1.Mục tiêu:
a.Về kiến thức: Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục.
b.Về kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào lưa chọn trang phục phù hợp với bản thân và gia đình.
c.Về thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Tranh ảnh về các loại trang phục.
b.HS: Tìm hiểu trước nội dung bài theo dặn dò ở tiết 3.
3.Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát, vấn đáp, làm việc với SGK, làm việc theo nhóm.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: KTSS.
4.2 Kiểm tra bài cũ: Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. Bằng phương pháp nào để phân biệt được các loại vải? (10đ)
Trả lời : Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha.
Vải sợi pha có được ưu điểm của các loại sợi thành phần.
Ta có thể phân biệt được các loại vải sợi bằng phương pháp vò vải, đốt sợi vải và đọc thành phần sợi dệt.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 4: Lựa chọn trang phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 4 LỰA CHỌN TRANG PHỤC
Ngày dạy:
1.Mục tiêu:
a.Về kiến thức: Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục.
b.Về kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào lưa chọn trang phục phù hợp với bản thân và gia đình.
c.Về thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Tranh ảnh về các loại trang phục.
b.HS: Tìm hiểu trước nội dung bài theo dặn dò ở tiết 3.
3.Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát, vấn đáp, làm việc với SGK, làm việc theo nhóm.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: KTSS.
4.2 Kiểm tra bài cũ: Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. Bằng phương pháp nào để phân biệt được các loại vải? (10đ)
Trả lời : Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha.
Vải sợi pha có được ưu điểm của các loại sợi thành phần.
Ta có thể phân biệt được các loại vải sợi bằng phương pháp vò vải, đốt sợi vải và đọc thành phần sợi dệt.
4.3 Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Trang phục và các loại trang phục:
Mục tiêu: HS hiểu được trang phục là gì? Các loại trang phục:
a.Trang phục là gì?
-GV nêu khái niệm, cho HS xem tranh ảnh để HS nắm được nội dung trang phục là gì?
+Vài HS nhắc lại => HS tự ghi bài.
Trang phục gồm các loại áo quần đi kèm với một số vật dụng khác như mũ, giày, tất
b.Các loại trang phục:
*-GV cho HS quan sát H1.4/ SGK Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
.Nêu tên và công dụng của từng loại trang phục trong H 1.4 (a,b,c).
.Trong H 1.4 a đó là trang phục của ai, màu sắc như thế nào? (Trang phục trẻ em, màu sắc tưới sáng, rực rỡ).
.Trong H1.4 b đó là trang phục gì? Trong bộ môn nào? (Trang phục trong môn thể thao, chất liệu vải co giãn tốt).
-GV hướng dẫn HS mô tả trang phục trong hình và gợi ý cho HS kể tên các bộ môn thể thao khác nhau và trang phục đặc trưng cho từng bộ môn đó – HS nêu.
.Môn bóng đá trang phục như thế nào?
.Môn thể dục nhịp điệu?
.Môn đấu võ, thể dục ở trường?
-GV cho HS mô tả trang phục lao động H1.4c (màu sẫm, rộng rãi, thấm mồ hôi )
*GV gợi ý HS mô tả trang phục lao động ngành y, nấu ăn
-Ngành y: quần áo màu trắng, bác sĩ phòng mổ có màu xanh sẫm
-Ngành môi trường có áo bảo hộ lao động,găng tay ủng phù hợp quét dọn và sệ sinh cống rãnh
-GV hỏi tiếp:
.Kể trang phục, quần áo mặc về mùa lạnh (áo len, áo bông, áo khoác, mũ, giày, tất len
.Kể trang phục mùa nóng (áo rộng, vải may phải đảm bảo thấm mồ hôi)
-GV kết luận:
.Có thể chia trang phục theo một số loại sau:
-Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng.
-Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục mặc thường ngày, trang phục lễ hội, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục thể thao
-Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục đứng tuổi
-Theo giới tính: trang phục nam, trang phục nữ.
* GDMT:Trang phục bảo cơ thể con người tránh tác hại của mơi trường
Hoạt động 2: Chức năng của trang phục:
Mục tiêu: HS Hiểu được chức năng của trang phục:
a.Bảo vệ cơ thể:
Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về chức năng của trang phục?
+HS nêu, GV chốt ý:
Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường...
VD: công nhân cầu đường phải làm việc dưới tác động nắng, mưa, nhất là ánh nắng mùa hè.
Mùađông: các em nên mặc đủ ấm để tránh cái giá rét tác động đến cơ thể.
Mùa hè nên mặc thoáng mát giúp cơ thể tỏa nhiệt tốt.
b.Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động:
Thời nguyên thủy, áo quần chỉ là những mảnh vỏ cây, lá cây hoặc tấm da thú khoác lên người một cách đơn sơ cốt để che thân, bảo vệ cơ thể. Ngày nay áo quần và các vật đi kèm rất đa dạng, phong phú, mỗi người cần biết lựa chọn để làm đẹp cho mình.
Vậy theo em, thế nào là mặc đẹp?
-GV nêu 3 ý trong SGK – HS thảo luận và chọn.
-GV kết luận nhấn mạnh phần đúng ý 2,3 (mặc áo quần phù hợp hoàn cảnh sống, vóc dáng, lứa tuổi, công việc
-GV chốt lại chức năng trang phục, HS ghi bài.
* GDMT : Trang phục làm đẹp cho con người , làm đẹp mơi trường sống của con người.
I.Trang phục và chức năng của trang phục:
1.Trang phục là gì?
Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi kèm.
2.Các loại trang phục:
-Theo thời tiết: trang phục mù lạnh, mùa nóng.
-Theo công dụng: mặc thường ngày, lễ hội, lao động, thể thao
-Theo lứa tuổi:Trẻ em, người đứng tuổi
-Theo giới tính: nam nữ
3.Chức năng của trang phục:
Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
4.4 Củng cố và luyện tập:
Trang phục là gì, chức năng như thế nào?
Trang phục là quần áo đi kèm với một số vật dụng khác như mũ, tất, khăn quàng
Chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
4.5.Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 2/16 SGK
Chuẩn bị bài lựa chọn trang phục (tt).
Xem trước cách lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi.
5.Rút kinh nghiệm:
..
..
..
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_4_lua_chon_trang_phuc.doc