I Mục đích yêu cầu:
1 . Kiến thức:
- Nắm được mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản chế biến nông lâm thủy sản
- Hạn chế tổn thất về số lượng chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc chế biến
- Phân biệt các dạng kho trong bảo quản và cách bảo quản các sản phẩm
2. Kĩ năng:
- Biết làm các bài thực hành áp dụng trong cuộc sống hằng ngày
- rèn tính cẩn thận và biết trình bày bài làm
3. Thái độ:
- Thái độ yêu mến môn học, áp dụng trong cuộc sống
- tạo giá trị dinh dưỡng cho các sản phẩm làm ra
- bảo vệ môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm
II. Nội dung trọng tâm:
- Mục đích ý nghĩa của copong tác bảo quản chế biến nông lâm thủy sản
- Qui trình bảo quản và chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản
- Làm thực hành siro, sữa chua
72 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tuần 20 đến tuần 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY:
CHƯƠNG III: BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN
Từ tuần 20 đến tuần 25 PPCT : tiết 20 đến tiết 30
I Mục đích yêu cầu:
1 . Kiến thức:
- Nắm được mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản chế biến nông lâm thủy sản
- Hạn chế tổn thất về số lượng chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc chế biến
- Phân biệt các dạng kho trong bảo quản và cách bảo quản các sản phẩm
2. Kĩ năng:
- Biết làm các bài thực hành áp dụng trong cuộc sống hằng ngày
- rèn tính cẩn thận và biết trình bày bài làm
3. Thái độ:
- Thái độ yêu mến môn học, áp dụng trong cuộc sống
- tạo giá trị dinh dưỡng cho các sản phẩm làm ra
- bảo vệ môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm
II. Nội dung trọng tâm:
Mục đích ý nghĩa của copong tác bảo quản chế biến nông lâm thủy sản
Qui trình bảo quản và chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản
Làm thực hành siro, sữa chua
III. Phương tiện:
1 số sản phẩm của nông lâm thủy sản: cá hộp, dưa chua, siro, hạt giống
Tranh ảnh 1 số mẫu sản phẩm về thực phẩm
Sơ đồ , qui trình
IV. Phương pháp :
Vấn đáp – giảng giải – thực hành
Hoạt động nhóm
V. Liên hệ thực tế:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tận dụng sản phẩm của nông lâm thủy sản
- Nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm tạo sản phẩm có giá trị cao
- Bảo vệ môi trường
Tuần 20 Tiết 20
Ngày soạn:31/12/2011
Ngày dạy:3/1/2012
Chương III: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN.
Bài 40:
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN.
I- Mục tiêu
1- Kiến thức:.
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản ,chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm ,thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản, chế biến.
2- Kỹ năng:
- Quan sát, liên hệ thực tế với đời sống địa phương nơi em đang sống.
3- Thái độ:
- Rèn luyện ý thức bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản trong đời sống sản xuất .
II. Chuẩn bị .
GV:
HS: Kiến thức có liên quan trong thực tế.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ( Câu hỏi sách giáo khoa )
3.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động 1:
GV Đặt vấn đề : Sản xuất nông lâm ngư nghiệp đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế quốc dân vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến bảo quản => tính cạnh tranh không cao => giá thành hạ. Vậy làm thế nào để sản phẩm nông lâm ngư nghiệp nước ta có giá trị.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 2:
- Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản
- GV hỏi: Thế nào là bảo quản nông, lâm, thủy sản? Mục đích của việc bảo quản nông, lâm, thủy sản là gì ?
- HS: Thảo luận theo SGK trả lời câu hỏi.
- GV hỏi: Có các hình thức nào để bảo quản sản phẩm? HS trả lời sau đó
GV hỏi: Trong đời sống hằng ngày các em gặp các hình thức bảo quản nào? (Cất giữ thóc giống khoai tây, củ lạc trong chum, vại, treo ngô nơi khô ráo)
- GV hỏi: Thế nào là chế biến nông, lâm, thủy sản? Vì sao phải chế biến nông, lâm, thủy sản?
