I. Mục đích:
1. Kiến thức:
- Nắm rõ nguyên lý sản xuất phân vi sinh.
- Biết cách sử dụng một số loại phân vi sinh đã được sử dụng trong sản xuất.
2. Kỹ năng:
Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tế trồng trọt.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS sự tôn trọng khoa học, có ý thức ham mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học.
II. Phương tiện:
- Một vài mẫu vật về các loại phân vi sinh đang được dùng trong thực tế.
- Phiếu học tập.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp tìm tòi.
- Thảo luận nhóm.
IV. Trọng tâm:
Các loại phân vi sinh vật thường dùng.
V. Tiến trình bài giảng:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt : 15
(Theo PPCT)
Ngày so¹n:./../ 2009
Líp 10A d¹y ngµy:...../...../ 2009
TuÇn: 15
Líp 10B d¹y ngµy:... ../...../ 2009
Bài 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
- Nắm rõ nguyên lý sản xuất phân vi sinh.
- Biết cách sử dụng một số loại phân vi sinh đã được sử dụng trong sản xuất.
2. Kỹ năng:
Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tế trồng trọt.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS sự tôn trọng khoa học, có ý thức ham mê tìm hiểu những cái mới trong khoa học.
II. Phương tiện:
- Một vài mẫu vật về các loại phân vi sinh đang được dùng trong thực tế.
- Phiếu học tập.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp tìm tòi.
- Thảo luận nhóm.
IV. Trọng tâm:
Các loại phân vi sinh vật thường dùng.
V. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức( kiÓm tra sÜ sè):
2. Kiểm tra bài cũ:
+ So sánh phân hóa học và phân hữu cơ về đặc điểm, tính chất và cách sử dụng?
+ Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy nhắc lại khái niệm về phân VSV?
+ Phân VSV có cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng không? Vậy chúng ta bón phân VSV để làm gì?
+ Trong tự nhiên VSV có rất nhiều loại. Vậy để sản xuất phân VSV, khâu đầu tiên chúng ta phải làm gì?
- GV giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của khâu phân lập.
+ Sau khi phân lập, số lượng chủng VSV đặc hiệu cần thiết là nhiều hay ít? Đã dủ để sản xuất phân VSV được chưa?
+ Vậy tiếp theo của khâu phân lập chúng ta cần phải làm gì?
+ Cuối cùng để có được phân VSV hoàn chỉnh chúng ta cần phải làm gì?
- GV lưu ý cho HS: Chất nền dùng để phối trộn cần được xử lý tiệt trùng → bảo vệ chủng VSV.
- GV giới thiệu một số mẫu phân VSV vật đang được dùng phổ biến hiện nay (mẫu thật hoặc tờ rơi).
- GV giới thiệu cho HS về các dạng nitơ mà cây trồng có thể sử dụng được (NO3- và NH4+) và nhấn mạnh: nitơ tự do trong không khí có rất nhiều nhưng cây trồng không thể sử dụng, cây chỉ sử dụng được khi nào chúng được chuyển về dạng NH4+. Trong thực tế có 1 số nhóm VSV có khả năng chuyển N2 → NH4+, đó là nhóm VSV cố định đạm.
+ Em hiểu thế nào là phân VSV cố định đạm?
- GV yêu cầu HS n/c SGK và đặt câu hỏi:
+ Các nhóm VSV cố định đạm có những phương thức sống như thế nào?
+ Phân biệt sống cộng sinh và sống hội sinh?
+ Qua đó hãy cho biết đặc điểm của phân VSV cố định đạm?
- GV giới thiệu về loại phân Nitragin như trong SGK và đặt câu hỏi:
+ Phân Nitragin có thể bón cho lúa được không? Vì sao?
+ Hãy nêu cách sử dụng của loại phân VSV cố định đạm?
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của phân lân.
- GV nhấn mạnh: trong thực tế người ta thường sử dụng phân VSV chuyển hóa lân để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.
+ Phân VSV chuyển hóa lân là loại phân như thế nào?
+ Việc bón phân VSV chuyển hóa lân có ý nghĩa gì?
+ Hãy trình bày thành phần của phân lân hữu cơ vi sinh do VNam sản xuất?
