Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 19

 I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:Nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiều đo.

 2. Kỹ năng: Biết dùng tay đo khoảng cách 2 xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng tốt.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, biết giữ vệ sinh môi trường, biết quan sát nhận biết trong thực tiễn và trong giờ thực hành.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Hình 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK phóng to.

 - Các hình ảnh có liên quan.

 2. Học sinh: Xem trước bài 35.

 III. PHƯƠNG PHÁP:Trực quan, phân tích, thực hành và thảo luận nhóm.

 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết: * BÀI 35: Thực hành NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU Ngày dạy: 26/12/2011 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiều đo. 2. Kỹ năng: Biết dùng tay đo khoảng cách 2 xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng tốt. 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, biết giữ vệ sinh môi trường, biết quan sát nhận biết trong thực tiễn và trong giờ thực hành. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK phóng to. - Các hình ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Xem trước bài 35. III. PHƯƠNG PHÁP:Trực quan, phân tích, thực hành và thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: Yêu cầu HS đọc to phần I SGK trang 93. àHS: Đọc thông tin. - GV: Đưa ra một số mẫu và giới thiệu cho HS. àHS: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật các giống gà Ri, gà Lơ go, gà Đông Cảo, gà Hồ, gà Ta vang, gà Tàu vàng, - Thước đo * Hoạt động 2: Quy trình thực hành. - GV: Chia nhóm học sinh . àHS: Tiến hành chia nhóm. - GV: Treo tranh một số giống gà và yêu cầu HS đem tranh sưu tầm để lên bàn. àHS: Quan sát tranh và đem các tranh đã sưu tầm để lên bàn. - GV: Yêu cầu nhóm HS nhận xét ngoại hình gà theo tranh (2 loại: gà hướng trứng và gà hướng thịt) à nhận xét mẫu gà của nhóm mình thuộc loại gà nào? àHS: Nhận xét ngoại hình của gà theo tranh. II. Quy trình thực hành: - Bước 1: Nhận xét ngoại hình. + Hình dáng toàn thân: Loại hình sản xuất trứng. Loại hình sản xuất thịt. + Màu sắc lông, da: + Các đặc điểm nổi bật như: mào, tích, tai, chân - Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái: + Đo khoảng cách giữa hai xương háng. - GV: Sau đó yêu cầu các nhóm nhận xét màu sắc lông, da mẫu gà của nhóm mình. àHS: Các nhóm nhận xét màu sắc của lông và da gà của nhóm mình. - GV: Hướng dẫn HS chọn gà mái theo một số chiều đo. àHS: Lắng nghe. - GV: Cho một HS đọc to bước 2 SGK trang 95. àHS: Đọc thông tin. - GV: Hướng dẫn cách đo cho HS. Sau đó yêu cầu một HS khác làm lại cho các bạn khác xem. àHS: Lắng nghe và quan sát bạn làm. + Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái. * Hoạt động 3: Thực hành. - GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành. àHS: Các nhóm thực hành. - GV: Nộp bài thu hoạch theo bảng mẫu cho GV. àHS: Nộp bài thu hoạch cho GV. III. Thực hành: Giống vật nuôi Đặc điểm quan sát Kết quả đo (cm) Ghi chú Rộng háng Rộng xương lưỡi hái – xương hang. . . . . . . . . . . . . 4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: - Yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch cho GV kiểm tra. - Đánh giá kết quả bài thu hoạch của HS. 5. Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét về tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành. - Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và chuẩn bị trước bài 36. Tuần 19 Tiết: * BÀI 35: Thực hành NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU Ngày dạy: 27/12/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiều đo. 2. Kỹ năng: Biết dùng thước dây để đo chiều dài thân và vòng ngực. 