Hoạt động 3:
Tìm hiểu về đặc điểm của nông, lâm, thuỷ sản.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ?
- HS: Dựa theo SGK đưa ra nhận xét về các dinh dưỡng trong các sản phẩm trên.
- GV hỏi: Trong công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản người ta phải phơi khô, vì sao ? Vì sao các sản phẩm nông, lâm ,thủy sản dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây thối hỏng?
- HS: Dựa theo SGK trả lời câu hỏi về nước trong các sản phẩm trên và tác động của VSV đến các sản phẩm trên.
GV hỏi: Đặc điểm của lâm sản? Sản phẩm của lâm sản dùng làm gì?
Hoạt động 4:
Tìm hiểu về ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thuỷ sản .
GV hỏi: Điều kiện môi trường gồm có các yếu tố nào? Môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thủy sản không ?
? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm?
GV hỏi: Trong môi trường tự nhiên có các loại sinh vật nào gây hại cho việc bảo quản nông, lâm, thủy sản?
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản
1. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản.
- Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản .
- Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng của chúng.
2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm ,thủy sản
- Nhằm duy trì, nâng cao chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản. Tạo nhiều sản phẩm có giá trị cao.
II. Đặc điểm của nông, lâm, thuỷ sản
1. Dinh dưỡng: - Nông, thủy sản là lương thực thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như : chất đạm, chất béo, chất xơ, đường và khoáng chất
2. Nước : - Đa số nông, lâm, thủy sản chứa nhiều nước chiếm từ 70 -95%.
3. Tác động của VSV: - Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối, hỏng.
4. Lâm sản: - Chứa chủ yếu là chất xơ, là nguồn ng.liệu cho một số ngành công nghiệp: giấy, đồ gỗ, gia dụng, mỹ nghệ.
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thuỷ sản .
1. Môi trường: - Điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản, chế biến .
2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường .
a) Độ ẩm không khí: - Làm cho sản phẩm khô bị ẩm trở lại. Nếu quá giới hạn cho phép sẽ làm hỏng sản phẩm .
- Độ ẩm thích hợp cho bảo quản: Thóc gạo (70 - 80%) Rau quả tươi (85 - 90%)
b. Nhiệt độ: - Nhiệt độ tăng => hoạt động vi sinh vật tăng => phản ứng hóa học tăng làm nông, lâm, thủy sản tự bốc nóng chất lượng giảm mạnh .
- Nhiệt độ 20 - 40oC, đa số vi sinh vật phát triển nhanh và phá hoại mạnh nông, lâm, thủy sản .
c. Sinh vật gây hại : Gồm vi sinh vật, các loại động vật gây hại (côn trùng, sâu bọ loài gặm nhấm).
4. Củng cố :
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Chế biến nông sản sau thu hoạch nhằm mục đích:
A/ Duy trì những đặc tính ban đaµu của nông sản.
B/ Duy trì ,nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
C/ Hạn chế tổn thất veµ nông sản.
D/ Hạn chế tổn thất veµ chất lượng sản phẩm.
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến nông, lâm ,thủy sản trong quá trình bảo quản là:
A/ Độ ẩm. B/ Nhiệt độ. C/ Sinh vật . D/ Cả A, B ,C.
5. Dặn dò bài về nhà:
- Học bài ,trả lời câu hỏi trong SKG. Đọc phần thông tin bổ sung và chuẩn bị cho bài 41.
Ngày :
Ký duyệt
Tuần 20 Tiết 21
Ngày soạn:31/12/2011
Ngày dạy:5/1/2012
Bài 41: BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG.
I- Mục tiêu
1- Kiến thức:.
- Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống.
2- Kỹ năng:
- Quan sát, liên hệ kiến thức thực tế.
3- Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất các vụ tiếp theo.
II/ Chuẩn bị .
- GV:
- HS: Tìm hiểu thực tế phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống của gia đình và địa phương và kiến thức cũ có liên quan.
III- Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là bảo quản ,chế biến nông, lâm ,thủy sản? So sánh sự giống nhau và khác nhau về mục đích ,ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm ,thủy sản .
Đáp án: bảo quản ,chế biến nông, lâm ,thủy sản là:
- Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản .2đ
- Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng của chúng.2đ
- Nhằm duy trì, nâng cao chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản. Tạo nhiều sản phẩm có giá trị cao.2đ
So sánh: Giống 2đ
Khác 2đ
3- Giảng bài mới:
Hoạt đông 1: GV ĐVĐ: Giống cây trồng quyết định đến năng suất và phẩm chất nông sản, một trong những khâu quan trọng của công tác giống lương thực, thực phẩm là bảo quản hạt, củ làm giống.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt đông 2:
Tìm hiểu về bảo quản hạt giống
GV hỏi: Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì? Tác dụng của việc bảo quản hạt giống là gì?
GV hỏi: Hạt giống đưa vào bảo quản cần có những tiêu chuẩn gì?
?Có những phương pháp nào để bảo quản hạt giống ?
(Tính theo thời gian bảo quản )
GV treo bảng quy trình bảo quản hạt giống lên bảng và hướng dẫn HS.
?Để bảo quản hạt giống caµn phải có gì?
(Thu hoạch đúng thời điểm ,để riêng sạch sẽ)
?Sau khi thu hoạch phải làm gì để có hạt ?
(Tách tuốt, tẽ cẩn thận..)
?Muốn có hạt tốt đảm bảo đúng các tiêu chuẩn caµn phải làm gì ?
? Ở địa phương em hạt giống được bảo quản ntn?
?Nông dân thường bảo quản hạt giốùng ntn?
?Các công ty giống cây trồng bảo quản hạt giống ở đâu?
Hoạt đông 3:
Tìm hiểu bảo quản củ giống
?Cho biết những loại cây nào được trồng bằng củ?
?Vì sao củ giống thường bảo quản ngắn ngày?
?Củ giống được bảo quản trong điều kiện ntn?
?Củ làm giống phải có tiêu chuẩn gì?
?Muốn có cđ giống tốt đảm bảo đúng tiêu chuẩn phải làm gì ?
GV giảng giải:Củ giống rất dễ nảy mầm vì vậy phải xử lí ức chế để kéo dài thời gian bảo quản.
? Ở địa phương em củ giống được bảo quản ntn?
I. Bảo quản hạt giống
1. Mục đích, tác dụng của việc bảo quản hạt giống
Bảo quản hạt giống nhằm:
- Giữ được độ nảy mầm của hạt .
- Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt giống để tái sản xuất và góp phần duy trì tính đa dạng sinh học.
2. Tiêu chuẩn hạt giống.
- Có chất lượng cao.
- Thuần chủng.
- Không bị sâu bệnh.
3. Các phương pháp bảo quản hạt giống.
- Cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, không khí bình thường. Hạt giống dùng cho vụ sau hay trong thời hạn nhỏ hơn 1 năm .
- Bảo quản trong điều kiện lạnh: nhiệt độ 0oC, độ ẩm 35 - 40%, sử dụng bảo quản trung hạn.
- Bảo quản trong điều kiện lạnh đông, nhiệt độ -10oC, độ ẩm không khí 35-40%. Bảo quản dài hạn.
4. Quy trình bảo quản hạt giống.
Thu hoạch
Tách hạt
Phân loại, làm sạch
Làm khô.
Xử lí bảo quản
Đóng gói
Bảo quản
Sử dụng.
