Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón

I. Mục đích – yêu cầu bài học

- Mục tiêu về tri thức

+ HS biết được đặc điểm, tính chất của phân bón hóa học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật

+ HS nêu được kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp

- Mục tiêu kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.

+ HS biết ứng dụng các kỹ thuật sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp trong gia đình.

- Mục tiêu ý thức:

Có ý thức sử dụng phân bón đúng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Yêu cầu bài học: HS nắm được các đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng phân bón thông thường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT PHÚ LƯƠNG BÀI SOẠN GIẢNG Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón Họ và tên người soạn : Phạm Thu Dung Họ tên giáo viên hướng dẫn : Thầy Lý Nhật Vùn Ngày soạn Ngày giảng:..Tiết giảng I. Mục đích – yêu cầu bài học - Mục tiêu về tri thức + HS biết được đặc điểm, tính chất của phân bón hóa học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật + HS nêu được kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp - Mục tiêu kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp. + HS biết ứng dụng các kỹ thuật sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp trong gia đình. - Mục tiêu ý thức: Có ý thức sử dụng phân bón đúng kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Yêu cầu bài học: HS nắm được các đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng phân bón thông thường. II. Phương pháp và phương tiện dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, thảo luận - Phương tiên: Sách giáo khoa, hình ảnh về một số loại phân bón III. Tổ chức lớp (1 phút) - Kiểm tra sĩ số: - Kiểm tra bài cũ: Không IV. Kế hoạch cụ thể (39 – 40 phút) Thời gian Nội dung Hoạt động của thầy và trò 1-2 phút Giới thiệu bài học Trong quá trình lao động sản xuất, ông cha ta đã có câu: Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống để nói lên tầm quan trọng của 4 yếu tố cấu thành năng suất. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về một trong 4 yếu tố đó là phân bón mà cụ thể là đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng của một số loại phân bón thông thường để vận dụng bón phân cho cây trồng có hiệu quả nhất. 5 – 7 phút I. Một số loại phân bón thường dung trong nông, lâm nghiệp 1. Phân hóa học - Được sản xuất theo quy trình công nghiệp. - Nguyên liệu: Tự nhiên hoặc tổng hợp - Phân loại: + Phân đơn dinh dương: Phân đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh + Phân đa dinh dưỡng: NPK, NPKS 2. Phân hữu cơ Là loại phân do các chất hữu cơ vùi lấp trong đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt. 3. Phân vi sinh vật Là phân có chứa các loại VSV có khả năng sinh sống, phát triển mạnh trong đất và chuyển hoá những chất khó tiêu thành những chất dễ tiêu cho cây - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: ? Hãy kể tên một số loại phân bón mà nông dân thường dùng trong sản xuất? ? Hãy kể tên một số loại phân hóa học mà em biết? (Phân đạm, phân lân, phân kali) ? Đặc điểm chung của các loại phân hóa học là gì? (Được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp) GV giảng giải và ghi bảng - GV đặt câu hỏi: ? Kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng? (Phân chuồng, phân xanh, rác đô thị khi ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm) - GV giảng giải và ghi bảng. - HS ghi vở 9 – 10 phút II. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp Phân hóa học Phân hữu cơ Ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao Chứa nhiều, tỷ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định Dễ tan"dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh Không dùng được ngay, hiệu quả chậm Bón nhiều làm cho đất chua Tạo mùn, tác dụng cải tạo đất 3. Phân vi sinh vật - Phân vi sinh chứa vi sinh vật sống. - Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng. - Bón phân vi sinh vật không làm hại đất. - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: ? So sánh đặc điểm, vai trò của phân hóa học và phân hữu cơ? - GV gọi HS trình bày. - GV tóm tắt lại theo bảng và giảng giải. ? Trình bày những đặc điểm của phân vi sinh vật? (Như nội dung) - GV nhận xét và giảng giải. Chuyển tiếp: Từ những đặc điểm vừa phân tích trên đây, chúng ta hãy đề xuất kỹ thuật sử dụng hợp lý. 10 – 11 phút III. Kỹ thuật sử dụng 1. Sử dụng phân hóa học - Phân đạm, kali dùng bón thúc là chính, bón lót với lượng nhỏ - Phân lân dùng bón lót. - Sau nhiều năm bón phân đạm, kali cần bón vôi để cải tạo đất - Phân hỗn hợp NPK dùng bón lót hoặc bón thúc 2. Sử dụng phân hữu cơ - Dùng bón lót 3. Sử dụng phân vi sinh vật - Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng - Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất - Đối với phân cố định đạm thi có thể trồng xen canh với các cây họ đậu để tận dụng đạm - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: ? Các loại phân hóa học dễ tan gồm những loại nào? Bón như thế nào là hợp lý? (Phân đạm, kali dùng bón thúc là chính, bón lót với lượng nhỏ) ? Phân lân sử dụng như thế nào? Tại sao? (Dùng bón lót và khó tan) ? Vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều? (Dễ tan cây không hấp thụ hết sẽ bị rửa trôi gây lãng phí, ngoài ra còn làm chua đất. VD) ? Đặc điểm phan hỗn hợp NPK và cách sử dụng? (Chứa cả 3 nguyên tố nito, photpho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng: Như nội dung) ? Phân hữu cơ bón cho cây như thế nào là hợp lý? Tại sao? (Bón lót. Trước khi bón cần phải ủ kỹ để thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm, diệt mầm bệnh. Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải trải qua quá trình khoáng hóa mới chuyển thành chất dinh dưỡng để cây hấp thụ) ? Phân vi sinh vật được sử dụng như thế nào? (Như nội dung) GV giảng giải và ghi bảng V. Củng cố bài giảng (2- 3 phút) GV: Qua bài hôm nay chúng ta đã tìm hiểu được đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường được dùng trong nông lâm nghiệp. Dựa vào kiến thức vừa học thì đã chúng ta có thể hiểu được tại sao khi bón phân phải chú ý: Trông trời, trông đất, trông mây. VI. Dặn dò (1 phút) - Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc trước bài 13 VII. Rút kinh nghiệm VIII. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn GV hướng dẫn giảng dạy Lý Nhật Vùn Người soạn Phạm Thu Dung

File đính kèm:

  • docDac diem tinh chat ky thuat su dung mot soloai phan bon thong thuong.doc