp. - Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp. 2-Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. Kỹ năng phân tích phán đoán để đưa ra quyết định kinh doanh thích hợp 3-Thái độ: II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK. III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan, vấn đáp IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) 1- Làm thế nào đểlựa chọn lĩnh vực kinh doanh hợp lý? 2- ý nghĩa của việc phân tích môi trường kinh doanh, năng lực kinh doanh và tài chính kinh doanh? 3- Nội dung bài mới: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Đặt vấn đề: Quản lý doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng, là yếu tố chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp. Vậy sau khi thành lập được doanh nghiệp, công việc quản lý doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay. - GV: Yêu cầu HS đọc SGK ? Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những gì? Nó có quan hệ với nhau không? quan hệ như thế nào? ? Công việc của các bộ phận và cá nhân được tổ chức, phân công trên cơ sở nào? ? Các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp làm việc nhằm mục đích gì? TL: Thực hiện mục tiêu xác định của doanh nghiệp và hưởng lương theo chế độ đã ghi trong hợp đồng. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. ? Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm có mấy đặc trưng cơ bản? Đó là những đặc trưng nào? - GV giải thích và yêu cầu HS lấy VD minh hoạ. - GV tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp để xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp. Qua thực tế chúng ta có thể thấy có những doanh nghiệp nhiều bộ phận, cá nhân. Có doanh nghiệp ít bộ phận, cá nhân hơn. Vì vậy người ta gọi doanh nghiệp ít bộ phận, cá nhân là doanh nghiệp nhỏ, còn doanh nghiệp có nhiều bộ phận, cá nhân là doanh nghiệp lớn. ? GV treo H55-1 và hỏi: Theo em doanh nghiệp nhỏ có đặc điểm cơ bản gì? - GV giới thiệu sơ đồ và hướng dẫn HS tìm hiểu. ? Doanh nghiệp nhỏ có ưu điểm gì? - GV treo tranh H55-2 và H55-3 - GV giới thiệu sơ đồ và giảng giải để giới thiệu cho HS biết được đặc điểm chính của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp vừa và lớn. ? Loại hình doanh nghiệp vừa và lớn có ưu điểm gì? ? Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? ? Em hiểu thế nào là tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp? ? Theo em tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm có những công việc gì? ? Nguồn lực của doanh nghiệp gồm có những yếu tố nào? ? Cơ sở phân chia nguồn lực tài chính? ? Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải phân công nhân lực như thế nào? ? Nguyên tắc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp là gì? TL: Tiết kiệm, hiệu quả - GV lấy VD minh hoạ và hướng dẫn HS liên hệ thực tế ở địa phương. - GV: Theo dõi, kiểm tra là công việc cần thiết, cần phải được tiến hành thường xuyên ở bất cứ doanh nghiệp nào. - Mục đích: + Đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch của các cá nhân, bộ phận và cả doanh nghiệp. + Từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. - GV: Xác định nhu cầu vốn kinh doanh là công việc quan trọng liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ông cha ta đã có câu: "Sai một ly đi một dặm" ? Nếu vốn quá thấp so với yêu cầu sẽ xảy ra hiện tượng gì? ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? ? Nếu vốn quá nhiều gây ra hiện tượng gì? ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? ? Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn nào? - GV: Treo sơ đồ H55-4 và yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời. - GV giải thích sơ đồ H55-4 cho HS hiểu được các nguồn vốn của một doanh nghiệp. - GV gọi ý để HS liên hệ lấy VD thực tiễn ở địa phương - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. - HS tham gia trả lời câu hỏi của GV và ghi chép vào vở. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghe GV giải thích và liên hệ lấy VD minh hoạ - HS quan sát H55-1, nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghe giảng và ghi chép. - HS quan sát sơ đồ, nghe giảng và ghi chép. - HS trả lời - HS đọc SGK và trả lời. - HS ghi chép vào vở. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời. - HS nghe GV giảng giải và ghi chép. - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS nghiên cứu SGK, quan sát sơ đồ và trả lời. - HS liên hệ lấy VD - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời. - HS liên hệ thực tế trả lời. - HS nghe giảng - HS liên hệ và trả lời câu hỏi. - HS ghi chép vào vở. - HS nghe giảng - HS liên hệ thực tế và trả lời (cử đại diện theo bàn trả lời) - HS nghe giảng và trả lời I.Tổ chức hoạt động kinh doanh. 