- Nông dân thường bảo quản hạt giống theo phương pháp truyền thống trong chum ,vại hoặc đóng bao
- Các công ty sản xuất hạt giống thường bảo quản trong các kho mát, kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
II. Bảo quản củ giống
- Bảo quản ngắn ngày trong điều kiện bình thường hay trong kho lạnh, nhiệt độ không khí từ 0 =>5oC, độ ẩm k.khí từ 85=> 90%.
1. Tiêu chuẩn củ giống.
- Có chất lượng cao.
- Đồng đều, không già quá, không non quá.
- Không bị sâu bệnh.
- Không bị lẫn với các giống khác.
- Còn nguyên vẹn . - Khả năng nảy mầm cao.
2. Quy trình bảo quản củ giống
- Thu hoạch => Làm sạch, phân loại => Xử lí phòng chống vi sinh vật hại => Xử lí ức chế nảy mầm => Bảo quản => Sử dụng.
- Các hộ nông dân thường bảo quản giống theo phương pháp cổ truyền trên giá. Nơi thoáng và ánh sáng tán xạ.
- Các nước phát triển thường dùng phương pháp lạnh, hoặc sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
4-Củng cố và luyện tập :
Hoàn thành quy trình sau về bảo quản hạt giống:
Thu hoạch => . ? => Phân loại, làm sạch => .. ? => Xử lý => ? => ? => Sử dụng.
5-Hướng dẫn hoc sinh học bài ở nhà:
Học bài ghi, SGK . Chuẩn bị bài mới. Ngày
Ký duyệt
Tuần 21 Tiết 22
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 42:BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.
I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:.
- Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc ngô ,rau ,hoa quả tươi.
- Biết được quá trình bảo quản thóc, ngô, khoai lang, sắn.
- Biết được một số phương pháp bảo quản rau, hoa quả tươi.
2- Kỹ năng:
Quan sát , liên hệ thực tế .
3- Thái độ:
- Vận dụng các kiến thức đã học về bảo quản lương thực, thực phẩm vào thực tế ở gia đình và địa phương.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV:
HS: Kiến thức có liên quan
III/ Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ (15 phút)
- Mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất. Nêu quy trình bảo quản hạt, củ giống.
Đáp án:
- Giữ được độ nảy mầm của hạt .2đ
- Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt giống để tái sản xuất và góp phần duy trì tính đa dạng sinh học 2đ
-Quy trình bảo quản hạt giống. 6đ
Thu hoạch
Tách hạt
Phân loại, làm sạch
Làm khô.
Xử lí bảo quản
Đóng gói
Bảo quản
Sử dụng
3- Bài mới.
Hoạt động 1:
GV ĐVĐ: Việc bảo quản các sản phẩm cây trồng rất khó, dễ bị phân hủy . Vậy cần phải bảo quản ntn?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 2:
- Tìm hiểu về bảo quản lương thực, thực phẩm
?Để bảo quản thóc ngô thì người ta cần trang bị ntn?
?Vì sao gaµm kho phải được thông gió ?
?Vì sao tường kho phải xây bằng gạch có mái che?
?Nêu một số phương pháp bảo quản ?
?Nông dân thường bảo quản ntn?
GV Treo tranh quy trình bảo quản thóc ngô lên bảng và hướng dẫn HS trả lời.
GV Treo tranh quy trình bảo quản sắn lát thái kho, khoai lang tưoi. ( yêu cầu học sinh ngiên cứu sgk và điền phần còn thiếu)
? Trạng thái của rau khi thu hoạch về còn thực hiện các hoạt động sống không?
?Có các phương pháp nào để bảo quản rau quả tươi?
?Vì sao trong điều kiện lạnh rau quả tươi được bảo vệ tốt hơn?
GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các bước của quy trình bảo quản lạnh.
A. Bảo quản lương thực, thực phẩm
1. Bảo quản thóc, ngô.
a. Các dạng kho bảo quản.
- Thóc ngô được bảo quản trong nhà kho .
