I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về các mặt: ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn. nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sức khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
2. Kỹ năng
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.
3. Thái độ
- Yêu thích học tập, tìm hiểu kiến thức của môn học.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nghiên cứu kĩ tài liệu và ghi ra những vấn đề trọng tâm của chương.
- Lập kế hoạch ôn tập có hệ thống rõ ràng.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn nêu vấn đề nhằm củng cố thêm phần kiến thức đã học.
2. Học sinh
- Xem lại hệ thống bài học đã học của chương.
III- Tổ chức bài giảng
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (bỏ qua – giờ trước thực hành)
3. Tiến trình bài giảng
Giới thiệu bài: Những bài học trong chương III đã giúp các em tìm hiểu những kiến thức về ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn. và qua những bài thực hành, các em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế. Để tổng hợp và khắc sâu những kiến thức trọng tâm của chương III, ta vào tiết học thứ 61- ÔN TẬP CHƯƠNG III.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 61: Ôn tập chương 3 - Trần Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ 3 - 13/ 4/ 2010 Ngày dạy: Thứ 4 - 14/ 4/ 2010
Lớp: 6A; 6B – Tiết: 1; 3
Tiết thứ 61 ÔN TẬP CHƯƠNG III
Mục tiêu
Kiến thức
Củng cố và khắc sâu kiến thức về các mặt: ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn... nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sức khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
Kỹ năng
Có kĩ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.
Thái độ
Yêu thích học tập, tìm hiểu kiến thức của môn học.
Chuẩn bị
Giáo viên
Nghiên cứu kĩ tài liệu và ghi ra những vấn đề trọng tâm của chương.
Lập kế hoạch ôn tập có hệ thống rõ ràng.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn nêu vấn đề nhằm củng cố thêm phần kiến thức đã học.
Học sinh
Xem lại hệ thống bài học đã học của chương.
Tổ chức bài giảng
Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (bỏ qua – giờ trước thực hành)
Tiến trình bài giảng
Giới thiệu bài: Những bài học trong chương III đã giúp các em tìm hiểu những kiến thức về ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn... và qua những bài thực hành, các em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế. Để tổng hợp và khắc sâu những kiến thức trọng tâm của chương III, ta vào tiết học thứ 61- ÔN TẬP CHƯƠNG III.
Hoạt động của Giáo viên
H.động của HS
a.Hoạt động 1: Dẫn dắt vào trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi
Bài 15:
1. Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta? Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột?
2. Hàng ngày, gia đình em thường sử dụng những thức ăn gì cho các bữa ăn? Hãy kể tên và cho biết những thức ăn đó thuộc các nhóm thức ăn nào? Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lí.
Bài 16:
1. Tại sao phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm? Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố nào?
2. Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thường dùng.
3. Em phải làm gì khi phát hiện:
a. Một con ruồi trong bát canh
b. Một số con mọt trong túi bột
Bài 17:
1. Em hãy cho biết chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến?
2. Hãy kể tên các sinh tố tan trong nước và các sinh tố tan trong chất béo. Sinh tố nào ít bền vững nhất? Cho biết cách bảo quản.
3. Sau đây là những thực phẩm được mua sắm để chế biến món ăn: thịt bò, tôm tươi, rau cải, cà chua, rá đỗ, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng (chuối, táo) – Em hãy cho biết biện pháp bảo quản các thực phẩm trên để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến và sử dụng.
4. Muốn cho lượng sinh tố C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến, cần chú ý đến gì?
Bài 18:
1. Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày?
2. Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán; giữa nấu và luộc.
Bài 21:
1. Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí? Tại sao phải cần cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
2. Hãy kể tên những món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lí chưa?
Bài 22:
1. Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì? Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn.
2. Trình bày cách sắp xếp bàn ăn và cách phục vụ trong các bữa tiệc.
b. Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận những kiến thức trọng tâm của chương
- Uốn nắn, gợi mở, giám sát, hỗ trợ HS.
- Tự làm việc, thảo luận theo nhóm nhỏ
c. Hoạt động 3: Tổng kết tiết ôn tập, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại trọng tâm của từng bài và cả lớp cùng tham gia học tập.
- Nhận xét về tiết ôn tập.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết sau- Tiết 62: Bài 25- Thu nhập của gia đình.
- Trả lời
Rút kinh nghiệm giờ dạy
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_61_on_tap_chuong_3_tran_tha.doc