Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 2

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được thành phần cơ giới của đất trồng.

 - Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.

 - Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.

 - Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất

 2. Kỹ năng:

 - Có khả năng phân biệt được các loại đất.

 - Có các biện pháp canh tác thích hợp.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích và hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

 II/ CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Đất, bảng con.

 - Phiếu học tập cho học sinh.

 2. Học sinh:

 Xem trước bài 3

 III/ PHƯƠNG PHÁP:

 Trực quan, hỏi đáp tìm tòi, trao đổi nhóm.

 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được thành phần cơ giới của đất trồng. - Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. - Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng. - Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất 2. Kỹ năng: - Có khả năng phân biệt được các loại đất. - Có các biện pháp canh tác thích hợp. - Rèn luyện kĩ năng phân tích và hoạt động nhóm 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đất, bảng con. - Phiếu học tập cho học sinh. 2. Học sinh: Xem trước bài 3 III/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, hỏi đáp tìm tòi, trao đổi nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Đất trồng là môi trường sống của cây. Do đó ta cần biết đất có những tính chất chính nào để từ đó ta có biện pháp sử dụng và cải tạo hợp lí. Đây là nội dung của bài học hôm nay.Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Thành phần cơ giới của đất là gì? Yêu cầu: Biết được các thành phần cơ giới của đất. Hoạt động của GV- Hoạt động của HS Nội dung _ GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK trang 9. àHS: Đọc thông tin. _ GV: Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào? àHS: Bao gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ. _ GV: Phần vô cơ gồm có mấy cấp hạt? àHS: Gồm có các cấp hạt: hạt cát (0,05 – 2mm), limon (bột, bụi) (0,002 – 0,05 mm). _ GV: Thành phần cơ giới của đất là gì? àHS: Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất. _ GV: Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất ra mấy loại? àHS: Chia đất làm 3 loại: Đất cát, đất thịt và đất sét _ GV giảng thêm: Giữa các loại đất đó còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, àHS: Lắng nghe. _ GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. I. Thành phần cơ giới của đất là gì? Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất. Tùy tỉ lệ từng loại hạt trong đất mà chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. * Hoạt động 2: Độ chua, độ kiềm của đất. Yêu cầu: Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Hoạt động của GV- Hoạt động của HS Nội dung _ GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK trang 9. àHS: đọc thông tin. _ GV: Người ta dùng độ pH để làm gì? àHS: Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất. _ GV: Trị số pH dao động trong phạm vi nào? àHS: Dao động từ 0 đến 14. _ GV: Với giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? àHS: Với các giá trị: + Đất chua: pH<6,5. + Đất kiềm: pH> 7,5. + Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5. _ GV: Em hãy cho biết tại sao người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất nhằm mục đích gì? àHS: Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định. _ GV: Nhận xét, bổ sung và giảng: Biện pháp làm giảm độ chua của đất là bón vôi kết hợp với thủy lợi đi đôi với canh tác hợp lí. àHS: Lắng nghe. _ GV: Độ pH đất có thể thay đổi, môi trường đất tốt lên hay xấu đi tùy thuộc vào đâu? àHS: : Độ pH đất có thể thay đổi, môi trường đất tốt lên hay xấu đi tùy thuộc vào việc sử dụng đất như: Việc bón vôi làm trung hòa độ chua của đất hoặc bón nhiều, bón liên tục một số loại phân hóa học làm tăng nồng độ ion H+ trong đất và làm cho đất bị chua. _ GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. II. Độ chua, độ kiềm của đất: Độ pH dao động từ 0 đến 14. Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm và đất trung tiùnh. + Đất chua có pH < 6,5. + Đất kiềm có pH > 7,5. + Đất trung tính có pH= 6,6 -7,5. * Hoạt động 3: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. Yêu cầu: Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. Hoạt động của GV- Hoạt động của HS Nội dung _ GV: Yêu cầu 1 HS đọc thông tin mục III SGK. àHS: Đọc thông tin. _ GV: Yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng trang 9. àHS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung. III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất: Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và càng chứa nhiều mùn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng cao. Đất Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng Tốt Trung bình Kém Đất cát Đất thịt Đất sét X X X _ GV: nhận xét và hỏi: Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng? àHS: lắng nghe và trả lời: Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. _ GV: Sau khi hoàn thành bảng các em có nhận xét gì về đất? àHS: Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. _ GV giảng thêm: Để giúp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng người ta bón phân nhưng tốt nhất là bón nhiều phân hữu cơ. àHS: Lắng nghe. _ GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. * Hoạt động 4: Độ phì nhiêu cuả đất là gì? Yêu cầu: Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất. _ GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục IV. SGK àHS: Đọc thông tin. _ GV: Theo em độ phì nhiêu của đất là gì? àHS: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây. _ GV: Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không? àHS: Còn cần các yếu tố khác như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi. _ GV: Giảng thêm cho HS: Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải: làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ canh tác tiên tiến. àHS: Lắng nghe. _ GV: Hiện nay ở nước ta việc chăm bón không hợp lí, chặt phá rừng bừa bãi gây ra sự rửa trôi, xói mòn làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu một cách nghiêm trọng. àHS: Lắng nghe. _ GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. IV. Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây. Học sinh đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố: - Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính? - Nhờ đâu mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? - Độ phì nhiêu của đất là gì? Kiểm tra- đánh giá: * Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu của câu trả lời đúng ở các câu sau: Muốn cây đạt năng suất cao phải đạt những yêu cầu nào sau đây: a. Giống tốt. b. Độ phì nhiêu. c. Thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, giống tốt, độ phì nhiêu. d.Thời tiết tốt và giống tốt. Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ: a.Hạt cát, sét. b. Hạt cát, limon. c.Hạt cát, sét, limon. d.Hạt cát, sét, limon và chất mùn. * ĐÁP ÁN: Câu 1-c ; Câu 2-d Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về thái độ học tập của HS. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 4. Tuần: 2 Ngày soạn:22/8/2011 Tiết PPCT: 4 Ngày dạy:30/8/2011 BÀI 4: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO ĐẤT I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _ Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí. _ Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất. 2. Kỹ năng: _ Biết sử dụng các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất phù hợp. _ Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. _ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích. 3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất. II/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: _ Hình 3,4,5 SGK trang 14 phóng to. _ Bảng phụ, phiếu học tập cho Học sinh. 2. Học sinh: Xem trước bài 6. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở để sản xuất nông , lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Để biết như thế nào là sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất hợp lí ta vào bài mới. Bài 6: Biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Yêu cầu: Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí. Hoạt động của GV- Hoạt động của HS Nội dung _ GV: Yêu cầu HS xem phần thông tin mục I SGK trang 13. àHS: Đọc thông tin. _ GV: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? àHS: Do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng theo trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. _ GV: Chia nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bảng mẫu trang 14. àHS: Chia nhóm, thảo luận. _ GV: Treo bảng phụ lên bảng. àHS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. _ GV: Tổng hợp ý kiến đưa ra đáp án: I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng trọt có hạn vì vậy phải sử dụng đất hợp lí. Biện pháp sử dụng đất Mục đích _ Thâm canh tăng vụ. _ Không bỏ đất hoang. _ Chọn cây trồng phù hợp với đất. _ Vừa sử dụng, vừa cải tạo. _ Tăng năng suất, sản lượng. _ Chống xói mòn. _ Tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh. _ Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây _ GV giảng thêm:Biện pháp vừa sử dụng, vừa cải tạo thường áp dụng đối với những vùng đất mới khai hoang hoặc mới lấn ra biển. Đối với những vùng đất này, không nên chờ đến khi cải tạo xong mới sử dụng mà phải sử dụng ngay để sớm thu hoạch. àHS: Lắng nghe. _ GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. * Hoạt động 2: Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Yêu cầu: Nắm được các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất _ GV:Tại sao ta phải cải tạo đất? àHS: Vì có những nơi đất có những tính chất xấu như: chua, mặn, bạc màu nên cần phải cải tạo mới sử dụng có hiệu quả được. _ GV: Giới thiệu cho HS một số loại đất cần cải tạo ở nước ta: + Đất xám bạc màu: nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua. + Đất mặn: có nồng độ muối tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các cây chịu mặn (đước, sú, vẹt, cói,..) + Đất phèn: Đất rất chua chứa nhiều muối phèn gây độc hại cho cây trồng. àHS: Lắng nghe. _ GV: Yêu cầu theo nhóm cũ thảo luận theo bảng và kềt hợp quan sát hình 3,4,5. àHS: Nhóm thảo luận và hoàn thành bảng và cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. _ GV: Tổng kết các ý kiến và đưa ra đáp án II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất: Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là canh tác, thuỷ lợi và bón phân. Biện pháp cải tạo đất Mục đích Áp dụng cho loại đất _ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. _ Làm ruộng bậc thang. _ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh. _ Cày sâu, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. _ Bón vôi. _ Tăng bề dày lớp đất canh tác. _ Hạn chế dòng chảy, xói mòn, rửa trôi. _ Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi. _ Tháo chua, rửa mặn. _ Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. _ Đất xám bạc màu. _ Đất dốc (đồi, núi). _ Đất dốc đồi núi. _ Đất phèn. _ Đất phèn. _ GV: Qua đó thì cho biết những biện pháp nào thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất? àHS: Các biện pháp thường dùng: canh tác, thuỷ lợi, bón phân. _ GV: Giải thích hình thêm. àHS: Lắng nghe. _ GV:Đất có phải là tài nguyên vô tận không? àHS: Đất không phải là tài nguyên vô tận. _ GV: Em hãy phân tích nguyên nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu ngày càng tăng? àHS: Trả lời. _ GV: Sự gia tăng dân số; tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kĩ thuật; đốt phá rừng tràn lan; lạm dụng phân hóa học và thuốc BVTV,.. Từ đó có các biện pháp sử dụng và cải tạo phù hợp. _ GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. àHS: Lắng nghe, ghi bài. Học sinh đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố: _ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? _ Hãy cho biết những biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất. 5. Kiểm tra- đánh giá: * Chọn câu trả lời đúng: Sử dụng đất hợp lí để: a. Cho năng suất cao. b. Làm tăng diện tích đất canh tác. c. Tăng độ phì nhiêu. d. Câu a và c. * ĐÁP ÁN: Câu d 6. Nhận xét- dặn dò: _ Nhận xét về thái độ học tập của HS. _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Trần Phán, ngày.tháng.năm Ký Duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_2.doc