- Nhà kho có đặc điểm :
+ Nhà kho có nhiều gian được xây bằng gạch, ngói => dãy. Dưới sàn kho có gầm thông gió.
+ Tường kho xây bằng gạch .
+ Mái che có thể là vòm cuốn bằng ngói, tôn hay fibrô ximăng nhưng phải có trần cách nhiệt .
+ Kho thuận tiện cho việc cơ giới hóa, nhập xuất hàng và các h.động của thiết bị phục vụ bảo quản.
b. Một số phương pháp bảo quản:
- Đổ rời, thông gió tự nhiên, hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho và kho silô.
- Đóng bao trong nhà kho.
- Nông dân thường bảo quản theo phương pháp truyền đơn giản như: chum, thùng, bao tải, kho silô.
- Các nước phát triển bảo quản trong các kho silô liên hoàn, hiện đại.
c. Quy trình bảo quản thóc ngô: Thu hoạch => Tuốt tẻ hạt => Làm sạch và phân loại => Làm khô => Làm nguội => Phân loại theo chất lượng => bảo quản => Sử dụng.
2. Bảo quản khoai lang, sắn.
a. Quy trình bảo quản sắn lát khô.
Thu hoạch => Chặt cuống, gọt vỏ => Làm sạch => Thái lát => Làm khô => Đóng gói => Bảo quản kín nơi khô ráo => sử dụng.
b. Quy trình bảo quản khoai lang tươi.
Thu hoạch và lựa chọn khoai => Hong khô => Xử lí chất chống nấm => Hong khô => Xử lí chất chống nảy mầm => Phủ cát khô => Bảo quản => Sử dụng.
II. Bảo quản rau hoa quả tươi
1. Một số phương pháp bảo quản rau quả tươi.
-Bảo quản ở điều kiện thường.
-Bảo quản ở điều kiện lạnh
-Bảo quản trong môi trường biến đổi.
-Bảo quản bằng hóa chất. -Bảo quản bằng chiếu xạ.
2.Quy trình bảo quản rau quả tươi bằng phương pháp lạnh .
- Cơ sở : Trong điều kiện lạnh hoạt động sống của rau quả cũng như vi sinh vật hại bị chậm lại nên rau quả được bảo quản tốt hơn.
- Quy trình bảo quản: Thu hái => Chọn lựa => Làm sạch => Làm ráo nước => Bao gói => Bảo quản lạnh => Sử dụng.
3-Củng cố và luyện tập:
Treo các quy trình yêu cầu học sinh chỉ chỗ sai và thiếu trong quy trình rồi so sánh
4-Hướng dãn học sinh học bài ở nhà:
- Học theo quy trình và câu hỏi sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài 44
Ngày
Ký duyệt
Tuần 21 Tiết 23
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 43: BẢO QUẢN THỊT, TRỨNG, SỮA VÀ CÁ.
I. Mục tiêu
1- Kiến thức:.
- Biết được một số phương pháp bảo quản thịt, trứng, sữa và cá.
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng bảo quản hợp lý các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa và cá. Quan sát, liên hệ thực tế.
3-Thái độ:
Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV:1 số mẫu khi đã được bảo quản ( dưa muối, khô, sấy)
HS: Kiến thức cũ có liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các phương pháp bảo quản rau quả tươi . Quy trình bảo quản rau quả tươi
Đáp án: phương pháp bảo quản rau quả tươi:
Bảo quản ở điều kiện thường.1đ
-Bảo quản ở điều kiện lạnh . 1đ
-Bảo quản trong môi trường biến đổi.1đ
-Bảo quản bằng hóa chất. 1đ
-Bảo quản bằng chiếu xạ.1đ
Quy trình bảo quản: Thu hái => Chọn lựa => Làm sạch => Làm ráo nước => Bao gói => Bảo quản lạnh => Sử dụng . 5đ
3- Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Làm thế nào để thực phẩm được tươi lâu?
