Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi

A. CHUẨN BỊ:

1. Mục tiêu dạy học: sau khi học xong bài này học sinh phải:

a. Kiến thức:

- Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Hiểu được nguyên lý của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh.

- Hiểu được nguyên lý của việc sản xuất các chế phẩm protein bằng công nghệ vi sinh.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic qua việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

c. Thái độ:

Hứng thú với việc tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất.

2. Phương tiện dạy học:

- Phương pháp: thuyết trình, trao đổi (vấn đáp và thảo luận nhóm).

- Phương tiện: phiếu học tập (bảng quy trình chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Phước Long Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT Môn dạy: Công nghệ 10 Lớp dạy: Tên bài giảng: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Giáo án số: Số tiết giảng: 1 tiết Phòng học: Ngày dạy: CHUẨN BỊ: Mục tiêu dạy học: sau khi học xong bài này học sinh phải: Kiến thức: Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiểu được nguyên lý của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh. Hiểu được nguyên lý của việc sản xuất các chế phẩm protein bằng công nghệ vi sinh. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy logic qua việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Thái độ: Hứng thú với việc tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất. Phương tiện dạy học: Phương pháp: thuyết trình, trao đổi (vấn đáp và thảo luận nhóm). Phương tiện: phiếu học tập (bảng quy trình chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi). TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: ỔN ĐỊNH LỚP: (1 phút) Điểm danh lớp Nội dung cần phổ biến KIỂM TRA BÀI CŨ: (2 phút) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra miệng. Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: 1 học sinh. Câu hỏi kiểm tra: Làm thế nào để sản xuất được nhiều thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản? Đáp án câu hỏi: Tận dụng đất, kênh mương, phế phụ phẩm chăn nuôi, phế phụ phẩm lò mổ, phế phụ phẩm các ngành chế biến thực phẩm, lương thực, thức ăn thừa, gây nuôi các loài sinh vật làm thức ăn cho cá như giun, ấu trùng muỗi lắc GIẢNG BÀI MỚI: Giới thiệu bài mới: (2 phút) Hiện nay để sản xuất thức ăn cho vật nuôi ngoài các biện pháp mà chúng ta đã tìm hiểu ở các bài trước thì người ta còn ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Vậy công nghệ vi sinh được úng dụng trong công nghệ chế biến và sản xuất thức ăn cho vật nuôi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. Tiến trình giảng bài mới: Thời gian Nội dung Hoạt động Của giáo viên (GV) Của học sinh (HS) 12 phút 9 phút 13 phút I. Cơ sở khoa học: - Sự phát triển mạnh của những chủng nấm men hay vi khuẩn có ích sẽ ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật có hại làm hỏng thức ăn. - Thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể vi sinh vật là protein g Bổ sung làm tăng hàm lượng protein trong thức ăn. Vi sinh vật còn sản xuất ra các axit amin, vitamin và các hoạt chất sinh học khác làm tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn. - Vi sinh vật khi được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển mạnh, sinh khối tăng lên rất nhanh. II. Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi: - Nguyên lý: Cấy các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích vào thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được sẽ là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn. - Ví dụ: Quy trình chế biến bột sắn giàu protein (H.33.1 sgk). III. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi: - Quy trình: + Cấy chủng vi sinh vật đặc thù vào nguyên liệu. + Tạo điều kiện môi trường thuận lợi tối ưu để vi sinh vật phát triển sinh khối lớn. + Tách lọc, tinh chế sản phẩm (thức ăn). - Nguyên liệu để sản xuất: Các loại cacbonhydrat như dầu mỏ, paraphin, khí metan, phế liệu của các nhà máy giấy, nhà máy đường. - Điều kiện sản xuất: + Phải có chủng vi sinh vật đặc thù đối với từng loại nguyên liệu. + Phải có điều kiện môi trường thích hợp. GV giải thích thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi sau đó cho học sinh thảo luận nhóm trong vòng 3 phút, mỗi nhóm 4 HS trả lời các câu hỏi: - Tại sao dùng nấm men hay vi khuẩn có ích để ủ lên men thức ăn lại nâng cao chất lượng thức ăn? - Những điều kiện nào để vi sinh vật ủ lên men thức ăn phát triển thuận lợi? GV cho đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung sau đó GV sẽ nhận xét. GV cho HS trình bày lại phương pháp dùng men rượu để ủ thức ăn tinh bột cho vật nuôi đã được học sau đó GV sẽ khái quát nguyên lý chung của công nghệ chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh và cho HS trả lời câu hỏi: Vì sao sau khi lên men, thức ăn lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn? GV cho HS nghiên cứu sgk, giải thích sơ đồ H.33.1 sgk thông qua các câu hỏi: - Quy trình chế biến bột sắn giàu protein gồm bao nhiêu bước? - Tại sao bột sắn qua giai đoạn hồ bột sắn lại có thể trở thành bột sắn giàu protein có hàm lượng protein tăng từ 1,7% lên 27- 35%? GV nhận xét, bổ sung. GV cho HS nghiên cứu sgk và yêu cầu HS trình bày các bước trong quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật. GV giải thích vi sinh vật đặc thù là gì? Sau đó cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS trong vòng 3 phút, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nguyên liệu và điều kiện sản xuất của quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật? GV cho đại diện các nhóm trả lời sau đó nhận xét, bổ sung. GV đặt câu hỏi: Theo em, ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có lợi ích gì? GV nhận xét. HS đọc sgk, thảo luận và trả lời câu hỏi. HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. HS đọc sgk, suy nghĩ, trả lời. HS đọc sgk, trả lời. HS đọc sgk, thảo luận và trả lời. HS suy nghĩ, trả lời. 4. CỦNG CỐ BÀI: (4 phút) GV cho HS củng cố lại bài học thông qua việc hoàn thành phiếu học tập mà GV đã chuẩn bị. Câu hỏi: Em hãy trình bày quy trình chế biến và sản xuất thức ăn ứng dụng công nghệ vi sinh, điểm khác nhau trong 2 quy trình này là gì? Các bước Chế biến Sản xuất 1 2 3 4 5 Đáp án: Các bước Chế biến Sản xuất 1 Chuẩn bị nguyên liệu Chuẩn bị nguyên liệu 2 Cấy nấm Cấy nấm 3 Ủ (lên men) Ủ (lên men) 4 Thu thức ăn Tách lọc, tinh chế 5 Thu thức ăn Hai quy trình trên khác nhau ở các điểm sau: Điểm khác biệt: Chế biến Sản xuất Các bước trong quy trình 4 bước 5 bước Khâu chuẩn bị nguyên liệu Thức ăn nghèo dinh dưỡng Nguyên liệu chưa thể sử dụng làm thức ăn được Sản phẩm Thu được thức ăn giàu dinh dưỡng ngay sau khi ủ (lên men). Sau khi ủ (lên men) cần phải thực hiện thêm bước tách lọc, tinh chế mới thu được thức ăn giàu dinh dưỡng (do nguyên liệu có lẫn nhiều tạp chất). 5. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ: (2 phút) - Ôn lại bài học. - Đọc trước bài 34 trong sgk. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docB¢i 33_UDCN vi sinh.doc