1. Xác định cơ cấu tổ chức kinh doanh. a) Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môm hoá theo những nhiệm vụ, công việc nhất định nhằm thực hiện mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hai đặc trưng cơ bản, đó là tính tập trung và tính tiêu chuẩn hoá: - Tính tập trung thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận. Ví dụ: Các hoạt động mua, bán, giá cả, tuyển dụng nhân sự... đều do giám đốc doanh nghiệp quyết định. - Tính tiêu chuẩn hoá đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Ví dụ: Nhân viên bán hàng phải thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả bán hàng cho giám đốc doanh nghiệp; trước khi mua hàng, nhân viên phải lấy báo giá trình giám đốc... b) Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp để xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp. - Doanh nghiệp nhỏ thường có mô hình cấu trúc đơn giản với các đặc điểm cơ bản như sau: + Quyền quản lí tập trung vào một người – giám đốc doanh nghiệp xử lí thông tin và quyết định vấn đề của doanh nghiệp. + Ít đầu mối quản lí, số lượng nhân viên ít. + Cấu trúc gọn nhẹ và dễ thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Nhân viên Bán hàng 1 Nhân viên Bán hàng 2 Nhân viên Bán hàng n ... Nhân viên kế toán Hình 55.1 Mô hình cấu trúc đơn giản Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và lớn sẽ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn, đó là các loại cấu trúc theo chức năng chuyên môn, cấu trúc theo nghành hàng kinh doanh. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Các đơn vị trực thuộc và nhân viên Phòng tổ chức nhân sự Phòng kế toán Phòng kinh doanh Hình 55.2 Mô hình cấu trúc chức năng GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Ngành hàng A Ngành hàng B Ngành hàng C Các đon vị trực thuộc và nhân viên Hình 55.3 Mô hình cấu trúc theo ngành hàng 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, nó góp phần thực hiện các mục tiêu xác định của doanh nghiệp và biến các kế hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm các công việc sau: a) Phân chia nguồn lực của doanh nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp gồm: - Tài chính: Việc phân chia nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nhu cầu mua, bán hàng hoá và tổ chức các dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. - Nhân lực: Doanh nghiệp phân công lao động trên cơ sở: + Xuất phát từ công việc để dung fngười. + Sử dụng đúng người để phát huy được khả năng và có hiệu quả. - Các nguồn lực khác ( trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển...), sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. b) theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Phân công người theo dõi tiến độ thực hiện từng công việc. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch theo tiến độ. 3. Tìm kiếm và huy động vốn kinh doanh. Xác định nhu cầu vốn kinh doanh là công việc quan trọng liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ông cha ta đã có câu: “Sai một li đi một dặm”.Nếu xác định mức vốn quá thấp so với yêu cầu thì sẽ dẫn đến việc thiêu svốn kinh doanh, không thực hiện được kế hoạch đặt ra. Nếu xác định mức vốn quá cao sẽ dẫn đến thừa, gây lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn nào? - Vốn của chủ doanh nghiệp (vốn tự có) là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích luỹ được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp. - Vốn do các thành viên đóng góp. - Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, ở các tổ chức tín dụng. Huy động nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay. Vì vậy cần tính toán khi lựa chọn nguồn vốn này sao cho chi phí trả lãi hợp lí nhất. - Vốn của người cung cấp cho doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thanh toán trả chậm đối với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá. Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp có được khoảng vốn cho kinh doanh mà không cần vay mượn. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Vốn của chủ doanh nghiệp Vốn của các thành viên Vốn vay Vốn của nhà cung ứng Hình 55.4 Cơ cấu các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4). Củng cố: (5 phút) - Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài. - Sử dụng các câu hỏi SGK. 5). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và soạn bài 55. Phần tiếp theo. 6). Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 55.doc