Hoạt động của Thầy và Trò
NỘI DUNG
Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách bảo quản thịt, trứng, sữa và cá.
GV hỏi: Có những ph.pháp nào để bảo quản thịt? Ph.pháp nào thường dùng trong bảo quản với số lượng lớn, ưu điểm của nó là gì? Ph.pháp nào thường dùng trong nhân dân?
?Thế nào là phương pháp bảo quản lạnh?
Cơ sở khoa học là gì ?
Ưu điểm của phương pháp nµy ?
?Quy trình bảo quản lạnh gồm mấy bước ?trong các bước đó thì khâu nào là quan trọng nhất?
GV Hỏi: Quy trình ướp muối có mấy bước? Nội dụng từng bước ?
?So sánh ưu nhược điểm của phương pháp bảo quản lạnh với phương pháp ướp muối.
Phương pháp
Ưu điểm
Nhược điểm
P. pháp lạnh
P.Pháp ướp muối
? Gia đình em thường bảo quản trứng như thế nào để trứng không bị ung
? Quy trình bảo quản sữa tươi có mấy bước?
?Cho biết có mấy phương pháp bảo quản cá? Tại sao người ta: “ nói cá không ăn muối là cá ươn”?
GV giải thích cách bảo quản cá bằng hóa chất.
?Cách bảo quản cá bằng phương pháp thông thường?
? Thế nào là ph.pháp bảo quản lạnh?
A- Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
I- Bảo quản thịt
1. Một số phương pháp bảo quản thịt.
- Làm lạnh và lạnh đông: - Hun khói.
- Đóng hộp : - Phương pháp cổ truyền.
2. Phương pháp bảo quản lạnh.
- Là phương pháp bảo quản tốt nhất, duy trì được tính chất ban đầu của thịt
- Quy trình bảo quản :
Bước 1: Làm sạch đưa vào phòng lạnh
Bước 2: Xếp vào kho.
Bước 3: Làm lạnh sản phẩm .
Bước 4: Bảo quản (to: 0oC - 2oC)
3. Phương pháp ướp muối.
Quy trình ướp muối :
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ướp: Hỗn hợp gồm 94% muối ăn, 5% đường và một số chất phụ gia.
Bước 2: Chuẩn bị thịt .
Bước 3: Xát hỗn hợp muối lên bề mặt thịt
Bước 4: Xếp thịt vào thùng gỗ tỉ lệ 35 - 50g hỗn hợp cho 1kg thịt .
Bước 5: Giữ thịt trong hỗn hợp ướp từ 7- 10 ngày.
+ Ưu : Dễ thực hiện, hao hụt dinh dưỡng ít.
+ Nhược: Thịt mặn, kém mềm mại, hương vị kém tươi.
II. Một số phương pháp bảo quản trứng
- Bảo quản lạnh. - Bảo quản bằng nước vôi.
- Tạo màng mỏng trên mặt trứng để bảo quản.
- Dùng khí CO2, N2 hoặc hỗn hợp của 2 loại khí này
- Dùng muối để bảo quản.
III. Bảo quản sơ bộ sữa tươi
Quy trình: Thu nhận sữa => Lọc sữa => Làm lạnh nhanh.
IV. Bảo quản cá.
1. Một số phương pháp bảo quản cá.
- Bảo quản lạnh. - Ướp muối.
- Bảo quản bằng axit hữu cơ.
- Bảo quản bằng chất chống ôxy hóa.
- Hun khói. - Đóng hộp.
2. Bảo quản lạnh.
Quy trình: Xử lí nguyên liệu => Ướp đá => Bảo quản => Sử dụng.
3-Củng cố và luyện tập :
GV dùng sơ đồ không chú giải để HS lên bảng hoàn thành:
Quy trình bảo quản thịt ( Các quy trình khác tương tự )
?
=> => => =>
4-Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Học bài ghi theo câu hỏi SGK . Chuẩn bị bài mới 46.