- GV nêu thêm ví dụ về qui trình sản xuất 1 số loại phân lân vi sinh khác để HS nắm rõ hơn.
+ Hãy trình bày cách sử dụng phân VSV chuyển hóa lân?
- GV nêu hiện tượng: chất hữu cơ trong đất luôn chịu sự biến đổi để trở thành những hợp chất khoáng đơn giản. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hệ VSV trong đất.
+ Phân VSV phân giải chất hữu cơ là loại phân như thế nào?
+ Hãy phân tích vai trò của hệ VSV trong loại phân bón này?
- GV nhận xét, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.
+ Trình bày cách sử dụng phân VSV phân giải chất HC?
+ Vì sao đối với loại phân này chúng ta không dùng tẩm vào hạt giống trước khi gieo?
- GV bổ sung: ngoài cách bón trực tiếp vào đất, chúng ta còn có thể trộn ủ với phân chuồng trước khi bón.
HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời:
+ Phân VSV là loại phân có chứa các VSV sống như VSV cố định đạm, phân giải chất HC,
+ Phân VSV không cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà trong quá trình sống của mình các VSV có khả năng huy động, tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây và tham gia vào q.trình cải tạo đất.
- HS thảo luận nhanh để trả lời, tuy nhiên có thể HS chưa đưa được câu trả lời chính xác.
- HS có thể dễ dàng xác định được: sau khi đã có chủng VSV đặc hiệu cần thiết chúng ta cần nhân lên để có số lượng đủ lớn.
- HS tìm hiểu SGK để trả lời.
- HS tập trung lắng nghe.
+ HS dựa vào kiến thức cũ và SGK để trả lời.
- HS n/c SGK, thảo luận nhóm để trả lời. Có thể nêu được: Có nhiều chủng VSV cố định đạm, chúng khác nhau về phương thức sống: sống hội sinh, sống cộng sinh, sống tự do,
- HS n/c SGK và thảo luận nhanh để trả lời.
- HS nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời.
- HS n/c SGK trả lời.
→Thúc đẩy nhanh q.trình chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan hoặc lân hữu cơ thành lân vô cơ → Cây trồng dễ sử dụng.
- HS theo dõi để nắm rõ kiến thức.
+ HS n/c SGK trả lời.
- HS n/c SGK và thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp. Yêu cầu nêu được: Xenlulose không tự phân giải được. Quá trình phân giải xenlulose phải có sự tham gia của các men do một số VSV tiết ra...
- HS n/c SGK, suy nghĩ độc lập để trả lời.
+ HS tr¶ lêi c©u hái.
- Chó ý l¾ng nghe vµ tiÕp thu kt.
+ Tr¶ lêi.
+ Tr¶ lêi.
- L¾ng nghe vµ tiÕp thu.
I. Nguyên lý sản xuất phân vi sinh vật:
- Phân lập các chủng VSV đặc hiệu.
- Nhân các chủng VSV đặc hiệu để có số lượng đủ lớn.
- Phối trộn chủng VSV đặc hiệu với một chất nền → Thu được phân VSV đặc chủng.
II. Một số loại phân vi sinh vật thường dùng:
1. Phân vi sinh vật cố định đạm:
Là loại phân bón có chứa các nhóm VSV cố định nitơ tự do.
- Các VSV này có những phương thức sống khác nhau: Sống cộng sinh với cây họ Đậu, sống hội sinh với lúa hay 1 số cây khác → mỗi loại phân chỉ thích hợp cho một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
- Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân:
- Là loại phân bón có chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc VSV chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.
- Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ:
- Là loại phân bón có chứa các loài VSV phân giải chất hữu cơ.
- Các loài VSV này có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây trồng có thể sử dụng được.
- Cách sử dụng: Bón trực tiếp vào đất.
4. Củng cố:
- GV chỉ định HS trả lời các câu hỏi trong SGK đồng thời giúp HS chốt lại các ý chính của bài học.
5. DÆn dß:
- Nhắc nhở HS ®äc tríc néi dung bµi thực hành.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
...
...
File đính kèm:
- CONG NGHE 10 CBan3 cot(2).doc