I. Mục tiêu
-Biết được phương pháp xác định pH của đất.
-Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường.
-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự.
-Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành.
II. Chuẩn bị
-Nghiên cứu SGK.
-Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ (từ 2 – 3 mẫu).
-Máy đo pH
-Đồng hồ bấm giây
-Dung dịch KCl 1N và nước cất.
-Bình tam giác (bình hình nón) dung tích 100 ml: 2.
-Ống đong dung tích 50 ml: 2.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Thực hành xác định độ chua của đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 6 BÀI 8: THỰC HÀNH
Ngày soạn : 15/9/2006 XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
Ngày dạy : 16/10/2006
Lớp dạy: C10, C12, C4,C3, C9.
I. Mục tiêu
-Biết được phương pháp xác định pH của đất.
-Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường.
-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự.
-Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành.
II. Chuẩn bị
-Nghiên cứu SGK.
-Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ (từ 2 – 3 mẫu).
-Máy đo pH
-Đồng hồ bấm giây
-Dung dịch KCl 1N và nước cất.
-Bình tam giác (bình hình nón) dung tích 100 ml: 2.
-Ống đong dung tích 50 ml: 2.
-Cân kĩ thuật.
IV. Tiến trình thực hành
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ
+ CH1: Thế nào là keo đất? Cấu tạo keo đất?
+ CH2: Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.
C. Giới thiệu bài mới
Hoạt động I: GV trình diễn kĩ năng thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Bước 1: Cân 2 mẫu đất, mỗi mẫu đổ vào 1 bình tam giác.
-Bước 2: Đong 50 ml dung dịch KCl 1N đổ vào bình đã có đất (B1), đong tiếp 50 ml nước cất đổ vào B2.
-Bước 3: Hai tay cầm 2 bình lắc nhẹ và đều tay 15 phút.
-Bước 4: Đo pH bằng máy đo thông dụng.
GV vừa làm vừa nhắc từng bước quy trình và những điểm cần lưu ý ở một số kĩ năng cần thiết.
-Theo dõi từng bước thực hiện của GV, chú ý những kĩ năng khó:
+ Sử dụng cân kĩ thuật
+ Lắc bình
+ Sử dụng máy đo pH.
Hoạt động 3: HS thực hành đo độ pH đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Nhắc các nhóm kiểm tra lại dụng cụ, hóa chất, mẫu đất.
-Phát phiếu thực hành.
-Nhắc lại yêu cầu mỗi nhóm xác định pH KCl và pH H2O của 2 mẫu đất khác nhau.
-Quan sát, theo dõi các nhóm thực hành. Kịp thời phát hiện và uốn nắn những kĩ năng HS làm chưa đúng.
-Nhắc nhở các nhóm ghi chép đầy đủ công việc đã làm, kết quả cuối cùng vào phiếu thực hành.
-Kiểm tra lại dụng cụ, vật liệu thực hành của nhóm.
-Nhận và đọc kĩ nội dung của phiếu thực hành.
-Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
-Bắt tay làm thực hành.
-Lưu ý những kĩ năng khó mà GV đã nhắc nhở.
-Ghi chép công việc đã làm vào phiếu thực hành.
-Lưu ý: trong quá trình hoạt động, cần luân phiên nhau để mỗi học sinh đều được trực tiếp làm các bước trong quy trình thực hành.
D. Tổng kết, kiểm tra đánh giá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Đưa ra nhận xét chung trong buổi thực hành.
-Công bố trị số pH KCl và pH H2O của các mẫu đất để HS đối chiếu khi đánh giá kết quả.
-Hướng dẫn cách đánh giá.
-Kết quả:
+ Xác định đúng 1 trị số pH được 1,5 điểm (x4 = 6 điểm)
+ Làm đúng quy trình, thao tác được 2 điểm.
+ Ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ học tốt: 2 điểm.
-Yêu cầu các nhóm kiểm tra đánh giá kết quả chéo thông qua phiếu thực hành.
-Căn cứ kết quả các nhóm tự đánh giá, kết hợp sự theo dõi trong giờ thực hành, GV đánh giá cho điểm cuối cùng.
-Các nhóm hoàn chỉnh nội dung ghi trong phiếu thực hành.
-Trao đổi bài với các nhóm để kiểm tra đánh giá kết quả bài học.
-Dựa vào thang điểm GV đã hướng dẫn, cho điểm.
-Kiểm tra sự đánh giá của các bạn về kết quả của nhóm mình, nếu chưa đúng có thể trao đổi lại với người chấm hoặc với GV.
-Thu dọn, vệ sinh lớp học sau giờ thực hành.
E. Dặn dò
-Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- CN10.6.doc