Ngày
Ký duyệt
Tuần 22 Tiết 24
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 44: CHEÁ BIEÁN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM .
I/ Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:.
- Phương pháp chế biến gạo từ thóc. Biết được quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn, chế biến rau quả..
2- Kỹ năng:
- Quan sát và liên hệ thực tế.
3- Thái độ:
- Vận dụng các kiến thức đã học về chế biến lương thực, thực phẩm vào thực tế ở gia đình và địa phương.
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: 1 số mẫu hình đã qua chế biến
HS: Kiến thức thực tế có liên quan
III/ Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày qui trình chế biến thịt bằng pp ướp muối?Cho biết ưu nhược điểm của pp này?
Quy trình ướp muối :
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ướp: Hỗn hợp gồm 94% muối ăn, 5% đường và một số chất phụ gia. 1đ
Bước 2: Chuẩn bị thịt . 1đ
Bước 3: Xát hỗn hợp muối lên bề mặt thịt 1đ
Bước 4: Xếp thịt vào thùng gỗ tỉ lệ 35 - 50g hỗn hợp cho 1kg thịt . 1đ
Bước 5: Giữ thịt trong hỗn hợp ướp từ 7- 10 ngày. 1đ
+ Ưu : Dễ thực hiện, hao hụt dinh dưỡng ít. 2đ
+ Nhược: Thịt mặn, kém mềm mại, hương vị kém tươi. 2đ
Dạy nội dung bài mới
Hoạt động 1:
GV ĐVĐ: Tại sao khi chế biến thì bảo quản được dễ dàng hơn?
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt đông 2:
Tìm hiểu về chế biến lương thực , thực phẩm
? Cho biết quy trình chế biến gạo từ thóc có mấy bước ?
GV Kẻ ô trống tương ứng với các bước cho HS lên gắn vào thể hiện liên hệ giữa các bước.
? Em hãy cho biết các phương pháp chế biến sắn trong nhân dân hiện nay?
? Nghiên cứu sgk lên bảng gắn các bước của quy trình chế biến tinh bột sắn
? QS hình 44.3 cho biết các phương pháp chế biến rau quả
? Tại sao mùa đông muối dưa hay bị cú, nổi váng(cà) từ đó cho biết cách muối dưa đạt kết quả
I. Chế biến gạo từ thóc
- Quy trình chế biến :
Làm sạch thóc => Xay => Tách trấu => Xát trắng => Đánh bóng => Bảo quản => Sử dụng.
II. Chế biến sắn(khoai mì)
a. Một số phương pháp chế biến sắn.
- Thái lát, phơi khô: - Chẻ, chặt khúc, phơi khô.
- Phơi cả củ (sắn gạt hưu).
- Nạo thành sợi rồi phơi khô.
- Chế biến bột sắn.: - Chế biến tinh bột sắn.
- Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc.
b. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn
- Sắn thu hoạch => Làm sạch =>Nghiền => Tách bã => Thu hồi tinh bột => Bảo quản ướt =>Làm khô => Đóng gói => Sử dụng.
II. Chế biến rau quả
1. Một số phương pháp chế biến rau quả
- Đóng hộp. - Sấy khô.
- Chế biến các loại nước uống.
- Muối chua.
2. Quy trình công nghệ chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp.
- Ng.liệu rau quả => Phân loại => Làm sạch => Xử lí cơ học => Xử lí nhiệt => Vào hộp => Bài khí => Ghép mí => Thanh trùng => Làm nguội => Bảo quản thành phẩm => Sử dụng.
4- Củng cố và luyện tập:
- Treo các quy trình yêu cầu học sinh chỉ chỗ sai và thiếu trong quy trình
- Em hãy cho biết muối dưa ngon thì sử dụng dụng cụ nào?
a. xô nhựa b. vại
c. dung cụ bằng inox hoặc tôn trắng d. tất cả các dụng cụ trên
5- Hướng dãn học sinh học bài ở nhà:
- Học theo quy trình và câu hỏi sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài 44
Tuần 22 tiết 25
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI , THỦY SẢN.
