I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi. Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm. Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sơ đồ 10- SGK trang 116: Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Hình 69- SGK trang 117: Cách bố trí hướng chuồng.
- Hình 70, 71- SGK trang 117: Kiểu chuồng một dãy và kiểu chuồng hai dãy.
- Sơ đồ 11- SGK trang 118: Một số nội dung vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
2. Học sinh: Xem trước bài 44.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết: 37
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG
CHĂN NUÔI
Ngày dạy:
02/01/2012
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi. Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm. Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Sơ đồ 10- SGK trang 116: Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Hình 69- SGK trang 117: Cách bố trí hướng chuồng.
- Hình 70, 71- SGK trang 117: Kiểu chuồng một dãy và kiểu chuồng hai dãy.
- Sơ đồ 11- SGK trang 118: Một số nội dung vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
2. Học sinh: Xem trước bài 44.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Chuồng nuôi
Hoạt động của GV- Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
àHS: Là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
- GV: Cho ví dụ về chuồng nuôi.
àHS: Suy nghĩ cho ví dụ.
- GV: Chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập.
àHS: câu e là câu đúng nhất.
- GV: Giải thích từng nội dung, chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- GV: Treo sơ đồ 10- SGK trang 116: Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. Yêu cầu HS quan sát.
àHS: Quan sát sơ đồ.
- GV: Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
àHS: Phải nêu được: Nhiệt độ thích hợp; Độ ẩm: 60-75%; Độ thông thoáng tốt; Độ chiếu sáng thích hợp; Không khí: ít khí độc.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV:Yêu cầu nhóm cũ thảo luận, hoàn thành bài tập
àHS: Đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung: 1. Nhiệt độ; 2. Độ ẩm; 3. Độ thông thoáng.
- GV: Giảng thêm về mối quan hệ giữa các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và độ thông gió.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- GV: Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây dựng chuồng ta phải làm như thế nào?
àHS: Thực hiện đúng kĩ thuật về chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiềt bị khác.
- GV: Treo hình 69- SGK trang 117: Cách bố trí hướng chuồng.Yêu cầu HS quan sát.
àHS:Quan sát sơ đồ.
- GV: Khi xây dựng chuồng nuôi thì ta nên chọn hướng nào? Vì sao?
àHS: Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Vì gió Đông Nam mát mẻ, tránh được nắng chiều, mưa, tận dụng ánh sáng lúc sáng sớm.
- GV:Tiếp tục treo hình 70, 71- SGK trang117: Kiểu chuồng một dãy và kiểu chuồng hai dãy.
àHS:Quan sát hình.
- GV: Người ta xây dựng chuồng một dãy, hai dãy nhằm mục đích gì?
àHS: Để có độ chiếu sáng thích hợp.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
I. Chuồng nuôi:
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi:
- Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi.
- Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
- Nhiệt độ thích hợp.
- Độ ẩm: 60-75%
- Độ thông thoáng tốt.
- Độ chiếu sáng thích hợp.
- Không khí ít khí độc.
* Hoạt động 2: Vệ sinh phòng bệnh.
- GV: Vệ sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích gì?
àHS: Nhằm mục đích phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi.
- GV: Hãy cho biết trong chăn nuôi người ta có phương châm gì?
àHS: Phương châm: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- GV: Em hiểu như thế nào về phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”?
àHS: Suy nghĩ trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung và giải thích rõ phương châm đó.
II. Vệ sinh phòng bệnh:
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi:
- Mục đích: để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- GV:Treo sơ đồ 11- SGK trang 118: Một số nội dung vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.Yêu cầu HS quan sát.
àHS: Quan sát sơ đồ.
- GV: Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần đạt những yêu cầu nào?
àHS: Những yêu cầu: Khí hậu, cách xây dựng chuồng, thức ăn, nước.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
- GV: Muốn cho vật nuôi khỏe mạnh, năng suất cao phải chú ý điều gì?
àHS: Cho ăn uống đầy đủ và vệ sinh thân thể.
- GV: Vệ sinh thân thể vật nuôi bằng cách nào?
àHS: Tuỳ loại vật nuôi, tuỳ mùa mà vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi:
a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:
* Đảm bảo các yếu tố:
- Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp.
- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh.
b) Vệ sinh thân thể cho vật nuôi:
Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.
4. Củng cố:
- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
- Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?
- Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu gì?
5. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò: về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 45: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi.
TRẦN PHÁN, / / 2012
KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_20.doc