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận khi quan sát, nhận dạng trong thực hành. Biết giữ gìn kỉ luật, vệ sinh trong các giờ học thực hành. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hình 61, 62 SGK phóng to. Các hình ảnh có liên quan, mô hình lợn. 2. Học sinh: Xem trước bài 36. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: Yêu cầu HS đọc to phần I SGK trang 97. àHS: Đọc thông tin. - GV: Để tiến hành bài thực hành ta cần những dụng cụ và vật liệu gì? àHS: Dựa vào mục I trả lời. - GV: Nhận xét và yêu cầu HS ghi bài. àHS: Lắng nghe, ghi bài. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật một số giống lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Lanđơrat, lợn Đại Bạch, lợn Ba xuyên, Lợn Thuộc Nhiêu. - Thước dây. * Hoạt động 2: Quy trình thực hành. - GV: Treo tranh 61, yêu cầu HS nhận biết các đặc điểm ngoại hình: + Về hình dáng chung như: quan sát mõm, đầu,.... + Về màu sắc lông, da. àHS: Quan sát và tiến hành nhận biết các đặc điểm của lợn qua ngoại hình. + Hình dáng chung. + Màu sắc lông, da. - GV: Nhấn mạnh các đặc điểm của một số giống lợn như: + Lợn Lanđơrat lông, da trắng tuyền, tai to, rủ xuống phía trước. + Lợn Đại Bạch: mặt gãy, tai to hướng về phía trước, lông cứng và da trắng. + Lợn Móng Cái: lông đen trắng, lưng hình yên ngựa. - GV: Treo tranh treo hình 62-SGk trang 98 và hướng dẫn HS đo một số chiều đo của lợn. Sau đó yêu cầu một HS khác làm lại cho các bạn trong lớp xem kĩ hơn. + Đo dài thân: Từ điểm giữa hai gốc tai đến cạnh khấu đuôi (gốc đuôi). + Đo vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai. àHS: Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn cách đo. Một HS khác làm lại cho các bạn xem. + Đo dài thân. II. Quy trình thực hành: - Bước 1: Quan sát đặc điểm ngoại hình: + Hình dạng chung: Hình dáng. Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân + Màu sắc lông, da: - Bước 2: đo một số chiều đo: + Dài thân: Tư điểm giữa đường nối hai gốc tai đến gốc đuôi. + Đo vòng ngực: Đo chu vi lồng ngực sau bả vai. + Đo vòng ngực. - GV: Hướng dẫn HS cách tính khối lượng. àHS: Lắng nghe và chú ý cách làm. * Hoạt động 3: Thực hành. - GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành. àHS: Các nhóm thực hành. - GV: Nộp bài thu hoạch theo bảng mẫu trong SGK trang 98 cho GV. àHS: Nộp bài thu hoạch cho GV. III. Thực hành: Giống vật nuôi Đặc điểm quan sát Kết quả đo Dài thân (m) Vòng ngực (m) Ước tính cân nặng theo công thức P(kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5 4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: - Yêu cầu HS nộp bài thu hoạch cho GV kiểm tra. - Đánh giá kết quả bài thu hoạch của HS. 5. Nhận xét - dặn dò: - Nhận xét về tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành. - Dặn dò: về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và chuẩn bị trước bài 44. TRẦN PHÁN, / / 2011 KÝ DUYỆT THỰC HÀNH BÀI 41 : CHẾ BIẾN THỨC ĂN H Ọ ĐẬU BẰNG NHIỆT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được phương pháp chế biến bằng nhiệt đối với những loại thức ăn hạt cây ho Đậu cho vật nuôi sử dụng. 2. Kỹ năng: Thực hiện được thao tác của 1 trong 3 quy trình là: rang, hấp hoặc luộc các loại hạt đậu. 3. Thái độ: Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác và an toàn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Hạt đậu tương, hạt đậu mèo sống. _ Chảo, nồi, khay men, rổ, bếp _ Các hình ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Xem trước bài 41, đem theo hạt đậu nành hay đậu mèo (nếu có). III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp tìm tòi và thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi như phương pháp vật lí, hoá học, vi sinh vật. Hôm nay chúng ta dùng phương pháp xử lí nhiệt để làm chín hạt đậu tương và hạt đậu mèo nhằm khử bỏ chất độc hại có trong đậu và tăng khẩu vị thơm, ngon, dễ tiêu khi vật nuôi sử dụng. Để biết phương pháp xử lí nhiệt như thế nào ta vào bài 41: Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Yêu cầu: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết để thực hành. Hoạt động của GV- Hoạt động của HS Nội dung - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin phần mục I-SGK trang 110. Đọc thông tin. - GV: Để thực hiện được bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ cần thiết nào? àHS: Dựa vào mục I trả lời. - GV: Giải thich thêm. àHS: Lắng nghe. - GV: Chia nhóm HS và yêu cầu HS ghi bài. àHS: Tiến hành chia nhóm và ghi bài. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ Nguyên liệu: Hạt đậu tương hay hạt đậu mèo. _ Dụng cụ: Nồi, bếp,thiết bị nghiền nhỏ, rổ, nước, dụng cụ đảo khuấy, khay men * Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành. Yêu cầu: Nắm vững từng bước thực hiện quy trình - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1- SGK trang 110. àHS: Đọc thông tin và nghiên cứu quy trình trong SGK. - GV: Mô tả quy trình rang hạt đậu tương? àHS: Dựa vào 3 bước trong SGk để trả lời. - GV: Điều kiện khi tiến hành rang đậu tương như thế nào? àHS: Suy nghĩ trả lời. - GV: Giải thích và hướng dẫn HS làm từng bước trong quy trình. àHS: Lắng nghe và làm theo. - GV: Yêu cầu từng nhóm thực hiện theo quy trình. àHS: Lần lượt các nhóm tiến hành. II. Một số quy trình thực hành: 1. Rang hạt đậu tương: _ Bước 1: Làm sạch đậu ( loại bỏ vỏ rác, sạn, sỏi) _ Bước 2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp. _ Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ. - GV: Treo tranh về việc hấp hạt đậu tương. Yêu cầu HS quan sát hình. àHS: Quan sát. - GV: Có mấy bước tiến hành hấp hạt đậu tương? àHS: Có 3 bước và lần lượt trình bày từng bước. - GV: Tại sao phải ngâm hạt đậu no nước trước khi hấp? àHS: Nếu ngâm hạt trước khi hấp sẽ làm cho hạt mau chín. - GV: Yêu cầu HS đọc lại từng bước và hướng dẫn cho HS về cách thực hiện quy trình hấp hạt đậu tương. àHS: Chú ý lắng nghe. - GV: Khi hấp đậu phải đảm bảo yêu cầu gì? àHS: Suy nghĩ trả lờ 2. Hấp hạt đậu tương: _ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Ngâm cho hạt đậu no nước. _ Bước 2: Vớtù ra rổ, để ráo nước. _ Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được. - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3- SGK, kết hợp quan sát hình. àHS: Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình. - GV: Khi tiến hành nấu, luộc hạt đậu mèo phải chú ý đến bước nào? Tại sao? àHS: Cần chú ý đến khâu khi sôi thì phải mở vung. Làm nước không tràn ra ngoài và các khí độc bay ra trong khi nấu, luộc. - GV: Nước sau khi đã nấu hay luộc ta có nên sử dụng không? Tại sao? àHS: Không nên sử dụng nước sau khi luộc vì trong nước đó có chất độc. Phải đổ bỏ - GV: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 3 phương pháp rang, hấp và luộc đậu? àHS: Một HS phân biệt, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. 3. Nấu, luôc hạt đậu mèo: _ Bước 1: Làm sạch vỏ, quả. _ Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung. _ Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước luộc. Hạt đậu chín kĩ, bở là dùng được, cho vật nuooiawn cùng với thức ăn khác. * Hoạt động 3: Thực hành. Yêu cầu: Chế biến các loại thức ăn họ Đậu bằng nhiệt. - GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình. àHS: Các nhóm thực hành. - GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp. àHS: Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. - GV: Yêu cầu HS nộp bảng thu hoạch theo bảng mẫu. àHS: Nộp bài thu hoạch. - GV: Yêu cầu HS ghi bài. àHS: Ghi bài. III. Thực hành: Bảng mẫu bài thu hoạch Tên nhóm.Nguyên liệuCách chế biến Chỉ tiêu đánh giá Chưa chế biến Kết quả chế biến Yêu cầu đạt được Đánh giá sản phẩm _ Trạng thái hạt _ Màu sắc _ Mùi 4. Củng cố và đánh giá thực hành: Cho biết các quy trình chế biến thức ăn cây họ Đậu bằng nhiệt. 