I. Mục tiêu
1- Kiến thức:.
- Biết được một số phương pháp chế biến thịt và quy trình chế biến thịt hộp. Một số phương pháp chế biến cá và cách làm ruốc cá từ cá tươi. Một số phương pháp chế biến sữa và quy trình công nghệ chế biến sữa bột.
2- Kỹ năng:
- Quan sát, liên hệ thực tế.
3- Thái độ:
- Rèn luyện ý thức bảo quản và sử dụng hợp lý các sản phẩm chăn nuôi. Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.Vận dụng các kiến thức về chế biến các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản vào đời sống và sản xuất .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV:
HS: Kiến thức cũ có liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ: Chế biến gạo từ thóc
- Quy trình chế biến :
Làm sạch thóc => Xay => Tách trấu => Xát trắng => Đánh bóng => Bảo quản => Sử dụng.
- Quy trình công nghệ chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp.
- Ng.liệu rau quả => Phân loại => Làm sạch => Xử lí cơ học => Xử lí nhiệt => Vào hộp => Bài khí => Ghép mí => Thanh trùng => Làm nguội => Bảo quản thành phẩm => Sử dụng.
3- Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Tại sao các sản phẩm khi chế biến thì dễ dàng bảo quản?
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách chế biến sản phẩm chăn nuôI thuỷ sản
? Em hãy kể một số phương pháp chế biến thịt ở gia đình em
? Muốn chế biến thịt đạt chất lượng cao thì cần chuẩn bị nguyên liệu như thế nào?
?Nêu một số phương pháp chế biến cá mà em biết?
? NC sgk cho biết quy trình trên bảng thiếu chỗ nào? Bước nào trong quy trình là quan trọng nhất ? em hãy giải thích?
? Em hãy cho biết từ sữa có thể chế biến ra những sản phẩm như thế nào? Sản phẩm đó có tác dụng gì đối với con người?
? Muốn bảo quản sữa tươi tốt người ta phải làm như thế nào?
A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản
I. Chế biến thịt
1. Một số phương pháp chế biến thịt.
- Theo công nghệ chế biến: Đóng hộp, hun khói, sấy khô.
- Theo sản phẩm chế biến: Lạp xường, xúc xích, giò, nem, chả.
- Phương pháp khác: Luộc, rán quay.
2. Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp.
Chuẩn bị nguyên liệu => Lựa chọn và phân loại => Rửa => Chế biến cơ học (thái, nghiền ) => Chế biến nhiệt => Vào hộp => Bài khí => Ghép mí => Thanh trùng => Dán nhãn => Bảo quản => Sử dụng.
II- Chế biến cá
1. Phương pháp chế biến.
- Theo công nghệ chế biến: hun khói, đóng hộp, sấy khô, làm nước mắm, ruốc cá.
- Gia đình: Luộc, rán, hấp.
2. Quy trình CN làm ruốc cá từ cá tươi.
Chuẩn bị nguyên liệu => Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi => Bổ sung gia vị => Làm khô => Để nguội => Bao gói => Sử dụng.
III- Chế biến sữa
1. Phương pháp chế biến.
- Chế biến sữa tươi . - Làm sữa chua.
- Chế biến sữa bột.
- Cô đặc sữa, làm bánh sữa.
2. Quy trình chế biến sữa tươi.
Sữa tươi đạt chất lượng tốt => Tách bớt một phần bơ trong sữa => Thanh trùng => Cô đặc => Làm khô => Làm nguội => Bao gói => Bảo quản => Sử dụng.
3- Củng cố và luyện tập
Gắn các bước thành quy trình đầy đủ từ các miếng ghép rời nhau
4- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Học bài ghi theo câu h
File đính kèm:
- giao an cn 10.doc