I. Mục Tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Hiểu được các loại thức ăn tự nhiên & thức ăn nhân tạo của cá.
- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển & bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên, biện pháp tăng nguồn thức ăn nhân tạo.
2. Kỹ năng
Hình thành ở học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
Hình thành ở học sinh thái độ ham tìm tòi hiểu biết, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Trần Ngọc Đệ - Tiết 29: Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TIẾT 29 - BÀI 31: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THUỶ SẢN
I. Mục Tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Hiểu được các loại thức ăn tự nhiên & thức ăn nhân tạo của cá.
- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phát triển & bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên, biện pháp tăng nguồn thức ăn nhân tạo.
2. Kỹ năng
Hình thành ở học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
Hình thành ở học sinh thái độ ham tìm tòi hiểu biết, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn Bị
1. Trọng tâm
Phần II: Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản
2. Phương pháp
Vấn đáp -Tìm tòi + Thảo luận nhóm + Giảng giải
3. Phương tiện
SGK, sơ đồ 31.1, 31.2, 31.3, 31.4.
4. Tài liệu tham khảo
Nghề nuôi cá thịt 2000 - NXBGD Hà Nội
III. Tiến Trình Bài Dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi ba học sinh trình bày bài tập đã giao ở bài 30 sau đó nhận xét đánh giá cho điểm.
3. Các hoạt động dạy
Đặt vấn đề: Trong công tác nuôi trồng thuỷ sản thì thức ăn có vai trò quyết định ảnh hưởng tới năng suất & hiệu quả kinh tế. Vậy thức ăn của cá bao gồm các loại nào? Bảo vệ và phát triển chúng ra sao? Chúng ta cần tìm hiểu bài 31.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV chia lớp thành 4 nhóm, (trong tg 5p') yêu cầu mỗi nhóm quan sát sơ đồ 31.1 và cho biết:
? Kể tên các loại thức ăn tự nhiên của cá?
? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nguồn thức ăn tự nhiên của cá?
Sau thời gian 5p' giáo viên gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung hình thành kiến thức.
GV vậy các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn thức ăn tự nhiên của cá chính là cơ sở khoa học để phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá.
* GV em hãy quan sát sơ đồ 31.2. Và cho biết:
? Người ta sử dụng các biện pháp gì để bảo vệ & phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá?
? Trong các biện pháp đó tại sao lại bón phân vô cơ & hữu cơ cho vực nước? Tác dụng của việc làm này?
GV gọi một vài học sinh trả lời từ đó nhận xét, đánh giá hệ thống thành kiến thức.
GDMT : GV nhắc nhở HS phải có ý thức bảo vệ nguồn nước nhằm bảo vệ môi trường để các loài SVTS phát triển tốt, phát triển nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
? Em có nhận xét gì về năng suất nuôi cá trước đây và bây giờ? Tại sao lại có sự khác biệt đó?
GV gọi một vài học sinh trả lời sau đó nhận xét, đánh giá hình thành kiến thức mục 1.
? Hãy kể tên một số loại thức ăn nhân tạo ở địa phương?
? Em hãy quan sát sơ đồ 31.3 và sắp xếp các thức ăn kể trên thành từng nhóm?
Em hãy quan sát sơ đồ 31.4 và cho biết:
? Quy trình sản xuất thức ăn nhân tạo được tiến hành như thế nào?
? Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản có gì khác so với sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi?
GDMT:
? Liên hệ thực tế và cho biết các biện pháp vừa tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá vừa BVMT, cân bằng sinh thái? (Tận dụng các vùng đất hoang, kênh mương, ao hồ để nuôi trồng các loại sinh vật làm thức ăn cho cá; tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, các ngành chế biến lương thực, thực phẩm; phát triển sản xuất theo mô hình kết hợp VAC, RVAC,
I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên.
1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên.
a. Các loại thức ăn tự nhiên của cá.
- Thực vật bậc cao
- Động vật đáy
- ....
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá
- Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
- Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
2. Những biện pháp bảo vệ & phát triển nguồn thức ăn tự nhiên
a. Bón phân cho vực nước
- Bón phân vô cơ
- Bón phân hữu cơ
b. Quản lý & bảo vệ nguồn nước
- Quản lý
- Bảo vệ
I. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản
1. Vai trò của thức ăn nhân tạo
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá, bổ sung và cùng với thức ăn tự nhiên làm cho khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt hơn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá và rút ngắn thời gian nuôi.
2. Các loại thức ăn nhân tạo
a. Thức ăn tinh
Cám, bã đậu, phụ phẩm lò mổ...
b. Thức ăn thô
Phân hữu cơ, phân xanh...
c. Thức ăn hỗn hợp
3. Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản
SGK
IV.Tổng kết đánh giá
Từ kiến thức thực tế sản xuất ở địa phương em hãy cho biết:
- Việc bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên ở địa phương em được làm như thế nào?
- Việc sử dụng thức ăn nhân tạo ở đia phương em có ưu điểm và hạn chế gì (về phương pháp cho ăn, năng suất, thời gian nuôi)?
Học bài 31 và tìm hiểu trước bài 32.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 31- sx thuc an nuoi ts.doc