5. Nhận xét- dặn dò: _ Nhận xét về thái độ thực hành của HS _ Dặn dò: vầ nhà xem lại các bước thực hành này và chuẩn bị bài thục hành tiếp theo. Bài 42: Thực hành: Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men. Tuần: Ngày soạn: Tiết PPCT: Ngày dạy: THỰC HÀNH BÀI 42: CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU GLUXIT BẰNG MEN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được tên các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men rượu. 2. Kỹ năng: Biết và thục hiện được thao tác của quy trình ủ thức ăn tinh bột bằng men rượu. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tính yêu thích lao động kỹ thuật, biết giữ vệ sinh, an toàn lao động, biết vận dụng kiến thức vào thực tế chăn nuôi ở gia đình. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Phóng to tranh vẽ qui trình thực hành trong SGK trang 112. _ Chuẩn bị bột ngô và bánh men rượu, sơ đồ các bước của quy trình. 2. Học sinh: Xem trước bài 42 và đem theo bột ngô hoặc bột gạo, khoai sắn. III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, thực hành và thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men nhằm mục đích tăng hàm lượng protein vi sunh vật trong thức ăn, diệt một số nắm và mầm bệnh có hại, tiết kiệm năng lượng nấu thức ăn, dùng thức ăn này để nuôi vật nuôi theo kiểu công nghiệp. Quy trình chế biến như thế nào, vật liệu và dụng cụ ra sao? Vào bài mới ta sẽ rõ. Bài 42: Thực hành: Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Yêu cầu: Nắm được những vật liệu và dụng cụ cần thiết dùng trong giờ thực hành. Hoạt động của GV- Hoạt động của HS Nội dung - GV: Yêu cầu 1 HS đọc to phần I SGK trang 112. àHS: Đọc thông tin. - GV: Đem những nguyên liệu, dụng cụ ra giới thiệu cho HS và nêu ra mục đích của bài thực hành hôm nay. àHS: Lắng nghe. - GV: Chia nhóm HS và yêu cầu HS ghi những dụng cụ và nguyên liệu làm thực hành vào tập. àHS: Tiến hành chia nhóm và ghi bài. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ Nguyên liệu: Bột ngô (hoặc bột gạo, khoai, sắn), bánh men rượu, nước sạch. _ Dụng cụ: chậu nước, vải, ni lông sạch, cối sứ, cân. * Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành. Yêu cầu: Nắm vững từng bước thực hiện quy trình. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. àHS: Nghiên cứu thông tin - GV: Treo sơ đồ các bước thực hiện quy trình, yêu cầu HS quan sát. àHS: Quan sát. - GV: Yêu cầu một HS đọc từng bước trong quy trình và hướng dẫn HS làm thực hành. àHS: Một HS đọc các bước và chú ý cách hướng dẫn thực hành của GV. - GV: Yêu cầu một HS khác làm lại cho các bạn xem. àHS: Một HS khác làm lại cho các bạn quan sát. - GV: Giải thích từng bước một cách tỉ mỉ và yêu cầu HS chú ý lắng nghe. àHS: Chú ý lắng nghe. - GV: Yêu cầu HS ghi bài. II. Quy trình thực hành: _ Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu. _ Bước 2: Giã nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu. _ Bước 3: Trộn đều men rượu với bột. _ Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm. _ Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều. Phủ ni lông sạch lên trên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ẩm, ấm trong 24 giờ. * Hoạt động 3: Thực hành. Yêu cầu: Chế biến các loại thức ăn giàu Gluxit bằng men. - GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình. àHS: Các nhóm thực hành. - GV: Yêu cầu HS học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp. àHS: Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. - GV: Yêu cầu HS nộp bài thu hoạch theo bảng mẫu. àHS: Nộp bài thu hoạch cho GV. III. Thực hành: 4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: Cho HS nêu lại các bước thực hiện quy trình để tạo ra thức ăn giàu gluxit bằng men rượu. 5. Nhận xét và dặn dò: _ Nhận xét về thái độ thực hành của HS. _ Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Trần Phán, ngày.thángnăm. Ký Duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_19.doc